Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 25-04-2007   #28
Ảnh thế thân của ..::XxZodijiKenxX::..
..::XxZodijiKenxX::..
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-02-2007
Bài viết: 130
Điểm: 35
L$B: 7.967
..::XxZodijiKenxX::.. đang offline
 
Ba cái "thánh vật" gì gì ở sông Tô Lịch chẳng qua là mấy thứ "gỗ mục ,xác ướp, đài lễ" rơm rác gì trôi dạt từ đời nào đến giờ. Bà con chạy tới chạy lui tôn thờ lễ lạy trông thật tức cười quá đi mất. Mê tín dị đoan, tôn thờ ngoại cảnh.


Chữ ký của ..::XxZodijiKenxX::..
Đói uống , khát ăn , mệt thức trắng..

Cũ 25-04-2007   #29
Ảnh thế thân của Ngọc Diện Thư Sinh
Ngọc Diện Thư Sinh
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-06-2005
Bài viết: 444
Điểm: 310
L$B: 12.205
Ngọc Diện Thư Sinh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-LyQuy Xem bài viết
Ối giời, dài như cái bơm, đọc hoa hét cả mắt. Nói tóm lại là mấy cái trò ấy chỉ là do từ miẹng lưỡi của mấy bà nhiều chuyện hoặc từ những kẻ có liên quan mật thiết với mấy cha thầy bói, thầy cúng... Chúng nó phao mấy cái tin như thế để mua việc cho mấy thầy của chúng nó ý mà.
Cần quái gì cứ phải ở Tô Lịch chứ. Ở ngay cái LSB này cũng đầu bùa yểm đấy thôi. Đấy, vô Quân Cơ Mật Viện mà coi nhé, trong đó có cả đống bùa...kekeke...!


Vẫn biết Lương Sơn Bạc nhiều kẻ bất tài mà vẫn ngoi cao . Nhưng bất tài đến mức độ này thì thật là hài hước .Mang tiếng là tổng binh đầu lĩnh mà khẩu xuất cuồng ngôn nói toàn những lời không có chút hiểu biết nào .Các cụ nói rồi :"biết thì còn khục khoặc, ko biết thì ngậm .. ... mà nghe " ai bảo ông đây chỉ là chuyện của mấy bà nhiều chuyện mà đây là một phạm trù lịch sử phao tin đồn nhảm mà bao nhiêu nhà lịch sử khoa học lịch sử đều đang nghiên cứu ,tin đồn nhảm mà từ năm 2001 kể từ khi việc trấn yểm bùa bị phát hiện và bị nhổ lên các tỉnh thuộc nhánh thanh long bị trấn yểm từ trước lại phát triển một cách mạnh mẽ vậy...


Chữ ký của Ngọc Diện Thư Sinh
Đã nhiều đêm anh một mình thao thức
Tự hỏi lòng hạnh phúc là đâu
Làm thế nào để giữ lại lòng nhau
Chút tình đẹp khi đã là không thể


Cũ 25-04-2007   #30
Ảnh thế thân của XU*XU
XU*XU
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-03-2007
Bài viết: 50
Điểm: 4
L$B: 10.078
XU*XU đang offline
 
oài theo như báo chí và trụ trì chùa Hương bây giờ nói thì thầy Thich Viên Thành chưa bao giờ dến đó cả..ko tin thì mua báo Pháp Luật và Đời Sống số mới nhất mà xem...sự thật 100% đó


Chữ ký của XU*XU
Xin lỗi đời quá đen...

Cũ 26-04-2007   #31
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.734
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Khảo sát phong thuỷ của toàn vùng đất



Khu vực này có Minh Đường là cả một vùng đất rộng lớn tiếp giáp với Kinh thành Thăng Long. Trong địa phận Minh Đường này có hai con sông lớn chẩy qua là sông Hồng và sông Cà Lồ. Huyền Vũ của cả khu vực có hai dãy núi hùng vĩ là Tam Đảo và Sóc Sơn như một bức tường thành án ngữ. Hai nhánh Thanh Long - Bạch Hổ là hai dải đất cân phân như muốn ôm lấy tòan bộ khu vực. Tòan bộ cuộc đất này có dáng một con Quy (Rùa khổng lồ), đang muốn bò xuống sông Cà Lồ. Khi đứng trên địa hình của khu vực, người ta có thể thấy rất rõ đường đi của một Long mạch lớn và theo đánh gíá của tôi thì Khí của Long mạch này vẫn còn rất mạnh.

Như vậy xét về toàn cảnh thì cuộc đất này có một tầm quan trọng rất lớn về phương diện Phong thủy. Nơi đây là một vùng tập trung Linh khí của dãy Tam Đảo, Sóc Sơn là những vùng đất Linh thiêng, có quan hệ tới các Thế Đại Hùng Vương ngày xưa. Các Truyền thuyết về Thần Tản Viên, Sự tích Thánh Gióng đều nằm trong khu vực này. Mặt khác, hai con sông lớn là sông Hồng và sông Cà Lồ cũng chứa đựng những sự Linh thiêng. Nếu chỉ xét đơn thuần về Phong thủy theo các Trường phái Loan Đầu, Huyền Không ...thì khu vực này có chất chứa những Huyệt vị phát Đế Vương, Công Hầu, Khanh tướng...Nhưng thực sự, cho tới tận gần đây, khu vực này vẫn còn là một vùng quê rất nghèo khổ, Kinh tế chậm phát triển, đời sống còn lạc hậu và rất ít người làm nên những địa vị lớn. Mặt khác ta cũng để ý rằng: Nhánh Thanh Long, bao gồm cả con đường từ Đông Anh đi Phù Lỗ, Thái Nguyên có từ rất lâu rồi, nhưng sự phát triển của những vùng quê nó đi qua hầu như không đáng kể, so với nhánh Bạch Hổ là vùng đất bao gồm cả con đường từ Hà Nội, qua cầu Thăng Long, Nội Bài, Phú Thọ mới được xây dựng sau này???

