Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-02-2010   #82
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.996
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tha phương cầu thực

Thoạt tiên, tha phương cầu thực phản ánh việc bỏ quê hương, bản quán đến với phương trời xa lạ để kiếm ăn.

Ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này thực ra là sự tổng gộp nghĩa của các thành tố cấu tạo nên nó: tha khác, lạ (tha phương: phương khác, xứ lạ) cầu: xin, tìm kiếm, thực: ăn (cầu thực: kiếm ăn, xin ăn, kiếm sống). Trong nghiều trường hợp ý nghĩa của thành ngữ tha phương cầu thực không tách khỏi ý nghĩa các thành tố. Ý nghĩa của nó là sự phản ánh trực tiếp ý nghĩa các thành tố trong sự kết hợp với nhau. Vì vậy, tha phương cầu thực chỉ có nghĩa là xin ăn, kiếm sống ở nơi khác.

Tuy nhiên, đã là thành ngữ thì tất yếu ý nghĩa của nó phải vượt ra ngoài ý nghĩa của các thành tố, để tạo thành một chỉnh thể khái quát hơn, với sắc thái ngữ nghĩa bóng bẩy hơn. Tha phương cầu thực cũng vậy. Nó không dơn thuần chỉ sự xin ăn, kiếm sống nơi khác, mà biểu thị sự lang thang nay đây mai đó để kiếm sống. Trong trường hợp này, tha phương cầu thực được dùng như một phụ từ, có khả năng kết hợp và hạn định động từ đi để tạo nên dạng thức đi tha phương cầu thực.

Đặc biệt, tha phương cầu thực được dùng để nhấn mạnh về sự phiêu bạt của những cuộc đời, những số phận con người lênh đênh chìm nổi. Với nét nghĩa này, tha phương cầu thực có khả năng kết hợp với các từ chỉ hướng tới, đến, lên, xuống, qua, sang, về, lại... để tạo các dạng thức tha phương cầu thực...

Thành ngữ tha phương cầu thực còn có biến thể khác là tha hương cầu thực. Ý nghĩa và cách dùng của hai dạng thức này hoàn toàn giống nhau.



Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010)
Cũ 28-02-2010   #83
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.996
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Áo gấm đi đêm

Áo gấm về làng là mang vinh hiển trở về quê hương, áo ấy mặc vào ban ngày. Còn như áo gấm mà đi đêm thì ắt là sự sang trọng ấy hẳn có sự mờ ám, khuất tất. Câu thành ngữ còn muốn phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, đúng chỗ của một hành động nào đó xét cho cùng là sự lãng phí, là không có tác dụng nếu không muốn nói là hành động ấy còn mang mục đích thiếu trong sáng như anh chàng ở chuyện trên.

Áo gấm: một loại áo dệt bằng tơ lụa, nhiều màu sắc, có hình hoa văn đẹp và quý.

Còn có câu: Áo gấm mặc ban ngày; Áo gấm về làng; Y cẩm hoàng lương.

Nghĩa bóng: Ă diện sang trọng đẹp đẽ không một ai biết đến. Tốn phí, phô trương tốn kém mà không đàng hoàng.

Chuyện kể:

Có một người học trò học dốt, nhưng hay khoác lác. Chàng ta nói vớ vợ:

- Ta phen này đi thi nhất định đỗ. Nhà rồi sẽ thấy, ta sẽ có áo gấm mặc về làng, cả làng ra đón. Bọn quan lại nhãi nhép ở cái tổng này phải ra mà cúi lạy ta. Lúc ấy ta thật là danh giá, mình cũng thơm lây.
Người vợ chẳng chút nghi ngờ, nàng vẫn ngày đêm tần tảo lo toan cho chồng ăn học và mong có ngày chồng đỗ đạt cho cả nhà vinh hiển.

Kỳ thi đến, chàng trai khoác lác kia không học đến bến, trượt đầu nước. Nghĩ lời ngày nào đã trót hãnh diện với vợ rằng sẽ được ban áo gấm, nên chàng xấu hổ lắm không dám về làng. Nhưng đi đâu cho được, chàng ta đành làm thân với một người học trò thi đỗ đã được bổ làm quan, mượn cái áo gấm. Anh chàng mừng lắm, nhưng không biết mặc nó vào lúc nào để về làng. Mặc ban ngày thì không tiện, sợ có người biết mình thi trượt sẽ kêu quan. Anh ta đành chờ đêm tối, mặc áo gấm vào rồi lẻn về nhà. Về đến nhà, vợ thấy chồng mặc áo gấm mới lấy làm vinh dự lắm. Đoạn nàng nói với chồng:

- Sáng mai, tôi sẽ mời nội ngoại đến nhà mình, ta ăn mừng thầy nó được ban áo gấm.

