Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-03-2010   #100
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.837
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Trần Đức

Đặng Trần Đức (1921-2004), bí danh Ba Quốc, là Thiếu tướng tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam. nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Cục trưởng Cục 12, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Ông đã được Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam tặng thưởng nhiều huân huy chương:
• Huân chương Độc lập hạng ba;
• Huân chương Quân công hạng hai;
• Huân chương Chiến thắng hạng hai;
• Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất;
• Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, ba;
• Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì, ba;
• Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng nhất, nhì, ba;
• Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba;
• Huy chương Quân kỳ quyết thắng.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #101
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.837
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Văn Bá (1877-1942)

Đặng Văn Bá (1877-1942) là chí sĩ cận đại, người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hiệu Nghiêu Giang, con Thám hoa Đặng Văn Kiều, đỗ cử nhân năm 1900 nên thường gọi là Cử Đặng hay Cử Bá. Năm 1904 ông tham gia phong trào Duy tân tại Nghệ Tĩnh, có chân trong tổ chức “Minh xã” và “Ám xã” của Ngô Đức Kế và Phan Bội Châu.

Tính ông cứng cỏi, ít phục người khác. Ông nhiệt thành yêu nước, hoạt động cứu nước hăng say, tích cực, bị đày Côn Đảo năm Mậu Thân 1908 cùng chuyến với Ngô Đức Kê, Đặng Nguyên Cẩn v.v…

Năm 1921 ông được trả tự do, sống ở Sài Gòn một thời gian ngắn, sau đó về Huế sống với Phan Bội Châu, rồi về quê mất ở Hà Tĩnh. Khi sống ở quê, nhân cái chết của Phan Châu Trinh ở Sài Gòn, ông có làm hai bài thơ về “sống”, “chết”.

Đặng Văn Bá giữ khí tiết cho đến ngày lìa đời, các đồng chí đều thương tiếc.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #102
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.837
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Văn Kiều (1824 - 1881)

Đặng Văn Kiều (1824 - 1881) là Đình nguyên Thám hoa khoa Nhã sĩ năm Ất Sửu (1865) đời vua Tự Đức, làm đến Án sát, Từng chánh chủ khảo trường Thanh Hóa, phó chủ khảo trường Hội khoa Đinh Sửu. Ông quê xã Phất Nạo, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm Nhâm Tý 1852 ông đỗ Hương tiến, sơ bổ Biên tu Viện Hàn lâm, rồi làm Đốc học tỉnh Bình Định, ông nổi tiếng văn học và rất giỏi về khoa lý số.

Năm Nhâm Tý 1852 ông đỗ Cử nhân, Ất Sửu 1865 ông đỗ Thám hoa, 41 tuổi, được thưởng một tấm kim khánh Hiển dương, sơ bổ Đốc học tỉnh Quảng Nam, Hàm Thị giảng. Sau được thăng Án sát Quảng Bình, hàm Thị giảng học sĩ.

Canh Ngọ 1870, ông về kinh giữ chức Chưởng giáo tôn học đường, sau sung chức Toản tu tại Quốc sử quán. Có tham dự việc hợp soạn Khâm định Việt sử. Ông ở Sử quán hơn 10 năm rồi mất.

Ông nổi tiếng là vi quan thanh liêm chính trực. Có chuyện kể rằng, Thám hoa Đặng Văn Kiều đã trả lại và cảnh cáo người bị xử tội khi người này đem biếu một rá gạo nếp mà dưới đáy rá có mấy nén bạc vì thấy cái danh của mình đang bị xúc phạm.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #103
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.837
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Văn Ngữ (1910-1967)

Giáo sư Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại làng An Cựu ngoại ô thành phố Huế. Năm 20 tuổi người thanh niên Đặng Văn Ngữ đã đỗ tú tài và tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937 tại Đại học y khoa Hà Nội. Cuộc đời Ông là một nhân cách, một tài năng được lớn. Những đóng góp to lớn của Ông đã được nhà nước ghi nhận với Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Anh Ngữ (Giáo sư Đặng Văn Ngữ dành cho chúng tôi cách xưng hô thân thiết đó), hai tiếng thân thương ấy với tất cả lòng yêu quý và tôn kính đối với người thầy đã ra đi vẫn ngân vang mãi trong lòng bao thế hệ học trò. Hơn ba mươi năm qua, tuy ông đã đi vào cõi vĩnh hằng (1-4-1967), nhưng hình ảnh "Anh Ngữ" vẫn còn trong tâm tưởng bao học trò, người thân, bạn bè, đồng chí. Nhân cách và những công trình đồ sộ mà ông để lại luôn in đậm dấu ấn trong tôi.

Giáo sư Đặng Văn Ngữ sinh tại Huế ngày 4-4-1910, là con một nhà nho. Tuổi thơ ông chứng kiến ngững ngày dân ta khổ cực dưới ách thực dân. Ước muốn trở thành người thầy thuốc giúp ích cho dân hình thành ngày càng rõ nét ngay từ thuở thiếu thời ấy.

Năm 1937, ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Ngay từ khi đang học đại học, thiên hướng nghiên cứu khoa học nổi trội nơi ông. Ông chấp nhận ở lại trường làm trợ lý chứ không mở phòng mạch tư. Con đường giảng dạy và nghiên cứu khoa học đã mở ra với ông. Lúc đó ông không dư dật gì. Vợ ông vốn là con quan thượng thư của triều đình Huế vậy mà vẫn phải làm bánh gửi bán ở các nhà hàng kiếm thêm tiền phụ giúp chồng. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với ông lòng say mê khoa học không hề suy giảm. Chính trong thời gian này ông đã hoàn thành nhiều công trình khoa học, trong đó có công trình điều tra về muỗi A-nô-phen ở Việt Nam làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu về muỗi truyền sốt rét phục vụ chương trình phòng chống sốt rét sau này.

