Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Huyền Vũ Môn > Xóm Hẻo
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Xóm Hẻo Mãnh Long thì hẵng quá giang.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 10-05-2009   #100
Ảnh thế thân của [LSB]-ViệtVương
[LSB]-ViệtVương
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 10-05-2009
Bài viết: 12
Điểm: 6
L$B: 2.847
Tâm trạng:
[LSB]-ViệtVương đang offline
 
tửu - hoa , hai thứ người mê chết
văn - thơ , mòn bút vẫn ngợi khen !


bao nhiêu thi sĩ ,đều điêu đứng
mòn bút , ngàn trang , vẫn chưa là ….



ba mươi chưa chắc đã già đâu
người bận mà chi , một nỗi sầu
tàn canh , rượu vẫn còn nghiêng ngửa
đẫm tình , chưa biết rõ nông sâu



cho mặc hoa kia có úa tàn
hoa lòng nở mãi , ngát trần gian
rượu bao nhiêu vại , nồng men ấm. . .
bút viết bao trang , sánh mộng vàng !


Chữ ký của [LSB]-ViệtVương
Chú ý : Ta là cháu của Việt Vương Câu Tiễn

Tài sản của [LSB]-ViệtVương
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến [LSB]-ViệtVương vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (11-05-2009), Lăng Độ Vũ (11-05-2009), TC NGUYỄN (15-06-2009), ThanhNgoc (11-05-2009)
Cũ 11-05-2009   #101
Ảnh thế thân của HànTuyếtBăng
HànTuyếtBăng
-=[ Lâu La ]=-
Thiên Sứ
Gia nhập: 24-11-2007
Bài viết: 5.171
Điểm: 27
L$B: 5.513
HànTuyếtBăng đang offline
 
Xóm Hẻo tiêu điều
Tửu quán vắng teo

Một chiều tháng năm mưa tầm tã
Mỏi mòn phiêu bạc chốn Lương Sơn
Tìm về quán cũ, nhớ người xưa
Hâm lại tâm tình cùng men rượu
Nâng chén tiêu sầu, sầu càng thêm
Tình xưa mục rã, rêu xanh lấp
Quán vắng lễu rũ, ngoài hiên đẫm
Mưa lạnh lùa vào thớ thịt đau
Tái lịm vành môi húp chén đắng
Nuốt vào lòng hương phấn nhớ nhung
Nghe buồn đau tan cùng hơi đắng
Rượu nồng ướp lạnh nỗi niềm côi
Rút gươm vun đường ly biệt khúc
Chém mưa nghiêng ngửa trời tan nát
Rạch tên người lên thân cổ thụ
Đường kiếm vô tình, để dạ đau
Rượu cay, cay xé bờ môi lạnh
Xóm Hẻo tiêu điều, Tửu quán xiêu...



Chữ ký của HànTuyếtBăng

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HànTuyếtBăng vì bài viết hữu ích này:
KhùngLãngTử (18-06-2009), Lăng Độ Vũ (12-05-2009), TC NGUYỄN (15-06-2009)
Cũ 21-05-2009   #102
Ảnh thế thân của Ngốc
Ngốc
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 12-03-2007
Bài viết: 589
Điểm: 149
L$B: 8.279
Ngốc đang offline
 
Một thoáng phiêu bạc đã mòn yên ngựa, Xóm Hẻo lủi về giữa đêm khuya trời mưa gió.

Tửu quán xác xơ, cái bàn cũ, vài ba chiếc ghế gãy gọng. Mai phía kệ rượu còn có bình nữ nhi hồng, chắc của lãng khách hảo tâm nào bỏ lại lúc dừng chân ghé qua.

Giá mà lúc này đây có cây nguyệt cầm nữa thì còn chi là tiếc nuối. Dẫu chốc lát đây, trên đoạn đường chinh y da ngựa có vùi thây cũng mãn nguyện. Nhưng thường đời không trọn vẹn ngẫu nhiên như những giấc mơ. Thực tại mưa ngoài hiên đã lấn vào cửa quán, tạt vào bàn nhâm nhi cùng ta vò rượu nhạt. Lạnh mà ấm ran, nghe lòng thanh thản, nhẹ tênh, lâng lâng mùi say khướt.

Vung tay rút kiếm múa đường liễu rũ du dương. Vuốt lưỡi kiếm chém mưa trăm ngàn mảnh, mưa trúng da người thêm lạnh nỗi cô đơn. Gió ngoài hiên lùa từng cơn se thắt, rượu tuy nồng nhưng có ấm được đâu?

Lại chợt thèm đu đưa ngoài cổ thụ, mấp mé vành trăng nữa thì đêm nay toại nguyện. Khắc tên Ngốc lên thân cột cũ xì năm tháng, biết ngày sau còn có dịp về thăm.

Thắt yên ngựa, tra gươm báu,
Ta lại lên đường sương gió phiêu du
Tửu quán xa, Xóm Hẻo dần khuất
Ra đi nén lòng đừng ngoảnh lại
Nơi ấy thêm buồn những ước mơ./.



Chữ ký của Ngốc
Nắm hạt bụi trong tay thật chặt
Giữ cho lòng trọn vẹn chữ tâm
Nhân kia một kiếp thăng trầm
Trăm năm cố vẽ vẫn cần chút duyên./.

Tài sản của Ngốc
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Ngốc vì bài viết hữu ích này:
KhùngLãngTử (18-06-2009), Lăng Độ Vũ (13-06-2009), TC NGUYỄN (15-06-2009)
Cũ 21-05-2009   #103
Ảnh thế thân của Lâm Thiên Bảo
Lâm Thiên Bảo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 14-03-2007
Bài viết: 21
Điểm: 33
L$B: 7.994
Lâm Thiên Bảo đang offline
 
Cẩn thận với bình nữ nhi hồng còn nửa vời trên bàn đá cũ kỹ rêu phong nhé Ngốc muội. Coi chừng thằng bệnh hoạn nào nó uống dỡ thì khổ lắm muội à.

