Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-03-2010   #109
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.149
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đào Sư Tích (1348-1396)

Đào Sư Tích(1348-1396) , người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân, sau đổi là huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường (nay là các huyện Giao Thủy, Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh, Mỹ Lộc, đều thuộc tỉnh Nam Định), đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Tháng 5 năm 1381, ông được lấy làm Tả tư lang trung, Nhập nội hành khiển, làm quan cùng triều cùng cha ông là Đào Toàn Bân. Đào Sư Tích làm quan trải ba đời vua Trần Duệ Tông (1373-1377), Trần Phế Đế (1377 - 1388) và Trần Thuận Tông (1388-1398).

Đào Sư Tích sinh năm Mậu Tý (1348) là con trai Tiến sĩ Đào Toàn Bân đỗ tiến sĩ chính bảng làm quan chức tri Thẩm hình viện sự. Từ nhỏ Đào Sư Tích đã tỏ ra thông minh khác người, lực học vượt đồng môn, lại có tài ứng đối và năng khiếu về thơ phú. Từ sự hiếu học cộng với lòng quyết tâm học tập nên các kỳ thi Hương, thi Hội, Đào Sư Tích đều đỗ đầu bảng.

Tháng 2 năm Giáp Dần niên hiệu Long Khánh 2 đời vua Trần Duệ Tông (1374) trong kỳ thi Đình ông đã đỗ Trạng nguyên đứng đầu bảng. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 2, mùa xuân, Thượng hoàng ở cung Trùng Hoa tại Thiên Trường, thi Đình chọn tiến sĩ, cho Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên, Lê Hiến Phù đỗ Bảng nhãn, Trần Đình Thâm đỗ Thám hoa". Tất cả các vị đỗ khoa này gồm 50 người đều được ban yến, áo, xếp cho quan chức theo thứ bậc khác nhau. Riêng ba vị đỗ tam khôi, được ân vinh đi chơi phố ba ngày.

Tháng 5-1381 Đào Sư Tích được bổ nhiệm giữ chức “Nhập nội hành khiển - Hựu ty lang trung”, sau được phong tước “Mậu quốc công”.

Tháng 12 năm Quý Hợi (1383) đời vua Trần Phế Đế (1377-1388), Đào Sư Tích được thượng hoàng Trần Nghệ Tông tin yêu giao cho viết bài tựa tập sách “Bảo hoà dư bút” gồm 8 quyển nhằm răn dạy vua nối ngôi.

Tháng 12 năm Nhâm Thìn (1392), Hồ Quý Ly bắt đầu sự chuyên quyền. Quý Ly viết 14 thiên Minh Đạo dâng lên vua Trần Thuận Tông, tỏ ý muốn sắp xếp lại bài vị Khổng Tử thờ ở Văn Miếu vì theo Hồ Quý Ly, Khổng Tử chưa phải là Tiên thánh nên không được ngồi chính giữa là vị trí của Thiên tử. Các bài Minh Đạo còn tỏ ý nghi ngờ Khổng Tử, phê phán một số nhà hiền triết của Trung Quốc cổ đại. Nhiều cận thần trong triều dâng thư can Thượng Hoàng không nên nghe theo Quý Ly. Quý Ly bèn lập mưu hãm hại. Đào Sư Tích vì liên quan tới việc này mà bị giáng xuống làm Trung thư thị lang đồng tri thẩm hình viện sự. Chán cảnh nghịch thần chuyên quyền ông cáo quan về quê mở nghề làm thuốc và dạy học.

Tương truyền thời gian này ông lên cư trú tại xã Lý Hải (nay thuộc thôn Lý Hải, xã Phú Xuân - huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc). Năm 1394 nhà Minh có nhiều yêu sách, gây khó khăn nhằm xâm chiếm nước ta, bắt cống nạp nhiều lễ vật. Vua Trần biết Đào Sư Tích là người có tài ứng xử, học nhiều hiểu rộng, biết cách bang giao liền xuống chiếu cho mời ông về triều và cử đi sứ sang nhà Minh. Với tài năng của mình, Đào Sư Tích đã thuyết phục được vua Minh xoá bỏ được các lệ cống nạp hàng năm giữa nước Việt với nhà Minh.

Ngày 4-9 năm Bính Tý (1396) Đào Sư Tích qua đời đột ngột trong thời gian đi sứ, thọ 49 tuổi. Thi hài ông được đưa về nước mai táng tại Phủ Thiên Trường. Tưởng nhớ công lao của ông, các quan thái thú, tổng lý, hương hào vùng Cổ Lễ đã lập đền thờ thờ ông cùng với cha là Đào Toàn Bân.