Năm 1943, ông sang Nhật Bản tu nghiệp với tư cách phái viên của Trường Đại học Y - Dược khoa Hà Nội. Ở Nhật Bản, năm 1945, sau khi nhà bác học A.Fleming được Giải thưởng Nô-ben vì có công phát hiện ra pê-ni-xi-lin, mở ra kỷ nguyên mới điều trị các bệnh nhiễm trùng, được sự khuyến khích của giáo sư M.Ota, ông đã tìm được một giống nấm tiết ra pê-ni-xi-lin.

Kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Lúc đó ông đang làm việc ở Tô-ki-ô. Ông cùng các bạn lập hội Việt kiều mà ông là chủ tịch, tổ chức biểu tình đòi công nhận nền độc lập ở Việt Nam... Và cũng thời gian này ông tiếp tục tích lũy kiến thức, phương pháp sản xuất pê-ni-xi-lin. Năm 1948, Hiệu trưởng Trường Đại họ Y - Dược khoa Hà Nội ở vùng bị địch tạm chiếm yêu cầu ông trở về và cũng lúc này điều kiện đi Mỹ làm việc rộng mở đối với ông. Nhưng ông đã về nước phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân.

Cuối năm 1949, sau nhiều khó khăn, vất vả ông đã trở về Tổ quốc, có mặt ở chiến khu Việt Bắc. Tất cả tài sản ông đem từ Thái Lan (ông phải chuyển tiếp qua con đường này) về nước chỉ có hai bộ quần áo và ống giống nấm pê-ni-xi-lin với một tấm lòng, một trí tuệ sẵn sàng hiến dâng cho cuộc kháng chiến thắng lợi. Được sự quan tâm, động viên của Bác Hồ, với sự giúp đỡ tích cực của Bộ Y tế, ông bắt tay vào việc cấy nấm sản xuất pê-ni-xi-lin. Có lúc ách tắc tưởng chừng không vượt qua nổi, nhưng một lần nữa ông lại thành công. Nắm pê-ni-xi-lin đã có mặt khắp các chiến trường, cứu bao chiến sĩ, đồng bào khỏi tay tử thần do nhiễm trùng vết thương

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ông cùng các đồng nghiệp được giao trọng trách phục hồi và phát triển Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Giáo sư Đặng Văn Ngữ tham gia giảng dạy ba bộ môn: sinh lý học, sinh vật học và ký sinh trùng học. Ông lại được giao nhiệm vụ nghiên cứu để trở thành Viện sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng. Viện ra đời năm 1957, chỉ hai năm sau khi Tổ chức Y tế thế giới phát động chương trình tiêu diệt sốt rét trên toàn thế giới và ông là viện trưởng đầu tiên cho tới ngày hy sinh tại chiến trường Trị Thiên - Huế khi đang mải mê nghiên cứu về sốt rét. Công trình điều tra toàn diện về sốt rét trước nay chưa ai từng làm và làm một cách cẩn trọng đã tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc phòng chống căn bệnh này. Khỏi phải kể nỗi gian lao, vất vả mà ông và các học trò đã trải qua. Hình ảnh Giáo sư Đặng Văn Ngữ lặn lội khắp mọi nơi, nhiều đêm thức trắng vì công việc còn mãi ghi dấu đậm nét ở nhiều người. Ông hy sinh khi những ý tưởng về vác-xin phòng chống sốt rét còn đang nung nấu trong lòng. Ông đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động.

Giải thưởng Hồ Chí Minh về hai công trình chế dung dịch pê-ni-xi-lin sử dụng chữa vết thương trong kháng chiến chống Pháp và điều tra về muỗi sốt rét ở Việt Nam mà Nhà nước truy tặng là sự ghi nhận những đóng góp to lớn của ông. Nhưng cũng quý giá biết bao là hình ảnh của ông, tấm gương sáng mà những người học trò dù trực tiếp được nghe những lời dạy bảo ân cần, thấm đậm tình người cũng như các thế hệ tiếp sau ngưỡng mộ với tất cả lòng thành kính. Chúng tôi, những học trò của ông vẫn nhớ như in trong lòng, với những bài giảng của mình không chỉ là sự uyên thâm về trí tuệ mà ông còn truyền ngọn lửa nhiệt tình, sự tận tâm với công việc, với học trò...

Bức tượng ông mới đây đã được dựng tại Viện sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng. Ở Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, đều đã có đường phố mang tên ông. Và chúng tôi những người học trò đi sau nhớ mãi về ông. Xin được thắp nén hương thơm dâng lên người thầy sáng ngời một nhân cách, một trí tuệ Việt Nam, rất gần gũi và thân thương.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #104
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.837
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đào Cam Mộc(? - 1015)

Đào Cam Mộc(? - 1015) là Đại thần nhà tiền Lê, không rõ năm sinh, và quê quán. Cuối đời tiền Lê, ông liên kết với Sư Vạn Hạnh mưu tôn Lý Công Uẩn lên ngôi, dứt nhà tiền Lê, dựng nghiệp Lý. Được phong tước Nghĩa Tín Hầu. Năm Ất Mão 1015, tháng 6 ông mất, Lý Thái Tổ truy tặng ông là Thái sư tước Á vương. Ông và Trịnh Văn Tú vốn là hai rường cột trong buổi đầu xây dựng nhà Lý.