Thân liễu yếu đào tơ trơ trọi có một mình, muội dẫn ngựa xách gươm báu đi chinh chiến làm gì để đến nỗi phải thốt lên câu than thở về viễn cảnh da ngựa bọc thây. Cứ ở lại đây chơi bời thêm chút nữa. Huynh tình nguyện tâm tình cũng muội.

Lão Xanh đâu rồi, ra đây cho tui biểu chút coi. Lâu quá không gặp lão, nhớ lão thí mồ tổ luôn hà. Nhớ xách rượu ra để tui mời Ngốc muội tui vài chung nhé.

Ngốc muội yên tâm mà chuốc rượu huynh đi. Huynh hứa là say thì huynh sẽ ngủ, không có thức trắng đêm đâu, muội đừng có sợ, nghen muội. Đừng dắt ngựa ra đi nghen muội.


Chữ ký của Lâm Thiên Bảo
uh...vậy đó.....

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Lâm Thiên Bảo vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (14-06-2009), Lăng Độ Vũ (13-06-2009), TC NGUYỄN (15-06-2009)
Cũ 01-06-2009   #104
Ảnh thế thân của Cơ Băng Nhạn
Cơ Băng Nhạn
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Bảo Dưỡng Trim
Gia nhập: 25-08-2004
Bài viết: 456
Điểm: 416
L$B: 40.970
Cơ Băng Nhạn đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Nhất Điểm Hồng Xem bài viết
Ơ ! Cái thằng Cơ này, mầy bỏ đi thật à? Bỏ tao lại để nói về Lờ, nghĩ về Lờ, nhớ về Lờ một mình à? Hăng như L'in cho đã rồi phủi mông, thằng này coi vậy mà bạc. Mầy có đi thì nhớ dắt bò về chuồng cẩn thận rồi hãy đi mày nhé! Cứ nhốt vào chuồng cho thiên hạ nhờ. Tự nhiên tớ nhớ tới mấy câu thơ của ông Cụ nghè Hoài Việt quá! Xin lỗi Cụ, cháu đã không nhớ được trọn bài.

...Dắt Bò tới đất Thánh
trở về vẫn là bò
mở thao láo mắt to
mà chẳng thấy gì hết
...việc xây dựng quốc gia
phó thuộc bọn dốt nát...
Cứ mỗi sáng sớm vừa tỏ mặt người, dân làng Lờ lại bị dựng dậy bởi tiếng xe Bi a dô nổ phành phạch ròn tan. Lát sau ngoài quán lòng lợn tiết canh rộn rã tiếng chửi bới khích bác chọc ngoáy xen lẫn tiếng vỗ mông đen đét, tiếng đàn bà con gái ré lên sau điệu cười hí hí dâm dê. Đêm xuống, cả làng Lờ nằm hóng theo một tràng dài: ***, say vãi lái. Nước nhà còn nghèo mà các chú ăn chơi thế này thì phản cảm quá, thất vọng vô cùng. Nghe xong câu ấy, cả làng biết đã đến giờ đi ngủ. Vài đứa trẻ con khóc quấy liền bị doạ ngủ mau không tao gọi ông Cò đến bắt bây giờ. Lập tức đêm lặng như tờ, không một tiếng chó cắn ma. Ngày nào cũng thế, chính xác và mẫn cán như cái đồng hồ quả lắc nhà ông Trỳm Cú.

Đến bây giờ, chẳng ai còn nhớ NGUYỄN T(hị) C(ò) đến làng Lờ từ khi nào nữa. Theo các bậc tiên chỉ ở Mật Viện kể lại, một hôm ông Cú bỗng dưng đặt thông báo nóng gọi dân làng ra Tổng Thông Báo để ăn khoán. Cỗ to lắm, có đến hơn trăm mâm. Mỗi mâm có một nồi ngao hấp, một đĩa đậu rán với rổ rau kinh giới tía tô đầy có ngọn. Ông Cú mồ hôi nhễ nhượi, nói cười hể hả, khoác vai cậu thanh niên lạ mặt đi chạm cốc hết các mâm. Khà khà, khục khục, khặc khặc khặc...giới thiệu với bà con! Đây là cháu Nguyễn Thị Cò nhà tôi, là một thanh niên xã hội chủ nghĩa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đại biểu xuất sắc của giới trẻ xã nhà trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Nói xong những lời có cánh, ông Cú nhấc cao cốc bia, hô to bằng giọng vô cùng phấn khích: Các cụ uống mừng bố con tôi đi chứ. Uống đi. Dô dô dô. Thằng Tiểu Ngư mặt đỏ tưng bừng:
- Mừng cụ. Cụ lấy hoá đơn đỏ bữa nhậu này thì bảo em. Nhá nhá nhá.
Thằng Điểm Hồng hai tay bưng cốc, miệng toè ra như hoa loa kèn:
- Nhất cụ. Đợt nay em tính đổi sang con tải mini Cửu Long thay cái đầu ngang, hao dầu lắm cụ ạ.
Ông Phờ Tít nghiêng đầu kiểu cách tế nhị:
- Bố con cụ giống nhau quá. Thật giỏ nhà ai quai nhà nấy, hổ phụ sinh hổ tử.
Chú Hát Ba mới chuyển khẩu đến làng vội vã hùa theo:
- Công nhận, thật đời em chưa thấy ai cao to giống cụ như anh nhà. Thật có phúc, có phúc...
Ông Cú lấy tay quệt bọt bia dính trên ria một cách vô cùng hãnh diện.

