Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 29-11-2002   #82
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:d2e2717eac]Đinh đâm ngựa[/center:d2e2717eac]
Đồn rằng năm ấy khi Gia Cát Lượng dẫn quân đánh nhau với binh Tào ở Miện Thủy, vì thế đất ở đây bằng và rộng nên rất lợi cho binh Tào dùng cung tên. Để phá được binh Tào, mỗi lần trước khi giao chiến, Gia Cát Lượng sai bộ hạ chuẩn bị dây và đào hầm sẵn. Đợi đến khi giao chiến thì giả thua dẫn dụ địch quân, khiến cho ngựa địch không rơi xuống hầm thì cũng bị dây cản té mà bắt sống. Có điều cách này tuy có thể dùng, nhưng vì cần nhân lực, vật lực quá nhiều nên bất tiện. Có thể nghĩ ra biện pháp gì để khỏi phí công mà vẫn có thể bắt được binh địch đây? Việc này khiến Gia Cát Lượng phải suy nghĩ điên đầu.
Một hôm, Gia Cát Lượng cảm thấy phiền muộn, bèn dẫn thư đồng men theo sông Hán dạo chơi, ông muốn mượn cảnh để khuây khỏa tâm thần. Hai người ra đến bờ sông, phóng mắt nhìn ra bãi cát trắng phau trải dài không thấy bờ. Trên bãi từng cụm từng mô nhấp nhô, cỏ xanh như khói điểm xuyến cho bờ sông càng thêm tươi đẹp. Không Minh bất giác hứng thú, ông cởi hài xắn quần, để chân trần đùa chơi với thư đồng trễn bãi. Cát mịn, mỗi bước chân giẫm xuống như đạp lên bọt biển mềm mềm lạnh lạnh, việc quân chính đa đoan rối rắm, Khổng Minh tạm thời gác bỏ, ông vui thích đùa giỡn với thu đồng. lúc ông vô tình đạp lên trên một bụi dây leo, chợt cảm thấy bàn chân đau nhói như vạn mũi kim đâm. Ông kêu lên mấy tiếng đau đớn rồi ngồi bệt trên bãi cát. Thư đồng thấy vậy hoảng hồn, quýnh quáng chạy tới đỡ Khổng Minh dậy và hỏi tại sao. Khổng Minh nhăn mặt cố chịu đau giơ bàn chân trái lên xem; dưới bàn chân một vật nhỏ như trái cầu vàng dính tòn ten. Thư đồng vội đưa tay gỡ ra, ai ngờ vừa đụng phải thì tay cũng liền đau buốt như ong chích tay. Khổng Minh bèn lấy trong tay áo ra chiếc khăn tay, nhẹ hất cái vật như quả ccầu xuống đất. Sau khi nhìn kỹ vật đó, ông bật cười to lên. Thư đồng ngạc nhiên hỏi:
- Vừa rồi Thừa tướng vừa mới kêu đau, sao bây giờ bỗng dưng cười to vậy?
Khổng Minh đáp:
- Ta lấy cái đau đớn nhất thời để đổi lấy một thứ lợi khí phá giặc, sao không cười được chớ?
Thwu đồng càng không hiểu, nhưng thấy Khổng Minhd dã lấy khăn gói vật đó lại nên không tiện hỏi nữa.
Lại nói sau khi Khổng MInh trở về doanh, ông liền chiếu theo cái vạt đã đâm ông đó mà vẽ ra trên giấy, đoạn bảo thợ rèn trong quân, chiếu theo đồ họa mà chế ra rất nhiều, rồi đem cất giữ trong kho. Về sau khi giao chiến với quân Tào, ông bảo binh sĩ lấy ra ném đầy đất, quả nhiên đã đánh bại địch quân. Cái vật nhỏ có gai ấy chính là quả tật lê, còn gọi là "đinh đâm ngựa".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-11-2002   #83
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:e15a8d1aa9]Đầu Tây Thi, mật Kinh Kha[/center:e15a8d1aa9]
Một hôm, thần y Hoa Đà hỏi Vương Doãn về việc trừ gian. Vương Doãn thở dài nói:
- Ối, đáng tiếc là trước mắt chọn khong ramột cô gái nào có thể gánh vác nhiệm vụ lớn lao này!
Hoa ĐÀ ngạc nhiên hỏi:
- Dung nhan Điêu Thuyền có thể nghiêng thành, lại hiểu được đại nghĩa, ông đã tốn công vì cô ta rất nhiều mà còn chưa được sao?
Vương Doãn lắc đầu, rồi thở dài:
- Ổi, không được rồi! Ông chưa biết, nhan sắc Điêu Thuyền thay đổi lúc vầy lúc khác, nay đã không cách chi khiến Đổng tặc động lòng!