Đi tìm câu trả lời đó, tôi phát hiện được những điều thú vị như sau:

Như đã trình bày ở phần trên, Long mạch này rất lớn và có nhiều Linh khí hội tụ. Các bạn cũng nên nhớ rằng, khu vực này rất gần Thành Ốc - Cổ Loa là nơi đã phát tích hai lần làm Kinh thành, Thủ đô của nước Việt; Đó là Thành ốc của Vua Thục Phán và Thủ đô Nước Việt Thời Ngô Quyền.

Nhằm Trấn yểm Long mạch lớn này, nơi có thể phát tích những vị Chân đế, Người Tàu đã thực hiện một cuộc Trấn yểm với một quy mô lớn và rất công phu. Trước hết, họ cho đào một con sông, cắt ngang nhánh Thanh Long của cuộc đất, nhằm triệt hạ Dương khí, tức là làm cho đàn ông trong khu vực này không thể ngóc đầu lên được. Con sông đào đó ngày nay vẫn còn. Mặt khác, người Tầu đã thực hiện một Trận đồ Trấn yểm ngay tại trung tâm của Long Huyệt là khu vực làng Liên Lý đang trình bày.

Xét lại các Truyền thuyết còn truyền lại được, tôi tìm thấy một trường hợp tương tự (Hay chính là chuyện về vùng đất này, tôi chưa có điều kiện để thẩm tra lại). Trong cuốn DƯ CÔNG TIỆP KÝ của Vũ Phương Đề, soạn vào năm Cảnh Hưng 16 (1755) - Các bạn cũng nhớ lại là đây chính là năm lập Đình làng Liên Lý có một Truyền thuyết như sau: "TRẦN TRIỀU TỔ MỘ KÝ: Tiên tổ nhà Trần ở xã Tức Mặc, Huyện Mỹ Lộc, đời đời làm nghề đánh cá, một dải trường giang ở phía Nam, đâu cũng là nhà. Bấy giờ có một thầy Địa lý Trung Quốc sang nước ta xem đất. Chú theo Long mạch từ núi Tam Đảo đi xuống, qua Thăng Long, Cổ Bi đến các xã Kệ Châu và Cao Xá thuộc huyện Kim Động, thấy có nhiều đống đất hoàn tụ, bèn cười nói rằng:

- Đây là chỗ đóng quân và nấu cơm.

Đến xã Phượng trà huyện Nam Xương không thấy vết tích đâu nữa, chú ngắm một hồi lâu rồi nói:

- Nước sông chẩy mạnh, có lẽ nào Huyệt lại ẩn tàng dưới lòng sông.

Chú bèn sang Đông đi đến xã Hà Liễu, huyện Ngự Thiên, thấy các ngọn núi đều đứng thẳng, liền lấy tay chỉ và cười nói rằng:

- Chỗ cất đầu lên ở đây, trốn tránh ta thế nào được.

Chú tìm đến chỗ phát tích tại xã Nhật Cảo và tìm chỗ kết cục tại xã Thái Đường, mới hạ la bàn để xem xét và cứ say mê, quanh quẩn mãi ở đấy không đi được.

Chợt có Nguyễn Cố người xã Tây Vệ đến đấy, hỏi Khách rằng:

- Ông lưu ý ở chỗ này có Huyệt tốt phải không ?

Khách ngửa mặt lên cười nói:

- Không ngờ ở nơi bình địa mà lại có đất Đế Vương. Đáng chê là các thầy Địa lý đời nay, không thầy nào có nhãn lực.

Nguyễn Cố nói:

- Nếu quả là đất Đế Vương, xin ông cho tôi. Ông muốn được lễ tạ bao nhiêu, tôi cũng xin nộp đủ.

Khách nói:

- Nhà ông có Phúc may mới được gặp tôi thì tôi cho ông. Nhưng sau khi táng rồi, ông phải trả cho tôi ngay 100 quan tiền, và về sau lấy được nước, ông phải chia cho tôi một nửa.

Nguyễn Cố xin vâng lời, rồi đem mộ Tổ táng vào chỗ ấy. Khách sợ Cố phản trắc, bèn bảo:

- Táng xong tất có điềm lành. Nhưng trong hạn 100 ngày, thỉnh thoảng phải đến thăm nom. Nếu sau cơn mưa gió, sấm, sét thấy có sự lạ, thì lành ít dữ nhiều, phải táng đi chỗ khác ngay.

Nguyễn Cố vừa đem mả Tổ Tiên táng vào nơi ấy được ba ngày, đến nửa đêm tự nhiên có một tiếng sấm rất to, làm kinh động nhân dân và súc vật ở vùng ấy. Sáng hôm sau đi xem, thì thấy ở các xã Đặng Xá, Tây Vệ và Thái Đường có nhiều hòn đá nhô lên, gọi là đá tai mèo, nơi nào cũng có. Những hòn đá đó đến nay vẫn còn.

