Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-03-2010   #91
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.855
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Thái Sơn
(Không biết có phải vị Đặng Thái Sơn này không, hên xui vậy. )

Đặng Thái Sơn (sinh ngày 2 tháng 7 năm 1958 tại Hà Nội), là một nghệ sĩ dương cầm Việt Nam. Ông nổi danh khi đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin (tháng 10 năm 1980) ở Warszawa (Ba Lan). Đó cũng là lần đầu tiên, một nghệ sĩ dương cầm châu Á đoạt giải của một trong những kỳ thi dương cầm nổi tiếng quốc tế .
Ông xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ, cha ông Đặng Đình Hưng là nhà thơ và mẹ (Thái Thị Liên) là nghệ sĩ piano. Hai anh chị của ông là Đặng Hồng Quang (con riêng ông Hưng) và Trần Thu Hà (con riêng bà Liên) cũng đều đi theo nghiệp dương cầm. Ban đầu Đặng Thái Sơn học piano với mẹ. Năm 1965, ông bắt đầu học nhạc tại Nhạc viện Hà Nội (lúc đó dời sang huyện Yên Dũng, thuộc tỉnh Hà Bắc cũ, trong địa phận tỉnh Bắc Giang ngày nay, cách Hà Nội 70 cây số). Ông được nhạc sĩ dương cầm Isaac Katz khám phá vào năm 1974. Năm 1976 Đặng Thái Sơn được nhận vào học tại Nhạc viện Quốc gia Tchaikovsky ở Moskva, dưới sự hướng dẫn của Vladimir Natanson và Dmitry Alexandrovitch Bashkirov. Năm 1983, khi tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovky, ông nhận lời mời sang giảng dạy tại Nhạc viện Tokyo (Nhật Bản).
Kể từ khi đoạt giải Chopin, ông đã trình diễn hầu như ở tất cả các những phòng hòa nhạc nổi tiếng như Lincoln Center (New York), Jordan Hall (Boston), Barbican Centre (London), Salle Pleyel (Paris), Herkulessaal (München), Musikverein (Wien), Concertgebouw (Amsterdam), Opera House Sydney (Sydney) và Suntory Hall (Tokyo). Ông đã tham gia các dàn nhạc lớn như Orchestre Symphonique de Montréal, BBC Philharmonic, Praha Symphony Orchestra, Moskva Philharmonic Orchestra cũng như Virtuosi of Moscow, Wiener KammerOrchester, Orkiestra Filharmonii Narodowej w Warszawie và Sydney Symphony... và đã thu âm tại Grammophon, Melodia, Polskie Nagrania, CBS Sony và các hãng thu nhạc nổi tiếng khác.
Năm 1984, Đặng Thái Sơn là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Khi đó ông mới 26 tuổi và là nghệ sĩ nhân dân trẻ nhất khi được trao tặng danh hiệu này từ trước đến nay.
Sau 10 năm sống ở Nga (1977-1987) ông dạy nhạc tại Kunitachi Music College (Tokyo). Năm 1991, ông định cư tại Montréal và dạy ở Đại học Montréal. Từ năm 1995, cùng với mẹ, Đặng Thái Sơn đã nhập quốc tịch Canada. Tháng 10 năm 1999 ông đã dạy một khóa nhạc chuyên nghiệp ở Berlin cùng với Murray Perahia và Vladimir Davidovich Ashkenazy. Năm 1999 Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ piano duy nhất không phải là người Ba Lan được mời đến dự buổi hòa nhạc nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của Frédéric Chopin. Từng là giám khảo trong nhiều cuộc thi âm nhạc, nhưng Đặng Thái Sơn cũng chính là người Á Đông đầu tiên được chọn vào ban giám khảo Concours Chopin năm 2005.
Những bài trình diễn của ông thường là những bài nhạc dương cầm của Frédéric Chopin, hay là của những nhạc sĩ trường phái lãng mạn và ấn tượng, cũng như những bài nhạc hoà tấu dương cầm của hầu như tất cả những nhà soạn nhạc nổi tiếng (Beethoven, Chopin, Schumann, Grieg, Mozart, Rachmaninov, ...).
Hiện nay, Đặng Thái Sơn vẫn đang giảng dạy tại Đại học Montréal. Ông còn tham gia nhiều hoạt động tại Nga (nơi ông coi là quê hương thứ 2 của mình) và Việt Nam: quyên góp tiền để ủng hộ xây dựng lại Nhạc viện Tchaikovsky vì bị hỏa hoạn; cùng một nhóm bạn người Nhật đã thành lập một quỹ từ thiện chủ yếu giúp đỡ Nhạc viện Hà Nội; cũng từ quỹ từ thiện này, Đặng Thái Sơn kêu gọi chính phủ Nhật hỗ trợ sách nhạc, đàn... cho một số trường tại Việt Nam. Hàng năm, ông thường về Việt Nam để tham gia vào các buổi hòa nhạc lớn.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #92
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.855
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Thái Thân (1874-1910)