Hoa ĐÀ ngó điêu Thuyền, đọan nói với Vương Doãn:
- Tôi có thể giúp ông một tay.
Hoa ĐÀ rời nhà VWƯogn Doãn ra đi, mười hôm sau ông quảy tới một bị thuốc. Ông và Vương Doãn vô thư phòng, từ trong bị ông lấy ra một cái đầu mỹ nhân rạng rỡ như còn sống thật! Vương Doãn không biết đã xảy ra việc gì, hoảng sợ đến tái mặt. Hoa Đà nói:
- Đây là "đầu Tây Thi", tôi từ Tây Vương mẫu lấy về.
Vương Doãn hồi hộp hỏi:
- Cần "đầu TÂy thi" làm gì?
Hoa Đà mỉm cười không đáp, lại sắc một chén thuốc để Vwuơng Doãn đem cho Điêu Thuyền uống.
Điêu Thuyền uống xong chén thuốc, liền mê man nằm vật trên giường. Hoa Đà lấy ra chiếc dao thần, nhắm đúng vào cổ Điểu THuyền định xuống tay, Vương Doãn hồn phi phách tán, bảo:
- Dừng tay! Ông... ông định làm gì?
Hoa ĐÀ nói:
- Từ đồ đừng hoảng sợ, hãy xem thuật thay đầu của tôi đây!
Nói xong, chỉ thấy ánh đao chớp động, "đầu Tây Thi" đã thay vào cổ Điêu Thuyền. Sau đó Hoa Đà sao cỏ linh chi ngàn năm, đốt mai rùa vạn năm chế thuốc. Suốt bảy ngày bảy đêm, tim mạch Điêu Thuyền không nhảy, nàng nằm mơ như chết. Đến ngày thứ tám, khuông mặt trái xoan của Điêu Thuyền mới có huyết sắc và trở nên ửng hồng. Đến lúc này Vương Doãn mới thở phào nhẹ nhõm. Giwò thì chiế cmiệng anh đào Điêu THuyền đã hé, nàng ngáp một cái và lông mi chớp chớp, đôi mắt long lanh mở ra! Vương Doãn vừa ngạc nhiên vừa mừng, nói:
- Tiên thuật, tiên thuật, đúng là Tây Thi sống lại!
Đổng Trác nghe nói Vương Doãn có một dưỡn gnũ đẹp tựa thiên tiên, bèn ra lệnh Vương Doãn phải đưa Điêu Thuyền tới phủ của ông lập tức. Vwuơng Doãn sợ đến rụng rời, ông chỉ còn cách thối thác bảo là Điêu Thuyền đang bệnh. Do đó Đổng Trác hạn cho Vương Doãn trong vòng nửa tháng phải trị hết bệnh cho Điêu Thuyền và đưa đến. Điêu Thuyền sau khi biết được việc này, nàng vừa lo vừa sợ đến mê man bất tỉnh luôn . Vương Doãn thấy đại sự đã không còn cách nào cứu vãn nữa, lòng ôn gđau nhói như vạn mũi tên đâm vào.
Hoa ĐÀ sau khi thay đầu cho Điêu Thuyèn xong, phát hiện thấy mật nàng nhỏ như lá lúa không thể nào đảm đương việc lớn được, bèn về bát động thần tiên mượn "mật Kinh Kha".
BẤy giờ, Điêu THuyền mê man đã ba hôm, Vương Doãn suốt ngày ngồi bên giường nàng sa nước mắt. Chợt thấy Hoa ĐÀ bước vô, ông liền than thở:
- Nay xảo kế của ông không thành rồi, hai cha con tôi e khó sống nổi!
Hoa ĐÀ nói:
- Đừng lo!
Đoạn ông dùng thủ thuật lấy chiếc mật nhỏ như hạt lúa của Điêu Thuyền ra, và thay vào đó là chiếc "mật Kinh Kha" to bằng quả trứng ngỗng và bây giờ Điêu Thuyền mới trở thành mỹ nữ dung mạo như Tây Thi, mật chẳng khác Kinh Kha.
Thế rồi, Vương Doãn lém đem Điêu Thuyền hứa gã cho Lữ Bố, lại đúng hạn kỳ đưa nàng cho Đổng Trác. Điêu Thuyền dựa vào săc đẹp và mật của nàng, đã khôn khéo sắp xếp mọi việc mà không để lộ hình tích. Rốt lại đã ly gián được mối quan hệ giữa cha con Đổng Trác và Lữ Bố, mượn tay Lữ Bố giết chết tên gian tặc Đổng Trác khuấy dân hại nước này.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-12-2002   #84
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:37f3391aca]Lỗ Túc đòi Kinh Châu[/center:37f3391aca]
Sau cuộc đại chiến Xích Bích, Tào Tháo phải chịu thua to mà dẫn binh trở về phương Bắc. Châu Du - đại tướng Đông Ngô thừa thắng đuổi theo, tới Sa Thị liền hạ trại và định chiếm lấy Kinh Châu.