Tương truyền Ông có công chiêu dân lập ấp ở Đông Trang (nay là Hoa Lư, Ninh Bình), được nhân dân mến mộ ghi công và suy tôn là Thanh hoàng làng ở nhiều địa phương.

Sau khi mất, ông được dân xã Cổ Lễ lập đền thờ tại nguyên quán, gọi là Đào Sư Tích Từ. Ngày nay, tại chùa Cổ Lễ có tấm bia nhị Đào công từ bi (bia về đền thờ hai cha con ông họ Đào) chép về công việc ấy. Tại làng Lí Hải, ông được cũng thờ ở Miếu quốc tế (Miếu được cả nước tế tự) và được xếp là bậc danh hiền, phong phúc thần.

Tác phẩm

Văn phẩm của Đào Sư Tích để lại hiện còn có:

- Bài văn Đình đối của ông trong kì thi khoa Giáp Dần năm 1374. Đây cũng là bài văn thi Đình duy nhất của các khoa thi Đình đời Trần còn được ghi chép lại.
- Bài Cảnh tinh phú (phú sao Cảnh) chép trong Quần hiền phú tập là tập phú của các danh sĩ các đời từ Trần, Hồ và Lê, do ông Nguyễn Thiên Túng viết bài tựa biên năm Diên Ninh Đinh Sửu (1459).

Giai thoại về Đào Sư Tích

Ông đi thi Hội, khi xuất hành, ra đến cổng gặp người con gái, ông quay mặt nhổ nước miếng. Người con gái ấy nói lại:
- Gặp tôi có can gì đến việc đi thi của ông? Gặp con gái là tốt vì chữ "nữ" ghép với chử "tử" là chữ "hảo", ông đi chuyến này ắt đỗ Tiến sĩ.
Đào Sư Tích trả lời:
- Tiến sĩ đâu vừa ý ta.
Nguời con gái lại nói:
- Thế thì ắt đỗ Trạng nguyên.
Ông vừa lòng, trả lời:
- Chính hợp ý ta.
Khoa ấy quả thật ông đỗ Trạng nguyên.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #110
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.149
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đào Toàn Bân (1308 - 1386)

Đào Toàn Bân (1308 - 1386) (tức Đào Toàn Mân, Đào Toàn Phú), sinh năm Mậu Thân (1308) tại làng Song Khê, xã Song Khê (Yên Dũng). Từ nhỏ cụ đã tỏ ra là người thông minh, hiếu học. Năm 16 tuổi (1324) thi đỗ Trung Khoa (Hương Cống) đứng đầu bảng, đến năm 1352 đời vua Trần Dụ Tông cụ mới dự kỳ thi Thái học sinh và đỗ Đệ nhị Giáp Tiến Sĩ. Sau đó được bổ làm quan ở Phủ Thiên Trường (Cổ Lễ, Nam Trực, Nam Định ngày nay). Cụ đã đưa một phần gia đình xuống đây và vận động nhân dân khai hoang lập ấp, lấy tên là “làng Song Khê”. Cụ được thăng quan đến chức “Lễ Bộ Thượng Thư”, “Tham Tri Thẩm hình viện sự”.

Cụ còn có công dạy con trai thành tài và nhiều học trò đỗ đạt cao. Nhà giáo Chu Văn An đã tặng cụ 4 chữ “Đại sư vô nhị” (người thầy có một không hai). Năm Bính Dần (1386) đang cùng với con là Đào Sư Tích làm quan trong triều đình thì cụ đột ngột qua đời (ngày 10-10). Thi hài cụ được đưa về quê an táng tại khu đồng Mối, nhân dân lưu truyền vẫn gọi là “Bãi trạng”, nay thuộc địa bàn thôn Liêm Xuyên, xã Song Khê.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #111
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.149
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đào Tấn (1845 - 1907)

Đào Tấn (1845 - 1907), thuộc dòng dõi Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ, tự là Chỉ Thúc, hiệu Tô Giang, Mộng Mai, Mai Tăng, quê làng Vĩnh Thịnh, tổng Nhơn Ân, nay là huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam. Ông được coi là ông tổ hát bội. Hiện có một ngôi đền thờ ông ở Bình Định.