Đặng Thái Thân (1874-1910) là chí sĩ cận đại, hiệu Ngư Hải, Ngư Ông, quê làng Hải Côn, huyện Nghi Lôc, tỉnh Nghệ An. Trong một lần hoạt động, ông bị chỉ điểm và giặc bị bao vây. Ông đã chiến đấu dũng cảm, bắn chết tên Việt gian chỉ điểm, kịp thời hủy hết tài liệu và tự sát để khỏi rơi vào tay giặc.

Ông đỗ đầu xứ nên gọi là đầu xứ Đặng, là học trò và đồng chí của Phan Bội Châu.

Năm 1904, ông cùng với Phan Bội Châu và một số nhà yêu nước khác lập ra hội Duy tân, xướng xuất phong trào Đông du. Cũng như Tiểu La, ông là cánh tay đắc lực của Phan Bội Châu, lo công việc của hội Duy tân từ Huế ra như bố trí cho người xuất dương.

Năm Mậu Thân 1908, ông rút vào núi tạm lánh. Một đêm ông lẻn về làng Phan Thôn, nay là xã Nghi Kim, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Có kẻ đi báo. Ông bị giặc Pháp bao vây, liệu không thoát, ông trở súng tự sát sau khi bắn chết tên tay sai Một Độ và thủ tiêu hết tài liệu bí mật.

Ông mất đi để lại lòng xót thương vô hạn cho đồng chí, đồng bào. Các đồng chí của ông làm rất nhiều thơ, liễn, đối truy niệm ông.

Phan Bội Châu ghi về ông: “Đặng quân vốn người hăng hái gan dạ, nhân phẩm lại cao, trải mười năm vừa là thầy vừa là bạn tôi (Ngục Trung Thư).

Huỳnh Thúc Kháng đề cao ông: “Người khảng khái, trầm tĩnh, học vấn uyên bác, đởm thức hơn người; cái năng lực gánh nặng đi đường xa không lộ ra ngoài, không phải là người đồng chí tâm giao thì không ai biết là người thế nào. Cụ Sào Nam ở ngoài, sau Tây Hồ và Tiểu La bị đày, mà trong khoảng vài năm phong trào Đông học còn ảnh hưởng lừng lẫy không dứt, chính nhờ sức Ngư Hải. Trong miền Nam thì có Sơn Tẩu (Đỗ Đăng Tuyển) và Nam Xương (Thái Phiên). Từ khi Ngư Hải mất, cụ Sào Nam như mất cánh tay, cái dây liên lạc trong ngoài bị đứt đoạn”(Thi tù tùng thoại).

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #93
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.855
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Thị Nhu (? -1909)

Đặng Thị Nhu (? -1909) sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo khó ở Yên Thế (Bắc Giang). Miền đất này đã tạo nên cho bà trở thành thiếu nữ gan dạ tháo vát và giàu lòng yêu nước thiết tha.