Ở bên trái đền thờ Lý bát đế là khu nhà Võ Chỉ, nơi thờ những quan võ tiêu biểu trong khuôn viên rộng 720m2, cũng kiến trúc gần giống như khu Văn Chỉ. Nhà Võ Chỉ có biển khắc chữ nho treo trang trọng chính cửa "Nghĩa liệt anh hùng". Nơi thờ tượng ba vị: Đào Cam Mộc, Lê Phụng Hiểu và Lý Thường Kiệt.

Cuối triều Tiền Lê, Lê Ngọa Triều tham bạo giết vua anh để cướp ngôi và sống u mê, bạo ngược, sa đọa, trời bắt phải chết non. Con nối dõi còn quá bé, không thể kham khổ việc nước đang rối ren. Quan Chi hậu Đào Cam Mộc chủ trì cùng mấy đại thần cố công thuyết phục và lập quan Thân vệ Lý Công Uẩn, một người văn võ song toàn, tính tình công minh, trung hậu, khoan dung nhân từ, được lòng người quy tụ, lên làm vua. Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã phong cho Đào Cam Mộc làm Nghĩa Tín hầu và gả con gái là công chúa An Quốc cho. Đào Cam Mộc còn có nhiều công lao xây dựng triều chính, nhất là thời kỳ dời đô về Thăng Long, sau này ông còn được phong là Thái sư Á Vương.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 1, tờ 32a-b và 33a-b) chép rằng:

Bấy giờ, quan Chi Hậu là Đào Cam Mộc dò biết (Lý) Công Uẩn có ý muốn được truyền ngôi, bèn nhân lúc vắng người, nói khích (với Lý Công Uẩn )rằng:

- Bấy nay, chúa thượng ngu tối và bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, khiến trời ghét nên không cho hưởng thọ mà con nối thì thơ ấu, không thể kham nổi việc lớn đầy khó khăn, trăm sự đều phiền nhiễu, thần linh không ưa, dân chúng nháo nhác tìm chân chúa. Vậy, tại sao Thân Vệ (chỉ Lý Công Uẩn) lại không nhân cơ hội này mà nghĩ mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa thì xem dấu cũ của vua Thang, vua Vũ, gần thì xem việc của họ Đinh, họ Lê... trên thuận lòng trời, dưới hợp lòng người (nắm lấy ngôi báu có phải là hơn việc) khư khư giữ chút tiết hạnh bề tôi nhỏ nhoi hay không?

(Lý) Công Uẩn lấy làm vừa ý với câu nói của Đào Cam Mộc, Nhưng lại còn sợ Đào Cam Mộc còn có mưu khác, bèn giả vờ mắng lại rằng:

- Sao ông dám ăn nói như thế? Tôi phải bắt ông đem nạp cho bá quan mới được.

(Đào) Cam Mộc thong thả nói với (Lý) Công Uẩn rằng:

- Tôi thấy việc trời và việc người như thế cho nên mới dám nói ra. Nay ông muốn tố cáo tôi thì tôi cũng xin thưa rằng tôi đâu sợ chết!

(Lý) Công Uẩn nói:

- Tôi đâu nỡ tố cáo ông, chẳng qua vì sợ lời nói của ông mà tiết lộ ra thì chúng ta đều phải chết nên mới răn như thế đó thôi.

Hôm sau, (Đào) Cam Mộc lại bảo (Lý) Công Uẩn rằng:

- Người trong nước cho rằng họ Lý sẽ làm nên nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, tai họa không thể che giấu được nữa. Nay, chuyện chuyển họa thành phúc phải làm ngay trong một sớm một chiều mà thôi. Đây chính là lúc mà trời thì ban cho, người thì theo về, ông còn ngần ngại gì nữa?

(Lý) Công Uẩn nói:

- Tôi hiểu ý ông cũng không khác gì ý của (nhà sư) Vạn Hạnh. Đã vậy thì nên tính kế như thế nào?

(Đào) Cam Mộc nói:

- Thân Vệ là người khoan thứ, nhân từ, người người đều theo. Hiện nay, trăm họ đều đã mỏi mệt vì kiệt quệ, dân khó mà sống nổi, Thân Vệ nên nhân đó, lấy nhân đức mà vỗ về, ắt người người đều vui theo, chẳng khác gì nước chảy xuống chỗ trũng, không ai có thể cản lại được.

(Đào) Cam Mộc biết rõ việc đã cần kíp lắm rồi, để nữa sợ sinh biến, liền trình bày với các bậc quan lại trong triều, ai ai cũng đều bằng lòng cả. Ngay ngày hôm ây, họ họp lại, bàn rằng:

- Hiện nay, dân chúng muôn triệu người đều có lòng khác, trên dưới cách biệt, ai cũng ghét tiên đế hà khắc, bạo ngược nên không muốn theo về với vua nối nghiệp (còn nhỏ tuổi) mà muốn suy tôn quan Thân Vệ, bọn ta không nhân cơ hội này mà tôn lập Thân Vệ làm Thiên Tử, lỡ để xảy ra việc gì, liệu chúng ta có giữ nổi đầu mình nữa hay không?

Do đó mà tất cả cùng theo giúp vua (Lý) Công Uẩn lên chánh điện lập làm Thiên Tử. Trăm quan đều hô: "Vạn tuế".

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #105
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.837
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đào Cử (1449 - ?)

Đào Cử (1449 - ?) là Danh thần đời Lê Thánh Tông (1460–1497), Ông sinh năm 1499, không rõ năm mất. Sau khi thi đỗ, ông đổi tên là Thuấn Cử, quê xã Thuần Khang, huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Siêu Loại, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Năm Bính Tuất 1466, ông đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ, được bổ Tri huyện. Năm sau, Đinh Hợi 1467, nhân có khoa Hoành từ, ông lại dự thi, trúng tuyển, bổ vào Bí giám làm Độc thư, rồi thăng chức Thị chế Viện Hàn lâm, sau được vinh thăng Tri chế cáo.