Nguyễn cao lắm, dễ đến một mét bốn lăm chứ chẳng chơi. Dáng dấp vừa phong trần vừa hiện đại lại pha chút cổ điển. Mỗi khi có việc ra khỏi làng, hắn diện bộ cánh nửa xanh nửa đỏ vai áo độn mút bành ra, phần eo khâu chỉ rút bó sát vào cái bụng bánh mỳ nhìn rất trai lơ. Cả làng tôi chỉ có mỗi thằng Dần Béo biết cái áo của Nguyễn mua tận hãng Gio van ni trên Đồng Xuân Hà Nội. Chẳng mấy chốc, Nguyễn coi Dần như tri kỷ của đời mình.
Nửa năm sau, Nguyễn được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc công ty Tập đoàn Spam Nghinh Phong do ông Cú nắm chân chủ tịch Hội đồng quản trị. Mặc cho dân chúng xì xào, mấy cái quán nhậu lập tức mọc lên thành chỗ ăn chơi cho các đại gia. Uỷ ban cử người ngầm theo dõi đếm được hàng nghìn lượt ra vào quán trong tháng. Chuyện đến tai, Nguyễn chỉ cười khẩy: Chim lợn, biết de'o gì. Quả thực, hắn không kiếm ăn bằng mấy quán nhậu. Công việc bơm hơi thổi ngạt nơi hậu môn sơn trại ( cửa sau núi Lương Sơn) như bơm xăng tại một trạm xăng trên Nginh Phong Đình mới mang lại cho hắn nhiều tiền, nghề tay trái nhưng lại là nguồn thu chính. Nghiêm nhiên, cái tên Nguyễn Thị Cò trở thành biểu tượng của tiền bạc vật chất, đại gia thế hệ mới ăn chơi xa đoạ vô cùng phản cảm. Một đối trọng của nghệ sỹ thanh tao mong manh lsb_vô danh trong ý thức của dân làng. Nguyễn tuyên bố một câu: Ờ, tao là dân xôi thịt. Ông Cú nghe được, bực lắm, lắc lắc cái đầu.

Tôi chậm rãi đi đến sinh phần của Nguyễn, vừa đi vừa nghĩ về triết lý hồn nhiên của ông Dần Béo. Trong đầu tôi sắp xếp nội dung câu chuyện định nói với Nguyễn. Nói sao cho có lý có tình mà đanh thép để đánh gục con người hãnh tiến đang ưỡn ngực trong tư duy của hắn. Một kẻ cam phận chăn bò như tôi thì không có gì để ghen tị cùng Nguyễn. Nhưng làng tôi là làng văn hoá. Đất lề quê thói chĩa cái nhìn không mấy hài lòng về hắn. Người làng tôi đoàn kết thương yêu nhau lắm, như bất kỳ làng nào trên đất nước này. Vì quan tâm đến nhau nên chỉ qua quán nước ngoài chợ cả làng biết đêm qua nhà ông Cú bị trộm ném vào bàn thờ năm cái chổi cùn hay chân giò cô Thanh Ngọc có tất cả bảy mươi ba cái mụn trong đó có ba cái ghẻ tàu. Buổi sáng thằng Tình Trường ăn tiết canh tiện mồm phán chân giò cái Trúc Cơ cứ nom cứ cong cong thì lập tức tin cái Duệ Trân đi phẫu thuật nắn lại khung càng thành chủ đề chính trong bữa cơm chiều của người làng. Người xứ khác chỉ mon men đến bãi đồng Lờ thì trong Luận Văn Đàn đã có cả hội đồng nhóm họp phân tích từ cách nhả câu đặt dấu mùi văn. Người làng tôi tự hào vì danh tiếng làng mình to hơn làng Mai Hoa Trang bên cạnh, ban quản trị xã đình huỳnh gấp chục lần trung ương của bọn Thăng long. Nhờ thế, làng Lờ của tôi tồn tại qua bao biến thiên thăng trầm, có lúc tưởng như tắt hẳn nhưng lại có một sức mạnh kỳ lạ thổi bùng lên ngọn lửa đất Lờ. Những lũy tre cứ thế ken dày trên bờ đất bao quanh làng. Thân tre dẻo dai mọc sát vào nhau. Ngọn tre trĩu xuống nhọc nhằn nhẫn nhục. Hễ có ngọn phi lao lạc lõng trót mọc thẳng tắp hiên ngang ngạo nghễ so với luỹ tre thì lập tức các cụ tiên chỉ Đầu Lĩnh sai con cháu hạ xuống làm củi đun hay gác gióng cầu tiêu. Thứ cây duy nhất được phép cứng cáp thẳng thớm là mấy cây tùng bách con con điểm xuyết trên hòn non bộ của nhà các cụ tiên chỉ. Có lần hội làng, nhà dân chủ Akazumi nói bai bải: Các ông cứ đóng cổng làng đi. Các ông cứ hay cứ tốt ở xó nhà đi. Các ông có dám nhìn rộng ra thế giới đại đồng không, hay chỉ chăm chăm câu kết với nhau mà dày xéo mảnh đất này. Đồ nông dân! Ông Cú mắt đỏ sọng, hét ầm lên: À, thằng này láo. Dựng lên làng này là nông dân, giữ làng này cũng nông dân. Mày tuổi gì mà dám chổng mông vào đám hội. Dân quân trị thằng này cho cụ! Thằng Aka bị đuổi ra khỏi sân đình cùng với một đống lòng đỏ lòng trắng trứng gà tam hoàng trên mặt. Tôi lẻn ra ngoài đưa cho nó cái khăn lau mặt, bảo nó đi tìm sách mà học lại khái niệm văn hoá với văn minh. Dốt lắm, bốn nghìn năm đủ cả một lô văn hoá Đông Sơn, Bàu Tró, Hòa Bình... nhưng chỉ có một lần văn minh lúa nước đến tận bây giờ. Nó lại cả gan xúc phạm cái dấu ấn nông dân còn in đậm khắp mọi nơi. Thật là đáng giận.

