Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-07-2009   #82
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.769
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
những nguyên lý cơ bản của karate do ( phần 9 )

20 Nguyên tắc trong môn Karate do tổ sư Funakoshi đề ra:

1. Trong Karate trước khi bắt đầu hay kết thúc một bài quyền, một trận đấu, một bài tập ... đều phải chào.
2. Trong Karate không có khái niệm tấn công trước.
3. Đối với Karate phải có sự công bằng rất cao và Karate hướng tới bảo vệ sự công bằng .
4. Trước hết phải biết mình sau đó mới tới đối phương.
5. Đối với Karate thì tinh thần được xếp trên Kĩ thuật
6. Phải luôn giữ cho đầu óc thật thoải mái.
7. Nếu không chịu khó luyện tập thì có thể gặp những rủi ro trong luyện tập và thi đấu Karate.
8. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ học Karate ở võ đường mã hãy học Karate ở mọi lúc mọi nơi.
9. Bạn phải dành cả đời để học Karate.
10.
11. Karate cũng giống như một túi nước nóng, nếu bạn không gia tăng nhiệt cho nó thì nó sẽ lạnh dần đi. Do đó, phải tập Karate thường xuyên nếu không mọi cái đã học sẽ trở nên vô nghĩa.
12. Đừng nghĩ rằng mình phải thắng mà hãy nghĩ rằng mình không được thất bại.
13. Chiến thắng phụ thuộc vào khả năng của bạn có nhìn ra được các chỗ sơ hở của đối phương hay tạo ra sự sơ hở của đối phương để tấn công hay không.
14. Hãy di chuyển theo đối thủ của mình
15. Hãy coi chân và tay của đối thủ như là những thanh kiếm sắc nhọn.
16. Ngay khi rời khỏi nhà để làm bất cứ việc gì hãy luôn nghĩ rằng có hàng triệu đối thủ đang muốn tấn công tiêu diệt bạn.
17. Đối với những người mới tập Karate thì nên tập đứng tấn thấp còn nếu ở trình độ cao hơn thì có thể đứng tự nhiên
18. Luyện tập Karate là một chuyện nhưng giao đấu Karate lại là chuyện khác.
19. Hỹa chú ý:
+ Lực ra đòn nặng hay nhẹ
+ Sự ra vào của cơ thể
+ Tốc độ ra đòn nhanh hay chậm
20. Phải luôn biết sáng tạo.
==> Mình tin nếu các bạn nào tuân thủ được các nguyên tắc nầy các bạn sẽ thành công trong quá trình rèn luyện > chúc các bạn thành công


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2009   #83
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.769
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Người võ sư mang karate đến Việt Nam

Bài 1: Cái đạo của võ học

Đạo lý của karate dựa trên lẽ sống cao thượng, tu dưỡng thân tâm, không hiếu chiến và thù hận.


Tôi biết về tổ sư Choji Suzuki thông qua người học trò của ông - võ sư Nguyễn Văn Dũng, cán bộ phụ trách văn-thể-mỹ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên-Huế, nguyên Trưởng tràng hệ phái Suzucho Karatedo Việt Nam.

Bằng giọng Huế nhỏ nhẹ, ông Dũng nói về “cái đạo” trong võ học: “Lúc đầu tôi học võ là để đi trả thù. Tôi nhớ mãi hình ảnh một đám côn đồ vây đánh thầy giáo dạy văn của tôi trước sự bất lực vì yếu ớt của mình. Tôi tìm đến võ thuật với ý đồ như vậy. Nhưng càng học karate với thầy Suzuki thì những ý niệm đó trong tôi biến mất. Karate không còn là một thứ võ công thông thường, nó đã nâng lên thành đạo. Đạo của một người quân tử. Đạo lý của karate dựa trên lẽ sống cao thượng, tu dưỡng thân tâm, tôn trọng đối phương như tôn trọng chính mình, hoàn toàn phủ nhận bạo lực, không hiếu chiến và thù hận. Vì vậy, một võ sĩ karate chân chính không bao giờ tấn công trước (karate no go sen) mà chủ yếu là hóa giải để tự vệ. Do tính chất đặc trưng của môn võ, phản công cũng là tấn công nên thường dễ xảy ra thương vong. Do đó, các thế hệ học trò trong hệ phái đều được giáo huấn bằng những luật lệ rất khắt khe để hạn chế điều này”.


Đi tập kết không thành

Cuộc đời võ nghiệp của võ sư Choji Suzuki gắn với nhiều huyền thoại. Trong thế chiến thứ II, một tàu chiến của Nhật bị chìm trên biển Thái Bình Dương. Một người lính sau nhiều ngày lênh đênh trên biển với tấm ván nhỏ được một tàu cá cứu sống. Sau đó, ông lưu lạc sang Trung Quốc, đến Malaysia rồi tới Việt Nam. Tài sản mang theo là môn karatedo từ xứ hoa anh đào truyền bá vào Việt Nam.

Theo tài liệu của hệ phái Suzucho Karatedo Việt Nam ghi lại thì võ sư Choji Suzuki sinh ngày 10-6-1919 tại Kasagami, thành phố Tatajo, tỉnh Miyagi thuộc phía bắc Nhật Bản. Ông là anh cả của gia đình có bốn người con thuộc dòng họ Suzuki.

Ông đến với võ thuật từ lúc tám tuổi và được một thiền sư trong vùng chỉ giáo. Ông học cả jodo và karatedo. Năm 19 tuổi, cũng như bao chàng trai trẻ khác, ông tìm đến thủ đô Tokyo tráng lệ để mưu sinh và lập nghiệp. Năm 21 tuổi, ông bị động viên và gia nhập quân đội Thiên Hoàng. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh vào năm 1945, với tinh thần của một võ sĩ đạo và yêu lẽ phải, ông đã ở lại Việt Nam và tham gia mặt trận Việt Minh. Trong kháng chiến chống Pháp, Suzuki mang tên Việt là Phan Văn Phúc. Cùng với nhiều người Nhật tham gia kháng chiến, ông lấy tên chung cho mọi người là “Người Việt Nam mới”.

Theo võ sư Nguyễn Văn Dũng, vào khoảng năm 1949, từ mặt trận liên khu IV, thầy Suzuki được thuyên chuyển vào công tác tại mặt trận Liên khu V với nhiệm vụ sản xuất dụng cụ y tế. Cơ sở đặt tại chợ Chùa (Quảng Ngãi). Mỗi tháng đều đặn đúng ba lần thầy dẫn đoàn nhân công vận chuyển dụng cụ y tế vào vùng giải phóng. Ngoài ra, thầy còn dạy võ cho các du kích quân.

Sau hiệp định Giơnevơ, ông cũng ở trong đoàn quân tập kết ra Bắc. Nhưng do đi trễ và đi bằng ghe bầu nên ra đến Huế thì bị chặn lại. Trên ghe là hai bao gạo và ba bao tời sọc xanh tín phiếu bạc của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thế là ông bị bắt vào Ty cảnh sát. Từ đó, ông bị buộc phải dạy võ cho cảnh sát ở đây. Sau năm 1975, cũng vì chuyện này mà ông phải đi tập trung học tập chín tháng ở Thủ Đức.

Võ đường đầu tiên

Trước đó, vào những năm 1954, nhận lời mời của một người bạn, thầy Suzuki đã dọn về Huế để sinh sống. Võ đường đầu tiên cũng là nhà của ông tại 8 Võ Tánh (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), Huế. Gọi là võ đường nhưng đó chỉ là căn nhà ống có chiều ngang hơn sáu mét, dài hơn ba chục mét. Đây là võ đường đầu tiên của karate Việt Nam.

Do bận công việc nên những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ ông mới về võ đường. Đó là những ngày võ đường rộn ràng như ngày hội. Gặp ông, bọn đệ tử choai choai sợ xanh mặt. Trước lúc ra sân, bao giờ ông cũng liếc qua một vòng xem có đệ tử nào tóc dài, móng tay nhọn, võ phục nhàu nát, dơ dáy... Thế là bài lễ được thầy đem ra giảng trước, sau đó mới chỉ thế phân đòn cho các môn sinh.

Trên bàn thờ của thầy Suzuki tại võ đường Nghĩa Dũng, chiếc đèn thờ lúc nào cũng tỏa sáng, hoa trái mới tinh tươm. Việc tôn sư trọng đạo trong võ học được đặt lên hàng đầu. Nó còn là công cụ giáo dục cho các môn đệ tưởng nhớ người thầy dạy dỗ mình.

Ông Dũng nói tiếp, hồi đó vì nghe theo kẻ xấu, trong đám học trò của thầy Suzuki có một người phản thầy và có ý định hại thầy. Biết được chuyện, bọn học trò định tập trung lại xử tên nghịch đồ này nhưng thầy đứng ra ngăn cản. Thầy bảo: “Trị thì dễ, bao dung, tha thứ mới khó. Các con không được vọng động. Hãy để người học trò ấy tự phán xét”.

Hơn 30 năm chung sống tại Việt Nam, với những biến cố thăng trầm của lịch sử, võ sư Choji Suzuki coi Việt Nam như quê hương thứ hai của mình. Năm 1978, ông hồi hương về Nhật, tiếp tục nghiên cứu võ học và chỉ đạo sự phát triển của hệ phái. Ông có ba người con mang dòng máu Việt - Nhật. Các con ông đều lấy tên theo quê mẹ, đó là: Ngọc Mỹ (Michico), Minh Đức (Tokuo) và Minh Ý (Eiji). Bên cạnh võ công, cuộc đời của vị võ sư tài hoa này luôn có những khuôn mặt phụ nữ khả ái. Nếu như cuộc đời của ông bất trắc bao nhiêu thì trong tình yêu ông được đền bù xứng đáng bấy nhiêu.


theo báo pháp luật


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2009   #84
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.769
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Người võ sư mang karate đến Việt Nam (tiếp )

Bài 2: Tổ sư Suzuki và hai người vợ

Ông là người đào hoa nhưng sống trọn tình trọn nghĩa.