Nguyễn Cố biết là được đất rồi, lấy làm mừng rỡ. Vợ Cố bảo rằng:

- Ngôi đất ấy dầu cho là phát phúc, nhưng hiện nay làm thế nào mà lo được một trăm quan tiền. Vả lại chia đôi Thiên hạ thì còn được bao nhiêu?

Cố thấy vợ nói thế thì định bụng không tạ lễ cho chú Khách nữa. Khi Khách đến hỏi, Cố hẹn mấy ngày sẽ trả. Đến hẹn, Khách tới nhà, Cố liền bắt trói và đang đêm đem vất xuống sông. Vất xong vội vàng chạy về. Nguyên chỗ Cố vất Khách xuống là một bãi phù sa, nước thủy triều lên ngập cả bãi. Sau khi vất Khách xuống, nước triều rút lui, bãi phơi khô, Khách nằm lại trên bãi.

Chợt có chiếc thuyền đánh cá của họ Trần đi qua đấy, nghe có tiếng người hô hoán, vội tới cứu mang lên thuyền, rồi cởi trói cho Khách và hỏi duyên cớ. Khách đem đầu đuôi sự việc này kể cho họ Trần nghe và nói thêm rằng:

- Nhờ ông mà tôi sống lại được. Tôi xin đem cuộc đất này biếu ông để tạ ơn.

Người họ Trần nói:

- Ngôi đất ấy Nguyễn Cố đã táng rồi còn làm được gì nữa.

Khách nói:

- Tôi đã tính trước, ngôi đất đó thế nào nhà ông cũng được.

Người họ Trần bèn lưu chú Khách ở lại trong thuyền, không để lộ chuyện cho người ngoài biết. Khách bảo người họ Trần lấy đồng đỏ đúc lưỡi tầm sét và lấy cây vang nấu nước để dùng.

Một đêm mưa to, gió lớn và luôn có sét đánh. Đến khi tạnh mưa, Khách và người họ Trần đem lưỡi Tầm sét đến cắm ở mộ Tổ của Nguyễn Cố, xuyên thủng đến quan tài, rồi lấy nước vang tưới vào mộ. Sáng hôm sau, Nguyễn Cố ra thăm, cho là mộ bị sét đánh, có máu chẩy ra, vội vàng rời mộ đi chỗ khác. Khách nhân bèn đem mộ Tổ nhà họ Trần táng vào đó.

Ngôi đất này phía trước trông ra ngã ba sông Cái (Thuộc xã Hữu Bị - Huyện Mỹ Lộc - Tục gọi là cửa vàng), phía sau gối vào Đền Voi Phục, lâu đài và cờ gươm bài trí hai bên. Huyệt ở "THổ phúc tàng Kim" (Trong đất giấu vàng), Tọa Càn hướng Tốn. Táng xong, Khách phê rằng:

- "Phần đại yên hoa đối diện sinh", hẳn lấy được Thiên hạ.

Người họ Trần nói:

- Nếu được như lời ông nói, tôi xin chia cho ông một nửa Dân tộc.

Khách nói:

- Không cần phải làm như thế. Nhà ông hưởng nước, chỉ cần đời đời tư cấp cho nhà tôi đủ ăn, đủ mặc thôi.

Người họ Trần hứa sẽ ghi lòng tạc dạ. Rồi làm tờ giấy giao ước, mỗi bên giữ một bản lại làm tin.

Lại nói chú Khách vốn là người có tâm cơ trí lực. Chú làm hai bản Sấm thư để lại cho con cháu và dặn:

- Nếu sau này họ Trần vẫn đối đãi tử tế thì bảo thực cho họ biết. Nếu họ bội ước thì nên như thế, như thế...

Khách lại bảo họ Trần rằng:

- Tôi đã để lại một phép, có thể làm cho nhà ông trị vì được lâu dài hơn. Phép ấy là gì, thì sau này sẽ bảo cho ông biết.

Họ Trần vô cùng cảm tạ.

Trần Thừa là cháu ba đời, năm Diên phúc thứ 8 (1218) triều Lý, sinh ra Trần Cảnh, mũi cao, mặt Rồng, được Chiêu Hoàng ngường ngôi cho, làm Vua Thái Tông.

Ban đầu, khi con cháu chú Khách ở Trung quốc sang, các Vua Trần đều tặng tống rất hậu. Nhưng đến cuối đời thì đối đãi kém tử tế. Một người cháu của chú Khách sang nói với Vua Trần:

Tiên Tổ Hạ thần có để lại một bản Sấm thư, dặn đến năm nay thì đem sang đệ trình quý Quốc.

Vua Trần xem Sấm thư thấy nói: "Ngôi mộ phát tích ở Thái Đường nay sắp hết thịnh, cần phải khơi thông thủy đạo, thì mới giữ được lâu dài ".

Vua Trần tin lời nói đó, bèn chiếu theo họa đồ ở Sấm thư đào một thủy đạo từ sông Cái, xã Phú xuân đi vào, quanh đến xã Thái Đường. Không ngờ đào đứt Long mạch, họ Trần bèn suy, rồi bị Xích Thủy Hầu (Hồ Quý Ly ) soán đoạt. Xét họ Trần trị vì được từng ấy năm là do ở mệnh Trời chứ sức người làm thế nào được.

