Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-03-2010   #127
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.191
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đinh Văn Điền

Đinh Văn Điền là người theo đạo Thiên chúa và là nhân sĩ đời Tự Đức (1829–1883), không rõ năm sinh, năm mất, quê huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Việc Đinh văn Điền tuy học với giáo sĩ Pháp nhưng không thân Pháp, ông có lòng yêu nước, ưu thời mẫn thế. Cuối 1868, Đinh Văn Điền dâng sớ mật gửi vua Tự Đức, đề nghị một số việc làm ích quốc lợi dân: đặt Nha doanh điền, tổ chức khai hoang; lập Ty bình chuẩn lưu thông hàng hoá, khai mỏ vàng, đóng tàu thuỷ; nhờ người phương Tây và người Anh giúp đỡ chống Pháp; cho tự do dạy và học binh thư, binh pháp; tăng lương và hậu đãi quân lính; giảm sưu thuế cho dân; thi hành cứu tế xã hội.

Tiếc thay Triều đình đã vin cớ Đinh Văn Điền là giáo dân để bác bỏ những đề nghị đó.

Sau ông chết âm thầm ở quê nhà.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #128
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.191
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đô đốc Lộc - Nguyễn Văn Lộc (? -?)

Đô đốc Lộc (? -?) , tên thật là Nguyễn Văn Lộc, một danh tướng tài ba của nhà Tây Sơn thời vua Quang Trung, Ông người làng Kỳ Sơn huyện Tuy Viễn nay thuộc huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định.

Ông sinh ra trong một gia đình nghèo phải đi chăn trâu cho nhà giàu. Nhân cơ duyên đi ngang qua làng, lữ khách thấy cậu bé có tư chất thông minh và phong thái khác với kẻ bình thường nên truyền dạy võ nghệ. Có thể nói từ nhỏ ông đã là bậc võ nghệ cao cường.

Khi Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ dấy binh, ông tham gia cuộc khởi khĩa và là một trong Tây Sơn thất hổ tướng.
Năm 1775 quân Tây Sơn do Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ tấn công vào chiếm lại Phú Yên, nơi đây tướng chỉ huy quân chúa Nguyễn là Tống Phúc Hiệp có cả thảy là hơn 2 vạn quân. Trong trận này, ông là người có những đóng góp đáng kể. Kết quả quân Nguyễn bại trận, tướng quân của chúa Nguyễn là Nguyễn Văn Hiền bị giết tại trận tiền, tướng Nguyễn Khoa Kiên bị bắt sống. Đường tiến quân thẳng vào Gia Định được mở rộng.

Năm 1786 quân Tây Sơn dưới sự chỉa huy của Nguyễn Huệ vượt đèo Hải Vân đánh thẳng vào đạo quân Trịnh đang đóng tại Phú Xuân (Huế). Tướng chỉ huy quân Trịnh trong trân đánh đó là Tạo Quận Công Phạm Ngô Cầu, và Tạo Sĩ Hoàng Đình Thể. Qua nhiều trận đánh tướng quân của chúa Trịnh là Hoàng Đình Thể và 2 con trai tử trận. Tướng Võ Tá Kiên chết trận. Phạm Ngô Cầu bị bắt sống.

Sau lần đưa quân ra Bắc lần thứ nhất, Nguyễn Văn Lộc được phong làm Phòng Ngự Sử tại Thanh Hóa.

Năm 1789 khi quân Tây Sơn đại phá 20 vạn quân Thanh thì đô đốc Lộc được giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng thủy binh từ Biện Sơn theo đường biển tiến vào Hải Dương sau đó vòng lên Phượng Nhãn và Lạng Giang (Bắc Ninh - Bắc Giang) phục kích và truy quét tàn quân Mãn Thanh khi rút chạy, nhằm tránh việc Tôn Sĩ Nghị đủa sức tập hợ tàn binh và quay lại phản kích. Tuy vậy do đi đường biển cánh quân của Đô đốc Nguyễn Văn Lộc đến trễ hơn dự tính vài ngày nhưng cánh quân của ông cũng đã kịp tiếp sức đánh một trận lớn ở Phượng Nhãn. Kết quả Tôn Sĩ Nghị chạy thẳng về Quảng Tây dưới trướng chỉ còn chừng 50 quân lính (xem thêm bài Chiến thắng Kỷ Dậu (1789)).

Trong thời gian đầu của thời vua Cảnh Thịnh, đô đốc Nguyễn Văn Lộc cùng phối hợp với Thái phó Trần Quang Diệu vây hãm và phá vỡ thành Quy Nhơn, buộc viên danh tướng của Nguyễn Phúc Ánh là Võ Tánh phải tự vẫn.

Sau trận đánh đó ông được thăng cấp làm Thần Võ Hữu quân Đô thống chế.

Sau trận Kỳ Sơn ông lại tiếp tục thắng trong 20 trận đánh giằng co giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn. Quân nguyễn dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh cao cấp của Nguyễn Phúc Ánh là Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành.

Bùi Đắc Tuyên ủy quyền lộng hành, vua Quang Toản còn trẻ nên ông bị kẻ gian hãm hại thu hết binh quyền bị giáng xuống làm quan thị lang ở bộ lễ. Ông từ quan về ẩn cư tại núi Hòang Mai huyện Tuy Viễn, nay thuộc tỉnh Bình Định.

Khi ông mất vua Quang Toản ban cho tên thụy là Trung Liệt.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #129
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.191
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đô Đốc Long - Lê Văn Long ( ? - ?)

Đô Đốc Long ( ? - ? ) là danh tướng Lê Văn Long đời vua Quang Trung, con trai Thủ tài hầu Lê Văn Thủ, quê làng Phú Xuân Trung (Trường Xuân) huyện Lệ Dương, châu Thăng Hoa, đạo Quảng Nam nay thuộc phường Trường Xuân, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam không rõ năm sinh, năm mất.