Đào Tấn sinh ngày 06 tháng 04 năm 1845 (Ất Tị), đời Minh Mệnh, tại thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay thuộc thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Cha là Đào Đức Ngạc, mẹ là Hà Thị Loan. Ngay từ thuở nhỏ ông đã nổi tiếng là thông minh dĩnh ngộ. Năm 1867 Đào Tấn 22 tuổi là một trong số mười tám người đỗ cử nhân khoa thi hương Đinh Mão tại trường thi Bình Định (bao gồm sĩ tử từ Quảng Ngãi tới Khánh Hòa). Bốn năm sau, vào năm 1871 Tự Đức thứ 24, ông được bổ quan rồi thăng tiến rất nhanh: năm 1874 làm Tri phủ Quảng Trạch (Quảng Bình), năm 1882 Phủ doãn Thừa Thiên. Thời gian này, ông trú tại Mai Viên nằm trên đường Ngự Viên - nay là đường Nguyễn Du, Tp Huế. Ông thường cùng Tự Đức bàn luận văn chương, vua tôi rất tâm đắc.

Những năm triều đình Nguyễn ươn hèn liên tiếp nhượng bộ, từng bước dâng đất nước cho thực dân Pháp. Là người nặng tư tưởng trung quân, Đào Tấn dường như đứng ngoài cuộc kháng chiến của toàn dân đang sôi sục khắp trong Nam ngoài Bắc. Nhưng mặt khác, ông lại là người yêu nước, thấy nước nhà lâm nguy mà không cứu, tự thấy hổ thẹn với chính mình. Ông viện cớ cha mẹ yếu xin từ quan về phụng dưỡng nhưng không được chấp nhận. Mãi khi cha mất ông mới được phép về quê. Cuộc binh biến ở kinh thành Huế ngày 22 tháng 5 năm 1885 (Ất Dậu) của phái chủ chiến do Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Huyết đứng đầu thất bại, vua Hàm Nghi xuất bôn hạ chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa cứu nước. Ở Bình Định phong trào Cần Vương do Mai Xuân Thưởng lãnh đạo phát triển mạnh mẽ, nhưng Đào Tấn vẫn đứng ngoài cuộc, từ chối lời mời tham gia phong trào của nghĩa quân, rồi đến chùa Linh Phong (Phù Cát) ở ẩn.

Đồng Khánh lên ngôi, vốn là chỗ cố tri, năm 1889 cho mời ông tiếp tục tham chính. Đào Tấn trở lại triều đình nhậm chức, trải thăng tới Tổng đốc An – Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh). Chính trong hai đợt làm quan ở Nghệ An ông đã viết thêm, chỉnh lý một số vở tuồng và sáng tác nhiều văn thơ đặc sắc, cũng như đã hết lòng giúp đỡ chàng thư sinh yêu nước Phan Bội Châu. Bên cạnh đó cảnh và người xứ Nghệ cũng là đề tài và cảm hứng sáng tác của Đào Tấn.

Năm 1897 ông được phong làm Công Bộ Thượng thư.

Ông nổi tiếng thanh liêm, công bằng, giỏi văn chương. Chính ông đã sáng lập ra bộ môn Hát bội ở Bình Định và được suy tôn là Hậu tổ của ngành Hát bội Việt Nam. Năm 1904 ông về ở ẩn, tại quê nhà ông có mở một trường dạy kịch nghệ gọi là "Học bộ đình".
Đào Tấn mất mất ngày 23 tháng 8 năm 1907(Đinh Mùi), hưởng dương 62 tuổi. Ông để lại nhiều tác phẩm tuồng có giá trị, có loại là kịch bản cũ được chỉnh lí như "Sơn Hậu", "Tam nữ đồ vương", "Đào Phi Phụng"; có loại là kịch bản mới như "Diễn võ đình", "Trầm hương các", "Hoàng Phi Hổ quá giới bài quan", "Hộ sinh đàn", "Hồi trống cổ thành", "Quần trân hiếu thoại", "Tứ quốc lai vương", "Quan Công quá quan", "Khuê các anh hùng", "Tân dã",... Ông còn sáng tác khá nhiều tác phẩm văn thơ như: Mộng Mai thi tồn, Mộng Mai tử lục, Mộng Mai ngâm thảo, Mộng Mai văn sao viết bằng chữ Hán,...

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #112
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.149
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đào Tiêu ( ? - ? )

Đào Tiêu ( ? - ? ) Có tài liệu viết là Đào Thúc, Không rõ năm sinh, năm mất, người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn (nay thuộc tỉnh Thanh Hoá). Không rõ ông làm quan đến chức gì. Chỉ biết sau khi chết ông được phong Phúc thần tại địa phương. Năm Ất Hợi 1275, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông, ông đỗ Trạng nguyên, Bảng nhản là Trần Tuấn, Thám hoa là Quách Nhân.