Nguyên chú: Con sông đào ấy ngày nay vẫn để lại dấu vết.

Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng, con sông đào này (do ai và vì lý do gì?), đã cắt ngang nhánh Thanh Long của cuộc đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của những người đàn ông trong khu vực. Mặc dù về hình thái của Loan Đầu rất đẹp, là nơi có thể kết một số Huyệt vị quan trọng, nhưng do sự chia cắt của con sông đào, khu vực này không thể phát triển được so với nhánh Bạch Hổ đối diện, và từ xưa không thấy có ai trong khu vực này có thể lập Đế nghiệp được cả. Đó là một vấn đề chúng ta cần suy nghĩ.


(Sưu tầm)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 26-04-2007   #32
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.734
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Trận đồ trấn yểm



Từ xưa tới nay, chúng ta thường được nghe phong phanh có những trận đồ Trấn yểm những vùng đất. Trong việc Trấn yểm, thường có hai chiều âm dương đối nghịch nhau là: Một chiều, Trấn yểm cho vùng đó không phát triển được, hay nói cách khác là có tác dụng phá hoại những Long mạch hay những Huyệt vị có thể phát Đế nghiệp, không thể tạo thành những Thành phố, Tỉnh lỵ đô hội. Một chiều, cũng dùng phép Trấn yểm để bảo vệ hoặc phát triển một Long mạch hay Huyệt vị, giữ cho nó được bình yên, thậm chí xí chỗ trước, không cho phép người khác sử dụng nó, thuật đó gọi là thuật Xích Long.

Theo những câu chuyện còn truyền lại trong Lịch sử, nguồn gốc của việc lập Trận đồ Trấn yểm có từ rất xa xưa. Chắc các bạn còn nhớ Thạch trận của Khổng Minh trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, được thiết lập bên bờ của một con sông. Hoặc như những truyền thuyết về Cao Biền lập những Trận đồ mà tôi đã có dịp trình bày với các bạn trong bài PHONG THỦY: HIỆN TƯỢNG TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH... Hay những dạng Trận đồ Trấn yểm mà tôi đã có dịp trình bày trong bài NHỮNG CUỘC HÀNH HÓA GIẢI KHAI HUYỆT ĐẠO THỜI NAY.

Trong thực tế ngày nay, tôi có dịp thấy một Trận đồ Trấn yểm dạng đơn giản của một người bạn tên Khiêm, thực hiện tại phòng ngủ của mình, khi tôi ngủ trên chiếc giường trong phòng ngủ đó, lập tức Trận đồ chuyển đông xoay tít. Tôi cũng đã nhiều lần thực hiện những Trận đồ Trấn yểm với quy mô nhỏ, dùng để Trấn Trạch, hóa gỉai những cái xấu trong một căn nhà và kết quả đạt được rất tốt đẹp.

"Cháu không rõ đã đọc ở trong cuốn Phong tục Việt Nam hay Thành Hoàng Việt Nam có nói sự tích một bà phi (không rõ thời nào) được vua rất cưng chiều, quê ở Phù Lỗ. Quê bà ta thời đó vốn có rất nhiều người làm quan tước. Rồi vì bà này có gây hiềm khích gì đó với cụ Tả Ao nên cụ tâu vua viện cớ đào sông cho bà phi về chơi quê mà phá mất long mạch. Từ dó nơi này mới suy. Ngay thời Pháp thuộc, Pháp cũng xây cái Lô cốt tại một vị trí mà phong thuỷ rất tốt, quân mình đánh ko lần nào chiếm được, sau này là do họ tự rút.
Phù Lỗ cách nhà cháu hiện tại chỉ chừng 6 - 7 cây, còn rất gần ngôi nhà hồi bé của cháu.

Nếu để ý con sông Hoàng thuộc huyện Đông Anh sẽ thấy, nghe các cụ kể con sông đó trước kia khí cũng rất vượng, là con sông bao quanh thành Cổ Loa. Ngày nay dấu tích còn lại của nó là Đầm Vân trì, mà đường cao tốc Bắc Thăng Long, Nội Bài cũng đi qua. Nếu nói về truyền thuyết Thánh Gióng, ở làng cháu các cụ còn truyền lại câu:

" Gióng còn một quả bầu khô,
Dành cho con út Đông Dồ ta đây "

Hiện tại ở xã cháu, bên cạnh đường cao tốc có một nơi, không biết có gọi là đền thờ được không, tương truyền trước kia Thánh Gióng nghỉ ngơi trưóc khi bay lên trời. Làng Nam Hồng này trong kháng chiến chống Pháp có phong trào kháng chiến rất mạnh, là nơi lập địa đạo chống Pháp (theo cháu biết thì chỉ có Củ Chi và Nam Hồng có địa đạo thôi). Sau khi đào địa đạo thì cắt mất long mạch nhà cụ cháu, nên dòng họ nhà chúa cũng suy vong. Vốn trưóc nhà cụ của cháu toạ trên một con gò rất cao to, là nơi cao nhất ở xã, nên cụ ông lúc đó cũng quyền tước lớn cả trong chính quyền phong kiến cũng như chính quyền cách mạng. Con trai của cụ cũng làm tới một chức vụ cao trong Đ*ng thời đó. Nhưng đào xong địa đạo, được đâu vài năm tan cửa nát nhà, ngày nay xây chũ cũng ko còn phát gì đặc biệt nữa, tuy vẫn có truyền thống hiếu học.