Xuất thân trong một gia đình võ tộc, tổ phụ, thân phụ đều là đại tướng triều Tây Sơn, Quang Trung. Những năm chiến tranh với Nguyễn Ánh, vua Lê, chúa Trịnh ông đều có mặt trong quân ngũ giữ những chức vụ chỉ huy cao cấp.

Năm 1789 ông cùng với thân phụ (Lê Văn Thủ) và vua Quang Trung dẫn đại quân ra Bắc diệt quân Thanh xâm lược đang chiếm đóng thành Thăng Long. Ngày 30 tháng Chạp (Tây lịch 25-1-1789) hơn mười vạn quân ta chia nhau xuất phát. Quân Thanh nghe tin Tây Sơn đến liền dán cáo thị thách chiến, nhưng Tôn Sỹ Nghị không ngờ Quang Trung đã nhanh hơn ông ta tưởng. Theo các sử liệu cũ thì chiến trận “xảy ra dồn dập như người ta lo tết”. Cho hết ngày cuối năm Mậu Thân, quân Lê Chiêu Thống ở Sơn Nam đã vỡ, quân Thanh ở sông Thanh Quyết, sông Giản chạy tán loạn đến huyện Phú Xuyên thì bị bắt trọn. Nửa đêm mùng 3 tết quân Thanh ở làng Hạ Hồi và các đồn lân cận đều bị quân ta bao vây tiến đánh.

Trong trận Hạ Hồi này, đô đốc Lê Văn Long chỉ huy đạo quân phía Nam thần tốc tiêu diệt đồn Khương Thượng và mờ sáng ngày mùng 5 (30-1-1789) trận đánh quyết định xảy ra tại làng Ngọc Hồi mà cha con ông đều có mặt từ lúc nổ súng lệnh.

Ngay trước khi lên đường Bắc tiến diệt Thanh, vua Quang Trung đã sắc phong cho ông chức Võ tướng hữu quân ở Thuận Hóa, sắc viết:

“Sắc!
Thăng Hoa phủ Lệ Dương huyện Phú Xuân Trung xã, Lê Văn Long lịch tùng chiến trận cụ hữu cần lao kiêm bổ Võ hữu tướng quân sai bác quân vụ.
Nhược sở hữu giải đãi phất càn hữu quân hiến tại khâm tai cố.
Sắc
Quang Trung nhị niên, nhị nguyệt sơ ngũ nhật.
(Ấn Quang Trung)”


Nghĩa:

Sắc
Sắc phong Lê Văn Long ở xã Phú Xuân Trung, huyện Lệ Dương, phủ Thăng Hoa, người đã trải qua nhiều chiến trận, lắm công lao khó nhọc. Nay bổ ông giữ chức Võ tướng hữu quân để sai khiến việc quân.
Nếu công việc trễ nãi, thiếu cần mẫn sẽ theo quân pháp triều đình xử lí.
Sắc
Ngày mùng 5 tháng 2 năm Quang Trung thứ 2


Sau khi vua Quang Trung qua đời, ông và thân phụ (Lê Văn Thủ) vẫn phục vụ trong quân ngũ dưới triều Cảnh Thịnh. Kịp đến năm 1801, triều đình Cảnh Thịnh thất bại trước sức tấn công của Nguyễn Ánh, triều Tây Sơn sụp đổ hoàn toàn. Ông tuy là một võ quan của Tây Sơn, nhưng sau đó vẫn được vua Gia Long cho lưu dụng trong quân đội.

Năm Mậu Dần 1818, Gia Long thứ 17, ông được Khâm sai Tổng trấn Bắc thành Lê Chất (1769 - 1826) giao ông thống lãnh Trấn Sơn Nam hạ. Lệnh viết:

Bản dịch:

Quan Khâm sai Tổng trấn Bắc thành

Nay thuận:
Tạm giao Trấn Sơn Nam hạ cho Lê Văn Long trông coi. Ông ta quê xã Phú Xuân Trung, tổng Chiên Đàn trung, phủ Thăng Hoa người từng lập được nhiều võ công hiển hách.
Bởi ở đây số quân mới bổ sung chưa có người chỉ huy đã khá lâu. Gần đây do Trấn quan đích thân tâu xin. Theo đó, nay tạm giao đội quân này cho ông ta thống lãnh.
Những kẻ dưới quyền phải tuân lệnh, làm việc cần siêng năng, mẫn cán, thừa hành lệnh này.
Nếu ông ta không có công lao gì, trễ nãi trong công vụ sẽ y theo quân pháp xử lí.
Gia Long năm thứ 17 tháng 3 ngày 29.
(Ấn Tổng trấn Bắc thành Lê Chất)


Từ đó con cháu ông vẫn phục vụ trong suốt các triều Gia Long đến Tự Đức, Hàm Nghi và mãi cho đến hồi đầu thế kỷ này.

Gần đây ở địa phương, nhân dân vẫn còn truyền tụng các câu hát nam nữ đối đáp về hành trạng thân phụ và anh em, con cháu ông:

“Ngày xưa ở huyện Lệ Dương,
Có quan phò mã (cha ông là rể chúa Trịnh) lên đường ra đi.
Tài ba thao lược ai bì!
Tiếng tăm vang dội một thì đánh Thanh.
Em ngồi xích lại gần anh,
Để nghe thêm chuyện đời mình gần đây
Từ hồi có mặt thằng Tây,
Dân ta khổ cực đọa đày biết bao!
Nào là thuế nặng sưu cao!
Đã có Đội Ngữ ai nào bì ông. (Lê Văn Ngữ)
Đem quân đuổi giặc mấy lần,
Vì dân vì nước một lòng đánh Tây.
Truyền cho cô bác đó đây,
Xem gương người trước giờ này noi theo”.