Anh chàng sợ, sáng ra mới cởi áo cất vào tay nải. Người trong làng được tin kéo đến đông lắm. Người thì mừng cho anh chàng nọ, kẻ thì hiếu kỳ muốn được xem áo gấm thực hư thế nào. Chờ mãi, sốt ruột, một người bảo:

- Áo gấm đâu, mặc vào cho cả làng thơm lây.

Anh chàng học trò nọ, mới lúng túng nói:

- Áo gấm của tôi, vua ban chỉ được mặc đi đêm thôi.

Biết chuyện, từ bấy làng có câu:

Vẻ vang gì áo gấm đi đêm
Khác gì cái mảnh chăn mền vắt vai.


(Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh – NXB Thông Tấn)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010)
Cũ 28-02-2010   #84
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.996
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lệnh ông không bằng cồng bà

Nói về quyền quyết định mọi việc của người phụ nữ trong gia đình, chúng ta có thành ngữ “Lệnh ông không bằng cồng bà”.

Với thành ngữ này, việc nhận biết ý nghĩa và khả năng vận dụng không khó khăn gì. Về mặt ngữ nghĩa, chỉ có chữ “lệnh” là điều băn khoăn duy nhất. Nên hiểu “lệnh” là “mệnh lệnh” hay là “cái lệnh”, một dụng cụ thường dùng ở các nhà thờ, đền chùa? Trong thế đối ứng với “cồng” người ta dễ chấp nhận “lệnh” là dụng cụ phát ra âm thanh. Cái đáng quan tâm nhất thành ngữ là tại sao lệnh ông lại không bằng cồng bà. Trong dân gian có hai cách hiểu vấn đề này.

Theo nhiều người, thành ngữ này gắn liền với việc chiêu mộ binh lính của anh em Triệu Thị Trinh. Trong khi Triệu Quốc Đạt phát lệnh chiêu tập binh lính kết quả không được bao lăm, thì bằng tiếng cồng vang vọng, Triệu Thị Trinh đã tập hợp quanh mình rất nhiều nghĩa sĩ.

Nhiều người khác lại khẳng định xuất xứ của thành ngữ này gắn liền với tục cưới xin ở một số dân tộc ít người. Số là, khi làm lễ cưới, bên nhà trai phải phát lệnh trước để xin dâu, nếu đồng ý thì bên nhà gái đánh cồng đáp lại. Trong trường hợp, không nghe thấy tiếng cồng đáp lại tức là chưa được rước dâu. Rõ là, tiếng cồng nhà gái (cồng bà) có quyền quyết định tối hậu.



Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 03-03-2010   #85
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.755
sao_phu08 đang offline
 
Đá ngóng chồng

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe người ta nói đại loại như : " cô ấy mỏi mòn cứ như đá ngóng chồng ! " . Đây là dựa vào tích cổ hòn vọng phu . Hòn vọng phu trong câu ca dao :

Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Có hai tích về hòn vọng phu

1.Hòn vọng phu bắc bộ : Có người con gái lấy chồng người cùng làng . Không may gặp họa chinh chiến , người chồng tòng quân ra biên cương đánh giặc . Nàng ở nhà một mình nuôi dưỡng con cái . Ngày ngày bồng con lên núi đứng ngóng chồng về . Vì quá nhớ nhung chồng mà một hôm nàng ôm con hóa thành đá . Tượng đá quay mặt lên hướng bắc
2.Hòn vọng phu xứ Trầm Hương Theo Truyền cổ xứ trầm hương ( xin cáo lỗi vì quá lâu không còn nhớ được tên tác giả ) co kể một chuyện . Ngày xưa có hai anh em nọ thuận thảo nhau lắm . Một hôm người anh đang róc mía không may cô em tinh nghịch làm người anh lỡ tay . con dao rạnh lên đầu người em gái một vết thương sâu . sau này do đói khổ mà hai anh em ly tán nhau . Người anh lớn lên làm ăn giàu có cưới một cô vợ nết na thùy mị , sinh được cậu con trai . Một hôm anh ta thấy trên đầu vợ có một vết sẹo , hỏi gặng mới biết là em gái mình ngày trước . Quá đau khổ vì lỡ loạn luân với em gái , một ngày nọ anh ta thu xếp đồ đạc nói với vợ là đi buôn bán xa rồi dong thuyền ra biển đi mất dạng . Người vợ mỏi mòn trông ngóng ngày nào cũng ôm con ra ngóng đợi chồng về mà hóa đá . Hòn vọng phu này mặt quay về hướng đông .

