Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-02-2008   #10
Ảnh thế thân của Tiêu Dao
Tiêu Dao
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
- Cô vân dã hạc -
Gia nhập: 17-11-2007
Bài viết: 638
Điểm: 168
L$B: 3.686.602
Tâm trạng:
Tiêu Dao đang offline
 
Vài phong tục ... (tiếp)

- Đi thăm mộ tổ tiên

Bắt đầu từ ngày 23 cho đến 30 tháng Chạp, con cháu thu xếp công việc về đông đủ cùng đi thăm và quét dọn, sơn phết lại mồ mã ông bà. Bây giờ do công việc bận rộn thì phong tục này cũng nhạt dần, thấy chỉ còn người trông coi hương hỏa của dòng họ làm việc này.

- Dựng cây nêu: phong tục này bây giờ ít thấy lắm, họa chăng là còn ở một vài vùng nông thôn. Tương truyền ngày xưa có con quỷ tranh giành đất đai với con người, sau nhiều lần thua phép Phật nó bị đày ... đến nơi nào không biết. Mỗi năm chỉ được lên mặt đất trong 3 ngày Tết. Để con quỷ này không làm hại trong những ngày nó được "tự do tại ngoại" ở cõi nhân gian, người ta dựng cây nêu trước sân nhà vào ngày 30 và hạ xuống vào ngày mùng 7 gọi là Khai hạ ( chấm dứt Tết).
Cây nêu là 1 cây tre, trúc, chặt nhánh sạch chỉ chừa vài tua trên chót, trên đó treo trầu, cau, lá "bùa" bằng giấy vàng, cái chuông (khánh) nhỏ .... (mấy món phụ tùng này sao thấy mỗi nơi mỗi khác). Nếu ở đình làng thì có cây cờ phướn ngũ sắc.


Chữ ký của Tiêu Dao
Lương Sơn Tứ Hùng - Lão Đại


Chỉnh sửa lần cuối bởi Tiêu dao đạo sĩ: 03-02-2008 lúc 08:19.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-02-2008   #11
Ảnh thế thân của tienlagi_07
tienlagi_07
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 23-05-2007
Bài viết: 576
Điểm: 11
L$B: 4.611
tienlagi_07 đang offline
 
Nguồn gốc Tết cổ truyền Việt Nam

Đến nay, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết dân tộc Việt bắt đầu ăn Tết từ bao giờ và tại sao có ngày Tết. Sách “Việt sử đại toàn” đã ghi lại việc này, tuy không cụ thể nhưng qua phân tích ta có thể suy đoán một cách tương đối về thời gian hình thành mỹ tục ăn Tết cổ truyền của dân tộc Việt.

Truyền thuyết và lịch sử cho thấy: Họ Hồng Bàng dựng n­ước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 trư­ớc công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dư­ơng Vư­ơng sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vư­ơng. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết. Bắt đầu có bánh chư­ng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu - con trai thứ 18 của vua Hùng Vư­ơng 6. Có thể nói, nư­ớc ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của ngư­ời Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nư­ớc, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo - thứ thực phẩm chính nuôi sống con ngư­ời, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp đ­ược chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm. Thực ra, cho đến nay, nói một cách chính xác dân ta ăn Tết bắt đầu từ khi nào không ai nắm rõ. Lịch sử Trung Hoa viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang - quan nư­ớc Tàu sang n­ước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng: Tr­ước khi ngư­ời Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc.


Thứ nhất: Vua Hùng không giống các vị hoàng đế Trung Hoa - nhất nhất theo Khổng giáo. Việc truyền ngôi cho con trai thứ 18 đã chứng tỏ sự khác biệt của dân tộc Việt với dân tộc Hoa. Thông thường các hoàng đế truyền lại ngôi cho vị hoàng tử cả như­ng Hùng V­ương thứ 6 của n­ước Văn Lang không theo nguyên tắc đó, ông chọn ngư­ời kế vị trị vì đất nư­ớc thay mình là ng­ười hiền đức, bất luận đó là cả hay thứ.


Thứ hai: Lang Liêu là một hoàng tử, đư­ơng nhiên phải là ngư­ời đư­ợc tiếp thu, thấm nhuần văn hoá dân tộc và tư­ duy theo cách của đồng bào mình. Theo đó, thấy rằng, dân tộc Việt ta có cách nghĩ thực tế hơn so với ngư­ời Hoa. Bánh chư­ng vuông tư­ợng trư­ng cho đất. Đất ở đây không có nghĩa là trái đất, mà là những mảnh ruộng vuông vắn - nơi người dân trồng cây lúa nư­ớc nuôi sống chính mình. Bánh giày tượng trưng cho trời tròn không có nghĩa là bầu trời hình tròn, mà là hệ vòng quay 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông liên tiếp. Ngư­ời Hoa th­ường giải thích vạn vật qua những hệ số, bói toán trừu t­ượng, đôi khi như­ ma thuật rất xa xôi, khó hình dung.