Một môn đệ khác của tổ sư Choji Suzuki là ông Lê Thành Tự - Phó Giám đốc Sở Thể dục thể thao Quảng Nam. Gặp ông hôm về dự giải bóng đá huyện Thăng Bình (Quảng Nam), tôi kinh ngạc về thể lực dẻo dai nơi người đàn ông nhỏ thó, tóc hoa râm đã ngoài 50 tuổi này. Giữa trưa nắng chang chang trên cồn cát cháy bên ngoài sân vận động, ông sải bước thoăn thoắt không biết mệt.

Buổi trưa ngồi lại với nhau tôi mới biết ông là huấn luyện viên karatedo có đẳng cấp khá cao, thọ giáo võ sư Choji Suzuki vào năm 1968 ở Huế.

Người vợ Quảng Nam

Đang vui chuyện, ông Tự tiết lộ: “Năm nào cũng vậy, cứ mồng 6 Tết là bọn mình ra thôn Bình Nguyên (Thăng Bình) để đám giỗ thầy. Ông có người vợ ngoài ấy tên là Bảy. Sinh thời ông là người đào hoa lắm, có đến mấy bà lận!”.

Dù ông Tự đã chỉ rõ, nhà bà Bảy nằm sát bên mép quốc lộ 1A, bên cạnh cây xăng Bình Nguyên nhưng phải năm lần bảy lượt tôi mới tìm thấy. Căn nhà ngói ba gian đã ngả màu, lẩn khuất sau lũy tre khá cũ kỹ. Bà Bảy đang lui cui trong bếp làm bữa cơm cúng đứa con trai vừa mới qua đời. Thấy khách lạ, bà vội đi lấy nước mời, rồi hỏi: “Con đi đâu mà nắng dữ rứa?”.

Biết tôi có ý định hỏi về võ sư Choji Suzuki - chồng của bà, khuôn mặt bà chợt chùng xuống, đăm chiêu. Vội vã kéo vạt áo lau giọt nước mắt chảy dài trên đôi gò má gầy gò, bà nói: “Hết! Thôi hết rồi con ơi. Đứa con trai của bác nó cũng theo ổng về bên kia núi rồi. Nó từ Nhật về thăm mẹ, vừa xây nhà xong cho vợ nó. Nó nói sang năm sẽ về làm lại nhà cho mẹ. Nó ngủ trưa và không bao giờ dậy được nữa vì bị tai biến. Hôm đó là mồng 6 tháng Chạp năm 2006”. Chiếc bàn thờ anh Phan Văn Minh Anh đặt cạnh bàn thờ cha. Hai cha con anh có khuôn mặt tròn trịa giống hệt nhau.

Vào giữa năm 1957, cô gái Dương Thị Bảy lúc này đã 21 tuổi, đẹp gái nổi tiếng trong vùng. Bị ép gả cho một chàng trai trong làng, cô nói: “Đừng có hòng, tao không ưng!” và một mình khăn gói ra đi. Duyên phận đẩy đưa bà thành người bán hàng quán trước Ty Cảnh sát (bây giờ là trụ sở Công an Huế) và lọt vào mắt của võ sư Suzuki. Bấy giờ ông là thầy dạy võ cho cảnh sát với cái tên ghép là Phan Văn Phúc - Suzuki. “Rồi từ đó ổng đến uống nước và cứ nhìn tao miết! Ổng biết tiếng Việt lơ lớ. Tao tên Bảy mà ổng gọi là “Bẩy”, em mà ổng cứ bảo là “êm”. Nhưng tao hiểu tình cảm của ổng” - bà Bảy nói.

“Ổng tán tỉnh gần nửa năm trời tao mới ưng. Tao đẹp chứ có xấu xí chi mô. Trai tài gái sắc gặp nhau cũng phải. Đâu phải như con gái bây chừ, nó làm rẹt rẹt” - bà Bảy tâm sự. Hai người đưa nhau về nhà số 8 đường Võ Tánh sinh sống. Đây là võ đường của ông Suzuki vừa mới được thành lập. Bà Bảy thổn thức: “Ông sống hiền từ, nhân hậu lắm. Yêu thương học trò, bạn bè hết mực nhưng cũng cực kỳ nghiêm khắc trong công việc”.

Và bà vợ gốc Bình Định

Hai người sống với nhau chừng hơn ba năm. Một bữa, có người đàn bà nói giọng miền Nam đột ngột vào nhà. Bà Bảy như chết lặng khi biết đây là bà vợ đầu của ông Suzuki, tên là Nguyễn Thị Minh Lệ, người gốc Bình Định. Hai người quen nhau từ thời ông còn là du kích. Lúc đó bà Bảy đang có thai anh Phan Văn Minh Anh, người vừa mất để lại đứa con dâu và năm đứa cháu nội bên Nhật.

Bà Lệ cũng đau đớn nhưng bình tĩnh xử sự: “Thôi, con gái lỡ dại!”. Và họ dọn về sống chung trong căn nhà khá êm ấm.

Ba năm sau, bà Bảy dọn về Thăng Bình để chăm sóc cha mẹ già yếu và ở như vậy nuôi con. “Hồi tao mới về, bọn lính ngụy ở đồn sau nhà tối mô cũng mò xuống. Có mấy ông cấp úy, cấp tá tán tỉnh miết không được rồi hù dọa tao. Tao cũng đâu có thèm ưng”. Bà ở như vậy hơn 50 năm qua để thờ chồng nuôi con.

Lục tìm trong đống đổ nát ở cái thùng giấy trong nhà, bà Bảy đưa bức thư của bà Lệ gởi về từ Tokyo. Bức thư tay khá cũ kỹ viết bằng mực xanh báo tin ông chồng Choji Suzuki đã qua đời lúc 16 giờ ngày 6-2-1995 tại Kasagami - Nhật Bản.

Trong thư, bà Lệ căn dặn bà Bảy: “Con cái có gởi tiền về, em hãy ăn uống, tẩm bổ, đừng có hà tiện... tuổi già nhớ giữ gìn sức khỏe. Nhớ may áo quần cho tươm tất khi ăn mặc ra đường”. Bà Bảy chép miệng: “Chị ấy tốt lắm! Thương người lắm, ít ai được như rứa”. Bà còn nói thêm: “Ổng còn mấy bà nữa lận! Nghe nói ở Huế hay Sài Gòn gì đó mà không có con”.

Năm 1977, ông về Nhật. Ông nhắn lại, do giấy tờ từ bên Nhật gởi qua gấp quá nên chỉ kịp điện thoại báo tin. Ông dặn bà ở lại cố gắng làm ăn, ông sẽ gởi tiền về giúp đỡ. Năm 1993, ông bảo lãnh Minh Anh và bà qua Nhật nhưng bà cương quyết không đi vì muốn ở lại quê nhà. “Qua bên nớ, hàng xóm, láng giềng có gần gũi như ở bên mình đâu. Con cái hắn đi làm miết, tuổi già mà như rứa ai chịu nổi. Giờ thì thằng Minh Anh cũng mất, mai mốt rồi bà cũng ra đi. Hương khói gởi lại cho con cháu, tất cả rồi cũng về hư không thôi...” giọng bà Bảy buồn tênh giữa trưa gắt nắng.

Theo Báo Pháp luật


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2009   #85
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.769
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Mas Oyama kết thúc một huyền thoại.

Thật khó tin nhưng một truyền thuyết sống động không còn ở giữa chúng ta. Người học trò của vị võ sư khả kính Gichin Funakoshi đã trở thành bất tử, dù ngày 26 tháng 4 năm 1994 ông đã bị bệnh ung thu phổi quật ngã… và giờ đậy tồn tại một khoảng trống không bao giờ lắp đầy được.

Ông ra đi rất vội vã, chỉ một tháng sau khi phát hiện bệnh tình. Vào cuối đời, Oyama tham gia công việc điều hành Kyokushin và những ngày sau cùng trong đời, ông không muốn gặp gỡ ai, có lẽ ông muốn người đời lưu giữ hình ảnh hào hùng của ông, chứ không muốn người ta thấy ông trong tình trạng đau yếu.

Vượt quá sức tưởng tượng, vào cái thời kì sung sức nhất, điều không thể chối cãi, ông là người mạnh nhất về môn Karate, có thể thực hiện được những võ công không tưởng tượng nổi. Thời trai trẻ, ông tự vào núi ẩn cư để thiền định và luyện tập thân thể đạt đến trình độ thượng thừa. Trong thời gian này nếu không có sẵn mục tiêu để đấm thì các cậy gần nhất trở thành mục tiêu tấn công của ông. Ông trau rồi kỹ thuật công phá bằng cách đập vỡ những tảng đá. Ông luyện tập cuồng nhiệt 12h mỗi ngày, xen kẽ với những buổi nhập định dài.

Cuộc đời của ông giống như những sản phẩm tưởng tượng ngoại hạng, nhưng tất cả đều là sự thật. Nếu một quyển sách như vậy được xuất bản như loại truyện hư cấu, thì rất có thể không được chấp nhận vì quá xa sự thực. Không ai có thể sống vượt qua những sự kiện này. Xin lược kể : Năm 17 tuổi, ông đã đạt đệ nhị đẳng huyền đai Karate . Khi vào quân đội năm 20 tuổi, ông mang đệ tứ đẳng Karate và Judo . Năm 1974, sau khi hạ sơn, ông đoạt giải vô địch Karate Nhật bản, được tổ chức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cú chém ( Tame shiwari ) của ông quả là kinh hoàng : ông chặt vỡ 2 viên gạch một lần, chặt đứt cổ chai bằng cạnh bàn tay, đập nát 30 tấm ngói.