Nối tiếp truyền thống tổ tiên và các bậc tiền bối, con cháu các ông sau này đã góp phần xương máu vào công cuộc chống xâm lăng rất anh dũng về cả các lĩnh vực quân sự, văn hóa và xã hội.

Hậu duệ ông là Lê Văn Cốc năm 1885 đã có mặt trong phong trào Nghĩa hội ở Quảng Nam do Trần Văn Dư và Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Lê Văn Cốc từng được Hội trưởng Nghĩa Hội Trần Văn Dư cử giữ chức Đội trưởng Đội xung phong thuộc đạo quân dưới quyền chỉ huy của Hội trưởng.

Hiện nay số bằng sắc này vẫn còn trân thờ tại từ đường Lê tộc tại Trường Xuân.

Nghi vấn

Hiện nay các tài liệu về Đô đốc Long vẫn chưa thực sự rõ ràng, dưới đây là một vài nghi vấn về nhân vật này:

- Đô đốc Long (1750-?) tên thật là Nguyễn Tăng Long, là tướng nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, quê thôn Đông Thanh xã Tịnh Thọ huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi.

- Đô đốc Long chính là Đặng Tiến Đông (còn gọi là Đô đốc Mưu), ông sinh ngày 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ (1738), quê quán Chương Mỹ - Hà Tây. Dòng họ Đặng ở xã Lam Điền (Chương Mỹ, Hà Tây) còn lưu giữ một bản sắc phong vô cùng quý giá, đề ngày 3 tháng 7 năm Thái Đức thứ 10 (triều Nguyễn Nhạc), do Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ phong Đặng Tiến Đông làm Đô đốc đồng tri, tước Đông lĩnh hầu.

- Đô đốc Long tên là Đặng Văn Long, tự là Tử Vân, quê ở huyện Tuy Viễn, phủ Qui Nhơn. Lúc nhỏ rất thông minh. Vua Cảnh Thịnh (Quang Toản) khen Đặng Văn Long có công phía Bắc phạt quân Thanh, trong nước đánh tan bọn phản động nhà Lê; định Bắc; bình Nam, làm cho mọi nơi đều tuân theo thánh giáo của Vua.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #130
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.191
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đô đốc Tuyết - Nguyễn Văn Tuyết (?- ?)

“Ra sức trừ khử sự đau khổ cho dân, vì cả cõi đời này mà tiêu diệt hết mọi bất bình, đó là sở nguyện của ta…”(Đô đốc Tuyết).

I.Thân thế:

Nguyễn Văn Tuyết (?- ?) là một trong Tây Sơn thất hổ tướng (gồm có Võ Văn Dũng, Võ Đình Túc, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu và Nguyễn Văn Lộc).

Theo wikipedia tiếng Việt: Bà Trần Thị Lan, vợ ông là chị ruột vợ Nguyễn Nhạc, cũng là một nữ tướng dưới quyền của Bùi Thị Xuân và cũng là một trong “Tây Sơn ngũ phụng thư”Hiện nay về nơi sinh và cái chết của ông có những ý kiến khác nhau:

-Nhiều nhà viết sử cho rằng ông là người Bình Định, và không cho rằng ông là người đã hy sinh anh dũng trong trận chiến với thủy quân nhà Mãn Thanh năm 1789 tại Hải Dương.

Tuy nhiên, trong wikipedia tiếng Việt lại ghi khác:

-Trong cuốn gia phả của “chi 2 phái 4 họ Nguyễn” ở làng Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị có chép về Nguyễn Văn Tuyết như sau: “Nguyễn Minh Mẫn (tự Tuyết), đô đốc hải quân, tướng lĩnh Tây Sơn, tiền trào vi huấn đạo Tuyết quang tử, thất tích tại Hải Dương năm Kỷ Dậu 1789…”

Cũng theo cuốn gia phả này, đô đốc Tuyết có một người con trai duy nhất tên là Nguyễn Minh Tuế, cũng là tướng giỏi của nhà Tây Sơn. Năm Canh Tuất (1790), Minh Tuế được phong làm “Bắc Triều Hữu Quân Tham Luận Tuế Thành Hầu”, đến năm 1792 vào Gia Định rồi thất tích.

Gần đây trong văn khố Đài Loan, người ta còn tìm thấy một tài liệu khi nói về cuộc chiến tranh năm Kỹ dậu (1789) có đề cập đến cái chết của một vị đô đốc Việt Nam.
Chi tiết này rất trùng khớp với gia phả vừa ghi trên.

Wikipedia tiếng Việt còn nêu thêm chi tiết để củng cố việc đô đốc Tuyết là người làng Lệ Xuyên, tỉnh Quảng Trị:

Tuy tại làng Lệ Xuyên cũng như dòng tộc của ông ở TP HCM, không ai biết phần mộ đô đốc Tuyết hiện ở đâu…Nhưng khi xưa, làng Lệ xuyên có một địa danh (nay gọi là Cồn tổng) để cho các xã lân cận làm đàn cúng tế đô đốc Tuyết và các người đã hy sinh trong chiến trận, nhưng đến năm 1936 đã bị triều đình Huế cho phá bỏ.

Và hiện nay trên đường Hoàng Diệu, quận Phú Nhuận, Tp HCM có nhà thờ họ Nguyễn do ông Nguyễn Minh Tuế khai sinh ở đất Gia Định từ năm 1792. Ở đấy, con cháu thờ ông cùng đô đốc Đặng Văn Long vì ông này vừa là thầy dạy võ cho ông Tuyết và cũng là người đồng hương …(Đô đốc Đặng Văn Long tự là Tử Vân quê ở làng Đại An huyện Tuy Viễn phủ Quy Nhơn, nay thuộc xã Nhơn Mỹ huyện An Nhơn, Bình Định. Vậy phải chăng dòng tộc đô đốc Tuyết vẫn tin ông Tuyết là người Bình Định?)