Như­ vậy, có thể nói Tết cổ truyền của Việt Nam phải hình thành từ trư­ớc thế kỷ thứ nhất, không phải do ngư­ời Hoa khai hoá hay đồng hoá. Tuy nhiên, do cùng nằm chung vùng lục địa, lại nằm kề nhau nên không thể không mang những ảnh hư­ởng của nhau. Sau này, khi Trung Hoa đô hộ nư­ớc ta nhiều năm liền những ảnh h­ưởng đó càng lớn hơn. Song về cơ bản bánh chư­ng, bánh giày là đặc tr­ưng của dân tộc Việt. Trong ngày Tết cổ truyền có thể thiếu câu đối đỏ song không thể không có bánh ch­ưng xanh để cúng tế tổ tiên.


Chữ ký của tienlagi_07
WISHING YOU THE VERY BEST IN
╔══╦══╦══╦══╗
╚═╗║╔╗║╔╗║╔╗║
╔═╝║║║║║║║╚╝║
║╔═╣║║║║║╠═╗║
║╚═╣╚╝║╚╝╠═╝║
╚══╩══╩══╩══╝

¤ø„¸¨°º¤ø„¸ ¸„ø¤º°¨¸„ø¤º°¨
¨°º¤ø„¸
HaPpY ¸„ø¤º°¨
¸„ø¤º°¨
NeW yEaR``°º¤ø„¸
¸„ø¤º ``°º¤ø„¸ ¤ø„¸¨°º¤ø„¸¸„

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-02-2008   #12
Ảnh thế thân của tienlagi_07
tienlagi_07
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 23-05-2007
Bài viết: 576
Điểm: 11
L$B: 4.611
tienlagi_07 đang offline
 
Đất nước ta đã từng chịu 1000 năm Bắc thuộc, nên ít nhiều nền văn hoá của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến nước ta. Và tể Nguyên Đán cũng không ngoại lệ. Thật ra tết Nguyên đán không phải là tết của Việt Nam mà là Tết ăn theo Trung Quốc. Tết dân tộc ngày xưa là sự khởi đầu một mùa sản xuất, khi vừa chấm dứt mùa khô, khi cơn mùa đầu mùa đến (khoảng tháng 3).
Tết của Việt Nam được tính theo lịch âm và tết Trung Quốc cũng được tính như thế, nên tết của hai đất nước láng giềng này gần như sát nhau. Tuy nhiên, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia sẽ có những nền văn hoá khác nhau, dù Việt Nam ảnh hưởng nền văn hoá Trung Quốc nhưng nhân dân ta đã sáng tạo, tạo nên một bản sắc văn hoá rẩ riêng Việt Nam.
Những ngày tết, những công việc cách thức đón tết của Việt Nam và Trung Quốc không khác nhau nhiều chỉ khác chăng là cách cúng lễ. ví dụ cả hai nước đều đưa ông Táo lên trời vào ngày 23/12 âm lịch nhưng ở Việt Nam thì cho ông Táo về trời bằng cá chép, còn Trung Quốc cho ông về bằng ngựa nên họ đốt rơm cắt khúc làm thức ăn cho ngựa.
Ngày xưa ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều treo câu đối đỏ, và đốt pháo nhưng ngày nay thì cả hai tục lệ này đều không còn nữa ở Việt Nam.
Điều quan trọng trong ngày tết của cả hai nước là việc đoàn tụ gia đình, vì vậy con cháu từ khắp mọi nơi đều trở về nhà, tham dự bữa cơm gia đình. Giao thừa xong thì con cháu sẽ chúc tết ông bà, cha mẹ và ông bà cha mẹ sẽ có phong bao đỏ lì xì cho con cháu…
Nhìn chung, tết Trung Quốc và tểt Việt Nam không khác nhau nhiều, sự giống nhau về tết Nguyên Đán của hai nước đó là nhờ vào sự giao lưu văn hoá, và sự giao lưu văn hoá tốt đẹp này sẽ được lưu giữ mãi đến ngày sau.


Chữ ký của tienlagi_07
WISHING YOU THE VERY BEST IN
╔══╦══╦══╦══╗
╚═╗║╔╗║╔╗║╔╗║
╔═╝║║║║║║║╚╝║
║╔═╣║║║║║╠═╗║
║╚═╣╚╝║╚╝╠═╝║
╚══╩══╩══╩══╝

¤ø„¸¨°º¤ø„¸ ¸„ø¤º°¨¸„ø¤º°¨
¨°º¤ø„¸
HaPpY ¸„ø¤º°¨
¸„ø¤º°¨
NeW yEaR``°º¤ø„¸
¸„ø¤º ``°º¤ø„¸ ¤ø„¸¨°º¤ø„¸¸„

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 04:03
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,04643 seconds with 17 queries