Sau kháng chiến chống Pháp, một ngôi chùa rất lớn của làng cũng bị phá.


(Sưu tầm)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Cũ 26-04-2007   #33
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.734
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Bên lề

Trong khi thi công ngôi nhà 130 đường Nguyễn Thị Minh Khai (Hải Châu, Đà Nẵng), gia chủ thông báo trong lúc đào đất làm móng đã phát hiện tới... 11 bộ hài cốt liệt sĩ và một lượng lớn đá quý! Tuy nhiên, dư luận tại Đà Nẵng lại đặt ra nhiều nghi vấn khác.



Những bộ hài cốt được cải táng

Theo hồ sơ lưu tại Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, ngôi nhà 130 Nguyễn Thị Minh Khai do ông Nguyễn Mười và bà Ngô Thị Thương (hay còn gọi là Mười Thương) đứng tên trên giấy phép xây dựng. Trước khi xây mới một tầng hầm, trệt, lửng và 5 tầng lầu, gia chủ thuê đội xe và thợ đến đào đất làm nền móng. Khi đào sâu xuống dưới hơn 4m, gia chủ phát thông báo đến Sở Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) cũng như các ban, ngành chức năng TP Đà Nẵng và UBND quận Hải Châu rằng "đã phát hiện 11 bộ hài cốt liệt sĩ" trong ngôi nhà đang xây. Câu chuyện lập tức được người dân đồn đoán, thêu dệt.

Theo những người trong đoàn đại diện các sở, ban, ngành TP Đà Nẵng đến hiện trường, thì "những bộ hài cốt" này đã bị phân hủy hoàn toàn, chỉ thấy có bột màu đen, không xác định được một cách rõ ràng. Ngoài ra, xung quanh khu vực đào tìm cũng không phát hiện các vật dụng, hay quân trang chôn kèm để xác định chính xác đây có phải là hài cốt liệt sĩ, chiến sĩ yêu nước hay không để làm lễ truy điệu.

Chiều 18.4, bà Nguyễn Thị Thanh Hưng - Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP Đà Nẵng cho biết: "Trên thực tế không tính được có bao nhiêu bộ hài cốt, cũng như không thể xác định cụ thể chôn cất năm nào. Nếu có cơ sở xác định chính xác là mộ liệt sĩ hay chiến sĩ yêu nước bị địch giết hại thì chúng tôi sẵn sàng làm các thủ tục theo quy định". Ông Nguyễn Đăng Hùng - Chủ tịch UBND quận Hải Châu cũng cùng chung nhận định như trên và cho biết UBND quận đã cho cải táng.

Đá quý, bộ ấm cổ và tiền tại nhà ông Nguyễn Mười

Ngoài 11 bộ hài cốt, gia chủ còn cho biết đã tìm thấy 30 viên đá quý màu xanh và một số đồng tiền xưa. Một cán bộ tại Bảo tàng Đà Nẵng cho biết ông Nguyễn Mười báo rằng, đã tìm thấy một số đá quý (đá mã não), đồng tiền Pháp có niên đại vào năm 1890 và 2 cái ấm cổ. Tuy vậy, qua xác định ban đầu thì 2 cái ấm này có niên đại từ thế kỷ 18, 19. Còn những viên đá quý cũng còn rất mới. Riêng số lượng đá quý, theo gia chủ thì tới 30 viên, nhưng tại nhà chỉ còn 13 viên. Số còn lại đã được người em của gia chủ mang sang Lào. Hơn nữa, theo cán bộ của Bảo tàng Đà Nẵng, không một ai trong số những người công nhân thi công tại ngôi nhà chứng kiến cảnh gia chủ mang đá quý từ dưới đất lên.

Có quá nhiều nghi vấn xung quanh câu chuyện tìm thấy 11 bộ hài cốt và hàng chục viên đá quý, đồ cổ tại ngôi nhà 130 Nguyễn Thị Minh Khai của ông Nguyễn Mười. Thực hư câu chuyện này ra sao? Nếu có sự ngụy tạo thì do động cơ gì? Đó là các câu hỏi cần được các cơ quan chức năng ở Đà Nẵng giải đáp.

Cần nói thêm rằng, ông Mười Thương là người sưu tầm, buôn bán đồ cổ có tiếng ở Đà Nẵng, trước đây từng bị Công an Quảng Nam điều tra về một vụ buôn bán cổ vật trên biển. Sau đó, không hiểu vì lý do gì, sự việc bị "bỏ quên" cho đến nay.


(Sưu tầm)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Cũ 26-04-2007   #34
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.734
LSB-PhongThienVu đang offline
 
GIẢ THIẾT THỨ NHẤT: ĐÂY LÀ ĐẠO BÙA TRẤN YỂM CỦA TẢ AO.