Vậy nếu tin theo những gì vừa ghi trên thì đô đốc Tuyết có tên thật là Nguyễn Minh Mẫn, người làng Ôn Tuyền, huyện Đăng Xương, Thuận Hóa (nay là làng Lệ Xuyên, Triệu Trạch, Triệu Phong, Quảng Trị), và mất vào năm 1789.

II.Sự nghiệp:

Theo sách “Tây Sơn lương tướng ngoại truyện” của danh sĩ Nguyễn Trọng Trì (1851-1922) và chuyện kể trong dân gian thì trước năm 1771, Nguyễn Văn Tuyết là một người “du thủ du thực”. Sau, nhờ một người thầy dạy võ hết lòng yêu thương chỉ vẽ, lại còn đem con gái gả cho (chi tiết về người vợ, khác với wikipedia tiếng Việt đã ghi trên ).

Là người giỏi võ nghệ, có chí khí, nhiều mưu lược nên ông nhanh chóng được anh em nhà Tây Sơn trọng dụng.
Cuối năm 1788, hai mươi chín vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy tràn sang xâm lược nước ta, ông đã là một đô đốc lừng danh, được dự phần trong bộ chỉ huy Bắc Hà do đại tư mã Ngô Văn Sở đứng đầu.

Nhờ ông có ngựa hay, nên ông được giao trọng trách gấp rút trở về Phú Xuân, để cấp báo tình hình nguy cấp và phương lược phòng chống giặc do bộ chỉ huy Bắc Hà đề xuất.

Khi Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi hoàng đế, đem binh mã tiến ra giải phóng Thăng Long, trong lệnh xuất quân của nhà vua vào ngày 30 tháng chạp Mậu Thân, thì: “đại đô đốc Lộc, đô đốc Tuyết đốc xuất tả quân, trong đó gồm có thủy quân vượt biển vào sông Lục Đầu; rồi Tuyết vẫn kinh lý vùng Hải Dương để tiếp ứng với mặt đông…( Trích theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, nxb Văn Học năm 1984, riêng Việt Nam sử lược ghi là: “đem hữu quân cùng thủy quân vượt qua bể vào sông Lục Đầu”…)

Sách “Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ” của Nguyễn Lương Bích & Phạm Ngọc Phụng, nxb QDND năm 1977, ở trang 230, ghi chi tiết hơn:

Đạo quân thứ hai đi đường thủy, do đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy, tiến vào sông Lủc Đầu, tiêu diệt quân cần vương của Lê Chiêu Thống ở Hải Dương, rồi tiến lên uy hiếp cạnh sườn phía đông của Tôn Sĩ Nghị đóng ở bờ sông Hồng, làm tiếp ứng cho đạo quân chủ kực và các đạo quân khác đánh vào Thăng Long…

III. Nói thêm về cái chết của đô đốc Tuyết:

1.Chắc dựa vào gia phả đã nêu ở phần đầu, nên wikipedia tiếng Việt cho biết:

Ngày 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789) ông chỉ huy thủy quân Tây Sơn tiêu diệt quân nhà Thanh ở cửa sông Lục Đầu Giang, Hải Dương và đã hy sinh trong trận chiến này.

2.Nhưng theo sách Tây Sơn thất võ tướng của Hữu Vinh thì:
“Ngày mồng bốn tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), đồng một loạt với các cánh quân khác, đại đô đốc Nguyễn Văn Tuyết đã tấn công đạo quân Thanh đóng ở Hải Dương.
Diệt xong giặc ngoại xâm, Nguyễn Văn Tuyết về Phú Xuân. Vua Quang Trung mất, ông cùng bà Bùi Thị Xuân phò vua Cảnh Thịnh lo việc trấn giữ kinh thành. Sau hai vợ chồng được cử ra gìn giữ Bắc thành.
Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh rầm rộ kéo đến Thăng Long. Nguyễn Văn Tuyết với cây ngân côn tung hoành ngang dọc giữa lớp lớp quân nhà Nguyễn bao vây.
Tướng nhà Nguyễn là Lê Chất đối với Nguyễn Văn Thuyết có phần thua kém, song nhờ binh đông tướng nhiều, nên càng kéo dài cuộc chiến đấu, Tuyết càng tuyệt vọng.

Thình lình một viên đạn trúng vào chỗ ngực của đô đốc Tuyết. Con chiến mã Xích Kỳ, ông đang cỡi cũng liên tiếp bị thương. Và khi chủ tướng nhào xuống ngựa, Xích Kỳ này cũng quỵ theo.
Đó là ngày 16 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802).

-Tương tự, theo trang web “Họ bùi Việt Nam” dẫn nguồn võ nhân Bình Định cũng đã kể lại:
Khi đến Xương Giang, đêm bị giặc vây, đô đốc Tứ và tư mã Dung tử trận. Hai vợ chồng đô đốc Tuyết cùng với Bùi thái hậu ( tức Bùi thị Nhạn, một trong những người vợ của Nguyễn Huệ và là cô ruột của Bùi Thị Xuân mặc dù tuổi của bà nhỏ hơn) tả xung hữu đột phá được vòng vây phò xa giá chạy được mươi dặm nữa thì Lê Chất đem quân đuổi kịp.

Một trận thư hùng xảy ra. Đô đốc Tuyết tử trận. Trần phu nhân và Bùi thái hậu đâu lưng lại với nhau đánh tan nhiều cuộc tấn công của quân nhà Nguyễn.

Sau cùng, sức người cạn kiệt, quân địch quá đông, hai bà đều bị bắt. Không để địch làm nhục, Trần phu nhân và thái hậu Bùi Thị Nhạn dùng gươm tự sát. Đó là ngày 16 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802)

3.Và theo Danh tướng Việt Nam tập 3 của Nguyễn Khắc Thuần, nxb Giáo dục năm 2005, chắc dựa theo sách “Tây Sơn lương tướng ngoại truyện” của Nguyễn Trọng Trì, nên cái chết của đô đốc Tuyết được ghi như thế này:

Sau trận đại phá quân Mãn Thanh, đô đốc Tuyết tiếp tục có thêm nhiều cống hiến đối với chính quyền của Nguyễn Huệ. Ông là một trong những võ quan cao cấp nhất, một trong những chỗ dựa quan trọng của Nguyễn Huệ về hoạt động của các lụ lượng vũ trang…
Và năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm lại được toàn cõi nước ta.