Lưu Bị cũng muốn đoạt Kinh Châu, có điều cọp muốn ăn trời, không cách chi ngoạm được.

Gia Cát Lượng sớm đã thấy rõ được tâm sự của Lưu Bị, bèn hỏi:

- Chúa công vì việc Kinh Châu mà buồn phải không?

Lưu Bị gật đầu, hỏi lại:

- Tiên sinh có kế chi chăng?

Gia Cát Lượng cười mà không đáp, chỉ nhét vô tay Lưu Bị một mảnh giấy.

Lưu Bị mở ra xem, trên tờ giấy vỏn vẹn có một chữ "mượn".
Lưu Bị cười khổ sở nói:
- Xưa nay chỉ có mượn tiền, mượn gạo, mượn dầu, mượn muối, đâu có cái chuyện mượn địa bàn bao giờ!
Gia Cát Lượng cười:
- Đến lúc đó sẽ có cách mượn của tôi...
Lúc tranh giành Kinh Châu, Châu Du và Tào Tháo ác chiến kịch liệt. Quân Tào thua chạy, Châu Du bị trúng tên. Thừa cơ hội hỗn loạn, binh mã của Lưu Bị bèn chiếm lấy Kinh Châu.
Châu Du đuổi theo, khi thu binh lại thì thấy trên thành Kinh Châu đã treo lá cờ lớn đề chữ "Lưu". Ông giận đến nghiến răng kèn kẹt, liền muốn phát binh so tài cao thấp với Lưu Bị.
Bây giờ, Lỗ Túc, mưu sĩ trong quân Châu Du khuyên:
- Tướng quân tạm thời bớt giận, để tôi đi hỏi cho rõ ràng, trước lý sau binh cũng còn chưa muộn.
Châu Du lúc này đã trúng tên bị thương, chỉ còn cách đồng ý.
Lỗ TÚc tới dưới thành Kinh Châu, hỏi:
- Người ta tốn tiền của, hao nhân lực đánh nhau, các người thừa cơ chiếm tiện nghi, như vậy có đúng không?
Gia Cát Lượng đứng trên thành trả lời:
- Chúa công nhà tôi tạm mượn đỡ Kinh Châu đóng binh, sau này được TÂy XUyên thì sẽ trả lại Kinh Châu cho các người.
Lỗ TÚc thấy gạo đã náu chín thành cơm, chỉ còn cách thuận nước xô thuyền, liền nói:
- Nói miệng không bằng chứng, phải lập văn tự mới được!
Gia Cát Lượng từ trên lầu thành ném xuống một bản văn thư, Lỗ Túc cầm đem cho Châu Du.
Châu Du mở văn thư ra xem, chỉ thấy viết có mấy chữ "năm nay mượn sang năm trả".
Châu Du liền tức giận, nói:
- Tiên sinh mắc bẫy Khổng Minh rồi!
Lỗ Túc hỏi:
- Sao biết được?
Châu DU chỉ văn thư nói:
- Trên tờ giấy chỉ vỏn vẹn có mấy chữ cho dù năm nào tháng nào cũng đều có thể nói "năm nay mượn sang năm trả" cả!
Quả nhiên, sau khi Lưu Bị mượn được Kinh CHâu rồi cứ dằng dai không chịu trả. Đến nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu: "Lưu Bị mượn Kinh Châu, Lỗ TÚc đòi không trả".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-12-2002   #85
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:b8e1c7ff9a]Ba chàng thợ da[/center:b8e1c7ff9a]
Khi đại chiến Xích Bích, CHâu DU thấy tào GIa CÁt Lượng hơn mình nên ngầm ôm hận, bèn bảo ông trong vòng ba ngày phải có bằng đượ cmười vạn mũi tên, ấy là muốn mượn cơ hội này để giết ông.
Gia CÁt Lượng không nhờ thợ, cũng không mua vật liệu. Ông phe phẩy chiếc quạt lông ngỗng, ung dung dẫn ba tùy tùng đến bờ sông ngắm cảnh, lại đến nhà chứa cỏ xem qua, rồi nhìn khí trời. Liệu định sáng ngày thứ ba sẽ có mù dày, ông bèn nghĩ ra biện pháp thuyền cỏ mượn tên. Ông bảo ba tùy tùng chuẩn bị hai mươi chiéc thuyền nhỏ, bện cỏ hai bên và phủ vải xanh, đợi có lúc sẽ dùng đến.