Ông khai sinh khái niệm về các cuộc tranh tài 100 người: 50 đối thủ hôm nay và 50 mươi đối thủ hôm sau. Về sau ông đã sửa đổi lại thành 100 đối thủ trong 1 ngày. Nói chung chỉ có 9 người trong 35 năm qua đủ sức chịu đựng các cuộc tranh tài ghê gớm này, trong số đó chỉ có 4 người vượt qua được cuộc đấu 100 trận một ngày. ấy vậy mà 0yama đã thực hiện 100 trận mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp, rồi quay lại vòng hai ở ngày thứ tư, tiếc thay không sao tìm đủ đối thủ đủ sức, hay dám đương đầu với ông.

Để tìm ra một phương thức phát huy toàn lực, ông đã bắt đầu đánh bò mộng, và do đó đã tình cờ tìm ra một nối quảng cáo đáng giá cho môn phái Karate. Chỉ một cú chặt (shuto), ông đã đánh gãy sừng con bò mộng đầu tiên, rồi ôm ghì lấy con bò, và kết liễu mạng sống của nó bằng những cú đấm thôi sơn vào mạng sườn. Khi bò được làm thịt chia cho người nghèo, một số thịt không dùng được vì quá bần dập. Tính chung, ông đã hạ gục 52 con bò với nhiều tình tiết và kết cục khác nhau.

Năm 1952, Oyama du hành sang Hoa Kỳ để chứng minh năng lực và sức mạnh môn Karate của mình trong hơn 200 lần trổ tài chặt và đấm. Kể chung ông đã đấu với 270 người thách thức, bao gồm võ sĩ quyền anh, đô vật, bất cứ ai cảm thấy mình có thể đánh bại oyama. Chẳng những ông thắng mọi cuộc đấu, mà hơn nữa chẳng có cuộc đấu nào kéo dài quá 3 phút. Trình độ võ thuật của ông đã đạt đến mức thượng thừa. Vừa dút tiếng chuông ông đã di chuyển thân pháp chớp nhoáng và làm tê liệt đối thủ bằng toàn bộ thủ pháp và cước pháp liên hoàn. Chưởng pháp mạnh đến nỗi thường kết thúc trận đấu trong vài giây. Nếu ông ta đánh đúng cạnh sương bạn thế nào cũng có vài sương sườn bị gãy. Nếu bạn cố khoá tạy anh ta, bạn sẽ bị gãy luôn. Không một ai đủ sức chịu đựng trận đòn mà ông ta giáng xuống.

Tức tối vì các võ sĩ Karate Nhật bị võ sĩ quyền Thái hạ, ông du hành một vòng xuống Đông Nam á để chuộc lại danh dự cho Nhật, và đã thắng mọi trận đấu, ngay cả với một võ sĩ vô địch hạng nặng Thái Lan.
Như tôi đã nói nếu quyển sách về cuộc đời ông được dùng làm kịch bản điện ảnh, thì cuốn phim sẽ có vẻ quá ư cường điệu, thậm chí đối với các tiêu chuẩn, phim đấm đá. Vậy làm sao ông có thể thực hiện được với những kì tích này?

Sự thành tựu của ông dựa trên 2 yếu tố: luyện tập cật lực và thái độ tinh thần thể hiện trong triết lý tối thượng của Kyokushin. Chân lý đó là gì ? “ Kyokushin không bao giờ bỏ cuộc ”. Mới nghe qua chỉ là một lời tuyên bố đơn giản , nhưng nó chứa đựng khả năng phi thường nếu thực sự được áp dụng vào tập luyện và cuộc sống hàng ngày.

Cách đây hơn 20 năm, Shihan John Taylor đã khắc sâu nơi tôi hiệu năng của triết lý này. Hồi đó tôi được bạn bè gọi đùa là “sinh viên lão ”, và tôi cảm thấy đầu óc tôi không lưu trữ được lâu bất cứ thứ gì, trí nhớ tôi kém. Tôi đã thực sự chịu nhớ Oyama, vì triết lý của ông có tác dụng tốt trong cuộc sống. Tôi cũng như bất cứ ai trên cõi đời này, cũng phải đối phó với những vấn đề nhức nhối, tưởng chừng không thể vượt qua được. Trong ký ức tôi, trong quá khứ và trong hiện tại, luôn luôn vang dội câu : Kyokushin không bao giờ bỏ cuộc ”Câu này cũng có thể biến đổi thành : “ Không có gì mà không thể khắc phục được ”.

Con người Oyama còn có một khía cạnh khác, vừa khả ái vừa nhã nhặn. Sau mỗi trận đấu, truyền thống Kyokushin-phi có một buổi “ tiếp tân giã từ ”. Chính Oyama hai vợ ông – bà Chiyoko – luôn luôn tham giự, nhưng họ ở lại không lâu. Điều này còn có thể khiến người ta hiểu lầm là một tục lệ phản lại thói quen của xã hội, nhưng sự thực thì ngược lại. Oyama cảm thây rằng sự hiện diện của mình khiến cho đệ tử và thân hữu không được thoải mái, do đó ông về sớm để mội người được thỏa thuê khỏi phải câu nệ. Về tương lai…?

Sau khi ông mất sự tình sẽ ra sao? Ông đã lưu lại đằng sau một tổ chức rộng lớn không thể tưởng tượng, theo dự đoán có trên 10 triệu hội viên thuộc 120 quốc gia, và trong mọi quốc gia đều có một thủ lĩnh. Và ông đã trao quyền lãnh đạo tổ chức cho Akiyoshi Matsui, được bổ nhiệm vào năm mới 31 tuổi điều này có thể khiến nhiều võ sư lão thành trong Kyokushin nhăn mặt. Matsui quả sứng đáng với sự uỷ nhiệm trong chức vụ này. Anh đoạt giải vô địch Oyama thế giới mở rộng tại Nhật, anh là môt trong số 4 người vượt qua được cuộc đấu 100 trận trong một ngày, có bằng cao học kinh tế ĐH Chuo, và là một người thông minh nhạy bén, còn võ nghệ Karate thì ngoại hạng dù vẫn còn trẻ và đây cũng là tin vui cho võ đường Aussie Kyokushin, anh cũng đã sang Úc và nhận được nhiều thiện cảm.

Phải chăng đây là đoạn kết của quyển sách về Mas Oyama ? Nếu tôi là tác giả câu chuyện huyền thoại này, tôi sẽ phải kết thúc bằng một trong hai cách: cách tốt đẹp nhất là cho một đoạn kết tốt đẹp. Trong đó tất cả võ sinh, huấn luyện viên và võ sư của hệ phái Kyokushin Karate đều đứng đằng sau chưởng môn Matsui. Tổ chức vẫn ổn định và phát triển bình thường, trung thành với chủ chương và sự nghiệp của Oyama. Sau cùng thì chính Oyama đã bổ nhiệm Matsui vào chức vụ chưởng môn. Bơm một luồng máu trẻ trung vào tổ chức có thể là một lợi khí cho Koykushin Karate dẫn đến những mục tiêu mới. Đặt quyền bính vào một tay thanh niên có thể tránh né được những tranh giành chính trị của giới già. Theo tôi, Matsui hội đủ nhiều đức tính tinh thần và thể lực của Oyama. Có thể đây thực sự là một sự bổ nhiệm khôn khéo.
Nếu giàu tưởng tượng hơn một chút nữa, tôi có thể xem Matsui như là đích tử mà Oyama không hề có. Ông Goyen Yamaguchi có thể trao tay lái lại cho em trai mình – Goshi – còn Oyama thì đáng buồn vì không có người thừa kế.

Tuy nhiên còn có một lối kết thúc câu chuyện khác hẳn. Trong đó, Matsui chỉ được một số người trên thế giới ủng hộ mà thôi, họ cảm thấy khoảng trống do Oyama để lại và có thể tìm các điểm tựa khác. Có lẽ các võ sư ở Tokyo đã chĩa mũi ra ngoài rồi. Ai biết được các âm mưu có thể đã hình thành hiện nay ? Cũng có thể lòng tin đã lung nay và một số các quốc gia rút ra khỏi tổ chức. Cũng có thể là một số quốc gia sẽ tổ chức lại và lập thành những môn phái mới. Và sau cùng các âm mưu có thể dẫn đến sự cuồng nộ của một số hội viên Kyokushin.

Nhưng nay tôi sẽ kết luận bằng cách sau: Ông Oyama đã sáng lập môn phái võ công độc đáo – môn Kyokushin Karate – và xây dựng thành tổ chức hùng mạnh nhất trên thế giới. Có lẽ ông ta đã chẳng hề buồn lòng khi nghĩ rằng nếu không có ông lãnh đạo tổ chức này, thì nó sẽ chẳng tồn tại nổi.

Thậm chí ác độc hơn khi cho rằng : “ Việc bổ nhiệm Matsui nằm trong ước muốn của người chiến sĩ già muốn chôn vùi sự nghiệp luôn với bản thân mình. Có lẽ nào ông lại muốn gieo mầm chia rẽ và tuyệt vọng vào tương lai ?”

Dĩ nhiên là không. Giả thuyết ấy thật buồn cười quá.


hết


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2009   #86
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.769
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Cô gái vàng Karate VN: ‘Con gái hiền dịu hơn khi học võ’

Mê bóng đá đến mức từng cắt tóc như con trai, giấu gia đình hàng ngày đạp xe gần 20 km để học nghiệp “quần đùi áo số”, nhưng cơ duyên với võ thuật ập đến đã đưa cô gái xinh xắn Hải Yến sang một lối rẽ mới.

Hải Yến nhận HC vàng kumite. Ảnh: Doãn Mạnh.

Hai HC vàng liên tiếp trong hai kỳ SEA Games gần đây, trải nhiều cuộc thi đấu cả trong nước lẫn quốc tế, nhưng Hải Yến vẫn còn nhí nhảnh hơn cái tuổi 24 khi trò chuyện với phóng viên VnExpress tại Thái Lan.