Tôi bước qua cổng sinh phần có chạm nổi hai cô gái khoả thân chầu cạnh mâm quả rượu dừa và bao ba số. Tiếng chó sủa rộ lên rồi im bặt sau tiếng quát gọn lỏn của Nguyễn. Tôi biết hắn quý và chiều mấy con chó này lắm. Cũng phải, đồng tiền có hai mặt sấp ngửa tự nhiên sự trung thành trở thành không có giá. Còn ai trung thành với chủ hơn lũ chó.

Tôi thấy hụt hứng. Hôm nay nhà Nguyễn không có rượu chè trai gái cười hô hố nhả thơ Đường thanh tao hồng hồng tuyết tuyết. Cũng không thấy chủ nhà mặc áo đỏ thả dáng trên Bi a dô đen hút thuốc màu vàng sang trọng. Cái máy ảnh hay ra bãi của tôi chụp trâu bò sen súng nằm chỏng chơ ở góc bàn lẫn với đám công văn hợp đồng lộn xộn. Hai cái Nokia đời mới cũng không thấy GPRS. Nguyễn ngồi thu lu trên bậc thềm tam cấp, khuôn mặt nhàu nhĩ và mệt mỏi.- Hờ hờ, ông ấy à! -Vầng, tôi qua xin cụ chén nước. -Mẹ, ông cứ rót tự nhiên. Tôi cầm chén nước ngồi xuống cạnh Nguyễn. Tình trạng hắn bây giờ ngoài dự liệu của tôi nên tôi cũng không biết mở đầu câu chuyện như thế nào. Hắn dụi đầu lên hai bàn tay: Xăng xuống, hậu môn diễn đàn Lờ giờ lại bị co hẹp, không bơm hơi thổi ngạt lối này được nữa, tôi vừa đi mấy chục. Bắt được cơ hội, tôi khai mào: Sao anh cứ nghĩ đến tiền nhiều làm gì cho khổ? Cần cổ Nguyễn giật mạnh kéo cái đầu bù xù ngẩng lên trời, tròng mắt trợn to. Nhưng chỉ tích tắc hắn lại gục đầu xuống gối. Lát sau, Nguyễn từ tốn hỏi tôi: Ông chăn bò có biết thế nào là xôi thịt không?- Thì là mâm xôi miếng thịt!- Khồng, tôi dám cá với ông là những ông nghệ sỹ nhất làng này cũng chả hiểu de'o gì về xôi thịt cả. Ông đọc Nam Cao không nhỉ? Cái truyện Trẻ con không được ăn thịt chó. Ừ, ngày xưa năm hai vụ, tháng ba ngày tám thì cả làng ăn cháo. Đói. Đói đến mức ăn bát cơm gạo mới mà canh cánh về bịch khoai bồ ngô. Rồi đói đến cả cái dãi khoai cũng phải đi mót, cái đọt ngô non cũng phải đi tìm mà bẻ trộm. Cái hội làng là dịp người ta được thoả thuê ăn. Mà cũng chỉ có xôi trắng với thịt lợn luộc chấm nước muối thôi ông nhé. Xôi thịt đột nhiên trở thành đỉnh cao của kiếp nghèo. Không ai chết đói nhưng ai cũng đói đến chết thì mỗi lần xôi thịt trở thành một mốc đáng ghi nhớ trong quãng thời gian được làm thân phận con người. Có nhục vì miếng ăn không. Không, chỉ đáng thương thôi ông ạ. Chưa đâu ông, có nhớ câu một miếng giữa làng bằng một sàng trong bếp không? Đấy, lâu dần xôi thịt trở thành biểu tượng của danh dự, địa vị của thằng người. Chọc gậy bánh xe vì xôi thịt, ném đá giấu tay vì xôi thịt, qua cầu rút ván cũng vì xôi thịt. Lý Thông lừa Thạch Sanh, Tấm làm mắm Cấm. Ôi bố Rồng mẹ Tiên ối ồi, xôi thịt tất, hờ hờ. Nghìn năm trạng nguyên bảng nhãn thám hoa, nào là sỹ phu Bắc hà hào kiệt phương Nam, có ai di chúc di ngôn đừng cúng tôi bằng xôi thịt của làng. Xôi thịt ấy tuy thanh mà tục, tuy tục mà thanh; biểu tượng thơ tân hình thức của xứ Lờ đấy ông ạ.

-Vậy tao nghĩ về tiền bạc vật chất, tao gồng người lên để thoát cái nghèo, tao thoả mãn hưởng thụ thành quả của tao thì có cái đé0 gì là xấu? Tại sao cứ phải đếm xem nhà tao hôm nay có mấy cái lông gà? – Nguyễn đột ngột hét to.

Tôi im lặng thở dài. Nguyễn cũng im lặng. Tôi nói đãi bôi:

- Vâng, anh nói chí phải. Bọn trung cổ phong kiến châu Âu chúng nó tính danh dự bằng đầu đối phương, bằng gia súc cướp được. Rồi bày trò chọc mũi thương vào khiên nhau tử đấu để được phong Hiệp sỹ Bàn tròn bàn vuông tùm lum các loại. Cứ như trên phim chớp bóng nghệ sỹ lãng mạn. Đến đời con cháu chúng nó rặt tư bản đế quốc thực dân khả ố thô bỉ phản cảm. Giá cứ xôi thịt như làng ta, xôi thịt như các anh thì làm gì có chiến tranh thế giới. Nói thế để biết anh cũng vẫn là một nông dân kiêm trí thức kiêm doanh nhân xã hội chủ nghĩa đáng trân trọng.

- Đáng quá đi ấy chứ lị. Đời tôi đi lên từ xuất phát điểm vô cùng thấp. Hồi mới tới làng Lờ tôi có mỗi chai xăng mang bơm hơi thổi ngạt hô hấp nhân tạo cho box Nhã Thi Viên.....