Ông có công đức nhiều với nhân dân. Khi mất được truy phong làm phúc thần.

Mốt số thông tin tham khảo về Đào Tiêu.

- Cuốn " Kho tàng về các ông trạng Việt Nam " của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh viết:

" Năm Bảo Phù thứ 3 ( 1275 )

Trạng nguyên ĐÀO TIÊU . Người huyện Đông Sơn

( Sau tra ra là người xã An Hồ, huyện La Sơn, sau là phủ Đức Thọ Hà Tĩnh )"

Nhưng phần sau của cuốn sách này ở mục Tiểu sử các Trạng Nguyên ông lại viết :

" Đào Tiêu còn gọi là Đào Thúc, người làng Phủ Lý, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Đỗ Năm 1275 "

Vậy ở trong cùng một cuốn sách này có sự mâu thuẫn chăng ? Các bạn xem tiếp phần dưới đây sẽ rõ

- Cuốn " CÁC NHÀ KHOA BẢNG HÀ TĨNH " (Tác giả Thái Kim Đỉnh ) viết :

" Đào Tiêu - ( Theo " Đại Việt sử ký toàn thư " Bản kỷ - Quyển V - Một số sách do lầm dạng chữ chép là Đào Thúc ), người xã Bà Hồ, huyện Chi La, lộ Nghệ An ( Có sách chép ông là người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, Thanh Hoa - có thể quê gốc ông ở Thanh Hoa, sau mới dời về Chi La, Nghệ An, như các vị thủy tổ nhiều dòng họ khác). Ông đỗ trạng nguyên khoa thi mùa xuân năm Ất hợi niên hiệu Bảo Phù thứ 3 ( 1275) đời Trần Thánh Tôn. Sử không ghi chép chức quan cũng như thân thế, sự nghiệp của ông.

Như vậy chúng ta thống nhất được quan điểm về quê quán của Đào Tiêu và tên gọi Đào Thúc như một số thông tin trên mạng đăng tải.

Thái Kim Đỉnh còn đưa ra một chứng cứ lịch sử rất rõ ràng và không thể phản bác khác để khẳng định tiếp Đào Tiêu là người Hà Tĩnh. Xin trích nguyên văn đoạn tiếp theo:

" Trước 1945, ở làng Trung Xá, Yên Hồ, tức Bà Hồ, Bình Hồ đời Trần - Lê, có ngôi đền thờ Đào Trạng Nguyên ( Vị hiệu là " Trần triều Trạng nguyên lịch triều phong Đoan túc Dực bảo trung hưng, gia phong quang ý tôn thần, Đào Tướng công ). Nay đều không còn nhưng ở đây còn có chi họ Đào, con cháu Đào Tiêu, và ở nhà thờ chi họ này còn lưu giữ được 3 đạo sắc phong thần cho " Trần triều Trạng nguyên Đào Tướng công " ( 1 đạo đề " Duy Tân tam niên, bát nguyệt , thập nhất nhật; 1 đạo đề " Thành thái thập niên, lục nguyệt sơ nhất nhật"; 1 đạo đề " Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật ). "

Vậy trường hợp của Đào Tiêu có 2 khả năng:

1. Ông là người Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh nhưng bị ghi nhầm là người Đông Sơn, Thanh Hóa (vì thời nhà Trần, nhà Lê, Đức Thọ có tên là huyện La Sơn), hoặc ông này có quê Đông Sơn, Thanh Hóa nhưng sinh ra tại Đức Thọ thì vẫn được xem là người Hà Tĩnh

2. Ông là người Đông Sơn, Thanh Hóa, sinh ra ở Thanh Hóa, sau đó mới chuyển nhà đến Yên Hồ, Đức Thọ để lập nghiệp thì ông là người Thanh Hóa. Trường hợp này giống như Cao Lỗ. Ông là người Bắc Ninh, sinh ra ở Bắc Ninh nhưng là người đến Diễn Châu lập nghiệp sau khi bị An Dương Vương cách chức võ tướng. Ông là thủy tổ của dòng họ Cao Xuân giàu truyền thống khoa bảng đất Diễn Châu nhưng k phải là người Diễn Châu.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #113
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.149
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đào Trí

Đào Trí có tên là Trung Hoà, không rõ năm sinh năm mất, tiên tổ người Thanh Hoá, chuyển vào Nam ở huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú yên. Từ thửa nhỏ ông nổi tiếng hiếu học. Nhà nghèo nhưng rất ham đọc sách, thường đi mượn sách khắp nơi đem về sao chép, rèn luyện trí não, tài gồm văn võ. Năm 1824 theo lệ làng ra đầu quân thăng mãi đến Chưởng vệ.

