Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 29-11-2008   #1
Ảnh thế thân của superhero
superhero
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 26-08-2008
Bài viết: 76
Điểm: 4
L$B: 4.288
Tâm trạng:
superhero đang offline
 
Hội mùa Thu

Với tất cả các tộc người Việt Nam, mùa Thu là mùa gặt, mùa thu hoạch kết quả lao động sản xuất. Xưa kia tín ngưỡng về hồn lúa hay tinh lúa rất phổ biến ở Việt Nam. Hồn lúa hay tinh lúa đều là con của nữ thần Lúa, chúng trú ngụ trong thân cây lúa, làm cho lúa chắc hạt, thơm ngon. Với tín ngưỡng đó, vào mùa Thu, người Việt tổ chức hội.
Món đặc sản của hội là cốm, nên xưa kia gọi là Hội cốm mới với ý nghĩa là “sữa của mẹ Lúa”. Người Thái – Tày gọi là Hội Kin khẩu mẩu, còn ở người Bana thì đó là Hội Sa mơk. Các tộc khác đều có ngày hội này với cùng một ý nghĩa. Đối tượng chính của hội là trẻ em và người già. Ngoài cốm, trong hội còn có các loại trái cây được bày và ăn với ý nghĩa đó là quà của mẹ Đất.



Dưới ánh trăng sáng, trẻ em ăn “sữa mẹ Lúa” và “quà của mẹ Đất” và trình diễn những khúc đồng dao quen thuộc. Ở người Việt (Kinh) do giao lưu với văn hoá Trung Hoa nên hội này gọi là Tết Trung Thu và bên cạnh những món đặc sản bản địa đã có thêm bánh nướng, bánh dẻo hình vuông, tròn, tượng trưng cho trái đất và mặt trăng.



Sau Hội Cốm mới là Hội Cơm mới với ý nghĩa tạ ơn trời - đất, thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho một vụ mùa tốt tươi. Ở người Việt (Kinh) ngày nay gần như không còn hội nữa mà chỉ là một số nghi lễ trang trọng. Nhưng ở các tộc thiểu số thì đây là một hội lớn. Ngoài nghi thức, hội tràn ngập những trình diễn dân gian như múa, hát kể lại quá trình gieo trồng, múa hát bày tỏ niềm vui được mùa. Trong hội này, ăn cơm mới, uống rượu cần là món đặc sản.



Ở một số tộc người, như Bana chẳng hạn, còn có nghi lễ “Đóng cửa kho lúa” làm vào phần cuối của Hội cơm mới. Người ta đem lúa đã phơi khô quạt sạch chứa vào chòi lúa và cuối cùng lấy cái giỏ đựng lúa khi suốt lúa úp lên trên với hàm nghĩa là mời hồn lúa về ngủ đông với lúa. Tất cả các hình thức này được tiến hành trong âm thanh của dàn cồng chiêng. Còn việc đóng cánh cửa kho lúa, lấy lạt buộc chặt thì được tiến hành trong âm hưởng trầm hùng của dàn Kloong pút.


Chữ ký của superhero

SUPERHERO

Tài sản của superhero
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến superhero vì bài viết hữu ích này:
__Phi*Tuyết__ (18-04-2009)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 10:29
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,03443 seconds with 17 queries