Con đường đưa cô đến với võ thuật bắt đầu từ món cơm rang “cực ngon của mẹ”. Nhà Yến gần Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I (Nhổn, Hà Nội) bán hàng cơm. Vì kết món cơm mẹ cô nấu mà HLV Lê Công thường xuyên qua ăn rồi quen thân với gia đình. Thấy Yến có tố chất, ông “xúi” bố mẹ cho cô theo nghiệp võ.

Tuy nhiên, lúc ấy “tiểu thư út” lại chỉ thích bóng đá. Những buổi không phải đi học văn hoá là Yến lại trốn nhà, đạp xe lên tận trung tâm huấn luyện bóng đá nữ ở quận Ba Đình để học. Có hồi cô còn cắt tóc ngắn như con trai cho tiện việc tập luyện, bố mẹ và các anh khuyên răn mấy cũng không được.

Nhưng rồi, một biến cố lớn xảy đến. Bố cô qua đời. Hải Yến từ đó quyết định chia tay bóng đá - điều mà người cưng chiều cô nhất nhà khi còn sống luôn muốn thế. Một thời gian sau, khoảng đầu tháng 5/2000, Yến theo học võ của thày Lê Công - người từ lâu đã coi cô như con gái trong nhà - như một cách để khuây khoả.

Bước đầu nhập môn karate Hải Yến gặp không ít trở ngại, có lúc tưởng không vượt qua nổi. Cô vốn mắc bệnh hen suyễn và viêm phổi, nên nhiều khi kiệt sức bị ngất ngay trên sàn đấu. Phải nhờ đến nguồn động viên lớn lao từ gia đình và thày Lê Công, cô mới thôi ý định từ bỏ võ thuật vì nỗi tự ti về sức khoẻ. Nhờ tích cực chạy chữa, một thời gian sau, bệnh tình cũng dần biến mất. “Cô nhóc” từ đó gặt hái được liên tiếp những thành công, mà trước hết là chức vô địch ở kỳ SEA Games đầu tiên tham dự cách đây hai năm.

Nhưng đó không phải là tất cả những gì Hải Yến có được từ võ thuật. “Khi nhắc đến con gái học võ, nhiều người cứ nghĩ đó phải là cái gì ghê gớm lắm. Nhưng thực ra không phải vậy. Từ khi theo nghiệp này, tôi thấy mình hiền đi rất nhiều, lại biết biết suy nghĩ chín chắn hơn trước nữa. Học võ cũng có nghĩa là học đạo mà”, Yến tự hào tâm sự.

Rồi hào hứng, cô kể “lấn” luôn sang cả chuyện tình cảm với người đồng đội Phạm Hoài Long. “Hai đứa yêu nhau sang đến nay là năm thứ ba rồi. Trước đây, cả hai chơi với nhau rất thân trong hội ba người với Vũ Thị Nguyệt Ánh (thi đấu ở hạng cân dưới 48 kg). Khi đó, đứa nào cũng thề là sẽ không yêu dân thể thao. Nên, phải sau… ba lần anh ấy tỏ tình tôi mới đồng ý”, Yến tươi cười tiết lộ.

Tại SEA Games năm nay, lẽ ra Hoài Long cũng có thể giành HC vàng. Nhưng khi đánh chung kết, do đối thủ người Malaysia cố tình ăn vạ mà võ sĩ sinh năm 1982 của chúng ta bị xử thua, lỡ cơ hội vô địch. Tuy nhiên, Hoài Long chắc chắn sẽ sớm vượt qua nỗi tiếc nuối này vì người yêu Hải Yến của anh quan niệm: “Tình yêu mang lại cho chúng tôi thêm nghị lực trong cả cuộc sống lẫn sự nghiệp”.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2009   #87
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.769
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
những nguyên lý cơ bản của karate do ( phần cuối )

KARATE-DO - KHÔNG THỦ ĐẠO

A - OKINAWATE - ĐÔI NÉT CHẤM PHÁ

Vào thế kỷ 19, quần đảo Okinawa sát nhập vào Nhật Bản. Thời điểm này đã xuất hiện ba nhân vật Không Thủ Thuật (Karate) nổi tiếng vượt hẳn khỏi tước vị Sư Phạm (Shihan) và Quyền Thánh. Các thầy đã phát triển Okinawate, đặt những nền tảng đầu tiên cho các hệ phái Karate sau này. Đó là :
(1) - Sáng tổ Higaoshionno Kanryo (1855 - 1915) phát triển Okinawate tại Naha với trường phái Shorei Ryu (Chiêu Linh Phái).
(2) - Sáng tổ Yatsusune Itosu Anko (1830 - 1916) phát triển Okinawate tại Shuri với trường phái Shorinji Ryu (Thiếu Lâm Phái) - Thầy Anko chính là thầy của Gichin Funakoshi Shihan (người khai sáng Karate hiện đại Shoto Ryu).
(3) - Sáng tổ Kosaku Matsumora (1829 - 1898)phát triển Okinawate tại Tomari.

Naha, Shuri & Tomari là 3 địa danh được xem như cái nôi của Okinawa Karate... và Không Thủ Thuật ở 3 nơi này được biết đến với 3 danh xưng Naha-te, Shuri-te & Tomari-te.

Phần I
Okinawa, cái nôi của thuật chiến đấu tay không

Tỉnh Okinawa nằm ở cực nam quần dảo Nhật Bản. Khí hậu bán nhiệt đới và nhiều hòn đảo có san hô vây bọc dưới một vùng biển xinh đẹp. Karate ra đời tại đây, rồi về sau lan truyền khắp thế giới, với số môn sinh ngày nay khoang 30 triệu.

Thời cổ Okinawa có tên là Ryukyu (Lưu Cầu). Nó trở thành một vương quốc độc lập vào đầu thế kỷ 15 và phồn thịnh nhờ giao thương với Nhật Bản, Trung Quốc, và các nước láng giềng khác. Việc giao thương với Đông á đã kích thích sự phát triển của một soos bộ môn võ nghệ ở Okinawa.

Võ thuật tiến hóa một cách độc đáo ở quần đảo này vì những phát triển dị thường của lịch sử trong suốt một thời kỳ dài khoảng 400 năm. Trong nhiều thế kỷ, người dân đảo này không được phép cất giữ vũ khí, vì thế họ tự về bằng những kỹ thuật tay không, chỉ dùng thân thể hoặc những kỹ năng võ thuật cổ xưa dùng những dụng cụ thô sơ làm vũ khí.

Khi vương quốc được thống nhất vào hậu bán thế kỷ thứ 15, nhà vua tước đoạt toàn bộ vũ khí của các thủ lãnh địa phương và tùy tùng của họ để đề phòng hậu loạn. Rồi đến đầu thế kỷ 17, dòng hộ Shimazu của vùng Satsuma (nay là tỉnh Kagoshima) chinh phục Ryukyu. Vương quốc vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng tất cả đảo dân đều bị cấm dùng vũ khí.

Tuy nhiên qua nhiều thế kỷ, Karate và những môn võ thuật cổ xưa dùng vũ khí thô sơ vẫn được các bậc thầy bí truyền cho các đệ tử. Về sau, Okinawa trở thành một tỉnh của Nhật vào năm 1879. Chẳng bao lâu sau, Karate đã được giảng dạy tại các trường học ở Okinawa và được nhiều đảo dân tập luyện. Từ năm 1920, Karate lan truyền đến nhiều vùng khác của Nhật Bản, rồi ra khắp thế giới. Tại Okinawa ngày nay, tất cả mọi trường phổ thông cấp ba và một số trường cấp hai đề có môn Karate trong chương trình giáo giục thể dục thể thao. Okinawa có hơn 250 võ đường karate khác nhau dạy nhiều chi phái khác nhau. Khoảng một phần ba số nam giới ở Okinawa đã từng tập luyện Karate.




Huấn luyện cách sử dụng các vũ khí làm từ những dụng cụ bình thường như cái vồ, cái chai hay ống khóa. Để tiếp thu được nghệ thuật này, không những các môn sinh phải tập luyện các bài quyền Kata, mà còn phải rèn luyện cơ bắp cho cứng cáp, nếu không thì không thể thực hành các bài quyền cho ra hồn được. Chủ nhân của võ đường Jundokan, võ sư Miyazato Eiichi, cho biết các môn sinh Karate học được nhiều qua việc luyện tập các bài quyền Kata. Võ sư Miyazato không cảm thấy hài lòng về việc một số người học Karate chỉ với mục đích thi đaaus và giành thắng lợi. " Nếu bạn tập trung luyện tập các bài quyền Kata, bạn sẽ tiếp tục luyện tập Karate suốt đời. Mục tiêu tối hậu của Karate là để tự vệ, vì thế, nếu bạn chỉ nghĩ đến việc thắng bại, bạn sẽ không thể nào hiểu được ý nghĩa đích thực của các bài quyền Kata ". Sự quyến rũ của Okinawa, cái nôi của Karate, khiến người nước ngoài thường nô nức kéo đến đây để học tập. Chúng tôi được xem võ sư Miyazato đang truyền thụ võ nghệ cho một môn sinh người Canada trông rất say mê rèn luyện môn Karate truyền thống này.