Ba tùy tòng chiếu theo lời dặn của Gia CÁt Lượng mà làm. Xong rồi trở lại bẩm báo, hỏi:
- Chắc là quân sư muốn chèo những chiếc thuyền cỏ này, tới thủy trại quân TÀo để dẫn dụ họ bắn tên phải không?
Gia Cát Lượng cười, nói:
- Đây là quân cơ đại sự, các người đừng hỏi kỹ!
Ba tủy tòng ngó nhìn nhau, đoạn nói:
- Ý định này tốt thì tốt. Nhưng có điều, nếu muốn nhận tên thì phải chèo thuyền đến gầy thủy trại, mà lỡ ra họ thấy được vải che chớ không có người thì họ sẽ bao vây ngài thôi.
Ba người này đều xuất thân là thợ da. Họ bàn tính một hồi và đã nghĩ ra được một biện pháp tốt.
Tối hôm sau, ba thợ da mời Gia Cát Lượng tới bờ sông kiểm tra lại, ở đằng mũi mỗi thuyền nhỏ đều có ba hình nộm mặc áo da, đội nón da, y như người thật.
Ngày thứ ba, trên sông, mù bắt đầu xuống. Gia Cát Lượng cho người chèo hai mươi thuyền nhỏ này sang bên kia sông ,và chiêng trống reo hò rất hùng dũng.

Binh Tào ở trên bờ không biết Giang Đông tới bao nhiêu thuyền, lại sợ trúng kế mai phục nên chỉ ra lệnh bắn tên.
Đã bắn một trận mà không thấ ylính Giang Đông rối loạn, Binh Tào bắt đầu nghi ngờ và không bắn nữa. Họ phái những người gan dạ đến gần bờ thám xét. Trong màn lù mờ, những người do thám thấy trên thuyền nhỏ nào cũng có "binh sĩ" đầu đội mão, mình mặc giáp, bèn vội chạy về báo cáo là "có người, quả là có người!"
Lúc này, tiếng trống trên thuyền càng vang dội, tiếng reo hò càng mãnh liệt. Binh TÀo ngỡ binh Giang Đông muốn đánh lên bờ, lại bắn tên xuống như mưa. Chẳng bao lâu, Gia CÁt Lượng đã "mượn" được hơn mười vạn mũi răng sói.
Trong dân gian lưu truyền câu "ba chàng thợ da hơn một Gia Cát Lượng" chính là nói về chuyện này.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-12-2002   #86
Ảnh thế thân của LsB-DuongGiaDeNhatBao
LsB-DuongGiaDeNhatBao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 06-09-2002
Bài viết: 88
Điểm: 105
L$B: 13.332
LsB-DuongGiaDeNhatBao đang offline
 
[center:9d6a30bfb2]Gia Cát Lượng & người vợ họ Hoàng[/center:9d6a30bfb2]
Gia Cát Lượng vì Luuw Bị mà tốn rất nhiều tâm cơ, trong đó phải nói cũng có phần công lao của người vợ họ Hoàng của ông.
Thửo nhỏ Gia Cát Lượng say mê đọch sách, ông đi khắp nơi để tìm sách đọc. Nghe nói ở Ngọa Long cương có viên ngoại họ Hoàng bụng chứa đầy theo lược, trong nhà giữ rất nhiều sách cổ kim kỳ lạ, và từ xưa đến nay chưa hề truyền ra ngoài. Vì muốn gần gũi với Hoàng viên ngoại, nên Gia Cát Lượng mới dời nhà đến Ngọa Long cương này.
Hoàng viên ngạoi có bầy ngỗng, mỗi ngày ông chăn ngỗng bên bờ sông dưới Ngọa Long cương. Gia Cát Lượng bèn dựng một nhà tranh ở dưới Ngọa Long cương. Ban ngày ông trồng trỉa, ban đêm đọc sách, có lúc ông bàn luận chuyện cổ kim với Hoàng viên ngoại khi ông tới chăn ngỗng. Hai người rất tâm đầu ý hợp, nhưng Gia Cát LƯợng vẫn chưa đề cập đến chuyện mượn sách.
Hoàng viên ngoại chú ý tới người trai trẻ bác học đa tài này, và lo xa khi về già không có người nối dõi. Ông bèn nhờ người mai mối, đem con gái mình hứa gả cho Gia CÁt Lượng. Khi sắp làm đám cưới, người mai hỏi Gia CÁt Lượng muốn nhà họ Hoàng chuẩn bị lễ cưới những thứ gì. Gia Cát Lượng nói:
- Chẳng cần thứ gì hết, chỉ cần nhạc phụ tội tặng cho sách vở, đó là ân huệ lớn lao rồi.