Nhiều thuyết nói rằng đô đốc Tuyết đã bị giết hại, tuy nhiên cũng có thuyết cho rằng Nguyễn Văn Tuyết đã trốn được và sống mai danh ẩn tích cho đến ngày qua đời…

Tuy nhiên, đọc vài bộ sử đáng tin cậy, tôi thấy các tác giả chỉ nói đô đốc Tuyết là người cầm đầu một mũi tiến công nhằm tiêu diệt bọn Mãn Thanh xâm lược rồi thôi, tuyệt nhiên không sách nào cho biết quãng đời sau của ông.

Và đoạn kết thúc vương triều Tây Sơn, nhiều sách sử như Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Việt Nam sử lược, Việt Sử tân biên vv… chỉ thấy ghi đại để như vầy:

Ngày 18, vua Gia Long tiến ra Thăng Long, truyền lệnh cho các quân đánh thành, quân Tây Sơn hoàn toàn tan vỡ. Quang Toản bỏ thành cùng với em là Quang thùy và bọn đô đốc Tú qua sông Nhĩ Hà chạy về hướng bắc.sau, vợ chồng Tú đều tự thắt cổ.Còn Quang Toản cùng các bề tôi thì đều bị thổ hào Kinh Bắc bắt được…

Không có dòng chữ nào cho rằng đô đốc Tuyết đã anh dũng hy sinh.Vậy, ông mất khi nào và do duyên cớ gì, vẫn là một câu hỏi lớn…


IV. Tạm Khép câu chuyện:


Nói về các danh tướng nhà Tây sơn, có người đã viết:

Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ không mấy ai phải chịu nhiều thiệt thòi như các danh tướng nhà Tây Sơn. Họ có một đời xông pha với hàng loạt những võ công kiệt xuất…để cứu dân, cứu nước.

Nhưng ngay sau đó, rất nhiều người trong số ấy, thân thể họ bị triều đại mới hành hình một cách dã man, sách vở biên chép về họ bị đốt sạch, sự nghiệp của họ bị quá nhiều những sử quan thù nghịch tìm mọi cách xuyên tạc và dòng tộc họ bị giết chết hoặc phải phiêu dạt; nên giờ đây ta thấy, năm sanh của họ thường là dấu hỏi và cuộc đời họ thường có những dấu hỏi để nói lên sự mơ hồ…

Trước khi chia tay với bạn đọc, tôi xin chép lại câu nói của đô đốc Tuyết, và lần này tôi cố ý tô đậm:

“Ra sức trừ khử sự đau khổ cho dân, vì cả cõi đời này mà tiêu diệt hết mọi bất bình, đó là sở nguyện của ta”

Sở nguyện, công trạng của ông thật đẹp đẽ và lớn lao quá!

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #131
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.191
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đỗ Hưng Viễn

Đỗ Hưng Viễn (? - ?), người ở làng Bông Trung, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cha Ông la Đỗ Biển, làm quan dưới thời Lê Anh Tôn (Thời Lê anh Tôn 1556-1573). Ông cũng giữ một chức quan khá cao trong triều đình Lê Anh Tôn và được xem là người đầu tiên theo đạo Công Giáo. Các giã thuyết cho rằng Đỗ Hưng Viễn được rửa vào khoảng những năm 1556-1570 tại Macao.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #132
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.191
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ðỗ Khắc Chung (1247 - 1330)

Ðỗ Khắc Chung (1247 - 1330), Ông sinh ngày 24 tháng 11 năm Đinh Mùi (1247) ở làng Cam Lộ, huyện Giáp Sơn, tỉnh Hưng Yên. Phụ thân ông là Đỗ Nhuận, mẹ là Vũ Thị Hương cùng làng Cam Lộ, đều vốn làm nghề thầy thuốc.

Là một nho sinh túc học, ông rất quan tâm đến sách vở và dạy bảo học trò. Trong một lần du lãm đến ấp Sơn Đông, lộ Tam Đái (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch ngày nay), thấy nhân dân chất phác, học hỏi ít, nhưng bù lại phong cảnh núi sông lại đẹp, địa thế giao thông thuận lợi từ kinh thành Thăng Long qua miền ngã ba sông Bạch Hạc, lên tận đầu nguồn xứ Tuyên Quang, ông mới bảo nhân dân dựng trường học, dạy cho chữ nghĩa.Thời gian chừng khoảng 6-7 năm, dân tục đã trở nên tốt đẹp, học hỏi được tinh thông, trở thành một vùng dân có lễ nghĩa, nên ai ai cũng rất mến phục ông.


Sau thời gian ở Sơn Đông, ông về triều đình thi đỗ và gia nhập hàng ngũ sĩ phu, làm quan triều Trần trong thời gian tới 50 năm, luôn thăng tiến, ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai với tư cách như Bộ trưởng Ngoại giao, ông đã ra vào tổng hành dinh quân Nguyên nhiều lần để đàm phán, điều đình, thực hiện xuất sắc chiến lược vừa đánh vừa đàm của triều đình nhà Trần.

Năm 1280, ông được phong chức Thiếu bảo hành Thánh từ cung (Tể tướng thứ hai) Đỗ Khắc Chung làm quan dưới bốn triều vua Trần.

- Trần Nhân Tông: Từ 1280 - 1293

- Trần Anh Tông: 1293 - 1314

- Trần Minh Tông: 1314 - 1329

- Trần Hiến Tông: 1329 đến tháng 7 năm Canh Ngọ (1330) thì mất, hưởng thọ 84 tuổi.