Karate và những kỹ thuật võ nghệ cổ truyền khác được những người dân Okinawa yêu chuộng hòa bình tự hào về truyền thống võ thuật của mình tạo ra. Vì Karate đã trở thành một môn thể thao phổ biến thu hút ngày càng nhiều người yêu thích trên thế giới, người Okinawa ngày nay mong rằng những người mến mộ khắp nơi hãy để tâm vào tinh thần karate thực sự và thực hành các kỹ thuật Okinawa truyền thống

Phần II
Văn hóa và đạo đức Karatedo

Một nắm đấm hay một cú đá của một võ sinh Không Thủ Đạo (Karate-ka) khi tung ra có một sức tàn phá rất tàn khốc và dễ dàng gây thương vong cho đối phương. Thầy Gichin Funakoshi đã nói : "Trong Karate không có kỹ thuật tấn công ". Vì vậy nguyên tắc chính trong việc hướng dẫn văn hóa đạo đức của Không Thủ Đạo là không cho phép một người biết Không Thủ Đạo gây thương tích hoặc tấn công đối phương trước, trừ khi bị tấn công trước hay bị dồn vào chỗ bế tắc. Tuy nhiên chiều hướng giải quyết chính trong những trường hợp này vẫn chỉ là hóa giải và luôn luôn trong tư thế tự vệ. Không Thủ Đạo không đơn thuần chỉ là những kỹ thuật đấm đá mà nó bao gồm cả quá trình tu tập tinh thần song song với rèn luyện thể xác đã được nung đúc trên nền tảng là triết lý nhà Phật (Bukyo), Thần Đạo (Shinto) và Võ Đạo (Budo). Trong đó tâm thế đạo đức Phật giáo là yếu tố tinh thần, còn Thần Đạo và Võ Đạo là yếu tố hành vi ứng xử trong cuộc sống xã hội.

Chữ Do của Karate-do có nghĩa ở đây là Đạo - là con đường dẫn dắt chúng ta đến chân lý để hiểu thế nào là Chân Thiện Mỹ cũng như để giúp việc tu tập chất và tinh thần được hòa hợp.

Các võ sư Karate thường khuyên các đệ tử phải tu luyện sao cho có thể hội nhập được tinh thần và thể chất thành một khối thống nhất, không thể tách rời nhau. Mô hình ứng xử lý tưởng, theo các võ sư, phải là : " Bắt ý thức phải lệ thuộc vào thể chất ; còn thể chất phải tuân thủ sự chi phối của ý thức mình ". Một thành tố quan trọng của mô hình đó là phải tuân thủ những đức lệ mà mọi võ sinh phải rèn luyện thật dày công trong suốt cả cuộc đời hoặc trong từng chặng, mới hy vọng trở thành một võ sĩ cao thủ.Có nhiều phương pháp để rèn luyện, một trong những phương thức hữu hiệu nhất là chiêm nghiệm bản thân và cuộc sống qua các câu danh ngôn như :

- Không khắt khe, ta khó lòng sống sót. Không mềm mỏng, ta sẽ chẳng đáng sống ở đời.

- Vết thương bằng gươm giáo có thể lên da non, nhưng vết thương do sự hạ nhục gây ra, thì chẳng bao giờ thành sẹo.

- Người biết lượng thứ không phải là người ngu ngốc. Kẻ ngu ngốc thường là những kẻ chẳng hề biết tha thứ bao giờ.

- Kẻ nào dám cắn vào tay người vừa cho hắn ăn, kẻ đó tất sẽ liếm ngay đế giày đứa vừa chà đạp hắn.

- Đời ta là một cánh hoa. Ai mà biết lúc nào thì rã cánh ?



Phần III
Karatedo - Từ 'Điểm Chạm' đến "Các Bài Quyền Kata"


Karate có cả các thế tấn công và tự vệ. Các kỹ thuật tấn công gồm có đánh, đấm, và đá. Lại có những kỹ thuật phòng vệ tương ứng để đánh bạt những thế tấn công này. Một bài quyền Kata là sự kết hợp của chính những kỹ thuật này, để rồi đến lượt mình - những kỹ thuật ấy lại được thực hiện dựa trên những 'điểm chạm' nhất định. Qua bài viết này, các bạn sẽ có dịp hình dung từ những mảng đơn lẻ cho đến một hệ hoàn chỉnh của Karate.



B. Quan niệm phòng thủ trong Karate-do



Quan niệm phòng ngự của Karate không mang ý nghĩa thụ động, chờ đợi và chống chọi những trận tấn công của đối phư­ơng. Quan niệm vể phòng ngự của Karate đồng nghĩa với tấn công, để chặn đứng mọi cuộc tấn công khi đối phương mới bắt đầu. Giống như câu nói "Karate ni sente nashi" (Karate không tấn công trư­ớc), và thông qua tất cả những bài quyền, Karate đều bắt đầu bằng đòn đỡ. Tinh thần của Karate là không gây hấn", như­ng trong trường hợp phải bảo toàn thì phòng ngự sê trở thành những kỹ pháp quyết liệt. Qua 4 lư­u phái Karate có tổ chức lớn nhất (thường gọi là Tứ đại l­ưu phái) tại Nhật Bản, chúng ta sẽ hiều rõ hơn về những quan niệm và kỳ thuật phòng ngự của Karate.



SHOTOKAN - RYU (Tùng Đào quán lưu):


Trong Shotokan. "phòng ngự là tấn công, đỡ phải triệt để". Với quan niệm một đòn đỡ cũng là đòn tấn công. Kime (sự­ bộc phát năng lực ở cường độ cao nhất) đóng vai trò quyết định cho mọi đòn thế, Kime đ­ược kết hợp từ 2 yếu tố: tốc độ và sức mạnh. Tốc độ càng nhanh sức càng mạnh, Kime càng mãnh liệt. Từ 2 yếu tố của Kime, kỹ thuật đỡ của Shotokan chia ra 2 loại là hình thức nắm tay (quyền) và hình thức mở tay (khai thủ).

Tr­ường hợp đầu, kỹ thuật đỡ như­ phá vỡ đòn tấn công bằng tay hoặc chân của đối phư­ơng tung đến. Trọng sức mạnh hơn tốc độ. Trường hợp sau, vừa đỡ vừa xoay chuyển thân. Cần tốc độ hơn sức mạnh. Nói cách khác, hình thức đỡ bằng nắm tay là chặn đứng đòn tấn công của đối phư­ơng từ trực tiếp, lấy sức mạnh để đánh vỡ sức mạnh của đối phư­ơng. Hình thức mở tay, bằng cách xoay chuyển để tránh đỡ trực tiếp vào lực của đối phư­ơng hầu tạo thế có lợi cho đòn phản công ngay sau đó. Dù với hình thức nào, quan niệm đỡ đòn chia làm 2 loại sẽ giúp ngư­ời luyện tập khả năng hội đắc đ­ược kỹ thuật phòng ng­ự. Tuy nhiên, có nhữ­ng ý thức cần phải duy trì khi tập luyên kỹ thuật đỡ.

Hình thức nắm tay: cảm nhân chính xác đ­ường vận hành và hình trạng của kỹ thuật để phát huy sức mạnh tối hạn của lực học.

Hình thức mở tay: suy đoán đúng h­ướng lực của đối ph­ương cùng lúc hoàn thiện nghệ thuật chuyển thân, tạo tốc độ nhanh nhẹn và thời điểm phát huy kỹ thuật.

Những kỹ thuật cơ bản đ­ược tập luyện thư­ờng xuyên nh­ư Jodan age-uke, Chudan uchi-uke, Gedan-baral,.. bằng cách nắm tay võ sinh sẽ học cách phát lực hiệu quả, sự ­chuẩn xác ph­ương hướng. Sau đó tăng tốc độ và chuyển thân theo đòn tấn công của đối phương, những kỹ thuật trên biến đổi thành kỹ thuật mở tay. Điều này cũng áp dụng trong các bài quyền (kata) của Shotokan-ryu: quyền thức dành cho ng­ười nhập môn phần lớn là kỹ thuật nắm tay. Theo trình độ tăng tiến, quyền thức dành cho cấp cao sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật mở tay.

Lực phá hủy của Kime là một đặc trư­ng của Shotokan-ryu. Ngoài mặt lý luận, để phá vỡ đòn tấn công của đối phư­ơng còn có ph­ương pháp đoàn luyện vùng va chạm trong kỹ thuật đỡ (cánh bàn tay, cổ tay trong, ngoài vv..) đánh vào trụ rơm Maklwara.



WADO - RYU (Hòa Đạo lưu)



“Đòn đỡ luôn là điều kiện để tấn công". Điều này được nhấn mạnh một cách đặc bịêt. Trong Wado-ryu đòn đỡ sẽ không cần thiết nếu không vì mục đích tấn công. Đòn đỡ phải luôn là động tác d­ự bị để tấn công.

Nh­ư vây, đòn đỡ phải tràn đầy khí thế công kích. Và tùy theo đòn thế tấn công của đối ph­ương, nhữ­ng kỹ thuật như Nagashi (l­ưu nghĩa là trôi chảy). Inashi (vãng nghĩa là đi qua). Nori (thừa nghĩa là cưỡi lên) sẽ đư­ợc thực hiện. Đây là nhữ­ng kỹ thuật do l­ưu tổ của Wado-ryu, võ sư­ Otsuka Hironoki hội đắc từ Nhu thuật Yoshi- ryu (D­ương Thần lưu) kết hợp vào Karate.

Giống như một quả bầu nổi trôi trên mặt nư­ớc, nó không đối chọi với trìên sóng. Đỡ đòn cũng vậy, đỡ nương theo chiều tấn công của đối phương, không chống lại. Và rồi động tác xuôi theo chiều tấn công sẽ trở thành đòn phản công. Khi 10 phần công lự­c của đối phương tung đến. Bằng những kỹ thuật thích ứng của Nagashi, lnashi, Nori, l­ực của đối ph­ương sẽ bị triệt thoái xuống 9,8,7.. Ngay lúc đó ta sẽ phản công đối phư­ơng đủ 10 phần công lự­c. Điều quan trọng hơn nữa là kỹ thuật của ta phát huy ra sao để khống chế đối phư­ơng. Đỡ đòn không đơn giản là một cánh tay, phải sử dụng tất cả. Đỡ bằng chân, nư­ơng theo bằng thân. quét bằng chân. tiến thoải xoay trở bằng thân. Dĩ nhiên không chỉ ứng dụng trong phòng ngự­, nó hoàn toàn đồng dạng với những kỹ thuật đấm hoặc đá.