Quả nhiên Hoàng viên ngoại tặng cho con rể mấy tủ sách lớn. Gia CÁt Lượng như bắt được báu vật, suốt ngày đêm ra công đọc, và không bao lâu đã thuộc nằm lòng. Nhưng ông còn chưa hài lòng, thở ra nói:
- Sách quí tuy nhiều, có điều thiếu sách binh pháp.
Vợ ông nghe, chỉ mỉm cười chư skhông nói gì.
Vài ngày sau, nàng vẽ một bát quái trận đồ đưa cho Gia CÁt Lượng, nói:
- Chàng xem, có thể phá được trận này không?
Gia Cát Lượng tiếp lấy, ông phải suy nghĩ suốt tháng ròng mới phá được trận bát quái này. Hoàng phu nhân hé miệng nói:
- Xem ra chàng cũng thông minh đấy!
Lúc này nàng mới đem tất cẩ cách hành binh bố trận mà phụ thân truyền, dạy lại cho chồng. Bấy giờ, Gia CÁt LƯợng văn võ đều làu thông, gần xa nghe tiếng.
Sau đó khong lâu, Lưu Bị ba lần đến thảo lư mời Gia CÁt Lượng xuống núi. TRướ ckhi tiễn chồng lên đường. Hoàng thị phu nhân đã thứ suốt mấy đêm, may chế một chiếc áo bào bát quái và nói với Gia CÁt Lượng:
- Áo bào này bên ngoài là án chiếu theo bát quái đồ, đường máy bên trong là bát quái trận thế, chàng mặc áo này trên người, lãnh binh bày trận trong lòng sẽ sáng suốt hơn.
Gia Cát Lượng mặc áo bát quái đến bái từ nhạc phụ. Hoàng viên ngoại cao hứng bèn tự tay làm thịt ngỗng, bày yến tiệc đãi con rể lên đưòng. Ông còn dùng lông ngỗng làm một chiếc quạt tàng cất binh pháp kỳ thư tặng cho Gia CÁt LƯợng và căn dặn kỹ:
- Ngỗng là sinh linh cơ cảnh, gió thổi cỏ động, nó đều hay biết. Chủ soái lãnh binh đánh trận, hai chữ "cơ cảnh" không thể quên được.
Sau này, qua máy mươi năm lăn lộn sinh nhai trong nhung mã, áo bát quái và quạt lông ngỗng vẫn là vật bât ly thân; cho nên có thể biết mình biết người, trăm trận trăm thắng.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2002   #87
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:dad88a3494]Cha con khuyên Gia Cát[/center:dad88a3494]
Theo lịch sử thì Lưu Bị ba lần đến thảo lư, Gia Cát Lượng cảm động nên mới chịu xuống núi. Nhưng theo truyền thuyết thì nói, đó là do lời khuyên của nhạc phụ Hoàng Thừa Ngạn và phu nhân Hoàng Nguyệt Anh của ông.
Lưu Bị hâm mộ đại danh Gia Cát Lượng, đã từng hai lần lên núi mời ông. Tháy vậy Gia Cát Quân nói:
- Lưu Bị đã hai phen tới mời anh, nhưng chưa gặp anh ắt chưa chịu!
Gia CÁt Lượng mỉm cười, khẽ hỏi:
- Chị dâu chú biết chuyện này, chị ấy nói sao?
Hoàng Nguyệt Anh từ ngoài bước vô, vừa đi vừa nói:
- Xem ra cái chuyện thiên cổ bàn luận khen THành THang ba lần mời Y Doãn, đời nay sắp tái diễn.
Gia CÁt LƯợng vội nói:
- Gia Cát Lượng tôi có tài đức gì mà có thể so với bậc thánh hiền triều trước? Huống chi Lưu Bị phiêu bạt nửa đời người, đến nay còn chưa có mảnh đất cắm dùi, nào chắc đã ra trò trống gì, phu nhân chớ để người cười.
- Sao không thể ra trò trống gì chớ? Lưu Bị anh danh cái thế, hào khí không sút giảm nhất định sẽ làm nên nghiệp lớn!
Gia CÁt Lượng nghe tiếng nói từ xa đưa lại, ông ngước đầu lên, thì ra là nhạc phụ Hoàng Thừa Ngạn.
Hoàng THừa Ngạn rất biết tánh con gái ông, nên khẽ hỏi:
- Con có chịu để chồng con đi xa không?