Năm Mậu Thân 1848 làm Tổng đốc Nam Nghĩa, nhiệt thành báo quốc, ông nghiên cứu tình hình đất nước, rồi dâng biểu điều trần quân sự, đưa sách lược tổ chức quốc phòng. Được triều đình khen ngợi, thăng Thống chế tham tán quân vụ vùng Hải Nam. Nắm binh quyền, ông càng dốc lòng lo việc nước, không bao lâu thăng Đô đốc chưởng phủ sự, lãnh Tổng đốc Định An.

1858 Tổng đốc Trần Hoằng do để mất Thành An Hải và Thành Điện Hải đã bị vua Tự Đức bãi chức và quan Đào Trí lên thay. Ông đặt chỉ huy sở tại làng Nghi An (nay thuộc phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng). Đến lúc này, ở hữu ngạn sông Hàn ta vẫn làm chủ các đồn Hóa Khuê, Mỹ Thị, ở tả ngạn sông Hàn có đồn Hải Châu, Phước Ninh, Thạc Gián và Nại Hiên, đồng thời chiếm lại Thành Điện Hải để củng cố

1859, Faucon mở cuộc tấn công mới vào các đồn Hải Châu và Thạc Gián, các quan Đào Trí và Tôn Thất Hàm ra sức chỉ huy, quân ta chiến đấu ngoan cường nên địch không chiếm được đồn Hải Châu. Ở đồn Thạc Gián, dưới sự chỉ huy của Phó Vệ úy Phạm Gia Vịnh, phòng tuyến vẫn được giữ vững.

Năm 1863 Đào Trí được sắc phong chức kinh lý đại thần, đốc biện việc lương quân, khí giới phòng bị từ Quảng Nam đến Bình Thuận, rồi được bổ thụ Thống chế tham tán quân thứ Hải Yên, Đào Trí đánh lấy lại được phủ Bình Giang. Lại tiến quân giải vây ở Hải Dương, Đào Trí được nhắc lên hàm đô thống lĩnh tổng đốc Đinh Yên. Đào Trí dâng sớ nói rằng: Lệ thi hương thường dùng các viên phủ, huyện sung làm sơ phúc thảo, khi phái người đi sung chức ấy và phái người đến quyền nhiếp, dân trong hạt không phải phiền vì việc đón tiễn. Xin đem viên giáo thụ vào phúc khảo, viên huấn đạo và cử nhân sung vào sơ khảo. Vua khen là phải. Gặp khi Nam Định giá gạo đắt, lương ăn của dân khó khăn Đào Trí cùng bố chính là Nguyễn Huỷ Kỷ, án sát là Lê Tuấn quyên tiền giúp việc chẩn cấp được 1400 lạng bạc, 20500 quan tiền và 2200 lược thóc, dựng đặt kho xã thưởng được 94100 hộc thóc, và 1800 quan tiền. Lại sức dân đắp đê, khai khẩn ruộng được hơn 17000 mẫu, dân có lợi lắm.

Năm 1867 Vua thấy Đào Trí nhiều lần lập được chiến công, trị an một địa phương lớn cho thăng thụ tả quân. Đô đốc phủ chương phủ sự, vẫn lĩnh chức như cũ. Vua lại cho Hà Ninh là một đia phương quan trọng, mà Đào Trí là trọng thần oai vọng lừng lẫy, nên đổi cho Đào Trí đi Hà Ninh, kiêm sung thống đốc việc Hải Phòng của 3 tỉnh Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

Năm 1869 tú tài ở Nam Định là bọn Lê Đường đốt phá nhà thờ bên đạo và nhà dân đạo ở 2 xã: Trình Xuyên, Ngọc Thành. Vua cho Đào Trí trước đây là Tổng đốc Định-Yên, dân tình tin phục nên sai Đào Trí đến đó để giải quyết cho êm thắm. Rồi chuyển Đào Trí về Hà Nội liệu đem toán quân mạnh đi lại tuần hành ở các hạt Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh. Năm ấy Đào Trí đến lệ 70, dâng sớ cáo lui. Vua cho là tuy già, nhưng còn làm việc được nên lưu lại. Mặc khác Vua thấy Đào Trí ở Nam Định, vì dân chấn hưng, việc lợi vẫn có tiếng tốt, khen thưởng cho Đào Trí kim bài có chữ :"Vị đức vị dân". Vua sai sử quán soạn bài văn bia giao cho tỉnh Nam Định khắc vào bia dựng lên nơi đó. Đào Trí dâng sớ từ chối, nên việc ấy cũng ngưng lại.