Hiện nay, ở thôn Quan Tử (làng Gốm) xã Sơn Đông có đền thờ Đỗ Khắc Chung (thường gọi là Miếu Quan Tử) bởi ông được nhân dân tôn vinh làm THÀNH HOÀNG LÀNG.

Bức hoành phi trước thượng điện với bốn chữ lớn VẠN ĐẠI CHIÊM NGƯỠNG (vạn đời trông theo) là để khẳng định ghi ơn người Thầy giáo làng - người thứ nhất đến mở mang nền văn hiến cho dân ấp mà sau đó đến triều Lê sơ và Triều Mạc, trong vòng 88 năm từ Lê Nhân Tông năm Quý Dậu (1453) đến Mạc Phúc Hải năm Quảng Hoà Tân Sửu (1541), thành đạt 12 tiến sĩ Nho khoa. Hiện trong miếu thờ ông có bia ghi danh và chức tước 12 vị tiến sĩ của làng được tôn thờ, theo như quy cách của Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, trán bia ghi bốn chữ lớn TIÊN HIỀN LIỆT VỊ.

Đền thờ tọa lạc trên nền chính của ngôi trường xưa, có thế đất tựa cỗ nghiên bút như chỉ ra làng này là nơi "đất học".

Cũng ở trong toà thượng điện, còn có đôi câu đối, giành nhắc đến chiến công của Ông trong cuộc đời làm quan dưới triều vua Nhân Tông.

Ô tưởng hùng phong tam thoái xá
Long vương hồng huống vạn tư niên.


(Tướng ô trước gió mạnh, lui về 3 sá.
Vua Rồng gặp cả sóng, sợ đến vạn năm )

Chữ "Ô" là một lối chơi chữ: Ô vừa là để chỉ tưởng quạ (giặc - nghĩa đen) vừa là chỉ tướng, nguyên có tên là Ô-Mã-Nhi trong cuộc hai người gặp gỡ biện thuyết nổi tiếng trên sông nước ở Đông Bộ Đầu trưa ngày 12 tháng giêng năm Ất dậu (1285).

Trích dẫn:
Ngày 12, giặc đánh vào Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, bắt được quân của ta, thấy người nào cũng thích hai chữ "Sát Thát" bằng mực vào cánh tay, chúng tức lắm, giết hại rất nhiều. Rồi chúng đến Đông Bộ Đầu, dựng một lá cờ lớn. Vua muốn sai người dò xét tình hình giặc mà chưa tìm được ai. Chi hậu cục thủ Đỗ Khắc Chung tiến lên tâu rằng: "Thần hèn mọn bất tài, nhưng xin được đi". Vua mừng, nói rằng: "Ngờ đâu trong đám ngựa xe kéo xe muối lại có ngựa kỳ, ngựa ký như thế!" Rồi sai đem thư xin giảng hoà.
Ô Mã Nhi hỏi (Khắc Chung): "Quốc Vương ngươi vô lễ, sai người thích chữ "Sát Thát", khinh nhờn thiên binh, lỗi ấy to lắm". Khắc Chung đáp: "Chó nhà cắn người lạ không phải tại chủ nó. Vì lòng trung phẫn mà họ tự thích chữ thôi, Quốc Vương tôi không biết việc đó. Tôi là cận thần, tại sao lại không có?" Nói rồi giơ cánh tay cho xem. Ô Mã Nhi nói: "Đại quân từ xa tới, nước ngươi sao không quay giáo đến hội kiến, lại còn chống lệnh. Càng bọ ngựa cản bánh xe liệu sẽ ra sao?" Khắc Chung nói: "Hiền tướng không theo cái phương sách Hàn Tín bình nước Yên, đóng quân ở đầu biên giới, đưa thư tin trước, nếu không thông hiếu thì mới là có lỗi. Nay lại bức nhau, người ta nói thú cùng thì chống lại, chim cùng thì mổ lại, huống chi là người". Ô Mã Nhi nói: "Đại quân mượn đường để đi đánh Chiêm Thành, Quốc Vương ngươi nếu đến hội kiến thì trong cõi yên ổn, không bị xâm phạm mảy may. Nếu cứ chấp nê thì trong khoảnh khắc núi sông sẽ thành đất bằng, vua tôi sẽ thành cỏ nát".
Khắc Chung về rồi, Ô Mã Nhi bảo các tướng rằng: "Người này ở vào lúc bị uy hiếp mà lời lẽ tự nhiên, không hạ chủ nó xướng là Chích, không nịnh ta lên là Nghiêu, mà chỉ nói "Chó nhà cắn người"; giỏi ứng đối. Có thể nói là không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính được". Sai người đuổi theo Khắc Chung nhưng không kịp.
Trích Đại Việt sử ký toàn thư
Đây là một chút nhắc nhở về cống hiến ở phương diện quốc gia - căn nguyên để ông được nhà vua cho ân điển mang họ vua: từ họ Đỗ đổi sang họ Trần là TRẦN KHẮC CHUNG. Còn thì về chủ thể, Đền là nơi tôn thờ một vị thầy giáo đem đến chữ nghĩa, lễ giáo và trí tuệ cho dân làng, mở ra một hướng mới: Hướng đầu tư vào học nghiệp của cả làng, có truyền thống tới hơn 700 năm nay.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #133
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.191
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đỗ Lý Khiêm (?-?)

Đỗ Lý Khiêm (?-?) , người làng Ngoại Lãng xã Song Lãng, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ (nay là huyện Vũ Thư, Thái Bình). Đỗ trạng nguyên khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời Lê Hiến Tông. Làm quan đến Phó đô Ngự sử. Đi sứ nhà Minh bị mất ở dọc đường.

Ông là anh ruột của tiến sĩ, Hội nguyên khoa Mậu Thìn (1508), đời vua Lê Uy Mục, là Đỗ Oánh.