Thí du: hãy suy nghĩ tr­ường hợp một đòn đấm đến giữa thân ta. Giả nh­ư đòn đấm cách thân ta 30cm, ta sẽ đỡ nương theo đòn tấn công được chia đều cho các kỹ pháp: Ten-I (chuyển vị: thay đổi vị trí bằng chân) là 10cm. Tentai (chuyển thể: xoay chuyển thân thể bằng hông) là 10cm và Tengi (chuyển kỹ biến đổi kỹ pháp) là 10 cm. Như­ vậy không cần trông cậy vào sức mạnh vô ích của đôi ậiy ta vẫn có thế đỡ n­ương với một lực nhỏ đối lại. Khi đã quán triệt được chuyển vị, chuyển thể, chuyển kỹ (tam vị nhất thể: Cả 3 là 1) sẽ hình thành kỹ thuật “Uke" (đòn đỡ), là căn nguyên đầu tiên của Wado-ryu.

Những gì đã trình bày đến đây, dù như­ thế nào vẫn là quan niêm đặt trên thực tế. Theo trình tự­ tập luyện tr­ước hết kỹ thuật đã phải được rèn luyện chu đáo, thân thể phải đưa vào đúng quỹ đạo. Phải luôn ý thức rằng phòng ngự­ là tấn công". Tấn công là phòng ngự­, nếu quan niêm phòng ngự­ là đỡ, ngư­ời võ sinh sẽ bị chi phối như đỡ Soto-uke chỉ là Soto-uke. Điều cốt lõi là ngư­ời võ sinh cần cố gắng đạt thành quả khả năng ứng phó trong vô thức, có nghĩa là “vô pháp”, “vô chiêu”.



SHITO - RYU (Mịch Đông lưu)



Quan niêm về phòng ngự­ của Shito-ryu đặt trên 5 nguyên tắc:

1- Rakka (Lạc hoa): đòn tấn công của đối phư­ơng tung đến và ta đỡ chặn lại (uke dome) như­ hoa rơi và mặt đất nhận lấy. Kỹ thuật phòng ng­ự này mang tên “hoa rơi”, qua sự­ chiêm nghịêm như­ vậy.

2- Ryusui (Lư­u thủy): không đỡ trực tiếp vào đòn tấn công đối phương mà đỡ nư­ơng theo h­ướng lực đòn đánh của đối phương như trôi theo dòng n­ước chảy (Lư­u thủy).

3- Ten-i (Chuyển vị): để tạo hoàn cảnh thích hợp phản công, ta sẽ di chuyển theo một trong 8 h­ướng ứng với đòn tấn công của đối phương.

Sưu tầm.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2009   #88
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.769
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Taekwondo PHẨN 1

Giới thiệu về Taekwondo

Taekwondo, Tae Kwon Do, Taekwon-Do, hay Đài Quyền Đạo theo âm Hán-Việt (trước kia thường được phiên âm không hoàn toàn chính xác là Thái Cực Đạo), là môn thể thao quốc gia của Triều Tiên và là loại hình võ đạo (mudo) thường được tập luyện nhất của các nước này. Nó cũng là một trong các môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Trong tiếng Triều Tiên, Tae có nghĩa là "đá bằng chân"; Kwon nghĩa là "đấm bằng tay"; và Do có nghĩa là "con đường" hay "nghệ thuật." Vì vậy, Taekwondo có nghĩa là "cách thức hay nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân."



Lịch sử

Võ thuật ở Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại. Taekwondo môn võ thuật của Hàn Quốc có thể truy nguyên thấy bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước công nguyên. Những bức tranh vẽ trên tường cảnh những người đàn ông đang tập luyện Taekwondo được tìm thấy nơi tàn tích của mồ mả hoàng gia Muyongchong và Kakchu-chong xây cất trong khoảng từ năm thứ 3 đến năm 427 sau công nguyên.

Trên trần của Muyong-chong có bức tranh miêu tả cảnh 2 người đàn ông đối diện nhau trong một tư thế tập luyện Taekwondo. Khởi đầu, môn võ thuật này có tên là Subakhi.

Taekwondo cũng được tập luyện suốt triều đại Silla một vương quốc được thành lập ở đông nam Korea vào khoảng 20 năm trước triều đại Koguryo ở phía bắc. Tại Kyongju, kinh đô trước đây của Silla, hình 2 vị Kim Cang trừ ma diệt quỷ bảo vệ phật giáo trong tư thế tấn Taekwondo được khắc trên bức tường trong hang động Sokkuram ở đền Pulkuk-sa.

Con cháu của giới quý tộc ở Silla đã được tuyển tập trung thành nhóm được gọi là Hwarangdo một tổ chức quân đội, giáo dục và xã hội. Trong thời gian này tổ chức Hwarangdo đã có ảnh hưởng rất lớn và làm phong phú thêm cho nền văn hoá và võ thuật Korea.

Nhiều tài liệu cho thấy tổ chức này không chỉ xem việc tập luyện Taekwondo như là phần thiết yếu trong huấn luyện quân đội và tăng cường thể chất mà còn phát triển Taekwondo như là một hoạt động giải trí. Các khám phá nghệ thuật cổ như các bức tranh trên tường ở những ngôi mộ của triều đại Kyoguryo, các hình ảnh khắc trên đá ở những đền, chùa được xây dựng trong khoảng thời gian của triều đại Silla và nhiều tài liệu cho thấy các thế tấn, kỹ thuật và hình dáng rất giống với các thế tấn và hình dáng của Taekwondo ngày nay.

Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1392), Taekwondo, lúc bấy giờ được gọi là Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức khoẻ mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một một võ thuật có giá trị cao.

Có ít nhất là hai tài liệu được ghi chép trong thời gian đó cho thấy rằng Subakhi đã trở nên rất phổ biến đến nỗi nó được đem biểu diễn cho hoàng đế xem. Điều này có nghĩa là Subakhi đã được tập luyện như một môn thể thao có tổ chức cho khán giả xem và các chuyên gia cho rằng vào thời gian đó người Hàn Quốc rất thích khía cạnh thi đấu của võ thuật.

Thời gian của triều đại Chosun có một quyển sách phát hành về dạy Taekwondo như một môn võ thuật. Nó đã trở thành phổ biến hơn với công chúng, ngược lại với triều đại Koryo trước đây, Taekwondo chỉ độc quyền cho quân đội. Một tài liệu lịch sử viết người dân của tỉnh Chungchong và Cholla đã tụ tập ở một làng tổ chức thi đấu Subakhi.

Tài liệu này cho thấy Subakhi đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thể thao quần chúng.

Hơn thế nữa, dân chúng muốn tham gia vào quân đội của hoàng gia rất háo hức tập luyện Subakhi bởi vì nó là môn kiểm tra chính trong chương trình tuyển chọn.

Đặc biệt, Vua Chonjo ( 1777-1800) phát hành một bộ sách giáo khoa về phong tục và tập quán Hàn Quốc có tựa đề là Chaemulbo, trong đó nói rằng Subakhi được gọi là “Taekkyon”, tên trước khi được gọi là Taekwondo.

Các chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là tên được thay đổi mà cả kỹ thuật cũng thay đổi một cách đột ngột. Trong giai đoạn lịch sử Subakhi trước đó, kỹ thuật tay được nhấn mạnh. Các tài liệu lịch sử có liên quan đến Taekkyon được xuất bản vào khoảng cuối thế kỷ 19 ghi lại rằng nó là một nghệ thuật được đặt phần lớn trên các kỹ thuật chân. Lúc bấy giờ, Taekkyon thật sự là một môn thi đấu có hệ thống tập trung vào kỹ thuật chân và chiến thuật.

Vì vậy thật là rõ ràng trong suốt thời gian triều đại Chonsun, Subakhi đã trở thành một môn thể thao quốc gia quan trọng và thu hút sự chú ý của cả hoàng gia lẫn công chúng.

Vào cuối triều đại Chonsun, Subakhi bắt đầu suy tàn vì sự bỏ mặc của hoàng gia cũng như sự ăn sâu của đạo Khổng đề cao giá trị văn chương. Subakhi chỉ tồn tại như một hoạt động giải trí của người dân thường.

Vào cuối thế kỷ 19, quân đội Hàn Quốc suy yếu, người Nhật đô hộ đất nước. Sự áp bức của đế quốc Nhật đối với dân Hàn Quốc rất hà khắc và việc tập luyện võ thuật được xem nguồn gốc của sự nổi loạn bị cấm đoán.

Tuy nhiên, các tổ chức kháng Nhật sử dụng Taekwondo như một phương pháp huấn luyện tinh thần và thể chất.

Sau giải phóng vào 15/8/1945, những người có nguyện vọng khôi phục lại môn võ thuật cổ truyền Taekwondo bắt đầu dạy trở lại.

Cuối cùng vào tháng 9/1961, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập. Tháng 10/ 1963, Taekwondo đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể Thao Quốc Gia. Vào những 1960, huấn luyện viên Hàn quốc bắt đầu ra nước ngoài phổ biến Taekwondo. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của môn võ này.

Taekwondo được xem như môn thể thao thế giới tại Giải Vô địch Thế giới lần 1 được tổ chức tại Seoul 1973 với 19 quốc gia tham dự.

Tại cuộc họp ở Seoul được tổ chức bên lề của giải Vô địch Taekwondo Thế giới lần 1, đại diện của các quốc gia tham dự đã thành lập Liên đoàn TKD Thế giới. Từ đó, giải Vô địch Taekwondo Thế giới được tổ chức 2 năm một lần.