Trong cao trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám và nông dân vùng Yên Thế là cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt nhất, kéo dài nhất và cũng làm cho giặc lo ngại nhất. Cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm, trong cuộc khởi nghĩa này, bà Đặng Thị Nhu đã góp phần quan trọng cùng chồng xông pha trận mạc.

Khoảng đầu năm 1894, nghĩa quân Yên Thế ở vào một giai đoạn gay go ác liệt, lực lượng bị tiêu hao sau nhiều trận chiến, nghĩa quân đành phải phân tán, một bộ phận lánh sang Thái Nguyên. Bản thân Hoàng Hoa Thám lúc đó cũng bị địch truy lùng gắt gao nên phải ẩn náu trong núi rừng. Một buổi chiều khi tới làng Vạn Vân, trên đường đi bỗng Hoàng Hoa Thám gặp một cô gái xinh đẹp, khỏe mạnh đó là Đặng Thị Nhu. Đề Thám nói dối với cô Nhu, ông là người đi buôn, bị kẻ cướp lấy hết tiền nong vốn liếng, trời lại sắp tối, sẵn lòng thương người, cô Nhu đưa khách về nhà diện kiến với cha. Cha cô có người con nuôi là Thông Luận là một vị tướng của Đề Thám, hôm ấy cũng về thăm cha nuôi, cũng từ đó, gia đình cô Đặng Thị Nhu trở thành cơ sở của nghĩa quân và cô Nhu trở thành người giúp việc đắc lực cho Đề Thám. Thấy Đề Thám và cô Nhu tâm đồng ý hợp, với sự cho phép của cha già, chẳng bao lâu cô Nhu trở thành vợ ba của Hoàng Hoa Thám, thành hôn Đặng Thị Nhu có tên mới là “Bà Ba Cẩn”. Sát cánh bên chồng bàn định kế hoạch xây dựng lực lượng, bà Ba Cẩn đã đề xuất ý kiến là ta nên tranh thủ sự hòa hoãn, để xây dựng lực lượng, để có thực lực chiến đấu lâu dài. Bà phân tích cặn kẽ, lập luận vững chắc, đã được tướng lĩnh nghĩa quân và thủ lĩnh Đề Thám tán thành.

Đến năm 1907, nghĩa quân của Đề Thám đã lan rộng đến Hà Nội, do sáng kiến và tổ chức của bà Ba Cẩn, Đảng Nghĩa Hưng một tổ chức yêu nước chống Pháp được thành lập ngay ở Hà Nội. Đảng Nghĩa Hưng đề ra kế hoạch đánh úp Pháp và đầu độc lính Pháp tại Hà Nội. Việc tiến hành bị lộ nhưng đã làm bọn Pháp rất hoang mang lo sợ.

Ngày 29-1-1909, quân Pháp tập trung lực lượng đánh vào Yên Thế, bà Ba Cẩn đã chỉ huy nghĩa quân chiến đấu kiên cường, kêu gọi binh sĩ người Việt quay lại với dân với nước. Bà Ba Cẩn đã chiến đấu dũng cảm liên tục 10 tháng trời nhưng thế giặc càng ngày càng mạnh, rồi chẳng may sáng ngày 1-12-1909, bà Ba Cẩn cùng con gái bị giặc bắt cùng một số chiến hữu. Thực dân Pháp đã đem bà đi đày cùng con gái sang Guyane (Nam Mỹ). Dọc hải trình viễn dương, thừa lúc quân canh sơ ý, bà đã nhảy xuống biển tuẫn tiết.