Câu chuyện thủa hàn vi của NGUYỄN thì tôi đã được một nửa số gái làng kể cho nghe. Nhưng tôi vẫn kiên nhẫn lắng nghe. Tôi tôn trọng sự đam mê của hắn. Chỉ sợ người ta không đủ đam mê để quyết tâm. Bán xăng là một nghệ thuật và người bơm xăng cũng là một nghệ sỹ, dẫu chỉ bơm qua hậu môn nhỏ hẹp của diễn đàn. Không có gì tục tằn hơn thế, xôi thịt hơn thế nữa.

- Có lẽ đợt tới tôi chuyển nghề ông ạ. Mỗi giọt dầu là một giọt máu ở đâu đó bên I rắc, Nam Phi hay ngay ở phía biển Đông. Mà tình nghĩa thì bay hơi nhanh hơn xăng nguyên chất. Tôi mệt mỏi và cô đơn ông ạ. Tôi biết kể cho ai khi bạn bè làm ăn tay bắt, tay gí dao găm vào mạng sườn nhau. Gái cũng thế, ao nào mà chẳng có bèo gái nào mà chẳng lèo nhèo vài câu. Ước gì được quay trở lại làm lũ trẻ trâu, chỉ ăn chơi rồi xin tiền nhà như lá mít. Tôi cứ nói to cười to chửi to để khoả lấp đi cái trống vắng trong mình. Có lẽ tôi thay đổi nhiều lắm từ khi cầm cái vòi bơm. Đáng ra, tôi phải là một nghệ sỹ, xôi thịt cũng vẫn là nghệ sỹ- Nguyễn vẫn hùng hồn thuyết giáo.

- Sao ông không chia sẻ với ông Cú?
Trên môi Hoàng hiện lên nụ cười méo xệch.
- Thôi tôi bận, ông về chăn bò đi. Chính ra tôi với ông Cú chỉ là bố con họ. Vật tay với nhau, ai thua phải làm con.

Tôi đi về bãi đồng Lờ. Ráng chiều đổ liêu xiêu. Mà quái lạ, ánh nắng chiều nay sao mà xôi thịt, dung tục thế; ánh huy hoàng nghệ sỹ lãng mạn, tuyết tao đi đâu. Vầng mặt trời nhạt thếch.Nhìn mặt trời thấy phản cảm vô cùng.

Bài viết có sử dụng một số tư liệu ở các box khác và các nơi khác.

"Tập truyện ngắn hiện thực phê phán Gió đồng Lờ đã được viết ngay khi say trong Tửu quán và lấy cảm hứng từ cuộc trò chuyện của tôi cùng bằng hữu Nhất Điểm Hồng. Tôi xin phép được tiếp tục viết ra những gì mắt thấy tai nghe nơi làng Lờ, Xóm Lờ, Lờ Tiểu Các ...mà tôi từng có mặt. Câu chuyện được lấy bối cảnh Lờ Sờ Bờ Eo Ét Bi Lương Sơn Bạc (gọi tắt là làng Lờ), các nhân vật trong truyện là hình tượng hư cấu. Xin được góp vui cùng quý bằng hữu gần xa. Câu truyện sẽ còn được tiếp diễn trong nay mai, thân mến"


Chữ ký của Cơ Băng Nhạn
Cách mạng cần dù việc nhỏ việc to
Đánh giặc , nuôi bò việc gì cũng quý


Tài sản của Cơ Băng Nhạn
Trả lời kèm theo trích dẫn
7 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Cơ Băng Nhạn vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (02-06-2009), KhùngLãngTử (18-06-2009), LSB - Nam Bình (13-06-2009), Lăng Độ Vũ (13-06-2009), Ngốc (02-06-2009), Trúc Cơ (13-06-2009), XanhXanh (19-06-2009)
Cũ 02-06-2009   #105
Ảnh thế thân của Ngốc
Ngốc
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 12-03-2007
Bài viết: 589
Điểm: 149
L$B: 8.279
Ngốc đang offline
 
Túy cuồng

Vạn dặm núi non để hôm nay ta chạm tới bờ vực thẳm. Âu đó cũng là số phận làm sao thoát khỏi lò trói vô tình cay nghiệt. Tận tâm nhắm mắt, buông tay, xin một lần tình nguyện chết. Hỡi, tình yêu.

Siết tay cằm thanh kiếm sét quất vào đá núi ngoằn nghoè dăm ba chữ, cuồng ký Ngốc; mà tội cho vách núi trơ trơ sau này phong đòn gánh, gió thời gian bào mòn nỗi nhớ. Xin một lần lưu lại tên ai trong trái tim mục rã.

Rượu uống sẽ say. Cảm thương cho tiền bối lão nhân nào nghĩ cái trò nghịch tửu, để giờ hậu bối lắm nẻo cuồng say. Có lẽ thuở xưa trái đắng chưa tượng hình, nên ngọt ngào quá đỗi đâm ra nhàn cư vi bất thiện.

Rượu dăm ba chén say mèm
Tuốt gươm tự chém nỗi niềm nát tan

Nhưng cũng thiệt lòng không cam tâm nổi chìm, lặn hụp trong cái ao tù túng thế nhân cuồng si vàng thau lẫn lộn. Thôi ném mình vào 3 tấc đất ta bà gẫm lại xem ta chỉ là hạt bủi mỏng manh, vô vị.




Chữ ký của Ngốc
Nắm hạt bụi trong tay thật chặt
Giữ cho lòng trọn vẹn chữ tâm
Nhân kia một kiếp thăng trầm
Trăm năm cố vẽ vẫn cần chút duyên./.