Năm Bính Thân 1476, do chức Thị thư Viện Hàn lâm, ông được thăng Hiệu thư đông các. Năm Nhâm Dần 1482, ông hộ giá Lê Thánh Tông thân chinh Chiêm Thành và Lão Qua. Rồi thăng Đông các đại học sĩ. Sau làm đến Thượng thư bộ Hộ coi Tú lâm cuộc ở Sùng văn quán. Ông có chân trong Tao đàn nhị thập bát tú, từng cùng Thân Nhân Trung soạn bộ Thiên nam dư hạ tập và tập Thân chinh kỷ sự. Cũng có phê bình tập thơ Cố tâm bách vịnh.
Trong Quỳnh Uyển cửu ca có bài tựa của ông.

Ông mất trong đời Lê Hiển Tông (1740–1786). Bộ Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn còn sao lại 10 bài thơ của ông. Ông cũng có soạn bài văn bia các tiến sĩ triều Lê, dựng ngày 15-8, Hồng Đức 15 (1484).

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #106
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.837
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đào Duy Anh (1904 - 1988)

Đào Duy Anh (1904 - 1988) là nhà sử học; nhà từ điển học; nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam, Đào Duy Anh sinh ngày 25 tháng 4 năm 1904 tại Thanh Hóa, dòng họ của ông vốn gốc ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây), đời ông nội của Đào Duy Anh chuyển cư vào xã Trung Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi đỗ Thành chung tại trường Quốc học Huế năm 1923, ông không làm công chức dưới chính quyền thực dân Pháp mà làm nghề dạy học ở Trường Tiểu học Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.

Ông chịu ảnh hưởng của các phong trào yêu nước đang dấy lên thời kỳ đó như phong trào đấu tranh đòi "ân xá" cho Phan Bội Châu năm 1925, đám tang Phan Chu Trinh năm 1926... Cuối năm 1925, ông tham gia sự kiện Hội Quảng Tri Đồng Hới đón tiếp Phan Bội Châu trên đường từ Hà Nội vào Huế.

Năm 1926, ông từ chức giáo học, vào Đà Nẵng và có ý định đến Sài Gòn. Trên đường vào Đà Nẵng, ông đã gặp Phan Bội Châu đang bị giam lỏng ở chùa Phổ Quang, vào Quảng Nam gặp Huỳnh Thúc Kháng đang làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Ông đã giúp Huỳnh Thúc Kháng sáng lập báo Tiếng dân và làm Thư ký tòa soạn. Đào Duy Anh tham gia Việt Nam Cách mạng Đảng năm 1926 và sau khi đảng này đổi tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng (tháng 7 năm 1928), ông trở thành Tổng Bí thư.

Năm 1928, ông sáng lập Quan hải tùng thư, với sự cộng tác của những trí thức như Võ Liêm Sơn, Trần Đình Nam, Phan Đăng Lưu... xuất bản những tập sách phổ cập để người đọc làm quen với tư tưởng khoa học và duy vật lịch sử (như Lịch sử các học thuyết kinh tế, Phụ nữ vận động, Lịch sử nhân loại, Tôn giáo là gì? Xã hội là gì? Dân tộc là gì?). Trong thời gian này, ông lấy biệt hiệu là Vệ Thạch (chim tinh vệ).

Tháng 7 năm 1929, Đào Duy Anh bị chính quyền bắt giam cho đến đầu năm 1930. Từ đó ông chuyên tâm nghiên cứu văn hóa bắt đầu là từ điển học rồi văn hóa, văn học, sử học. Sau Cách mạng tháng Tám , Đào Duy Anh được mời giảng dạy môn Lịch sử tại Đại học Văn khoa Hà Nội. Ông là Uỷ viên Ban vận động Đại hội văn hóa toàn quốc năm 1946. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động trong Chi hội văn nghệ Liên khu IV.

Năm 1950, ông được mời ra Việt Bắc làm Trưởng Ban Sử - Địa thuộc Vụ Văn học Nghệ thuật, Bộ Giáo dục.

Năm 1952, Đào Duy Anh về Thanh Hóa giảng dạy tại trường Dự bị Đại học. Năm 1954, ông trở về Hà Nội giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa.

Năm 1956, khi trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập, ông được cử làm Chủ nhiệm Bộ môn Cổ sử Việt Nam cho đến năm 1958.

Năm 1956, ông có bài trả lời phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do, dân chủ đăng trên bán nguyệt san Nhân văn số 5 (ngày 20 tháng 11).

Năm 1958, Đào Duy Anh chuyển sang làm việc tại Bộ Giáo dục, năm 1960 chuyển sang Viện Sử học. Từ đây, ông thôi công tác giảng dạy đại học và tập trung vào nghiên cứu. Ông nghỉ hưu năm 1965 nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu cho đến khi qua đời ngày 1 tháng 4 năm 1988 tại Hà Nội.

Ông là một trong số ít nhân vật Việt Nam được ghi tên vào bộ từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại.

Đào Duy Anh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội năm 2000. Tên của ông được đặt cho các con đường tại quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh) và quận Đống Đa (TP Hà Nội).

Công trình nghiên cứu, biên soạn

Đào Duy Anh đã thực hiện trên 30 công trình về nghiên cứu và dịch thuật cổ văn được in thành khoảng hơn 60 tập sách bắt đầu từ năm 1927.