Sau chống nhau với quân Pháp, ông thất cơ thua quân, bị cách chức, phải đi làm tùy phái lập công chuộc tội. Ít lâu mới được khai phục chức Chưởng vệ như thuở xuất thân.

Năm 1871 vì già yếu Đào Trí xin về hưu và mất ở tuổi 80.

Đào Trí tính nhanh nhẹn, thẳng thắn, thích văn chương. Tuy xuất thần về hàng ngũ, nhưng thường đón thầy dạy học. Đào Trí thích đọc vũ Kinh, học qua kinh sử. Phường đình Nguyễn Văn Siêu thường khen Đào Trí tuy bề ngoài là một quan võ nhưng văn lại rất thông. Đào Trí ở ngoài Bắc 18 năm, khi đốc suất việc tỉnh thì chính sử được chỉnh đốn, khi thống quản việc quân thì thao lược được thông thạo. Võ thần như thế, thực là hiếm.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #114
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.149
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đề Thám - Hoàng Hoa Thám(1858 – 1913)

Hoàng Hoa Thám(1858 – 1913) tên thật là Trương Văn Thám, còn gọi là Đề Thám hay Hùm thiêng Yên Thế, ông là người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885–1913). Hoàng Hoa Thám hồi còn bé tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; sau di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang). Bố là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh. Sinh thời, bố mẹ Hoàng Hoa Thám đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai ông bà đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn Nùng Văn Vân ở Sơn Tây.

Năm 16 tuổi, ông tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870-1875). Khi Pháp chiếm Bắc Ninh (tháng 3 năm 1884) thì Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan, lãnh binh Bắc Ninh. Năm 1885, ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Lạng Giang (1882-1888). Sau khi Cai Kinh chết, ông đứng dưới cờ nghĩa Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài.

Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại và Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế. Đề Thám tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Trong gần 30 năm lãnh đạo đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là các trận ở thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892).

Trong ba năm (1893-1895) quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát. Tay sai của Pháp là Lê Hoan cầm đầu đoàn quân, một mặt dụ hàng, mặt khác ra sức triệt hạ các xóm làng nơi nghĩa quân Yên Thế hoạt động.

Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề. Nghĩa quân Yên Thế đã trừng trị những kẻ phản bội như Đề Sặt... Thấy chưa thể dập tắt được phong trào Yên Thế, nên vào năm 1894, Pháp đã yêu cầu giảng hòa, cắt nhượng cho nghĩa quân bốn tổng thuộc Yên Thế. Hoàng Hoa Thám cũng muốn tranh thủ thời gian để chuẩn bị thêm lực lượng, ông đồng ý hòa hoãn. Nhưng chỉ vài tháng sau (đến tháng 10 năm 1895), Pháp đã bội ước, huy động lực lượng mở những cuộc tấn công trên quy mô lớn vào Yên Thế. Pháp treo giải thưởng 30.000 franc cho kẻ nào bắt được Hoàng Hoa Thám. Lần ra quân này của quân Pháp cũng không đàn áp được phong trào nông dân Yên Thế, nên Pháp phải yêu cầu giảng hòa lần thứ hai vào năm 1897.

Trong hơn 10 năm hòa hoãn (từ tháng 12 năm 1897 đến ngày 29 tháng 1 năm 1909), nghĩa quân Yên Thế đã có những bước phát triển mới: địa bàn hoạt động được mở rộng từ trung du đến đồng bằng, kể cả vùng Hà Nội. Hoàng Hoa Thám tổ chức ra "đảng Nghĩa Hưng" và "Trung Chân ứng nghĩa đạo" làm nòng cốt. Đặc biệt, Hoàng Hoa Thám đã chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ngày 27 tháng 6 năm 1908 của binh lính yêu nước ở Hà Nội (gọi là vụ Hà thành đầu độc). Sự kiện này làm chấn động khắp cả nước. Ngoài ra, Hoàng Hoa Thám xúc tiến việc xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, đồng thời bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng.

Ngày 29 tháng 1 năm 1909, Thống sứ Bắc kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng là một lực lượng lớn nhất từ trước tới lúc đó do đại tá Batay và đại thần Lê Hoan chỉ huy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, đến Thái Nguyên, Tam Đảo, nhưng con ông là Cả Trọng bị tử thương và con gái út là Trương Thị Thế bị bắt[1]. Lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới cuối 1909 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế cùng hai thủ hạ tâm phúc.