Như vậy câu thành ngữ trên co hai nghĩa

A. nghĩa đen : nói lên tình yêu chung thủy của vợ chồng trong hôn nhân . Dù có bao nhiêu khó khăn trắc trở vẫn một lòng vững tin vào tình yêu keo sơn bền chặt . Đây là lời khen ngợi đối với một người vợ về tính thủy chung

B. Nghĩa bóng : đây là một nghĩa dùng để thương cảm cho những người mù quáng tin tưởng quá đáng trong tình yêu . Ám chỉ một sự chung thủy vô ích . Cố thi sĩ Quách Tấn có viết hai câu vịnh :

Ngựa hồng đã khuất trời không
Em đứng thành đá ngóng chồng làm chi

Chính là dùng nghĩa bóng của câu thành ngữ này mà thương xót cho niềm tin , sự thủy chung mù quáng .


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
LSB-Sun (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 03-03-2010   #86
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.755
sao_phu08 đang offline
 
Ngựa Hồ chim Việt

Đây là một câu thành ngữ đã bị thu gọn , nguyên văn là : " Ngựa Hồ hí gió Bắc , chim Việt đậu cành Nam "

Ngày trước khi triều đình phong kiến Trung Hoa lớn mạnh , các nước xung quanh đều dâng cống phẩm hàng năm để kết lấy hòa hảo . Người Hồ ở phương bắc thường dân lên lễ vật là ngựa quý ( Hãn huyết bảo mã ) . Người Việt ở phương Nam thì dâng các loại chim công quý hiếm . Khi những ngọn gió thổi từ phương bắc xuống , con ngựa của người Hồ nhớ đến những thảo nguyên mênh mông mà tung vó hí lộng vang trời . Những con chim quý của người Việt chiều chiều lại cứ đậu lên cành cây ngóng về phương Nam theo thói quen mà kêu thảm thiết

Như vậy câu thành ngữ này muốn nói lên tình yêu thương quê hương đất nước của mình . Giống thú vật như ngựa chim mà còn biết nhớ nơi mình sinh ra lớn lên thì huống hồ chi con người . Ý nghĩa câu câu thành ngữ này là ca ngợi những người biết " uống nước nhớ nguồn " tuy nhiên nhiều khi dùng trong hoàn cảnh khác với lời lẻ bóng gió lại mang tính mĩa mai . Hàm ý là " mắng khéo " , súc vật còn biết yêu thương quê cha đất tổ trong khi đó con nười lại không bằng được súc vật . Chính là bài xích những kẻ phản bội lại quê hương hay quên mất quê hương của mình .


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
LSB-Sun (03-03-2010)
Cũ 27-04-2010   #87
Ảnh thế thân của Syllan
Syllan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-04-2010
Bài viết: 2
Điểm: 1
L$B: 1.124
Syllan đang offline
 
Gi i Thích Thành Ng T c Ng

Ð?nh d?ng prc nhung có th? xem t?t trên PC mà không b? bi?n d?ng font ch?.


Trích:
Trích d?n:Ngu?i Vi?t làm vua nu?c Vi?t, " Nam Qu?c son hà Nam Ð? cu", s? ki?n dó là chuy?n duong nhiên, ch?ng có gì l? thu?ng d? ph?i dài dòng bàn lu?n. Nhung dây l?i là chuy?n ngu?i Vi?t làm vua Chiêm Thành, và s? ki?n này có nhi?u nét d?c thù liên h? d?n l?ch s? nu?c nhà, nên dáng d? h?u th? chúng ta bi?t t?i và luu tâm tìm hi?u thêm. Chuy?n x?y ra vào d?i vua Lê Ð?i Hành, cu?i th? k? th? 10, lúc n?n t? ch? c?a Ð?i C? Vi?t còn dang ? giai do?n c?ng c? d? t? kh?ng d?nh, còn Chiêm Thành thì dã là m?t qu?c gia d?c l?p g?n 800 nam nay, và dang ? vào th?i k? c?c th?nh.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-04-2010   #88
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.314
Bách Việt 18 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi sao_phu08 Xem bài viết
Ngựa Hồ chim Việt

Đây là một câu thành ngữ đã bị thu gọn , nguyên văn là : " Ngựa Hồ hí gió Bắc , chim Việt đậu cành Nam "