Từ điển

- Hán - Việt từ điển (1932)
- Pháp - Việt từ điển (1936)
- Từ điển Truyện Kiều (viết xong năm 1965, xuất bản năm 1974)

Giáo trình, công trình nghiên cứu

-Việt Nam văn hóa sử cương (1938)
-Khổng giáo phê bình tiểu luận (1938)
-Trung Hoa sử cương (1942)
-Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943)
-Lịch sử Việt Nam (giáo trình đại học, 1956)
-Cổ sử Việt Nam (giáo trình đại học, 1956)
-Lịch sử cổ đại Việt Nam (1957) gồm 4 tập: "Nguồn gốc dân tộc Việt Nam", "Vấn đề An ---Dương Vương và nhà nước Âu Lạc", "Văn hóa đồ đồng và trống đồng Lạc Việt", "Giai đoạn quá độ sang chế độ phong kiến".
-Vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam (1957)
-Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX (2 tập, 1958)
-Đất nước Việt Nam qua các đời (1964)
-Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo và diễn biến (1975)

Hiệu đính, biên dịch, chú giải, ...

-Lịch triều hiến chương loại chí[1] (1961 - 1962)
-Đại Nam thực lục[2] (1962 - 1977)
-Phủ biên tạp lục[3] (1964)
-Đại Việt sử ký toàn thư[4] (1967 - 1968)
-Đại Nam nhất thống chí[5] (1969 - 1971)
-Binh thư yếu lược [6] (1970)
-Gia Định thành thông chí [7]
-Nguyễn Trãi toàn tập (1969)
-Khóa hư lục[8] (1974)
-Sở từ (1974)
-Truyện Hoa Tiên[9] (1978)
-Thơ chữ Hán Nguyễn Du" (1988)
-Ngoài ra ông còn biên dịch và chú giải Kinh Thi, "Đạo Đức Kinh và học thuyết của Lão Tử" nhưng chưa xuất bản.
-Nhớ nghĩ chiều hôm (hồi ký, xuất bản năm 1989)

Đóng góp

Là một trong những người có công xây dựng nền khoa học xã hội - nhân văn hiện đại của Việt Nam, Đào Duy Anh có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực nghiên cứu. Ông là một nhà từ điển học đặt cơ sở cho nền từ điển học hiện đại Việt Nam. Trên lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, văn học, tác phẩm "Việt Nam văn hóa sử cương" của Đào Duy Anh cùng với "Văn minh An Nam" (La Civilization Annamite, 1944) của Nguyễn Văn Huyên là những công trình khoa học đặt nền tảng cho sự hình thành nền văn hóa học hiện đại Việt Nam một cách khoa học.

Trên lĩnh vực sử học, với những tư liệu đã tích lũy từ nhiều năm và tham khảo những công trình khoa học liên quan của nước ngoài, ông đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu rất cơ bản về lịch sử Việt Nam, nhất là về lịch sử cổ đại và trung đại như vấn đề phân kỳ lịch sử, nguồn gốc dân tộc, vấn đề chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, sự hình thành dân tộc Việt Nam...

Chú thích

1.Công trình biên khảo bách khoa của Phan Huy Chú gồm 49 quyển.
2.Bộ sử thời nhà Nguyễn của Cao Xuân Dục.
3.Bộ sách của Lê Quý Đôn ghi chép về xã hội Đàng Trong từ thế kỷ XVIII trở về trước.
4.Bộ sử nổi tiếng do Ngô Sỹ Liên soạn thảo
5.Bộ sử do Quốc sử quán nhà Nguyễn biên soạn.
6.Tác phẩm quân sự nổi tiếng của Trần Hưng Đạo
7.Tác phẩm khảo cứu lịch sử, địa lý về vùng Gia Định của Trịnh Hoài Đức
8.Tác phẩm về Thiền tông của vua Trần Thái Tông
9.Truyện thơ được Nguyễn Huy Tự diễn nôm từ nguyên tác chữ Hán của một tác phẩm đời nhà Minh, Trung Quốc.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #107
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.837
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đào Duy Từ (1572-1634)

Đào Duy Từ (1572-1634), hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, Đại Việt. Ông là nhà quân sự và văn hóa, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, người có công giúp chúa Nguyễn giữ vững cơ nghiệp ở Đàng Trong. Cha ông tên là Đào Tả Hán, một xướng hát chuyên nghiệp, mất năm Duy Từ lên 5 tuổi, ông được mẹ là bà Vũ Kim Chi nuôi ăn học.

Duy Từ tỏ ra là người thông minh sáng dạ, năm 14 tuổi ông vào học trường của Hương cống Nguyễn Đức Khoa. Nhưng Duy Từ không được thi Hương vì luật lệ của nhà Lê bấy giờ cấm con kép hát đi thi vì tục bấy giờ cho rằng xướng ca vô loài, mẹ Duy Từ phải nhờ một viên xã trưởng là Lưu Minh Phương khai đổi họ cho ông từ Đào Duy Từ thành Vũ Duy Từ theo họ mẹ[1]. Viên xã trưởng nhân thế, ép mẹ Duy Từ phải cưới mình mới giúp, mẹ Duy Từ bàn lẩn đi bằng cách bảo khi nào Duy Từ thi đậu mới tiến hành cưới xin. Khoa thi Hương năm Quý Tị (1593), Duy Từ thi đậu Á Nguyên; viên xã trưởng Lưu Minh Phương bèn đòi cưới bà Kim Chi nhưng bà viện lý do Duy Từ mới thi đậu mà mẹ đã tái giá thì xấu hổ mà từ chối, rồi bảo rằng Minh Phương hãy cho con gái lớn về lấy Duy Từ thay thế[1]. Giận dữ, Đỗ Minh Phương nộp đơn kiện bà Kim Chi làm lộ việc đổi họ của Duy Từ, viên quan huyện thụ đơn sau đi báo lại cho quan Hiến Sát.
Lúc bấy giờ, Duy Từ đang ở Hội văn trên Thăng Long dự thi. Khi quan thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang phân vân chấm Duy Từ vì một số bài bàn về cải cách chính trị có hơi trái ý chúa Trịnh Tùng thì bộ Lễ truyền lệnh xóa tên Vũ Duy Từ, đánh tuột Á Nguyên, lột mũ áo. Nghe tin này, bà Kim Chi cắt cổ tự vẫn. Duy Từ vừa hỏng thi vừa mất mẹ nên đau buồn lâm bệnh nặng, nằm lại tại nhà trọ.