Là một cô gái nông dân, với ý chí căm thù giặc sâu sắc, bà Đặng Thị Nhu đã trở thành vị chỉ huy mưu hoạch chiến đấu oanh liệt và đã anh dũng hy sinh. Tấm gương dũng cảm, bất khuất của bà góp phần làm rạng ngời thêm truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam ta.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #94
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.855
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Thị Rành (1953-1969)

Đặng Thị Rành (1953-1969) Liệt sỹ, quê xã Hiệp Bình, huyện Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; chiến sĩ biệt động Tiểu đoàn 3 Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tuyên dương ngày 11 tháng 6 năm 1999.

Chị Đặng Thị Rành sinh năm 1953, ấp Diều Gà, xã Hiệp Bình, quận Thủ Đức, chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi. Chị đã có gần 200 lần đi thư cho lãnh đạo, trên 30 lần trinh sát nắm tình hình để thông báo cho lãnh đạo và đơn vị đóng quân, 17 lần theo dõi địch để phục vụ cho lực lượng vũ trang tác chiến và chống càng thắng lợi, 22 lần đưa cán bộ ta đi lại an toàn… chị vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm trong nụ cười phấn khởi lạc quan. Chị đã bị địch bắt và sát hại trong trại biệt giam khi 16 tuổi.

Cuối tháng 8-1969, cuộc đấu tranh trong nhà lao Thủ Đức diễn ra ngày càng khốc liệt, Đặng Thị Rành và Nguyễn Thị Tần anh dũng hi sinh. Cái chết của hai nữ tù kiên trung đã làm dấy lên cao trào phản kháng mạnh mẽ.

Hơn 30 năm qua hài cốt chị vẫn chưa tìm thấy. Nhưng khí phách của cô gái đang tuổi thanh xuân - người nữ đảng viên trẻ quê hương Hiệp Bình - Thủ Đức vẫn sáng ngời niềm kiêu hãnh của một nhân sinh quan cách mạng “ Sống là chiến đấu, chết vinh quang”. Để ghi nhận sự hy sinh anh dũng của chị, quê hương Hiệp Bình- Thủ Đức đã làm hồ sơ truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho liệt sĩ Đặng Thị Rành.

Tên của Chị đã được đặt tên cho một ngôi trường tiểu học và một con đường tại Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #95
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.855
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Thì Thố (1526–?)

Đặng Thì Thố (1526–?) là trạng nguyên thứ 40 của Việt Nam. Ông quê làng An Lạc, còn gọi là làng Thạc, huyện Nam Sách (trước là huyện Thanh Lâm), tỉnh Hải Dương. Ông đỗ trạng nguyên khoa Kỷ Mùi, năm 1559 dưới thời vua Mạc Tuyên Tông. Sau đó, ông trở thành quan của triều đình nhà Mạc, Ông làm đến chức tả thị lang bộ Binh, hàn lâm viện. Mộ của ông táng tại An Lạc, được con cháu trùng tu năm 2005

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #96
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.855
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Thúc Vịnh ( ? - ? )

Đặng Thúc Vịnh là Vị tiền hiền ở vùng Hóc Môn, Gò Vấp, tỉnh Gia Định, nay quận Hóc Môn, Gò Vấp là TP HCM, không rõ năm sinh, năm mất.

Khoảng năm Tân Hợi 1851, ông làm Cai tổng Bình Long (Hóc Môn) đã cùng với Phó tổng là Trần Văn Hiệu hợp tác với Tri huyện Lưu Đình Lễ mở mang trong vùng, được dân chúng nhớ ơn.

Ông đôn đốc chiêu dân lập làng, lập ấp, không bao lâu vùng Hóc Môn trở nên phồn thịnh. Nhưng đến năm Kỷ Tỵ 1859 quân Pháp hạ thành Sài Gòn rồi kéo lên chiếm luôn Hóc Môn, tri huyện Lưu Đình Lễ rút lui về Vĩnh Long, còn ông ẩn tích luôn từ đấy.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #97
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.855
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Thuỳ Trâm (1942–1970)

Đặng Thuỳ Trâm (1942–1970) là bác sĩ, liệt sĩ thời chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006.

Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26-11-1942 tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên, nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế, gia đình thường trú tại Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình trí thức, thân phụ là Bác sĩ Đặng Ngọc Khuê và mẹ là dược sĩ -nguyên là giảng viên tại trường Đại học Dược khoa Hà Nội.

Thuở nhỏ theo gia đình sinh sống và học tập tại Hà Nội, là cựu học sinh Trường Trung học Chu Văn An, Hà Nội. Tốt nghiệp phổ thông cô thi vào đại học tại trường Đại học y Dược Hà Nội. Năm 1966 tốt nghiệp Bác sĩ và sau đó cô tình nguyện vào chiến đấu tại chiến trường Liên Khu 5 tạ Quảng Ngãi. Tại đây cô được phân công về phụ trách một bệnh viện Dân Quân y tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 22-6-1970 trong một chuyến công tác cô bị địch phục kích và hy sinh anh dũng với tuổi đời còn rất trẻ 28 tuổi.

Trong thời gian công tác tại chiến trường quảng Ngãi với bom đạn ác liệt, cô đã dành thời giờ quý báu ghi lại những sự việc xảy ra đang lúc cứu chữa bệnh nhân và cảm nghĩ của mình cũng như ý nghĩa thân phận con người với vô vàn gian khổ trong chiến tranh vệ quốc...

Bộ hồi ký của cô đã lọt vào tay của những người bên kia chiến tuyến (binh sĩ Mỹ), nhưng được họ giữ gìn hơn 30 năm. Cuối cùng bộ hồi ký được những kẻ có lương tri cách nước ta cả nửa vòng trái đất trân trọng trả về cho gia đình cô nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày đất nước Việt Nam thống nhất.

Bộ hồi ký nay đã được xuất bản tại Hà Nội trong năm 2005 này. Tác phẩm có tên là. “Hồi Ký Đặng Thùy Trâm” . Sách đã đánh động lương tâm của nhiều người, nhiều giới độc giả, nhất là độc giả trẻ tuổi Việt Nam.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #98
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.855
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Tiến Đông (1738- 1787)

Đặng Tiến Đông (1738- 1787) là đô đốc đời Lê (Cảnh Hưng) còn gọi là Đặng Đình Đông, sinh ngày 18 tháng 6 năm 1738 tại kinh thành Thăng Long tổ tiên vốn họ Trần, hậu duệ Trần Liễu nhưng vì năm Tân Mùi 1511 viễn tổ là Trần Tuấn khởi binh chống nhà Lê thất bại (Lê Tương Dực - Hồng Thuận năm thứ 3) nên dòng họ Trần đều đổi sang họ Đặng bắt đầu từ đó. Quê làng Lương Xá, huyện Chương Đức, tỉnh Hà Đông nay thuộc Hà Nội; cháu sáu đời Nghĩa Quốc công Đặng Đình Huấn.

Sinh trưởng trong một gia đình đại vọng tộc, cháu nội Thái tể Đại tư không Yên Quận công Đặng Đình Liễu, có công với chúa Trịnh được mang quốc tính, nên còn gọi là Trịnh Liễu, con Thượng đẳng đại vương Đặng Đình Miên tước Thái bảo Quận công, mẹ là Phạm Thị Yến. Ông là con trai thứ 8 trong gia đình Đặng Đình Trí, Đặng Đình Thiệu, Đặng Đình Cầu, Đặng Đình Tự, Đặng Đình Giám, Đặng Đình Tú, Đặng Đình Hữu và út là ông tất cả đều được phong tước bá, hầu.