Ngày trước khi triều đình phong kiến Trung Hoa lớn mạnh , các nước xung quanh đều dâng cống phẩm hàng năm để kết lấy hòa hảo . Người Hồ ở phương bắc thường dân lên lễ vật là ngựa quý ( Hãn huyết bảo mã ) . Người Việt ở phương Nam thì dâng các loại chim công quý hiếm . Khi những ngọn gió thổi từ phương bắc xuống , con ngựa của người Hồ nhớ đến những thảo nguyên mênh mông mà tung vó hí lộng vang trời . Những con chim quý của người Việt chiều chiều lại cứ đậu lên cành cây ngóng về phương Nam theo thói quen mà kêu thảm thiết
Khi động đến các thành ngữ tục ngữ có chứa thông tin địa lý, lịch sử thì cần cẩn thận. Trong câu trên "Chim Việt đậu cành Nam" thì không có gì sai. Hiểu sâu hơn câu này là:
Theo sách Lã thị xuân thu: " ... Viêm đế cai trị bằng hoả đức, thần bảo hộ là hỏa thần Chúc dung, số tương ứng trong Hà thư là số 7, hướng xích đạo cũng là màu đỏ, động vật tiêu biểu là loài lông vũ tức loài chim..." Trong Dịch học có "Nhất thủy nhì hỏa..." và "Nhất ngư nhì điểu..". Như vậy loài chim điểu là loài tượng trưng cho phương nóng (phương Nam ngày nay).
Nhưng còn câu "Ngựa Hồ hí gió Bắc" thì có vấn đề... Con ngựa là loài vật đặc trưng của dân du mục phương Bắc. Nhưng phương Bắc Trung Hoa theo chính sử là vùng sa mạc Thiểm Tây, lạnh giá đóng băng, làm gì có nhiều sông nước mà lại gọi là "Hồ"? Ngựa chạy dưới ... hồ thì buồn cười quá. Văn hóa sông ngòi, ao hồ, biển là văn hóa phương Nam với câu "Người Bắc cưỡi ngựa, người Nam chèo thuyền". Người phương Bắc không thể gọi là "Hồ" mà là "Man". Trong lịch sử Ngũ Man của Trung Hoa bị đảo ngược thành Ngũ Hồ. Sử Trung Hoa đã bị các sử gia "chăn ngựa" phương Bắc bóp méo, làm cho con cháu Trung Hoa và Đại Việt lầm lẫn cả ngàn năm nay...


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 27-04-2010   #89
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.755
sao_phu08 đang offline
 
Trích dẫn:
Nhưng còn câu "Ngựa Hồ hí gió Bắc" thì có vấn đề... Con ngựa là loài vật đặc trưng của dân du mục phương Bắc. Nhưng phương Bắc Trung Hoa theo chính sử là vùng sa mạc Thiểm Tây, lạnh giá đóng băng, làm gì có nhiều sông nước mà lại gọi là "Hồ"? Ngựa chạy dưới ... hồ thì buồn cười quá. Văn hóa sông ngòi, ao hồ, biển là văn hóa phương Nam với câu "Người Bắc cưỡi ngựa, người Nam chèo thuyền". Người phương Bắc không thể gọi là "Hồ" mà là "Man". Trong lịch sử Ngũ Man của Trung Hoa bị đảo ngược thành Ngũ Hồ. Sử Trung Hoa đã bị các sử gia "chăn ngựa" phương Bắc bóp méo, làm cho con cháu Trung Hoa và Đại Việt lầm lẫn cả ngàn năm nay...
Tôi thiết nghĩ vị huynh đài Bách Việt này hình như hiểu chữ hồ theo nghĩa của ao hồ ( nơi chứa đựng nước ) . Điều này làm tôi hơi ngạc nhiên vì với những lượng kiến thức đồ sộ mà huynh đài này đã nêu ra trong nhiều chủ đề , không lẻ lại không nhận thấy Phủ tôi viết hoa chữ Hồ đó sao ?

Trích dẫn:
Người phương Bắc không thể gọi là "Hồ" mà là "Man"
Không biết " người phương Bắc " mà vị huynh đệ đang nói là so với chúng ta hay so với Trung Hoa vậy ? Phủ tôi viết : " Người Hồ ở phương bắc " , phương bắc này là phương bắc của Trung Hoa . Rợ Hồ thì Phủ tôi có nghe , Man Hồ ( nói theo Bách Việt 18 ) thì Phủ tôi chưa nghe bao giờ .