Đoan quận công Nguyễn Hoàng bấy giờ đang trấn Thuận Hóa, theo lệnh của vua Lê Thế Tông và chúa Trịnh Tùng về thuận hóa họp bàn việc. Nhân dịp, Nguyễn Hoàng đến thăm Nguyễn Hữu Liêu; ông Nguyễn Hữu Liêu bèn kể trường hợp của Duy Từ và lấy bài vở của Duy Từ ra cho Nguyễn Hoàng xem. Đọc bài của Duy Từ, Nguyễn Hòang biết đây là nhân tài có thể thu dụng cho việc ở Nam phương của mình nên âm thầm đến nhà trọ giúp đỡ tài chính chạy chữa của Duy Từ rồi mời ông vào Nam giúp mình.

Khi Duy Từ vừa bệnh dậy, đích thân Nguyễn Hoàng đến thăm. Nhân trên tường có treo bức tranh anh em Lưu Bị đến Long Trung cầu Gia Cát, Nguyễn Hoàng và Đào Duy Từ bèn ra một bài thơ liên ngâm:

Nguyễn Hoàng đọc:
"Vó ngựa sườn non đá chập chùng"
"Cầu hiện lặn lội biết bao công"

Duy Từ tiếp thơ:
"Đem câu phò Hán ra dò ý"
"Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng"

Nguyễn Hoàng tiếp:
"Lãnh thổ đoán chia ba xứ sở"
"Biên thùy vạch sẵn một dòng sông"

Duy Từ đóng:
"Vì chăng không có lời Nguyên Trực"
"Thì biết đâu mà đón Ngọa Long."

Nguyễn Hoàng và Duy Từ rất hiểu ý nhau. Nhưng Nguyễn Hoàng không dám đón Duy Từ ngay vì sợ lộ cơ mưu, ông nói với Duy Từ:

"Lão phu về trước, xin đắp sẵn đàn bái tướng chờ đợi tiên sinh. Năm nay lão phu hơn 70 tuổi, nếu có thất lộc cũng xin di ngôn cho con cháu phải đón tiên sinh về dạy bảo"

Duy Từ bái tạ nhận lời rồi hai người chia tay. Sau đó mấy năm, Duy Từ vào Nam.

Khi mới vào Nam, ông đi tìm chúa Nguyễn nhưng đến nơi thì không gặp do chúa đã đi xa để kinh lý. Hết tiền tiêu, Duy Từ phải tìm đường khác: ông dó được là Khám lý Trần Đức Hòa vốn là một thân tín của chúa Nguyễn nên đi đến Quy Nhơn để kiếm cơ lập thân. Ông đi đến thôn Tùng Châu (nay thuộc thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để ở chăn trâu cho nhà phú hộ Chúc Trịnh Long cách nhà Trần Đức Hòa một con sông nhỏ. Tâm ý của Duy Từ là ẩn mình, chờ đợi thờ cơ đồng thời dò xét chính sự Đàng Trong. Con trai của vị phú hộ, tên là Chúc Hữu Minh, mở Tùng Châu thi xã, lấy Duy Từ làm thư đồng để phục vụ các bằng hữu văn chương. Có lần khi Duy Từ đánh trâu về, cầm roi đối đáp văn sử xưa nay với các danh sĩ, chứng tỏ mình thông hiểu mọi điều. Phú hộ Chúc Trịnh Long bèn kể chuyện này cho Trần Đức Hòa; ông Trần Đức Hòa bèn tìm tới hỏi chuyện Duy Từ. Thấy Duy Từ có tài học rộng, ông mời về dạy học rồi gả con gái cho. Thời gian này, Duy Từ thường ngâm bài "Ngọa Long cương vãn" bằng quốc âm để tự sánh mình với Gia Cát Lượng khi xưa.

Năm 1627, nghe tin chúa Nguyễn thắng chúa Trịnh ở Nhật Lệ, Trần Đức Hòa vào chúc mừng rồi nhân đó dâng chúa Nguyễn bài Ngọa Long cương vãn. Chúa xem xong thấy lạ bèn cho mời Duy Từ đến. Khi Trần Đức Hòa dẫn Duy Từ đến, thấy chúa Nguyễn Phúc Nguyên chỉ mặc áo trắng sơ sài và đứng cửa hông đợi; Duy Từ bèn đứng lại và đòi về. Thấy vậy, chúa liền vào thay đổi triều phục, áo mũ chỉnh tề rồi mở cửa lớn ra đón Duy Từ mới vào. Chúa cho mời Đức Hòa và Duy Từ ngồi rồi hỏi Duy Từ chuyện chính sự. Duy Từ bày cho chúa các điều về chính sự gồm[9]:

1.Đối phó với chúa Trịnh
2.Đối phó với Chiêm Thành
3.Khai hoang phía Nam
4.Chỉnh đốn nội bộ
5.Xây dựng quân đội


Và việc Bắc Tiến cự Trịnh về sau.