Tả Ao là một Phong thủy sư rất tài giỏi vào đầu thời Hậu Lê- Thế kỷ 15. Theo truyền thuyết còn truyền lại, thuở nhỏ, mẹ của Tả Ao bị bệnh đau mắt nặng, Tả Ao đến xin làm công cho một Thày thuốc người Tầu để được chữa bệnh đau mắt cho mẹ mà không phải trả tiền. Người Thầy thuốc người Tầu này là một người rất đức độ, không những giỏi về Y thuật mà đồng thời cũng rất giỏi về Phong thủy. Người Thầy thuốc này đã chữa cho mẹ Tả Ao khỏi bệnh đau mắt và nhận thấy những tố chất tốt đẹp trong con người Tả Ao, nên đã nhận Tả Ao làm Đệ tử và truyền cả hai nghề Y và Phong thủy cho Tả Ao. Theo tư liệu của ĐOÀN VĂN THÔNG trong cuốn BÍ ẨN VỀ PHONG THỦY, tôi xin chép lại tư liệu về cụ Tả Ao như sau: "Nhà Phong Thủy nổi tiếng của Việt nam Tả Ao tên thật là NGUYỄN ĐỨC HUYỀN, người làng Tả Ao thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Cụ sống vào đời Chúa Trịnh, gia đình quá nghèo, cha lại mất sớm, mẹ bị mù nên phải tìm đủ mọi việc để giúp đỡ mẹ già. Lúc bấy giờ có một ông thầy thuốc người Tầu nổi tiếng về khoa chữa mắt, nên cụ tìm đến xin được hầu hạ thầy để thầy ra tay tế độ chữa mắt cho mẹ mình. Ông thày Tầu thấy cụ siêng năng, chăm chỉ lại thông minh nên đã truyền cho cụ một số phương cách chữa mắt. Như vậy mà cụ chữa được mắt cho mẹ. Khi nghe tin ông thày Tầu sắp về nước, cụ vội vã đến xin phép thầy đi theo hầu hạ và học hỏi thêm về khoa chữa mắt. Ông Thầy bằng lòng. Thế là cụ được truyền dạy tất cả những gì mà ông thày Tầu có được về nghề chữa mắt, nhất là khi ông thày Tầu đã quá già. Từ đó cụ tự chữa cho nhiều người lành bệnh mắt, danh cụ vang khắp vùng. Có một thày Địa lý nổi danh trong vùng bị đau mắt, nghe danh cụ , liền cho người dẫn đến gặp cụ. Chỉ trong một thời gian ngắn, cụ đã chữa khỏi bệnh mắt cho ông thầy Địa lý. Thầy Địa lý mừng quá, đem vàng hậu tạ, nhưng cụ không nhận mà chỉ xin được làm đệ tử môn Địa lý Phong thủy mà thôi. Thấy người có tài đức lại có chí ham học hỏi, nên thầy Địa lý không ngần ngại đồng ý truyền hết những gì về Phong thủy mà mình có được. Chẳng bao lâu, cụ đã thành thạo tất cả những gì mà vị thày Địa lý đã truyền cho mình.

Qua bao phen thử thách trắc nghiệm tài năng,ông thày Địa lý công nhận cụ là người sáng trí, tài cao, đức trọng, nên không tiếc rẻ công sức mình truyền dạy cho.

Khi dời nước Tầu về nước, cụ đã chữa mắt cho rất nhiều người, ngoài ra cụ còn đi tìm những vùng đất tốt và nghiên cứu các Long mạch, các Địa linh ở quanh vùng. Cụ không vì tiền bạc, danh vọng mà đi tìm các cuộc đất tốt cho những kẻ không xứng đáng được hưởng. Dù cụ giới hạn về khoa địa lý, nhưng nhiều người đã tìm đến cụ để nhờ cụ giúp tìm đất tốt cho nhà cửa, mồ mả, phương hướng thuận lợi cho họ.

Dân chúng thời bấy giờ đã gọi cụ là cụ Tả Ao (Làng Tả Ao), danh tiếng của cụ vang đi khắp nơi và người đương thời truyền tụng cho nhau nhiều giai thoại của cụ Tả ao ngay còn lúc cụ còn sống. Trong cuốn TRẠNG DỪA tuyền lục do một người hiệu là Mộng Quế biên soạn vào khoảng tháng 9 năm Canh Thân (đời Vua Khải Định - 1920), có nhắc đến một cách trịnh trọng con người tài ba, nhân hậu Tả Ao. Theo các tư liệu thì tập truyện này, tác giả Mộng Quế đã dựa vào một tập truyện cổ trước đó.

Dưới đây là một đoạn nói về thày Địa lý Tả ao nổi tiếng (bản tiếng Việt do Kim Mã- Vũ Hoàng dịch từ bản chữ Nôm- Cuốn Trạng Lợn- Hội Văn học nghệ thuật Hà nam Ninh- 1987).

...." Có một thầy Phong thủy, người về làng Tả Ao, Trấn Nghệ An, đương đêm ngồi ngó lên Trời, trông thấy các vì sao hội tụ về phương Nam, sáng tỏ rời rợi, vỗ tay cười ầm lên. Người ngồi bên cạnh không hiểu như thế nào hỏi:

- Ngài có điều gì thích chí mà cười lắm thế.