Câu hỏi này khiến con gái ông đỏ mặt tía tai. Nàng đưa mắt nhìn Gia Cát Lượng, lớn tiếng nói:
- Người ta muốnd di trổ tài, chuyện chi phải ngại con. Có điều, cuộc thế rối loạn, đường đời gian nan, nếu thật muốn sáng lập một cuộc diện mới mà không có quyết tâm kéo sóng dữ và lòng tin thì làm sao được! Xem ra cái ý Lưu Bị đến mời như vầy không phải như mời khách thường, mà là muón ủy thác trọng trách. Cố nhiên việc được mất lợi hại chưa biết chắc, con nghĩ người làm sự nghiệp lớn nên cẩn thận một chút mọi việc không nên sơ sảy.
Hoàng Thừa Ngạn nghe đến đây, nhịn không được bèn cười lên ha hả:
- Nói thế này thì chẳng những trogn lòng con đã nuôi sẵn kỳ vọng , mà còn tán thành rồi! Yên trí đi, với tài anh ta, con chỉ chờ tin tức phong hầu bái tướng thôi.
Hoàng Nguyệt Anh ngúng ngoảy háy cho một cái và miệng chu lại.
Hoàng THừa Ngạn thấy Gia CÁt Lượng cứ mãi cúi đầu trầm tư, bèn xoay qua khuyên:
- Hiền tế, Lưu Bị tới Kinh Châu này đã mấy năm nay, ông ta một mặt ráo riết luyện binh giảng võ, một mặt chọn nhân tài. TRước đây khong lâu ong ta còn đến Thủy Kính tiến binh cầu giáo, và gần đây lại mời Từ Thứ ra giúp. Cha thấy Lưu Bị cho dù có thất bại đi nữa, những lòng nhẫn nại có dư thừa, huống chi các hổ tướng đều lần lượt tới giúp ông ta, chỉ còn thiếu một mình "Ngọa Long" con nữa đó thôi. Người thế này, hiền tế đi giúp ông ta bày mưu tính kế, điều tướng khiển binh thì không còn gì hay bằng!
Gia CÁt Lượng nghe lời của cha con ông nói xong, bèn thưa:
- Nhạc phụ đã nói vậy khiến con sáng ra; phu nhân khuyên nhủ càng khiến tôi hiểu thêm đại nghĩa. Khi Lưu Bị mà tới nữa, con sẽ vui lòng hầu chuyện với ông ta. Chỉ cần chí đồng đạo hợp thì con sẽ lấy hết sức mình giúp ông ta tạo nên sự nghiệp. Theo lời phu nhân thì thế cuộc đang rối loạn, đường đời đầy gian nan, nhưng cho dù thế nào chăng nữa, khi mình đã quyết rồi thì quyết làm cho đến nơi đến choón! Cứ hết sức mình thôi, còn cái việc thành bại là việc về sau.
Cách mấy ngày, quả nhiên Lưu Bị lại đến Long Trung vừa gặp mặt Gia CÁt Lượng liền đem tâm sự, giải bày cho ông hết. Gia CÁt Lượng cũng đem hết tấm lòng nói ra, hai bên vỗ tay một lòng. Với sự thành tâm mời thỉnh của Lưu Bị. Gia CÁt Lượng cáo từ mọi ngườui và hăm hở theo Lưu Bị xuống núi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-12-2002   #88
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:b2a2b0fa91]Châu Thương cỡi Xích Thố[/center:b2a2b0fa91]
Có một lần, từ Kinh Châu, Quan Vũ muốn trở về Giải Châu thăm gia đình, Châu Thương nói:
- Quan tướng quân, ngài về quê thăm nhà lần này, có thể đánh một vòng qua Quan TÂy, nhà của tôi một chuyến không?
Quan Vũ nghĩ, Châu Thương đã vác đại đao cho mình bấy lâu nay, có đi vòng xa hơn một chút cũng chả sao. Do đó ông vui vẻ bằng lòng.
Châu Thương lại nói:
- QUan tướng quân, tôi vác đao cho ngài cả đời, lần này đi qua huyện nhà tôi, ngài có thể nể mặt tôi mà vác đao được không?
Quan Vũ ngẫm nghĩ rồi nói:
- Được thôi, có điều chúng ta nên bàn một điều kiện.
Châu Thương vội hỏi:
- Điều kiện chi?
Quan Vũ nói:
- Chúng ta tỉ thí, ngươi mà thắng thì ta vác đại đao.
Lần thứ nhứt thi ném cọng rơm, lần thứ hai thi đánh con kiến, lần thứ ba thi đánh bọt nươc, kết quả Quan Vũ đê dùng xảo thuật mà thắng Châu Thương (xem bài trước).
Châu Thương vẫn chưa hài lòng, trong lòng nghĩ: Quan tướng quân là người thích đọc sách "Xuân Thu", tất nhiên là có mưu kế. Được rồi, Châu Thương ta cũng có cách vậy. Châu Thkương nói:
- Quan tướng quân, ba lần ấy tôi chịu thua, song ngài thắng tôi lần thứ tư này tôi mới phục. Vả lại ba lần thi ấy đều do ý ngài đưa ra cả, phen này thì tới tôi.