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên nghe lời Duy Từ xong, tỏ ra mến phục cao luận, cho mở tiệc chiêu đãi. Sau đó chúa họp bàn đình thần phong cho Duy Từ làm Nha úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu, coi việc quân cơ và Tham lí quốc chính.

Năm 1629, chúa Trịnh Tráng muốn lấn vào Nam bèn sai Nguyễn Khắc Minh đi mang tiếng là phong tước cho chúa Nguyễn nhưng đồng thời cũng để dò xét, Đào Duy Từ khi này là Tham Tán bèn khuyên chúa Nguyễn che giấu lực lượng và tạm nhận phong để hòa hoãn với chúa Trịnh. Chúa Trịnh cũng đồng thời đòi chúa Nguyễn cho con ra Bắc chầu, nộp 30 voi đực và 30 chiến thuyền để đi cống nhà Minh bên Trung Quốc, Duy Từ khuyên là không thực hiện rồi bày kế cho chúa Nguyễn đắp lũy Trường Dục để phòng thủ. Chúa Nguyễn nghe theo và thực hiện ngay.

Về sắc phong, vào năm 1630 Duy Từ cho người làm một mâm đồng hai đáy bên trong đựng sắc của chúa Trịnh, trên phủ lụa vàng rồi sai Trần Văn Khuông đi sứ. Trần Văn Khuông theo lời Duy Từ dặn dò, đối đáp, dâng mâm cho chúa Trịnh, rồi kiếm cơ trốn về. Chúa Trịnh thấy sứ đoàn đi vội sinh nghi, bèn cho lục mâm đồng thì thấy tờ sắc trước kèm bài thơ:

Mâu nhi vô địch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch!


Cả triều không ai hiểu. Giai thoại kể rằng[a] chúa Trịnh cho mời Phùng Khắc Khoan đến thì mới giải được ý nghĩa ẩn trong bài thơ là câu "dư bất thụ sắc" (ta không nhận sắc) của Duy Từ. Chúa Trịnh hiểu ý trả sắc phong, nổi giận cho người đuổi theo sứ đoàn chúa Nguyễn thì cả sứ đoàn đã đi hết.

Ở Nam, để tăng cường phòng thủ, Duy Từ bèn bày cho chúa Nguyễn đánh chiếm phía nam Sông Gianh rồi đắp Lũy để phòng thủ. Năm Canh Ngọ 1630, ông cho đắp lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Qua năm sau Tân Mùi 1631, ông lại đắp thêm một lũy nữa từ cửa bể Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cao một trượng, dài trên 200 trượng, tục gọi là lũy Thầy. Đến đời Thiệu Trị mang tên là “Định Bắc trường thành”. Lũy Thầy và Lũy Trường Dục là hai chiến lũy quan trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước chúa Trịnh.

Sinh thời, ông sáng tác nhiều tác phẩm văn, thơ, ca khúc... rất giá trị và biên đạo một số điệu múa được lưu truyền rộng rãi. Đào Duy Từ được xem là người Việt đầu tiên làm thơ lục bát và là ông tổ của nghệ thuật hát tuồng.
Ngoài giúp chúa Nguyễn đối phó chúa Trịnh. Duy Từ còn nhiều lần khuyên khéo được chúa Nguyễn việc chính sự, ngoài ra còn tiến cử con rể của mình là Nguyễn Hữu Tiến cho chúa Nguyễn. Nguyễn Hữu Tiến về sau cũng trở thành một công thần của chúa Nguyễn như cha vợ mình.

Năm 1633, Đào Duy Từ lâm bệnh nặng. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đích thân đến thăm viếng. Duy từ khóc rồi thưa: "Thần gặp được thánh minh, chưa báo đáp được mảy may, nay bệnh đến thế này còn biết nói chi nữa"

Đào Duy Từ qua đời ngày 17 tháng 10 năm 1634, thọ 62 tuổi, phụ chính cho chúa Nguyễn được 8 năm. Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc, cho táng tại Tùng Châu và phong làm "Hiệp đồng mưu đức công thần, đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu". Đến năm thứ 5 đời vua Gia Long thì tùng tự ở Thái Miếu, đến thời vua Minh Mạng truy phong là Hoằng quốc công. Năm 1836, cho sửa sang mộ phần. Năm 1932, vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thành hoàng đình Lạc Giao tại Ban Mê Thuột. Đây là đình làng đầu tiên của người Kinh lên cao nguyên lập nghiệp vào năm 1928.

Tác phẩm

- "Ngọa Long cương vãn", bài thơ Duy Từ hay ngâm lúc chưa làm quan để ví mình như Gia Cát Lượng
- "Tư Dung vãn"
- "Hổ trướng khu cơ", được xem là một trong hai bộ sách về nghệ thuật quân sự (tác phẩm kia là "Binh thư yếu lược") của người Việt Nam.