Ông bị mắc mưu ba người đồng đảng của Lương Tam Kỳ. Họ "trá hàng" với lời hứa sẽ bày cho nghĩa quân cách chế tạo... bom tấn. Tại một ngôi lều chạy loạn ở khu vực Hố Nấy, họ chuốc rượu say rồi giết Đề Thám cùng hai thuộc hạ thân tín của ông. Họ mang đầu ba ông ra Nhã Nam giao nộp cho Pháp. Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1913. Thủ cấp của Đề Thám cùng thuộc hạ bị Pháp bêu ở cả Nhã Nam, Bắc Ninh để thị uy dân chúng.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #115
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.149
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Diệp Ba (1919 - ?)

Diệp Ba (1919 - ?) sinh ngày 13 tháng 7 năm 1919 trong một gia đình nông dân thuộc thị trấn Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Thuở nhỏ, dù gia đình rất nghèo, nhưng Diệp Ba cũng được gia đình cho theo học tiểu học và trung học tại Mỹ Tho. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông được gia đình gửi ra Hà Nội học tại Trường Đại học Luật.

Trong thời gian học tại Trường Đại học Luật Hà nội, đặc biệt là sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng Luật sư, Diệp Ba tham gia tích cực vào các phong trào yêu nước chống Pháp.

Cách mạng tháng Tám thành công, rồi cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ bùng nổ, Diệp Ba được chính quyền cách mạng bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh Mỹ Tho. Đẩu năm 1946, ông được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từ năm 1948 đến năm 1954, Diệp Ba được chính quyền kháng chiến bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an Nam bộ.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, Diệp Ba được lệnh tập kết ra miền Bắc nhận nhiệm vụ mới.

Diệp Ba còn có một người em song sinh gọi là Diệp Tư. Cũng như Diệp Ba, Diệp Tư được gia đình cho theo học từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, Diệp Tư tham gia tích cức vào các phong trào yêu nước tại tỉnh Mỹ Tho. Là một thầy giáo yêu nước, Diệp Tư có vai trò lớn trong việc vận động nhân dân Mỹ Tho tham gia tổ chức Thanh niên Tiền phong chuẩn bị lực lượng cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Mỹ Tho.

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ bùng nổ, Chính phủ chủ trương thành lập Ủy ban kháng chiến miền Nam đóng ở Trung Bộ, Diệp Tư được bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng.

Từ năm 1948 đến năm 1951, Diệp Tư được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Dân quân Bộ tư lệnh Khu 8. Đầu năm 1952, Diệp Tư chuyển sang làm Trưởng phòng Chính trị Bộ Tư lệnh miền Tây Nam Bộ. Từ cuối năm 1952 đến năm 1954, ông được bổ nhiệm làm Phó Chính trị viên Tỉnh đội Cần Thơ. Sau hiệp định Genève, Diệp Tư tập kết ra miền Bắc nhận nhiệm vụ mới.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, cả hai anh em Diệp Ba, Diệp Tư đều cống hiến nhiều sức lực và trí tuệ cho cuộc kháng chiến, góp một phần sức lực nhỏ nhoi của mình cùng quân dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #116
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.149
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đinh Công Tráng (1842-1887)

Đinh Công Tráng (1842-1887) là người lãnh tụ của khởi nghĩa Ba Đình (Nga Sơn - Thanh Hóa), một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19.

Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hịch Cần Vương đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào chống Pháp của dân tộc ta cuối thế kỷ XIX. Hưởng ứng Hịch Cần Vương, ông Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm Dần (1842), quê ở làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (Hà Nam) cùng các đồng chí đã chọn Ba Đình làm căn cứ kháng chiến lâu dài.

Đinh Công Tráng là người thiết tha với vận mệnh của Tổ quốc, của dân tộc. Ông không thể ngồi yên khi đất nước bị quân thù giày xéo. Đang làm chánh tổng, Đinh Công Tráng đã rời quê ra nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm. Khi Hoàng Kế Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lương Vĩnh Phúc cầm cự với Henri Rivière, Đinh Công Tráng đã tham gia trận đánh ở Cầu Giấy. Nhờ đã được thử thách tôi luyện trong chiến đấu và có ý chí dũng cảm, tư chất thông minh nên ông đã trở thành một lãnh tụ - một vị tướng lừng danh của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