Hiện nay Liên đoàn Taekwondo Thế giới có 166 quốc gia thành viên toàn thế giới, với khoảng 50.000.0000 người tập luyện. IOC đã công nhận Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công nhận là môn thi đấu giành huy chương tại Thế vận hội Olympic Sydney 2000 và 2004.

Về tên gọi của Taekwondo ở Việt Nam, do được truyền bá bởi quân đội Nam Triều Tiên nên thời gian đầu môn võ này được gọi là Võ Đại Hàn, sau đó được gọi là Túc quyền đạo, Thái cực đạo (tên gọi này được cho là xuất phát từ lá cờ mang hình âm dương thái cực của Hàn Quốc).

Hệ thống bài quyền

Liên đoàn Taekwondo quốc tế (International Taekwondo Federation, ITF)
Liên đoàn Taekwondo quốc tế, còn gọi là trường phái Chang Hong theo biệt hiệu của tổ sư sáng lập Choi Hong Hi, hiện chủ yếu phát triển ở Bắc Triều Tiên. Trường phái này gồm 20 bài quyền (Hyong) từ sơ cấp đến cao cấp lần lượt như sau:
1. Chonji, 2. Tan-gun, 3. To-san, 4. Won-hyo, 5. Yul-Kok, 6. Chung-gun, 7. Toi-gye, 8. Hwa-rang; 9. Chung-mu; 10. Kwang-gae; 11. Po-un; 12. Kae-baek; 13. Yu sin; 14. Chung-jang; 15. Ul-chi; 16. Sam-il; 17. Ko-dang; 18. Choi-yong; 19. Se-jong; 20. Tong-il.
Liên đoàn Taekwondo thế giới (World Taekwondo Federation, WTF) Hệ thống quyền của Liên đoàn Taekwondo thế giới gồm 25 bài, trong đó có 8 bài Taegeuk (Thái Cực) và 8 bài Palgwe (Bát quái):
1. Taegeuk 1 Jang (Càn), 2. Taegeuk 2 Jang (Đoài), 3. Taegeuk 3 Jang (Ly), 4. Taegeuk 4 Jang (Chấn), 5. Taegeuk 5 Jang (Tốn), 6. Taegeuk 6 Jang (Khảm), 7. Taegeuk 7 Jang (Cấn), 8. Taegeuk 8 Jang (Khôn), 9. Koryo (Triều Tiên quyền), 10. Keumgang (Kim Cương quyền), 11. Taebaek, 12. Pyongwon (Điền Thổ quyền), 13 Sipjin (Thập Tự quyền), 14.Jitae (Địa quyền), 15. Cheonkwon (Thiên quyền), 16. Hanshoo (Thủy quyền), 17. Ilyo (Vạn tự quyền), 18. Palgwe 1 (Bát quái), 19. Palgwe 2, 20. Palgwe 3, 21. Palgwe 4, 22. Palgwe 5, 23. Palgwe 6, 24. Palgwe 7, 25. Palgwe 8.
__________________________________________________ _______________


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2009   #89
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.769
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Taekwondo PHẨN 2(Các kỹ thuật phòng thủ trong taekwondo)

Các kỹ thuật phòng thủ được sử dụng để bảo vệ bản thân khi bị đối phương tấn công. Né tránh trước bất cứ một đòn tấn công nào của đối phương cũng là một trong những phương pháp tự bảo vệ mình. Người ta thường nói rằng tránh nguy hiểm là một trong những kỹ thuật tốt nhất để phòng thân hay có câu: “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Tuy nhiên đây là một điều rất quan trọng để vận dụng các kỹ thuật gạt đỡ trước những đòn tấn công của đối phương trong trường hợp mặt đối mặt. Một người có kỹ thuật phòng thủ tốt là người không nhất thiết phải đánh trả mà vẫn có thể chiến thắng. Ngược lại một người khi không có khả năng phòng thủ mà lại dám thách thức đối phương điều đó có nghĩa là anh ta tự chứng minh rằng mình là một người dốt nát. Tự phòng thủ đơn phương cũng không thể đi đến một giải pháp cuối cùng nếu đối thủ vẫn tiếp tục tấn công, do đó cần phải vận dụng các kỹ thuật nhằm làm giảm bớt những uy lực tấn công của đối phương.

Đó chính là lý do mà phần lớn các kỹ thuật phòng thủ của Taekwondo được hình thành nhằm làm chấn thương đối thủ khi người phòng thủ sử dụng các phần cơ thể như cổ tay, cạnh tay, những phần này nếu được rèn luyện rắn chắc, có thể sẽ gây ra những tác động mạnh lên những phần nguy hiểm của đối phương làm cho chân tay của đối phương mất hết khả năng để tiếp tục ra đòn.
Do đó các kỹ thuật phòng thủ phải được rèn luyện thật công phu vì chúng có chức năng ngang bằng với các kỹ thuật tấn công. Hơn nữa nó thể hiện sự rộng lượng của bản thân, không phải bởi việc tấn công để chiến thắng đối phương mà vì vận dụng những kỹ thuật phòng thủ đơn thuần để giành chiến thắng không phải tốn nhiều sức lực. Thực vậy đó là phương pháp chính trực của con người có đạo đức mà Taekwondo cần học tập.
Chính vì lý do đó mà trong tập luyện taekwondo các kỹ thuật đỡ được bắt đầu ngay sau khi tập các kỹ thuật tấn công. Điều đó thường được nói rằng, Taekwondo không bao giờ cho phép bất cứ một hành vi kích động tấn công nào trong các kỹ thuật của nó.
Taekwondo sử dụng các phần của cơ thể rắn chắc và sắc bén để khai cuộc cũng như để vận dụng vào các kỹ thuật tấn công, trong khi đó các bộ phận cơ thể có độ dài và chắc chắn khác được áp dụng vào các kỹ thuật phòng thủ. Kỹ thuật phòng thủ có giá trị hiệu quả cao hơn khi sử dụng các phần cơ thể cứng rắn và trong một tư thế vững trãi.
Phòng thủ bằng cẳng chân hoặc bàn chân có thể sẽ đủ sức mạnh, nhưng cẳng chân hoặc bàn chân còn lại sẽ rất khó để giữ thăng bằng cho cơ thể như vậy với bất cứ một sai sót nào trong việc thực hiện kỹ thuật đều có thể dẫn đến những nguy hiểm trầm trọng. Do đó hai tay luôn luôn phải sẵn sàng đưa ra để trợ giúp. Nói cách khác, hai cánh tay là bộ phận được sử dụng để phòng thủ tốt nhất khi hai chân đã giữ thăng bằng cho cơ thể. Từ đó hình thành một quy tắc đó là sử dụng hai phần cổ tay, đặc biệt là cạnh ngoài của cổ tay để phòng thủ và kỹ thuật đó được gọi là “Palmok-makki”(đỡ bằng cạnh cổ tay).
Có một kỹ thuật đỡ khác được gọi là “Sonnal makki” (đỡ bằng cạnh bàn tay), kỹ thuật này được hình thành từ cạnh ngoài của bàn tay khép kín và nó không khỏe so với cánh tay. Do đó phải tuân thủ một nguyên tắc là khi tay này đỡ thì phải có tay kia trợ giúp. Kỹ thuật đỡ bằng cạnh cổ tay “Palmok makki” luôn được thực hiện bằng một tay, nhưng đôi khi vẫn có thể phải được trợ giúp bằng tay kia trong trường hợp sử dụng kỹ thuật đỡ “Kodureo makki” (đỡ bằng 2 tay). Ngược lại đôi khi kỹ thuật đỡ bằng cạnh bàn tay được thực hiện bằng một tay và nó được gọi là “Hansonal makki” (đỡ bằng cạnh bàn tay).
Tuy nhiên thuật ngữ các kỹ thuật đỡ không giải thích việc vận dụng đơn độc một phần cơ thể. Các thuật ngữ chính được miêu tả như sau:

* Các thuật ngữ chính được công nhận:

Các bộ phận cơ thể được dùng trong kỹ thuật đỡ + Mục tiêu + cách thức đỡ = thuật ngữ chính được công nhận.
Ví dụ:
1. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ lên cao = Olgul-makki (đỡ thượng đẳng).
2. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = Olgul-bakkat makki (đỡ thượng đẳng cạnh tay hướng ra ngoài).
3. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = Anpalmok-olgul-makki (đỡ thượng đẳng bằng cổ tay trong).
4. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = Sonnal momtong makki (đỡ trung đẳng bằng cạnh bàn tay từ ngoài vào).
5. Một cạnh bàn tay + phần thân + Đỡ từ ngoài vào trong = Hansonnal momtong anmakki (đỡ trung đẳng bằng cạnh bàn tay từ ngoài vào trong).
Mô tả kỹ thuật:
1. Cách thức đỡ cao phần mặt bằng cách nâng cao cạnh ngoài cổ tay lên là một kiểu thông thường của đỡ thượng đẳng “olgul makki”. Tuy nhiên còn có nhiều kỹ thuật khác để đỡ phần thượng đẳng.
2. Cạnh ngoài cổ tay cũng có thể được dùng để đỡ cao phần mặt bằng cách đẩy cạnh cổ tay về phía trước, chếch lên trên. Theo đúng nguyên tắc kỹ thuật đỡ (bakkat-makki) được thực hiện bằng cạnh cổ tay: và nó được gọi theo cách thông thường là “olgul bakkat-makki”.
3. Cạnh bàn tay (sonal) thông thường được sử dụng trong kỹ thuật đỡ phần trung đẳng bakkat-makki; kỹ thuật này có tên là “hansonal momtong anmakki” (đỡ trung đẳng bằng cạnh trong bàn tay). Để giải thích cho những thắc mắc của bạn các thuật ngữ sẽ được minh họa bằng các bức ảnh của “poom” (“poom” là các động tác hỗn hợp cũng như là toàn bộ các phần của những cử động được sử dụng trong kỹ thuật Taekwondo).