Tài sản của Ngốc
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Ngốc vì bài viết hữu ích này:
KhùngLãngTử (18-06-2009), Lăng Độ Vũ (13-06-2009), Vô Ảnh (02-06-2009)
Cũ 12-06-2009   #106
Ảnh thế thân của Cơ Băng Nhạn
Cơ Băng Nhạn
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Bảo Dưỡng Trim
Gia nhập: 25-08-2004
Bài viết: 456
Điểm: 416
L$B: 40.970
Cơ Băng Nhạn đang offline
 
Gió đồng Lờ

Năm Ất Dậu, tròn một hoa giáp kể từ cái năm nạn đói hoành hành, làng tôi dựng lại đình làng.

Ngày ông Tống Trường Giang xem thế đất chọn tên làng thì bãi đồng Lờ vẫn còn hoang vắng. Mỗi lần sang bên làng Thăng long, làng Mai Hoa bên kia đồng bằng xe bò kéo của thằng Hồng cũng mất đến mấy giờ. Đất đai mênh mông là thế nhưng chẳng hiểu quỷ thần xui khiến thế nào mà các cụ tiên chỉ lại cắm dùi đúng vào kiểu đất Nội công Ngoại kích. Từ ấy về sau, không năm nào làng tôi không diễn ra các trận chiến khốc liệt đến mức nhà cửa tanh bành, sứt đầu mẻ trán. Trong làng, bọn dân chủ từ Dần Béo, Bạch Tiểu Băng, Kai Sồ nối đến thằng Nhất Điểm Hồng, Giang Tiểu Ngư đối với Ban quản trị như có thù truyền kiếp, chống phá đủ đường, hở ra là chửi Ban làm ăn như kẹc. Ngoài làng, hacker rình rập tối ngày, nhăm nhăm đốt phá. Có năm dân chúng phải bỏ đi tha phương cầu thực khiến làng im lìm như bãi tha ma. Mạch phong thuỷ ấy khiến làng tôi có kiến trúc chẳng giống nơi nào. Từ cái cổng trào đón thành viên mới đi vào, làng cho dựng cái trụ sở tiếp dân Nginh Phong Đình để nhận đơn từ kiện cáo. Người mới chuyển hộ vào làng vừa cất lời chào dứt miệng lập tức bu vào đám dân đi kiện. Người lành tính đứng xem chỉ trỏ, kẻ ngứa mồm thì xông tới chửi hôi. Ngày nào cũng ầm ầm như có đám mổ bò. Ở giữa làng lại để trống một bãi đất rộng bằng chục vuông chiếu gọi là sân Nghị Sự, kế ngay đó là Tụ nghĩa đường. Cạnh Tụ Nghĩa là đình Mật Viện.

Chủ tế kiêm thủ từ của đình Mật Viện là ông Cuối, tế nữ là chị Trâu. Cổng đình đắp nổi bốn chữ đại tự Quân Cơ Mật Viện. Phía dưới có tượng ông hộ pháp LSB-VanThang dữ tợn tay cầm dao thiến lợn, tay kia cầm thớt gỗ chạm nổi hàng chữ Nơi họp bàn của Ban Điều Hành - Không phận sự miễn vào. Phía trong đình kiến trúc theo kiểu chữ Vương, trung đường đặt tượng thờ. Làng thờ Lờ thánh mẫu ở chính điện, bên tả đặt tượng ông Tống và ông Ngô có công khai hoang lập ấp, bên hữu đặt tượng Bà Đanh là thổ công của Đầu Lĩnh Trướng. Ba bức hoành phi to tổ chảng treo nối tiếp nhau ghi lại danh sách những tiên chỉ của làng, sự kiện làng bê tông hoá đường liên thôn thay cho đường đất nện và nhắc qua công quả dựng đình của ông Tống, ông Ngô, ông Thắng. Hậu điện dựng một văn bia ca tụng làng Lờ văn vật của Lao Ái Trương Văn Thanh, nội dung giản lược rằng gái đẹp là nguyên khí của làng, làng là cha chung thời con cháu thay nhau mà cúng tế nhưng cúng phải có chừng có mực. Lên chủ tế mà đòi dân làng phải lễ này lễ nọ, không được sản xuất spam, không được viết sai chính tả thì dân làng có quyền vác cày vác cuốc phang cho vỡ mặt.

Thấm nhuần lời người xưa, ngày thường đình Mật Viện âm u kỳ bí, cửa đóng then cài mặc cho bên Nghị Sự với Xóm Hẻo đánh chửi nhau chí choé. Mỗi năm đình mở cửa một lần vào ngày Kị mồng bốn tháng ba của làng, đón các tân Đầu lĩnh vào họp mặt... Thi thoảng ông Cú vào quét dăm ba nhát chổi lấy lệ rồi trút lộc vào bị mang về, dáng dấp rất lừ đừ một cách phải đạo. Năm ông Thanh làm chủ tế, ông trót ký cho thằng Lư Mõ là bí thư chi bộ xã. Nó vừa ngồi lên ghế lập tức ký lệnh cải cách điền thổ trong làng. Bên Phiếm cấm luận, bên Kết Bạn cấm Kết Bồ (nay đã đổi tên thành Hội Duyên Các) , bên Nhã cấm Thi. Hương hào kỳ mục tiên chỉ sợ vỡ mật, trốn vào trong đình khoá chặt cửa không dám ra ngoài. Ông Thanh phải cúng tạ mấy tháng trời rồi cơ sự mới tạm yên. Từ đó, làng không dám cho dân ngoài bãi Lờ lên giữ chức bí thư.

Trợ tế cho ông Cú là một hội đồng tiên chỉ làng gồm đủ mọi thành phần. Ngày trước có đủ tế nam và tế nữ. Tế nam hồi đó là thằng Tuấn Thiêm. Lệ làng là tế nam phải đồng trinh. Thằng Thiêm khi đấy còn rất trẻ, phải đem đi thiến mới được vào đình. Nhưng cũng vì thế nó đâm ra đổi tính, hàng đêm lén lút trốn khỏi đình mò vào mấy quán đèn mờ, tức hạ phá thượng nên ngón tay phình to như quả chuối mắn. Hội đồng tiên chỉ lại thống nhất với nhau bỏ chức tế nam. Bọn trẻ trâu hay thắc mắc ai là Tuấn Thiêm công công, tôi cũng ậm ừ cho qua chuyện vì không tiện trả lời.