Quan Vũ cười:
- Giờ thì thi thế nào? Ngươi nói đi.
Châu Thương cung người nói:
- Cướp đại đao!
Theo cách này thì QUan Vũ ở trên ngựa nói giết, Châu Thương ở dưới đất nói cướp, và hai người giành giựt đại đao. Được một hồi vẫn chưa phân thắng bại. Châu Thương đã có rắp tâm, bèn buông đao giả thua. Quan Vũ ngờ đã thắng liền thúc ngựa rượt theo. Hay đâu Châu Thương từ dưới đất rút roi đánh "pặc" vào chân ngựa, làm ngựa vướng dây phải té, và Châu Thương liền phi thân phóng tới đoạt lấy đại đao trong tay Quan Vũ, Châu Thương đã thắng!
Thế là, khi trên đường đi qua huyện nhà Châu Thương, Châu Thương oai phong lẫm liệt cỡi trên ngựa xích thố. Quan Vũ vác đại đao đi theo phía sau. Người trong huyện Châu Thương đều ngạc nhiên khen rối rít:
- Ồ! Ông mặt đen CHâu Thương đã làm quan rồi! Kìa, Quan Công mặt đỏ, thượng tướng Ngũ Hổ mà còn vác đại đao cho ông kìa!
Châu Thương nghe vậy, lấy làm khoái, lòng nghĩ: Làm quan thì làm thiệt, có điều quan giữ ngựa vác dao thôi!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-12-2002   #89
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:80f509e694]Kịp thời cho mưa[/center:80f509e694]
Nói rằng sau khi Quan Vũ thành thần, Ngọc Đế phái ông cai quản việc mưa gió, Châu Thương cũng theo bên ông giúp việc. Bấy giờ là khí trời của tháng ba tháng tư, thường có người tới cầu mưa cầu nắng, và mọi việc đều được Quan Vũ sắp xếp ổn thỏa. Châu Thương thấy vậy lòng nghĩ: Việc nhỏ nhặt ấy ai làm chả xong cần chỉ phải tới Quan VŨ mới làm được!
Một hôm, Quan Vũ có việc phải đi ra ngoài, việc cai quản gió mưa nhờ Châu Thương làm thay cho một ngày. Châu Thương khỏe re bằng lòng, nghĩ: Đừng nói thay một ngày, cho dù thay cả đời luôn cũng được.
Khi QUan Vũ ra đi chwua được bao lâu thì có một nông dân tới, quì xuống thỉnh cầu:
- Bẩm ngài, mai này tôi gặt lúa, mong ngài đừng đổ mưa ạ!
Châu Thương chẳng cần đắn đo suy nghĩ, buột miệng nói:
- Yên chí mà về đi, ngày mai trời nắng thôi.
Nông dân ấy vừa ra về, thì nông dân khác bước vô xin:
- Bẩm ngài, ngày mai xin ông mưa cho để tôi gieo giống ạ!
Châu Thương ngẩn ra một hồi, nhất thời chưa biết phải trả lời làm sao. Lại thêm một chủ vườn và một người buôn bán tiến vào. Người chủ vườn xin:
- Bẩm ông, hoa lê nhà tôi đã nở rộ, mai này xin ông đừng nổi gió lớn ạ!
Người buôn bán cũng xin:
- Ngày mai tôi ra kh ơi, mong ngài được thuận buồm xuôi gió ạ!
Sự thể này khiến Châu Thương rối beng, ông bò đầu đứng lên, nói:
- Khoan đã! Chuyện này lắm phiền phức, để ta đi hỏi rõ rồi mới trả lời được.
Châu Thương vội chạy tới chỗ QUan Vũ kể lễ lại sự tình. Quan Vũ cười:
- Chút việc nhỏ vầy mà cũng lăng xăng tìm đến đây. Ta không rảnh đi được, hãy cầm mảnh giấy này trở về rồi theo đó thu xếp.
Nói xong bèn cầm bút vẫy lia.
Châu Thương tiếp lấy xem, thấy có viết bốn câu:
Tháng tư trời sáng khí ôn hòa,
Đêm đến trời mưa sáng tạnh ra,
Gió thổi vườn lê đừng quá lớn,
Ngọn đưa về biển cánh buồm xa.
Châu Thương cười thầm và lẩm bẩm:
- Ối dào, cái chuyện dễ như vầy mà làm ta điên cái đầu!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-12-2002   #90
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:6c2d598847]Đội mũ cao[/center:6c2d598847]
Một hôm, Quan VŨ dẫn Châu Thương đến TRương Thiên Sư bàn chuyện. Vừa đến Nam Thiên Môn thì có hai vị thần tướng oai phong lẫm liệt đang đứng giữ cửa, bên cạnh còn có để một chiếc mũ cao. Quan Vũ không hiểu vì lẽ gì, bèn sai Châu Thương đến báo là có QUan mỗ muốn vào Nam Thiên Môn.