* Các thuật ngữ kỹ thuật phòng thủ:

1. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ tay lên cao = olgul-makki.
2. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = olgul bakkat-makki.
3. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = anpalmok olgul bakkat-makki.
Kỹ thuật đỡ ngang (“yop”) theo nguyên tắc phải được thực hiện bằng cạnh trong cổ tay, vì vậy nếu sử dụng cạnh ngoài cổ tay thì nó phải được mô tả rõ trong thuật ngữ kỹ thuật.
4. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ từ ngoài vào trong = olgul an-makki.
Nếu sử dụng cạnh trong cổ tay và đỡ từ ngoài vào trong thì sẽ rất gượng gạo và không có lực; việc sử dụng cạnh ngoài cổ tay là rất thông dụng do vậy cần phải giải thích rõ thế nào là cạnh ngoài cổ tay trong thuật ngữ kỹ thuật.
5. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ vòng tay = olgul bitureo-makki.
6. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ đỡ hất lên trên = olgul hecho-makki.
7. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ tay đan chéo nhau = olgul otgoreo-makki.
8. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = momtong bakkat-makki.
9. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ ra ngoài 2 tay = kodureo momtong-makki.
10. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ sang ngang = bakkatpalmok momtong yop-makki.
Khi thực hiện kỹ thuật đỡ từ ngoài vào trong bằng cạnh ngoài cổ tay phải ở thế tấn chân phải (hoặc chân phải bước lên trước, tay phải chuyển về trước trùng tấn xuống tạo thành thế con hổ).
11. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = momtong - makki.
Khi cạnh ngoài cổ tay trái thực hiện kỹ thuật đỡ từ ngoài vào trong phần trung đẳng và ở thế tấn chân phải.
12. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = momtong an-makki.
13. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ vòng tay = momtong bitureo-makki
14. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ tay đẩy ra = momtong hecho-makki
15. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ ấn xuống = momtong nullo-makki.
16. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = arae-makki.
17. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ ra ngoài bằng 2 tay = korudeo arae-makki
18. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ sang ngang = arae yop-makki.
19. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ vòng tay = arae bitureo-makki.
20. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ đẩy ra = arae hecho-makki.
21. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ đan chéo tay = otgoreo arae-makki.
22. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = anpalmok olgul bakkat-makki.
23. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ ngang = olgul yop-makki.
24. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ ngang bằng 2 tay = kodureo olgul makki.
25. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ vòng tay = anpalmok olgul bitureo-makki.
26. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ hất lên = hecho santul (mở rộng)-makki.
Đây là nguyên tắc chung khi thực hiện kỹ thuật đỡ sang ngang bằng cạnh trong cổ tay, tương tự như vậy nếu đỡ bằng cạnh ngoài cổ tay người tập sẽ cảm thấy căng cơ, giảm sức mạnh và tốc độ kỹ thuật.
27. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = anpalmok momtong bakkat makki.
28. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ 2 tay ra ngoài = anpalmok kodureo momtong makki.
Cạnh trong cổ tay không thể dùng để đỡ phần hạ đẳng được.
29. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ sang ngang = momtong yop-makki.
30. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ vòng tay = anpalmok bitureo momtong-makki.
31. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ đẩy ra = anpalmok momtong hecho-makki.
32. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = sonal momtong makki.
33. Cạnh bàn tay + phần mặt + đỡ sang ngang = sonal olgul yop-makki.
34. Cạnh bàn tay + phần mặt + đỡ 2 tay đan chéo = sonal olgul otgoreo-makki.
35. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = sonal momtong-makki.
36. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ sang ngang = sonal momtong yop-makki.
37. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ hất lên = sonal momtong hecho-makki.
38. Cạnh bàn tay + phần thấp + đỡ từ trong ra ngoài = sonal arae-makki.
39. Cạnh bàn tay + phần thấp + đỡ hất lên = sonal arae hecho-makki.
40. Cạnh bàn tay + phần thấp + đỡ 2 tay đan chéo = sonal arae otgoreo-makki.
41. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ lên trên = hansonal olgul chukhyo-makki.
42. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài=hansonal olgul bakkatmakki
43. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ sang ngang = hansonal olgul yop-makki.
44. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ từ ngoài vào trong = hansonal olgul an-makki.
45. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ vòng tay = hansonal olgul bitureo-makki.
46. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal bakkat-makki.
47. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ sang ngang = hansonal momtong yop-makki.
48. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = hansonal momtong-makki
49. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = hansonal momtong an-makki.
50. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ vòng tay = hansonal momtong bitureo-makki.
51. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ trên xuống = hansonal momtong nullo-makki.
52. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thấp + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal arae-makki.
53. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thấp + đỡ sang ngang = hansonal arae yop-makki.
54. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thấp + đỡ vòng tay = hansonal arae bitureo-makki.
55. Lưng bàn tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal olgul -makki.
56. Lưng bàn tay + phần mặt + đỡ hất lên = hansonal olgul hecho-makki.
57. Lưng bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal momtong-makki.
58. Lưng bàn tay + phần thân + đỡ hất lên = sonaldeung momtong hecho-makki.
59. Lưng bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = sonaldeung momtong hecho-makki.
60. Lưng bàn tay + phần mặt + đỡ hất lên = hansonal olgul hecho-makki.
61. Cạnh trong bàn tay + phần thân + đỡ nâng lên = kuphinsonmok momtong-makki.
62. Cạnh trong bàn tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài= kuphinsonmok bakkat-makki.
63. Lòng bàn tay + phần mặt + đỡ nâng lên = batangson olgul chukhyo-makki.
64. Lòng bàn tay + phần mặt + đỡ từ ngoài vào trong = batangson olgul-makki.
65. Lòng bàn tay + phần thân + đỡ nâng lên = kuphinsonmok momtong chukhyo-makki.
66. Lòng bàn tay + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong= batangson momtong-makki.
67. Lòng bàn tay + phần thân + đỡ từ trên xuống = batangson momtong nullo-makki.
68. Lòng bàn tay + phần thấp + đỡ từ trên xuống = batangson arae-makki.
69. ức bàn chân + phần mặt + đá lên trên = olgul apchaollyo-makki.
70. ức bàn chân + phần thân + đá lên trên = momtong apchaollyo-makki.
71. Cạnh bàn chân + phần mặt + đá lên trên = olgul yopchaollyo-makki.
72. Cạnh bàn chân + phần thân + đá lên trên = momtong yopchaollyo-makki.
73. Cạnh bàn chân + phần thấp + đỡ đảo ngược = arae bada-makki.
74. Cạnh trong bàn chân + phần mặt + đá từ ngoài vào trong = olgul an chonae-makki.
75. Cạnh trong bàn chân + phần thân + đá từ ngoài vào trong = momtong an chonae-makki.
76. Cạnh trong bàn chân + phần thấp + đá về phía trước = anuro kodeonaegi.
77. Lưng bàn chân + phần mặt + đá tạt ra ngoài = olgul bakkatchonae-makki.
78. Lưng bàn chân + phần thân + đá tạt ra ngoài = momtong bakkatchonae-makki.
79. ống đồng + phần thấp + đỡ nghịch = jeonggangyi bada-makki.

* Các kỹ thuật đỡ đặc biệt (Teuksu makki):

Từ những diễn giải trên cho thấy các kỹ thuật đỡ với mục đích bảo vệ từng bộ phận của cơ thể, bằng cách sử dụng các phần như cổ tay, cạnh bàn tay hoặc bàn chân v.v… Sau đây toàn bộ động tác gồm 2 phần gọi là “Teuksu poom” (các kỹ thuật đặc biệt). Những kỹ thuật đặc biệt này được áp dụng trong thực tiễn và là các động tác kỹ thuật phòng thủ nâng cao, được trình bày sau đây:
1. Kkureo olligi (kéo lên).
2. Khun-doltzeogi (hình bản lề lớn)
3. Jageun-doltzeogi (hình bản lề nhỏ)
4. Hakdari-doltzeogi (hình con hạc)
5. Santeul-makki (đỡ mở rộng tay)
6. Hecho santeul-makki (đỡ hất lên tay mở rộng)
7. Sonnaldeung santeul-makki (đỡ mở rộng bằng cạnh trong bàn tay)
8. Wesanteul-makki (đỡ mở rộng bằng một bàn tay)
9. Sonal wesanteul-makki (đỡ mở rộng bằng cạnh một bàn tay)
10. Kawi-makki (đỡ cắt kéo)
11. Sonbadak kodureo yop-makki (đỡ 2 tay sang ngang bằng lòng bàn tay
12. Hwangso-makki (đỡ hình sừng bò)
13. Kodureo olgul yop-makki (đỡ 2 tay sang ngang phần thượng đẳng)
14. Keumgang-makki (đỡ hình thoi)
15. Keumgang momtong-makki (đỡ hình thoi phần trung đẳng)
16. Sonal keumgang-makki (đỡ hình thoi bằng cạnh bàn tay)
17. Hakdari keumgang-makki (đỡ hình con hạc)
18. Pyojeok-makki (đỡ hình cái bia)
19. Bawi-milgi (đỡ đẩy lên)
20. Taesan-milgi (đỡ đẩy lên hình ngọn núi)
21. Meong-ppaegi (chộp cổ kéo về)
22. Nalge-phyogi (đỡ hình cái quạt xoè ra)
23. Mithuro ppaegi (chộp cổ kéo xuống đất)
24. Wiro-ppaegi (chộp cổ kéo lên)
sưu tầm


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-07-2009   #90
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.769
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Taekwondo phần 3 ( quyền)

Hãy thử tài học động tác võ thuật qua hình ảnh của bạn, và tự cho điểm nhé
Bài số 1


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:46
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,17201 seconds with 15 queries