Vào được hội đồng tiên chỉ đi phụ lễ bái hàng năm cho ông Cú là vinh dự lớn của người làng tôi. Tiên chỉ ngồi hội họp trong đình bàn chuyện hệ trọng sống còn của làng, dân ngụ cư hay dân mới đến chỉ dám đứng ngoài háo hức nhìn vào. Ngoài mấy dịp hội làng hay ngày giỗ kị, phần xôi thịt của chân tiên chỉ bao giờ cũng lớn hơn người thường. Lên xóm Phiếm Luận có hội Kình Thiên đón, về thôn Hội Duyên Các có công ty Quậy Phá rước, vào Xóm Hẻo có dân khai hoang xóm chào mừng, rượu thịt ê hề, một điều bác hai điều cụ. Một đận ông Cú còn nhờ tôi dịch hộ thư lá chuối của mấy bà đồng bóng sồn sồn viết cho ông. Nội dung khen ông đẹp trai phong độ khoẻ mạnh vạm vỡ. Ông Cú sướng lắm, giấu vợ mang thư vào chuồng tiêu đọc thuộc lòng.

Dân làng Lờ có khẩu ở làng chừng dăm năm là đua nhau nộp đơn xin vào đình Đầu Lĩnh Trướng. Ông Cú tổ chức thi sát hạch, mỗi lần cũng chỉ được một hai người. Thi đơn giản lắm. Ông Cú sẽ hỏi: Cô chú có rảnh không? Ai trả lời: Con rảnh cụ ạ, coi như cầm chắc trượt vỏ chuối. Bởi thế cứ hỏi các cụ tiên chỉ làng tôi thời chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời: Bận lắm! Bận lắm….Ông Cú bảo rảnh rang suốt ngày nhận đơn từ xử kiện mới tu bổ làng xã thì thời gian đâu đi ăn thịt chó để hoạch định chiến lược vĩ mô phát triển làng này. Mà không có tầm chiến lược thì đừng hòng vào hội đồng tiên chỉ. Bởi thế đình Mật Viện và Đầu Lĩnh Trướng nhiều lúc có cả chục người ngồi không nhưng tất cả chỉ lầm rầm khấn bà Đanh. Hở ra một câu là biểu hiện của kẻ rỗi hơi, không thể làm tiên chỉ.

Thi thoảng, không gian tĩnh lặng trong đình cũng bị phá vỡ. Nghe tiếng ồn ào từ trong điện là dân làng biết ông Xuy Tuyết đi phu lục lộ ở Tây Nguyên đã về hoặc ông Lưu Manh say rượu ra đình quậy phá. Ông Tuyết được người làng gọi là thi sỹ đào đường. Mỗi lần về làng, ông phải vào đình đọc thơ rồi mới chịu về với vợ. Thơ của ông rất gắn bó với nghề: "Cuốc chim ta bổ xuống nền đường đất/ Sau đây là chủ đề mới nhất Lương Sơn. Cuốc chim vung lên thành đường thành phố/ Sao chả có bài gì, tiên sư bố Lương Sơn". Hôm nào run rủi gặp thằng Tiểu Ngư lè phè ở sân đình, ông Tuyết quay sang vặn vẹo: Ê Ngư, chú mày mang tên là cá thời có biết Mật Viện Lương Sơn giống cái gì mà con cá chui vào rồi lại muốn chui ra mà không ra được? Thằng Ngư gân cổ: Là cái "đó". Ông Tuyết bảo: đé0 phải, là cái "lờ". Thằng Ngư cãi: Cái "đó" thuôn thuôn, có hom. Ông Tuyết bảo: Cái "lờ" cũng thuôn thuôn, cũng có hom. Thằng Ngư điên tiết: Cái "đó" để chỗ có nước. Ông Tuyết kiên định: Cái "lờ" cũng ở chỗ có nước. Ông Cú bị dựng dậy, làu bàu phân xử: Cái đó là cái đó, cái lờ là cái lờ. Cái đó không phải cái lờ và cái lờ không phải là cái đó. Nhưng cả hai đều bắt cá được. Các ông về đi, tôi gọi trương tuần gô cổ nhốt vào kho bây giờ.

Trương tuần làng tôi có bốn thằng, là anh em ruột. Thằng Nguyễn là anh cả, thằng Tít thứ hai rồi đến thằng Thiêm, thằng Lãng Tử. Người làng gọi chúng là tứ đại mỹ nhân.

Thằng Tít đẹp trai nhất trong bốn anh em, da trắng môi đỏ, người chắc nịch lại có nụ cười đểu cáng nên sát gái thành thần. Nó bắn súng cao su tay phải cũng như tay trái, cứ kẹp đạn kéo thun là chim trời hay chim các cụ nuôi đều rụng như mít chín nên được gọi là Lạc Nhạn (chim sa) mỹ nhân. Thằng NGUYỄN tính tình nhu mì hiền lành như con gái thường nửa năm mới tắm một lần. Mỗi lần NGUYỄN tắm ngoài hồ, cá chết ba ngày mới nổi được lên trắng xoá mặt nước nên gọi là Trầm Ngư (cá lặn) mỹ nhân. Thằng Thiêm lại có tính mây gió, học đòi theo nghệ sỹ Trỳm Cú đi làm Ai Ti (IT). Cuộc đời làm Ai Ti của nó chỉ ao ước đì dzai được bức tranh ánh trăng tãi trên vườn chuối vào đêm ba mươi hàng tháng. Người làng đặt cho biệt danh Bế Nguyệt (nguyệt thẹn) mỹ nhân. Thằng út Lãng Tử nghiện nước mắm Nam Ngư như lão XanhXanh nghiện rượu, ăn cơm xong thường có thú vui tao nhã vào sinh phần nhà Trym Cú ngắm hoa. Không hiểu nó ngắm thế nào mà hồng cúc thược dược lay ơn trong vườn cứ héo quắt đi. Cú tức lắm, gọi nó là Tu Hoa (hoa nhường) mỹ nhân.