Châu Thương vâng lệnh, liền tới báo trước ý như vậy, Thần tướng giữ cửa nói:
- Cho dù là ai, đều xin mời đội chiếc mũ cao này rồi mới được vào.
Châu Thương trở lại báo với QUan VŨ lời này:
QUan VŨ nghe xong, liền bốc lửa giận, nạt lớn:
- Ai lớn gan như vậy, dám không cho QUAn mỗ vào ư?
Lại chỉ CHâu THương, nói:
- Mi thật là đồ ngu xuẩn vô dụng ,tránh ra , để ta đến xem.
Quan VŨ tay cầm THanh Long Yển Nguyệt đao, vỗ ngựa Xích Thối đến trước thiên môn, mắt tròn xoe, hỏi:
- Ai lớn mật dám cản trở không cho QUan mỗ vào Nam Thiên Môn đây?
Thần tướng nói:
- Quân hầu bớt giận, bọn tôi chỉ vâng lệnh Ngọc Đế giữ cửa, phàm ai muốn vô đều phải đội chiếc mũ cao này mới được vô. Mong quân hầu nể mặt Ngọc Đế, thông cảm cho nỗi khổ của bọn tiểu tướng chúng tôi mà đội chiếc mũ cao này.
Quan Vũ thoạt nghe càng thêm giận, không đợi thần tướng nói hết liền quát:
- Ta chẳng cần biết Ngọc Đế hay không Ngọc đế gì cả, nếu như thật tìanh không cho Quan mỗ vào thì hãy phóng ngựa tới đánh với ta ba trăm hiệp, ai có thể thắng được Thanh Long Yển Nguyệt Đao của ta thì ta không vào, trái lại, ta chém đầu bọn bây hết!
Thần tướng giữ của nghe nói vậy liền vội bước tới cúi người nói:
- Xin quân hầu dằn cơn giận, bọn tiểu tướng sao dám giao thủ với quân hầu công Hoàng Cân, chiến Lữ Bố, chém Hoa Hùng ở Ôn Tửa, trảm Nhan Lương, Văn SÚ ở thành Bạch Mã; qua năm cửa chém sáu tướng, dưới Cổ Thành chưa hết ba hồi trống đã lấy đầu Thái Dương. Đã anh hùng như vậy còn ai dám sánh? Nam THiên Môn này đừng nói là bọn chúng tôi giữ, cho dẫu là Bát Tí Na Tra cũng không dám cản trở quân hầu, bọn tôi thật có mắt mà khong biết Thái Sơn, dám xin quân hầu thứ cho.
Quan VŨ nghe đến đây, khí trận đã nguôi đi một nữa, bèn thu đao gác trên yên ngựa. Hai thần tướng giữ cửa lại tiếp tục nói:
- Nhưng mệnh lệnh lại có qui định: "Nếu như ai cái thế anh hùng, đã thông báo cho Ngọc Đế, và được Ngọc Đế chấp thuận thì có thể khỏi đội chiếc mũ cao này!", nghĩ rằng quân hầu đã lọt vào doanh Tào hết mấy năm, Tào Tháo lên ngựa ban vàng, xuống ngựa ban bạc, ba ngày một tiểu yến, năm ngày một đại yến, cẩm bào mỹ nữ hậu đãi như vậy, mà đều không thể khiến quân hầu lòng quên triều Hán. Trung nghĩa thế ấy, tôi nghĩ nếu thông báo cho Ngọc Đế, chắc Ngọc Đế cũng không buộc quân hầu đội mũ cao đâu.
Quan VŨ nghe xong liền cười ha hả:
- Cá cngươi mà nói sớm thế này thì Quan mỗ sao giận được. Được rồi, ta sẽ chờ ở đây, các người mau vô thông báo cho Ngọc Đế đi.
nào dè thần tướng cười lên ha hả nói:
- Quan hầu đã đủ tư cách rồi, thôi khỏi phải vô thông báo làm chi, mời quân hầu vô thôi!
Như vậy lại khiến Quan Vũ chẳng hiểu gì ráo. Châu Thương đứng phía sau không nhịn cười được, nói:
- Nhị gia tôi mau vô đi! Ngay cái thằng ngu xuẩn vô dụng đã làm bẻ mặt nhị gia tooi đây cũng biết ngài đã đội mũ cao ngwuời ta rồi, mà là đội mũ cao nhứt đấy!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 12:59
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09908 seconds with 15 queries