Ông xuất thân võ quan, từng lập được nhiều chiến công trong đời các chúa Trịnh chức Đại đô đốc vì có công dẹp loạn Ngân Già, Nguyễn Hữu Cầu (Quận He)... được phong tước Đông Lĩnh hầu. Những năm cuối đời chúa Trịnh (1784) ở Đàng Ngoài triều đình Lê - Trịnh đổ nát; trong khi đó ở Đàng Trong, Trương Phúc Loan chuyên quyền, phong trào Tây Sơn nổi lên tiêu diệt chúa Nguyễn, rồi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt họ Trịnh, trừ Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh lộng hành ở Thăng Long.

Năm 1786 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, Đặng Đình Đông tình nguyện đem binh dưới quyền ra phò hai anh em Tây Sơn. Sau đó ông theo Nguyễn Huệ vào Phú Xuân phục vụ triều đình vua Quang Trung. Từ đó về sau, gia phả họ Đặng không viết rõ gia thế và hành trạng ông sau khi vua Cảnh Thịnh bị bắt và nhà Tây Sơn bị Nguyễn Ánh đánh bại vào năm 1801 về Đô Đốc Đặng Tiến Đông xin đừng lầm với Đô đốc Lê Văn Long; thật sự Đô đốc Long tức Võ tướng hữu quân của hoàng đế Quang Trung.

Ông là tác giả Đặng gia phả hệ toàn chính thực lục (6 quyển). Phả này khảo xét dòng họ Đặng và sinh hoạt chính trị Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII và cũng theo gia phả Đặng Lương Xá thì: “Vệ quốc thượng tướng quân trấn thủ Thanh Hoa kiêm Nghệ An trấn Đô đốc Đặng Lĩnh hầu Đặng tướng công đại phụ tứ nguyệt thập tốt, hoàng triều chiêu thống nguyên niên nhị nguyệt cát hạ phùng tra” nghĩa là Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng tướng công, giữ chức Thượng tướng quân mất ngày rằm tháng tư triều chiêu thống năm thứ nhất (1787) Đinh vị. Như vậy là ông mất trong năm 1787

Nghi vấn

- Đỗ Đức Hùng trong "Đô đốc Đặng Tiến Đông" viết về tiểu sử và sự nghiệp Đặng Tiến Đông thì cho rằng ông là một trong số các sĩ phu Bắc Hà sớm thấy sức mạnh mới ở phong trào Tây Sơn và đã đem lại hết tâm huyết để phục vụ vương triều mới này. Ông được Nguyễn Huệ phong làm đô đốc Đồng Tri, tước Đông lĩnh hầu, giữ chức trấn thủ xứ Thanh Hoá. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo tuyệt vời của Quang Trung - Nguyễn Huệ đô đốc Đặng Tiến Đông đã chỉ huy quân Tây Sơn đánh thắng trận Đống Đa.

- Phan Huy Lê trong bài viết "Đô đốc Long và một số di vật thời Tây Sơn mới phát hiện" đã chứng minh rằng Đô đốc Long (1) hay Đô đốc Mưu (2) (3) chính là Đô đốc Đặng Tiến Đông người làng Dương Xá (Chương Mỹ, Hà Tây),một vị tướng tiên phong của Quang Trung, Nguyễn Huệ, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh vào cuối thế kỷ 18.

- Nguyễn Trọng Trì đã giới thiệu 14 vị tướng Tây Sơn trong sách "Tây Sơn lương tướng ngoại truyện" trong đó tác giả cho rằng Đô đốc Long chính là Đặng Văn Long, tự là Tử Vân, quê ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (Bình Định).

- Nguyễn Quang Thắng chứng minh trong "Quảng Nam đất nước và nhân vật" rằng Đô đốc Long chính là Lê Văn Long, người làng Phú Xuân Trung, huyện Lệ Dương, châu Thăng Hoa (nay thuộc thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam).

- Đặng Xuân Vĩnh phản đối các tác giả cho rằng người có công đánh trận Đống Đa không phải là Đặng Tiến Đông mà là Đặng Tiến Giản. Bằng các cứ liệu lịch sử tác giả khẳng định Đặng Tiến Đông là người có công trong chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu và lý giải một vài khuyết điểm của ông.