- Đền Đỗ Thượng Thư thuộc xã Ngoại Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, thờ Đỗ Lý Khiêm.

- Ở TP. Thái Bình có một con phố mang tên Đỗ Lý Khiêm.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #134
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.191
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đỗ Ngọc Thạnh (1930 - 1951)

Liệt sĩ Đỗ Ngọc Thạnh (1930 - 1951) , tên thường gọi là Ba học sinh, sinh năm 1930, quê ở miền Bắc, theo gia đình vào Sài Gòn từ trước năm 1945. Cha là ông Đỗ Như Khương, tốt nghiệp trường Cao đẳng Công Chánh - Hà Nội. Sinh thời làm chuyên viên đồ họa.

Năm 1946 vào học trường Chasseloup Laubat, Đỗ Ngọc Thạnh đã xây dựng được cơ sở hoạt động bí mật tại trường này và đã đưa phong trào đấu tranh tại đây lên rất cao.

Tháng 2 năm 1947, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Tháng 7 năm 1947, đưa một học sinh nội thành vào dự lớp chính trị của Thành uỷ tổ chức tại chiến khu Láng Le - Bàu Cò về Đồng Xoài, Vườn Thơm, Bình Hòa.

Tháng 9 năm 1947, được giao nhiệm vụ phụ trách Hội học sinh Việt Nam - Nam Bộ tại nội thành, thực chất đây là đoàn học sinh cứu quốc trong nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn.

Từ đấy cho đến năm 1951, là người chỉ đạo đấu tranh tại các trường, tổ chức các vụ rải truyền đơn kỷ niệm ngày lễ cách mạng và các cuộc đấu tranh chống độc lập giả hiệu của nguỵ quyền Bảo Đại.

Năm 1948, sau vụ rải truyền đơn kỷ niệm ngày sinh của Hồ Chủ tịch, cơ sở tại trường Chasseloup Laubat bị bể bạc, Đỗ Ngọc Thạnh thôi học và thoát ly hẳn để phục vụ kháng chiến.

Đỗ Ngọc Thạnh là người Bí thư Đảng Đoàn học sinh đầu tiên của Khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

Trong năm 1950, là Bí thư chi bộ các trường trung học, Đỗ Ngọc Thạnh đã hoàn thành xuất sắc vai trò là người lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp những phong trào đấu tranh của học sinh trong việc đề ra chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh, các bước phát động quần chúng và phối hợp các lực lượng để bảo đảm thắng lợi các cuộc đấu tranh có quy mô lớn như:

- Cuộc biểu tình ngày 09-01.

- Đám tang học sinh Trần Văn Ơn ngày 12-01.

- Phong trào cứu trợ các nạn nhân bị hỏa hoạn ở khu Bàu Sen, đình Tân Kiểng ngày 12-03.

- Điều động lực lượng học sinh tham gia tuần hành phải đối tàu Mỹ vào cảng Sài Gòn ngày 19-03-1950. góp phần làm nên thắng lợi của "Ngày toàn quốc chống Mỹ".

Đỗ Ngọc Thạnh luôn có mặt tại các điểm nóng của cuộc đấu tranh, kịp thời chỉ đạo bổ sung hoặc uốn nắn những động tác không phù hợp với tình hình thực tế.

Ngày 29-11-1951, Đỗ Ngọc Thạnh bị một tên phản bội nhận dạng, mật thám giặc bắt cóc đồng chí tại chợ Thái Bình trước trụ sở hội Dục Anh (ở góc đường Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh bây giờ), bị địch tra tấn, đập vỡ đầu đồng chí, vứt xác xuống cầu Kinh - Thanh Đa.

Cái chết của Đỗ Ngọc Thạnh được ông Trần Văn Trí, Chưởng lý tòa Thượng thẩm Sài Gòn báo riêng cho cha của Đỗ Ngọc Thạnh là ông Đỗ Như Khương biết, cả đến những chi tiết về cái chết anh dũng của Đỗ Ngọc Thạnh trong tay giặc.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #135
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.191
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đỗ Nhuận (1922 - 1991)

Đỗ Nhuận (1922 - 1991), ông sinh ngày 10/12/1922, quê ở huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Đỗ Nhuận sống thời niên thiếu tại Hải Phòng. Ông là học sinh trường Bon - nan(Bonnal). Giữa một thành phố, một ngọn nguồn văn nghệ của đất nước những thập niên đầu thế kỷ XX, cũng như nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng khác, Đỗ Nhuận đã được nơi đây khơi dậy tài năng sáng tạo.

Cảm hứng âm nhạc của Đỗ Nhuận bắt đầu từ quê hương và gia đình. Quê ông vốn có truyền thống hát chèo. Ngay từ năm 14 tuổi ông đã học âm nhạc dân tộc và biết chơi sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, đàn tứ, đàn bầu. Cha ông là nhạc công kèn Cla ri net(Clarinette) trong đội nhạc binh Khố Đỏ (9 ème R.I.C). Những năm đi học ở Hải Phòng, ông sinh hoạt trong Hướng Đạo sinh, trong các buổi sinh hoạt thường hát những bài hát Pháp và châu Âu. Tiếp đó không khí âm nhạc cải cách bắt đầu ảnh hưởng đến Đỗ Nhuận, ông học đàn Ghi ta, Bănggiô, Vi-ô-lông (Guitare, Banjo, Violon) và ký âm pháp.