Thầy Phong thủy nói: Kỳ qúa, ta vừa trông lên Trời, thấy các vì sao hiện về phân dã nước ta, bóng sáng vằng vặc. Kìa như ngôi sao sáng nhất chình là một Đế tinh, còn những vì sao xung quanh toàn là Tá tinh cả. Sau 20 năm, Rồng - Mây gặp hội, cá nước phải duyên, làm nên một hội, thịnh trị. Chỉ vì thấy một vị về bên tả ngôi Đế tòa, trông ra không phải hình tượng Văn tinh mà chủ trương về việc Văn, và tài ứng đối lanh lợi, vì thế nên thích mà cười. Chỉ trong một hai năm, các vị ấy giáng sinh xuống trần đầu thai mà thôi. Phen này ta quyết đi chu du thiên hạ, thử xem giáng sinh về phương nào.
Từ đó ông ấy đeo La bàn đi chơi, nay đây , mai đó, không đâu mà không đến. Một hôm, đi qua Sơn Nam thượng Trấn, đến làng Mạnh Chư, tục gọi là làng Dừa, Huyện Bình lục, Tỉnh Hà Nam Ninh bây giờ thì thấy vượng Khí trong làng phất lên đùn đùn, biết ở đó có một ngôi đất hay. Lần vào xem, quà nhiên thấy một Huyệt: Sơn cùng, Thủy triều, Long bàn Hổ phục, đôi bên Thần đồng phụ nhĩ, xung quanh cờ biển ứng vào, trước mắt đột lên một con Hỏa, trông như một con dao bầu, suốt từ phương Mão đến phương Tốn, thực là Huyệt kỳ dị. Bụng bảo dạ rằng: "Ngôi đất này chính là ngôi đất ứng sinh ra tá tinh đấy hẳn, thế mà chưa có nhà nào táng được là làm sao? Âu là ta vào trong làng xem ngôi đất này Trời để cho nhà nào thời ta làm ơn làm giúp, thay quyền Tạo hóa xem sao. Nghĩ rồi đi, vai đeo túi, tay chống gậy, làm ra dáng lù khù đi vào. Khi bấy giờ Trời đã tối, đi đến đâu cũng không ai cho trọ. Tự nhiên gặp một người say rượu gật gù bảo rằng: Thưa cụ, cụ đi đấu mà tối thế? Không ai dám chứa cụ thời xin cụ về nhà cháu. Nhà cháu dù nghèo thực, nhưng cũng dư thết cụ được dăm ba ngày. Xin cụ đừng ngại. Cụ thấy nói tử tế lắm. Đi theo về nhà. Vào đến nơi, ông ấy bắt người nhà dọn chỗ nghỉ, rồi làm rượu mời cụ xơi, bắt vợ con ra chào hỏi trọng hậu. Cụ nhác trông người vợ có phúc tướng, mừng lắm hỏi: Ông bà đây làm nghề gì?

Ông ấy đáp:

- Thưa cụ, nhà cháu nghèo lắm. Ở đây gần chợ nhà cháu thường làm nghề hàng thịt kiếm ăn.

Cụ mừng thầm rằng:

- Ai ngờ nhà hàng thịt mà có người Phúc hậu như vậy. Hoặc giả vượng Khí ở đây chung tú vào nhà này chăng. Hay ta cứ ở đây xem.

Sáng mai, thức dậy, cụ đã thấy một mâm tiết canh lòng cật sẵn đó mời cụ xơi. Từ đấy trở đi, cụ đến ở ba bốn tháng, sớm đi tối về, vợ chồng hầu hạ cơm nước, bữa nào cũng như bữa nào, không hề một lời tiếng nặng tiếng nhẹ, cứ một niềm chiêu đãi như vậy. Hoặc có khi cụ ốm, chồng thời chạy thuốc, vợ thời quét bẩn, giặt dơ, dẫu thế nào cũng không quản ngại chi cả. Cụ thấy thành tâm lắm mới bảo thực rằng: Nguyên tôi là một ông thày Địa lý đi qua đến đây, gặp ông bà thết đãi quá hậu, không biết lấy gì mà trả ơn được. Nhân tìm được một ngôi Âm phần, thôi thì để lão làm một cái lễ tạ.


(Sưu tầm)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (30-08-2011)
Cũ 26-04-2007   #35
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.734
LSB-PhongThienVu đang offline
 
CHẮC NHƯ ĐÓNG ĐINH


(Truyện Ông Tả Ao của Đồ Nam)



Một làng nọ thuộc tỉnh... ở trung châu Bắc bộ, là một làng rộng lớn và giàu có, nhưng phải cái xấu là trai làng, anh nào cũng “vắt cổ chầy ra nước”, chơi với ai cũng muốn nắm phần lợi về mình, không chịu bỏ ra một xu nhỏ. Còn gái làng thì tinh nghịch, cô nào cũng chua ngoa, đanh đá, lại có tính lẳng lơ. Vậy cho nên ca dao có câu:

Làng kia có biển xà cừ,
Bao nhiêu con gái theo sư mất rồi...

Một hôm, ông Tả Ao đi chơi qua làng đó, ngắm thấy kiểu đất quý: trước miếu Bà, có cái thế đất hình nhân đàn bà nằm nghiêng, giữa huyệt có một cái giếng, nên con gái làng này rất đẹp. Chẳng những thế, ông lại còn thấy mấy kiểu đất trông như cái biển, cái chiên, chỉ hiềm vì miếu Bà lệch hướng nên trong làng không có mấy người làm nên to tát.

Thấy làng có nhiều đất đẹp như vậy, ông liền dừng chân vào nghỉ tại một quán hàng, vừa uống nước, ăn bánh, vừa ngắm địa thế.