Trích dẫn:
Trong lịch sử Ngũ Man của Trung Hoa bị đảo ngược thành Ngũ Hồ. Sử Trung Hoa đã bị các sử gia "chăn ngựa" phương Bắc bóp méo, làm cho con cháu Trung Hoa và Đại Việt lầm lẫn cả ngàn năm nay...
Phủ đây kiến thức hạn hẹp cũng muốn được nghe qua cái gọi là " lịch sử Ngũ Man bị đảo lộn " . Nhấn mạnh thêm đôi chút , hãy là " lầm lẫn " đừng là " quy đồng ". Con người Phủ tôi không ưa những gì quy đồng mà không rõ ràng nếu chỉ là suy luận . Và xin nhấn mạnh thêm lần nữa , với một chữ nếu người ta có thể đem cả thành Pari mà nhét qua một cổ chai .

Phủ đang chờ nghe dẫn giải .


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 27-04-2010   #90
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.314
Bách Việt 18 đang offline
 
Trong cổ sử (và theo tự nhiên của quá trình phát triển ngôn ngữ) rất hay gặp những danh từ chung (chỉ phương hướng, màu sắc, số từ ...) biến thành danh từ riêng (chỉ tộc người). Việt Nam là một ví dụ (nhớ câu ở đền Hùng: Triệu tổ Nam bang). Vì thế chữ "hồ" lúc đầu là ao hồ, chuyển thành tên gọi "Hồ" viết hoa chỉ những bộ tộc sống ở ...
Xin trích nguyên giải thích về Ngũ Man (Ngũ Hồ) của tác giả nhatnguyen52:


Ngũ Man Trung Hoa (bị lộn ngược thành Ngũ Hồ)

Phía nam theo Dịch Lý tức phía bắc Trung Hoa hiện nay là nơi tụ cư của các Man tộc, vói 5 dòng:
1. Phương Tây: người Tạng biến âm của chữ tịnh còn gọi là Khương biến âm của chữ cương – căng hay khăng nghĩa là phương cứng, không đổi. Người Chi biến âm tsi = tư, số 4 còn được gọi tên chung là Thổ.
2. Phía Tây Nam: tức Tây Bắc hiện nay, là nơi sinh sống của người Đột Quyết, ‘Đột’ biến âm của chữ độc là số 1 chỉ phương Nam, ‘Quyết’ trong Dịch lý là phương tây (quyết định – định đoạt), Đột Quyết nghĩa là phía Tây nam mà thôi, tên chỉ chung các dân tộc vùng Trung Á vì tóc râu của họ màu nâu đỏ cũng rất có thể họ là người da trắng nhưng nắng gío đã biến da họ thành màu Đồng nên còn được gọi là dân Hung (hung trong tiếng Việt là màu nâu đỏ), người Mông Cổ gọi sắc dân này là dân Sắc Mục.
3. Phía chánh Nam: đất của tộc Mông – Nguyên, cả Mông và Nguyên đều có nghĩa là phía Nam của Dịch Lý.
4. Phía Nam: người Khiết Đan hay người Liêu, Khiết là thuần khiết hay đơn nhất, ý chỉ số 1, phương nước trong Dịch Lý, đan là đơn: số 1 cũng là màu đen là lu, mờ, tối.
5. Phía cực Nam: người Tiên Ty hay Nữ Chân, tiên là số 1, ty là thấp chỉ phương Nam ngược với vương, cao, tôn, Tiên Ty chia thành 2 dòng: người Kăm hay Kim và Mãn hay Man.
Ban đầu từ “Hán nhân” là 1 câu chửi chỉ dùng cho người Khiết Đan, sau này đồng hóa với người Tiên Ty cũng coi là người Hán.
Thời Mông – Nguyên: Từ người Hán là tên, chỉ 2 sắc dân này, người Trung Hoa chính gốc được gọi là người Nam.
Người Lu có 3 chi: Tây Lu hay Thủy Cốc Hồn, Nam Lu hay Quan Liêu ở Sơn Tây và Hà Bắc, Đông Lu hay Từ Liêu ở Sơn Đông và tên chính thức của họ trong lịch sử là Hán Tộc. Ba triều đại lớn họ đã dựng nên được sử Trung Hoa ghi nhận là:
*Nhà Hán Tây và Đông + nhà Ngụy.
-Tiên Ty thì tạo hẳn thành 2 nước:
*Nước Kim
*Nước Mãn Thanh


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 11:12
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08417 seconds with 15 queries