Về ảnh hưởng và tiếp thu âm nhạc châu Âu và Pháp, riêng đối với các nhạc sĩ có tinh thần yêu nước, không thể không kể đến những ca khúc cách mạng của Pháp như Mac xây e và Quốc tế ca.
Sau các nhạc sĩ tân nhạc Việt Nam tiên phong như Nguyễn Xuân Khoát, Đặng Thế Phong, Lê Thương, Hoàng Quý, Dương Thiệu Tước, Văn Cao, Lưu Hữu Phước... lớp thứ hai xuất hiện với Đỗ Nhuận, Nguyễn Văn Thương, Phạm Duy, Lương Ngọc Trác. Song khác với phần đông các nhạc sĩ có khuynh hướng lãng mạn, Đỗ Nhuận giống Lưu Hữu Phước, vào âm nhạc bằng những bài ca yêu nước. Năm 1939 Đỗ Nhuận viết ca khúc đầu tiên khi mới ở tuổi 17: Trưng Vương, nhằm ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng ở Hải Dương. Ca khúc được phổ biến rộng rãi và xuất bản ngay. Trong các năm 1940 1941, Đỗ Nhuận dồn sức hoàn thành ca cảnh Nguyễn Trãi Phi Khanh (gồm 3 ca khúc Chim than, Lời cha già, Đường lên ải Bắc). Chính do những bài hát này và một số hoạt động yêu nước trong thời gian ở Hải Phòng và một số nơi khác Đỗ Nhuận đã bị thực dân Pháp bắt đi đày ở Sơn La năm 1943. Tuy nhiên sự cầm tù ấy càng làm Đỗ Nhuận gắn bó với cách mạng hơn. Chỉ một năm trong tù một loạt ca khúc đã ra đời: Chiều tù, Côn Đảo, Hận Sơn La, Tiếng gọi tù nhân (lời Đào Duy Từ), Viếng mồ tử sĩ.

Ra tù cảm hứng về rừng núi, về chiến khu và cách mạng đã giúp Đỗ Nhuận hoàn thành các ca khúc hừng hực khí thế tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám: Du kích ca (1944), Nhớ chiến khu (1945).

Sau cách mạng tháng Tám, trước việc thực dân Pháp gây hấn ở Nam Kỳ, Đỗ Nhuận đã có ngay ca khúc Tiếng súng Nam bộ, Tiếng hát đầu quân và Đoàn lữ nhạc.

Trong kháng chiến chống Pháp, với ngôn ngữ âm nhạc độc đáo, chiếm một vị trí đặc biệt trong nền âm nhạc Việt Nam, Đỗ Nhuận đã viết nhiều tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ, thúc giục cả dân tộc vững bước trong cuộc kháng chiến trưòng kỳ: Bên cạnh Áo mùa đông đằm thắm trữ tình là Ca ngợi Hồ Chủ Tịch (1951) trang trọng; bên cạnh Sóng cả không ngã tay chèo, chân chất mộc mạc là Du kích sông Thao (1949) cuồn cuộn hoành tráng. Đặc biệt là bộ sử thi âm thanh về trận Điện Biên Phủ lịch sử: Hành quân xa (1953), Trên đồi Him Lam (1954), Chiến thắng Điện Biên (1954).

Sau hoà bình lập lại, Đỗ Nhuận trở thành Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam và giữ chức vụ này trong hai khoá I và II (1957 1983). Các nhạc sĩ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam đều tự học thành tài. Đỗ Nhuận là nhạc sĩ duy nhất của thế hệ sau này được đi tu nghiệp đại học tại nhạc viện Tchaikovsky, Liên Xô, từ 1960 1963. Nhờ vậy Đỗ Nhuận có cơ hội và cơ sở để bước vào thời kỳ rực rỡ nhất trong sáng tác nghệ thuật. Ông đi sâu vào nhạc kịch một thể loại còn khá mới mẻ với âm nhạc Việt Nam. Ban đầu là những thể nghiệm nhỏ như: Ông Đá, Chú Tễu, Ai đẹp hơn ai, Trước giờ cưới, Quả dưa đỏ...sau đó đến những tác phẩm lớn. Đỗ Nhuận là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết Ô-pê-ra (Opéra) với Cô Sao (1965), Người tạc tượng (1971). Ông còn viết nhiều tác phẩm khí nhạc, trong đó có Vũ khúc Tây Nguyên cho Viôlông và dàn nhạc đã trở thành một tác phẩm có giá trị kinh điển.

Mặc dù dồn nhiều công sức cho các tác phẩm lớn, Đỗ Nhuận vẫn dành nhiều thời gian viết ca khúc một thể loại gần gũi với quần chúng và chính ở đây, tên tuổi ông lưu lại mãi với các tác phẩm được viết trong những năm 60,70: Em là thợ quét vôi, Tôi thích thể thao (bài hát toàn chữ T), Việt Nam quê hương tôi, Đường bốn mùa xuân, Người chiến thắng là anh, viết cùng thầy Phêrê (V. Fére), Giặc đến nhà ta đánh, Vui mở đường, Trống hội tòng quân, Trai anh hùng gái đảm đang, Hát mừng các cụ dân quân, Trông cây lại nhớ đến người( cải biên hò ví dặm), Bài ca cách mạng tiến quân... Cùng với những ca khúc của các nhạc sĩ khác, ca khúc của Đỗ Nhuận đã đóng góp không nhỏ vào việc cổ vũ toàn dân toàn quân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

Những năm sau thống nhất đất nước, Đỗ Nhuận lâm bệnh nên sáng tác thưa dần. Ông dành tâm sức truyền lại cho thế hệ sau này trong đó có con trai đầu của ông, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.

Âm nhạc của Đỗ Nhuận giàu bản sắc dân tộc, phong phú về chất liệu, ngôn ngữ biểu hiện giản dị, mộc mạc trữ tình, đằm thắm đồng thời hóm hỉnh, mặn mà. Nhạc sĩ đã được nhận nhiều huân chương cao quý, đặc biệt là Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I truy tặng, 1996).

Đỗ Nhuận có quan hệ mật thiết với nhà văn Nguyên Hồng, vợ ông là em ruột bà Nguyên Hồng và Vũ Quý một chiến sĩ cộng sản đã giúp ông đi theo cách mạng. Ông mất ngày 18/5/1991 tại Hà Nội.

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 04:41
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11950 seconds with 15 queries