Căn cứ Ba Đình cách huyện lỵ Nga Sơn 4km tây bắc giáp huyện Hà Trung, được xây dựng trên địa bàn ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê. Vào mùa mưa, căn cứ này trông như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Căn cứ này gọi là Ba Đình vì mỗi làng có một cái đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia. Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh Công Tráng đã cho bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre. Ở trong là một lớp thành đất cao 3m, chân rộng 8 đến 10m. Trên mặt thành, nghĩa quân đặt các rọ tre chứa đất nhào rơm xếp vững chắc có những khe hở làm lỗ châu mai sẵn sàng chiến đấu. Thành rộng 400m, dài 1.200m. Đinh Công Tráng có một bộ tướng tài ba như Phạm Bành là vị quan chủ chiến quê ở làng Tương Xá (Hậu Lộc, Thanh Hóa) là người đứng thứ hai sau Đinh Công Tráng. Nghĩa quân của Đinh Công Tráng có lúc đông tới hai vạn người, đã đánh nhiều trận giành thắng lợi như trận đánh vào năm Nhâm Ngọ (1882) cướp được tới 50 khẩu súng. Có những trận điển hình như 12-3-1886 lợi dụng phiên chợ đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa. Và tiếp đó, nghĩa quân đã tấn công nhiều phủ thành, chặn đánh các đoàn xe, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Đến đầu năm 1887, đại tá Brissand thống lĩnh 76 sĩ quan và 3.500 quân tinh nhuệ đánh Ba Đình luôn mấy ngày và vây hãm căn cứ. Chúng đã biến căn cứ Ba Đình thành biển lửa nã tới 16.000 quả đại bác trong 1 ngày trời. Giặc Pháp đã bị tổn thất nặng nề, đến sáng ngày 21-1-1887, chúng đã chiếm được Ba Đình sau đó là sự trả thù dã man, ba làng bị triệt hạ. Thành vỡ, Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An. Giặc treo đầu ông với giá cao, vì tham tiền tên Lý trưởng làng Chính An đã mật báo cho quân Pháp đến bắt Đinh Công Tráng. Địch vây chặt, trong đêm ông đã chiến đấu bắn chết vài tên, ông lao vào rừng và đã ngã xuống trước làn đạn tới tấp của quân thù.

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình và lãnh tụ Đinh Công Tráng được lịch sử đánh giá rất cao. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Địa danh này gợi nhớ đến căn cứ kháng chiến lẫy lừng, đã từng khiến giặc Pháp khi nghe nhắc đã phải kinh hồn bạt vía.

Ba Đình - Đinh Công Tráng, Đinh Công Tráng - Ba Đình đã là một địa danh, một danh tính bất hủ trong lịch sử nước nhà.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #117
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.149
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đinh Công Trứ (? - ?)

Đinh Công Trứ (? - ?) là tướng có công giúp Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền trong việc giành lại độc lập cho Việt Nam từ tay Trung Quốc trong thế kỷ 10. Thứ sử Đinh Công Trứ là thân phụ Đinh Bộ Lĩnh, quê động Hoa Lư, châu Đại Hoàng, nay là thôn Vân Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Dưới thời họ Khúc, Dương Đình Nghệ vừa là hào trưởng của đất Dương Xá., vừa là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Khi quân Nam Hán xâm lược và chiếm đóng Tĩnh Hải quân, Dương Đình Nghệ quyết chí nổi dậy giành độc lập. Đinh Công Trứ ở Trường Châu (Ninh Bình) trong số những nhân vật nổi tiếng đương thời như Ngô Quyền ở Phong Châu (nay thuộc Sơn Tây, Hà Tây), Phạm Chiêm ở Nam Sách... đều theo về với Dương Đình Nghệ.

Năm 931, Khi Dương Đình Nghệ đem quân ra quét sạch quân Nam Hán, tái lập nền độc lập và tự chủ. Đinh Công Trứ được cử làm thứ sử Hoan Châu, Ngô Quyền làm thứ sử Ái Châu.

Tháng 4 năm 937, Dương Đình Nghệ bị một bộ tướng, cũng là con nuôi là Kiều Công Tiễn giết chết để giành quyền. Đinh Công Trứ vào châu Ái theo Ngô Quyền. Ngô Quyền giết chết Kiều Công Tiễn và đánh tan quân Nam Hán, tự xưng là Ngô Vương. Đinh Công Trứ được phong trấn thủ châu Hoan, nhưng bị bệnh mất không lâu sau đó.

Con ông là Đinh Bộ Lĩnh trở lại Hoa Lư cát cứ khi nhà Ngô suy yếu. Đến năm 968, Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân và trở thành vua Đinh Tiên Hoàng.

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:02
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10755 seconds with 15 queries