Bốn anh em sức vóc hơn người ăn thủng nồi trôi rế. Học hết cấp hai trường làng, chả đứa nào có việc làm. Ông Cú thương tình nhận chúng vào đội trương tuần chuyên đi bắt spam, lỗi chính tả và đàn áp nhà dân chủ Giang Tiểu Ngư.

....Còn tiếp...

Chú thích:
-Cái đó và cái lờ là hai dụng cụ của người nông dân miền Bắc dùng để bẫy cá. Hai dụng cụ này được đan bằng tre (nứa) có hình dáng thuôn và hẹp, thường được đặt ở chỗ nước cạn như ở cửa kênh mương hoặc bờ ruộng. Cá trên dòng di chuyển sẽ đi qua khe hẹp được bố trí hoặc lựa chọn, chui vào trong đó hoặc lờ rồi thì không có đường ra, mắc lại bên trong. Chỉ cần nhấc hai dụng cụ này lên khỏi mặt nước là bắt được cá.


Chữ ký của Cơ Băng Nhạn
Cách mạng cần dù việc nhỏ việc to
Đánh giặc , nuôi bò việc gì cũng quý


Tài sản của Cơ Băng Nhạn
Trả lời kèm theo trích dẫn
13 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Cơ Băng Nhạn vì bài viết hữu ích này:
Giang Tiểu Ngư (13-06-2009), HànTuyếtBăng (14-06-2009), KhùngLãngTử (18-06-2009), LSB - Nam Bình (13-06-2009), LSB-NgoDung (12-06-2009), lsb_vodanh (13-06-2009), Lăng Độ Vũ (13-06-2009), MUCDONG (13-06-2009), ThanhNgoc (15-06-2009), thienhadenhatngu (13-06-2009), Trúc Cơ (13-06-2009), XanhXanh (19-06-2009), _o0o_H3BAM_o0o_ (13-06-2009)
Cũ 14-06-2009   #107
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.782
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Mị dung khi say

Tản Đà khi say thì biện minh:

Say sưa nghĩ cũng hư đời
Hư thời hư vậy say thời cứ say


Và đến khi không kềm chế được nữa thì bắc đầu dựng chuyện “Nói láu mà chơi…”, nhưng trong XH thì lại lắm “kỳ nhân” nói “dóc”… mở miệng phun mùi “Cầu ông Lãnh” nhờn nhợn cá ương ruồi bu nôn oẹ, một bầy chim nhạn theo đám ăn tàn bay qua bay lại làm dân cư bên ấy càng ngày càng di xa... sợ lây xú uế…


Vì trí tưởng con người cùn cõi, thành thử đành ngồi xó cầu tiêu vừa ăn cơm vừa uống nước nên tưởng dung dòi bọ lúc nhúc loi nhoi… lấy ra tự đỉnh đầu u nần... cái siêu tưởng “tẩu hỏa nhập ma” trong thiền định chảy trợt ra ngoài… cõi âm dồn lên tận mạng… tội nghiệp thay!


…Thôi thì một chốn biên thùy, nghênh ngang một cõi, chếch choáng men say, ngửa mặt với cao xanh mà ca rằng:

Nghênh ngang một cõi biên thuỳ
Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương (ND)…

...

Dãy XH bên kia sườn đồi, ánh tà huy nhạt nhòa phủ buồn phiền trên ngàn cây nội cỏ, như gục đầu với nỗi ai bi thống hận, một bầy bò với gã chăn, lơ thơ lếch thếch của cảnh về chiều…, ngu ngơ chợt thấy chợt không..., một cánh nhạn chao nghiêng tắt queo bên kia đồi!...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (14-06-2009)
Cũ 14-06-2009   #108
Ảnh thế thân của HànTuyếtBăng
HànTuyếtBăng
-=[ Lâu La ]=-
Thiên Sứ
Gia nhập: 24-11-2007
Bài viết: 5.171
Điểm: 27
L$B: 5.513
HànTuyếtBăng đang offline
 
- Mọi chuyện tại sao khi say lòng lại trút ra dễ dàng như thác nước từ trên cao chót vót đổ xuống vậy? Rượu liều thuốc đắng thật diệu kỳ.

- Và cũng rượu lôi trong tâm trí của ta ra không ít tật xấu, thói hư. Bản chất con người vốn được che đậy kín khẽ bỗng phơi bày ra trước mắt, bản chất loài thú hoang dã. Rượu liều thuốc độc thử đi rồi sẽ ngộ.

- Ối! Hôm nay chưa say nhưng buồn quá! Lỏn lẻn xuống tít cái quán nghèo nàn này. Nhấm ly rượu nhớ người xưa, nhìn cảnh tiêu điều trải lòng bé nhỏ hứng những giọt mưa mong manh... thật dễ chịu.

- Rồi thôi! Cũng sẽ bớt sân si cái trò đời mon men lối mòn vô tận. Nản xin một lần giả đò xỉn say để khướt từ, chối bỏ chính bản thân bôi tro, trét trấu. Che đậy đi đời... để cảm, để tận hưởng cho đầy đục cái thứ men cay khó tả.

- Cho tôi xin một chút rượu.


Chữ ký của HànTuyếtBăng

Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HànTuyếtBăng vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (15-06-2009), KhùngLãngTử (18-06-2009), TC NGUYỄN (15-06-2009), XanhXanh (19-06-2009)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 14:35
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11106 seconds with 15 queries