Chú giải
a) Chuyện này được ghi là giai thoại bởi vì về sau, người ta so lại thời gian thì thấy có điểm không khớp: Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã mất từ 1613 mà bài thơ trên thì mãi 1630 mới ra tới tay chúa Trịnh. Đây có thể làm một giai thoại nhằm đề cao cả Đào Duy Từ lẫn Phùng Khắc Khoan (Tham khảo: giai thoại về Đào Duy Từ - nét mới trong kho tàng giai thoại Việt Nam)

Ngọa Long Cương
(Đào Duy Từ)

Ngẫm đời trước tranh hùng bẩy nước, (1)
Tần Thủy Hoàng thao lược ai bì ?
Muôn binh vượt cõi biên thùy
Gồm thâu thiên hạ trị vì giang sơn. (4)

Bởi chính-sách vua Tần khắc khổ, (5)
Khiến lê dân chẳng chổ yên vuị
Nho sinh đánh đập chôn vùi,
Thương-gia phú-hộ ngậm ngùi thuế cao. (8)

Non nước đẫm máu đào vô tội, (9)
Chốn lao tù lầm tội xương khô.
A-phòng gái đẹp nhởn nhơ,
Thôn quê rầu rĩ xác xơ võ vàng. (12)

Hội dân chúng Lưu Bang khởi nghiệp, (13)
Một lưỡi gươm quyết diệt nhà Tần.
Ngôi trời truyền bốn trăm năm,
Bốn phương thịnh-tri. toàn dân thái-hòa. (16)

Giặc khăn vàng can qua quấy rối, (17)
Khiến anh-hùng vùng trổi khắp nơi,
Trung-Nguyên Tào Tháo gặp thời,
Giang-san, Tôn Sách điềm trời tam phân. (20)

Đất Tây Xuyên riêng phần Lưu Bị, (21)
Bởi không người chỉ dẫn đường ngaỵ
Long dong nương náu qua ngày,
Khi vui Viên-Thiệu lúc say họ Tào. (24)

Ngọa Long Cương ngồi cao tính số, (25)
Tài Khổng Minh thông-cổ đạt kim,
Đợi chờ chân chúa đến tìm.
Nằm nơi lều cỏ ngắm nòin non xanh. (28)

Thấy nghiệp Hán tan-tành nghiêng ngả, (29)
Muốn ra tay xếp đá xây nền,
Triều đình quan laị ươn hèn.
Nào ai còn muốn bon chen vào vòng ? (32)

Buồn thay lũ chim lồng cá chậu, (33)
Huênh hoang phường cú đậu cành maị
Ngựa xe mũ mãng cân đai,
Mua danh bán tước khoe tài kinh-luân. (36)

Ngắm thế sự muôn phần chán ngán, (37)
Tìm non xanh vui hẹn tháng ngày.
Bụi trần chẳng gợn mảy may,
Xem hoa cười gió, xem mây lững lờ. (40)

Tạm ẩn bóng đợi chờ tri-kỷ , (41)
Hỏi rằng ai lập chí bá vương?
Long-Trung chốn ấy đã tường,
Cầu hiền, chân chúa tìm đường đến maụ (44)

Nay tuy phải trồng rau cuốc đất, (45)
Nhưng có ngày cờ phất trên yên.
Tài cao đâu chịu sống hèn,
Giúp vua lo giữ vững bền non sông. (48)

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #108
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.837
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đào Nguyên Phổ (1861 - 1908)

Đào Nguyên Phổ (1861 - 1908) , tên thật là Đào Thế Cung, còn gọi là Đào Văn Mại, tự là Cần Giang, Hoàng Hải hiệu là Tảo Bi. Ông xuất thân trong một gia đình nho học ở xã Thượng Phán, tổng Đồng Trực, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình (nay là xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ). Ông là một văn thân yêu nước tiến bộ, lãnh tụ Phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đào Nguyên Phổ đỗ Cử vốn thông minh, học giỏi, đổ Cử Nhân ở tuổi 17 (1877), sau một thời gian dạy học ở địa phương gần nhà; năm 23 tuổi (1884), được bổ chức Giáo thụ huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) rồi Tri huyện Võ Giang (tỉnh Bắc Ninh) và bị bãi chức vì để "mất trộm" tiền thuế của huyện. Ông lại đi dạy học ở Nam Định, giao du với các chí sĩ yêu nước...

Ông Năm 1895, nghe theo lời khuyên của Nguyễn Thượng Hiền, ông vào Huế học trường Quốc Tử Giám, năm 1898 dự thi Hội, ông đổ luôn Đình Nguyên Hoàng Giáp và được bổ chức Hàn Lâm thừa chỉ. Tại nơi đế Đô này, ông tìm đọc và tiếp thu nhiều tư tưởng mới qua "Tân Thư"; ông lại theo học thêm trình độ tiếng Pháp ngữ tại "Pháp tự quốc gia học đường" giúp mở rộng kiến văn.

Năm 1902, ông xin từ quan về Hà Nội, làm nghề viết báo, rồi làm chủ bút các tờ Đại Việt Tân Báo (1905) rồi Đăng Cổ tùng báo (1907). Thời gian này, Đào Nguyên Phổ tích cực hoạt động, truyền bá tư tưởng "duy tân", tham gia sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục, góp phần quan trọng xây dựng, quảng bá nền "học mới", phổ biến khoa học kỹ thuật, văn minh phương tây, biên soạn sách giáo khoa, dùng báo chương để "hóa dân cường quốc". Những hoạt động yêu nước, chống chính quyền thuộc địa của ông và của những yếu nhân Đông Kinh Nghĩa Thục không qua mắt được bọn mật thám ngày đêm rình mò, truy lùng, khống chế, bao vây, hãm hại các nhà chí sĩ yêu nước. Và sau khi Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa, tiếp đến kế hoạch đầu độc lính Pháp ở Hà Thành bị tiết lộ, Đào Nguyên Phổ càng bị truy lùng ráo riết, đến mức ông phải "quyên sinh" năm 1908 để khỏi bị sa vào tay kẻ địch, nhằm bảo toàn danh tiết và tránh di lụy cho gia đình, cho bạn bè đồng chí.

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 03:46
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,12019 seconds with 15 queries