- Ngô Thế Long trong "Một số tư liệu liên quan đến Đô đốc Đặng Tiến Đông đời Tây Sơn" trích dẫn 6 đoạn tư liệu từ các nguồn khác nhau liên quan đến Đô đốc Đặng Tiến Đông đời Tây Sơn chứng minh rằng Đặng Tiến Đông thờ tại nhà thờ họ Đặng là vị tường Tây Sơn đô đốc Long.

-Đoạn 1: tờ sắc phong cho đô đốc Đặng Tiến Đông.
-Đoạn 2: Bia chùa Thuỷ Lâm.
-Đoạn 3: chuông chùa Thuỷ Lâm và chuông chùa Trăm Gian.
-Đoạn 4: Trích gia phả họ Đặng.
-Đoạn 5: Về một số hoạt động khác của Đặng Tiến Đông.
-Đoạn 6: Một số bài Ai Vãn (văn buồn) do Phan Huy ích làm giúp để điếu Đặng Đô Đốc ở Lương Xá.

- Đỗ Văn Ninh trong bài "Đô đốc Đặng Tiến Đông hay Đô đốc Đặng Tiến Giản" khẳng định đó là Đô đốc Đặng Tiến Giản với Đặng Tiến Đông là hai nhân vật khác nhau. Theo thứ tự tư liệu công bố trong bài viết của Phan Huy Lê về bản sắc phong nay còn giữ được tại nhà thờ họ Đặng, về tấm bia trước chùa Thuỷ Lâm thôn Lương Xá, về bức tượng của đô đốc Đông để xem xét và phân tích sự nhầm lẫn về đô đốc Đặng Tiến Đông, ông chính là Đặng Tiến Giản một vị cựu thần nhà Lê theo hàng Tây Sơn. Còn đô đốc Long mới chính là người có công lớn đã cầm đạo quân tiên phong của Tây Sơn đánh trận đống đa lẫy lừng....

Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái.
Đại nam chính biên liệt truyện - Quốc sử quán triều Nguyễn
Tây Sơn thủy mạt khảo của Đào Nguyên Phổ

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #99
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.855
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặng Trần Côn (1715? -1750)

Đặng Trần Côn (1715? -1750) quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính , quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài đại phu.

Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long ban đêm không được đốt lửa, để đèn sáng, ông phải đào hầm dưới đất, thắp đèn mà học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn có đem đến cho bà Đoàn Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm cười nói: "nên học thêm sẽ làm thơ."

Đời niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) đời Hậu Lê gặp buổi binh cách, lính thú đi chinh thú nhiều nơi, đã diễn nên lắm nỗi biệt ly đau đớn, Ông xúc cảm làm bài "Chinh Phụ Ngâm", theo thể thơ xưa (Cổ nhạc phủ) từ điệu thanh tao và phiêu dật lâm ly. Làm xong Ông đem ông Ngô Thì Sĩ xem, đọc qua Ngô Thì Sĩ rất thán phục mà nói rằng: "Như bài này thì đã áp đảo đảo được lão Ngô này rồi".

Sau Ông lại đưa cho bà Đoàn Thị Điểm xem. Bà khen hay và đem diễn Nôm, điệu song thất lục bát. Làm xong, bà đưa cho Ông xem. Ông tỏ ra kính phục tài miệng gấm thêu của bà, chịu tôn bà làm bậc sư bá.

Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành. Vấn đề ai là tác giả bản dịch đó còn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, nhưng theo một khuynh hướng khác thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích.

Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.

Tùng Niên Phạm Đình Hổ ghi nhận về Đặng Trần Côn: “Tính thích rượu, buông thả không chịu bó buộc trong khoảng trường ốc. Văn chương ông nổi tiếng lừng thiên hạ”.

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 13:48
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09413 seconds with 15 queries