Bỗng, có một bọn gái làng đi chợ về, cũng vào quán nghỉ chân uống nước, ăn trầu, cô nào cũng trắng trẻo, xinh xắn, nói năng cười cợt chẳng cần giữ ý tứ gì. Thấy ông Tả Ao ngồi đó, họ cũng chen vào ngồi, đùa cười như nắc nẻ, chẳng biết kính trọng người già cả là gì.

Hôm đó là ngày phiên chợ, nên quán nước luôn luôn tấp nập kẻ ra người vào: thôi thì hết bọn gái này, đến bọn gái khác ghé vào nghỉ chân, ăn trầu, uống nước hoặc hút thuốc.

Ông Tả Ao ngồi suốt buổi trưa, ngắm hết bọn này đến bọn khác. Ông xét thấy: gái thì lẳng lơ, vô lễ, trai thì kiêu ngạo, keo bẩn. Tất cả trai gái làng này đều có những cử chỉ lố lăng, ăn nói vô ý vô tứ.

Chừng đã xế chiều, quán nước thưa người, ông mới lần theo đường nhỏ vào làng. Hết ngắm hướng đình rồi đến hướng chùa, lang thang nhìn xem phong cảnh, ông dừng lại trước miếu Bà, lẩm bẩm:

- Giá họ biết điều, mình quay hộ hướng kia, ắt là trong làng được làm quan to, tha hồ mà giàu sang vinh hiển.

Chợt một dân làng đi qua đó nghe thấy, đoán chắc đây là thầy địa lý không sai, bèn chạy về phi báo cho các ông kỳ mục trong làng ra đón mời ông.

Thoạt đầu, ông chối từ; về sau thấy họ cố nằn nì, ông phải theo về đình làng. Thôi thì họ kêu nài đủ thứ, nào là xin ông làm phúc giúp cho một hai kiểu đất để làng làm ăn khá giả, nào là xin ông cho làng được nhiều người đỗ đạt, làm quan để làng nhờ cậy, dân làng sẽ ghi ơn ông muôn đời...

Ông Tả Ao chỉ gật gù, bảo:

- Để tôi còn phải ngắm các kiểu đất xem sao đã.

Thực ra, chính ông muốn thử bụng các bô lão trong làng xem cách ăn ở, đối xử với ông ra sao.

Cơm nước chín mười hôm, ngày nào ông cũng xách tay nải đi quanh quẩn trong làng từ sáng đến chiều, nhưng hôm nào về ông cũng bảo với các ông kỳ mục rằng chưa tìm được hướng, phải đợi lâu lâu mới được.

Kỳ thực, trong ngần ấy hôm, các ông kỳ mục đối đãi nói năng những lời gì ông đều dò la rõ cả. Ông biết bọn họ không tốt, chỉ hời hợt ngoài mặt, mong sao cho công việc chóng xong để rồi tống tiền ông đi, chứ trong tâm không thành thực, niềm nở tiếp đãi ông.
Một hôm, cơm nước vừa xong, ông vờ say rượu, nôn ọe, ngủ thiếp đi ra vẻ mê mệt lắm. Thấy ông như vậy, các ông huynh thứ thì thầm bảo nhau:

- Không biết đó đúng là Tả Ao không? Hay chúng ta bị thằng này đến lừa làng mình, rượu chè no say ít lâu rồi chuồn thẳng, thì thật là bẽ với dân làng.

Một cụ khác nói:

- Tôi cũng nghi lắm, trông lão này không có vẻ gì tài giỏi. Đời thuở gì mà gần nửa tháng nay rồi cũng chưa đả động gì đến việc Địa lý...

- Ta phải thúc dục hắn mới được, không thể để tuỳ hắn như trước nữa. Nếu hắn cứ chùng chình, khất lần khất lừa thì đuổi ngay đi cho xong chuyện, chẳng cần kết phát gì cả. Làng ta như vậy cũng đã danh gía chán rồi.

Ông Tả Ao nằm gần đó, ai nói câu gì ông đều nghe rõ cả. Sáng sớm hôm sau, tỉnh dậy, ông vờ đi xem đất một lúc, rồi lại trở về đình.

Vừa thấy bóng ông, mấy ông kỳ mục đã vội nói:

- Thế nào, xin ông giúp ngay cho, kẻo lâu ngày quá rồi.

Để mọi người nói xong, ông đáp:

- Tôi cũng định về nói chuyện với các ông rằng hôm nay tốt ngày lắm, xin cho phân kim, làm lễ ở miếu Bà, xoay hướng miếu lại đôi chút là xong.

Đoạn, ông lấy tróc long và la bàn trong tay nải ra, nói với các ông kỳ mục cho mõ rao mời dân làng ra miếu Bà xem cắm hướng, rồi làm lễ một thể.
Nghe ông Tả Ao nói xong, các ông kỳ mục mừng rỡ, đánh ngay ba hồi trống triệu tập dân làng ra miếu xem cắm hướng.

Cắm hướng xong, có mấy cụ nhà nho trong làng, ý chừng cũng biết tý chút về khoa Địa lý, kháo nhau khen mãi là giỏi, hết lời khâm phục Tả Ao.

Một ông huynh thứ trong làng hỏi:

- Ông cắm thế này thì làng chúng tôi phát đến gì?

Ông Tả Ao trả lời:

- Phát đến nhất phẩm triều đình, làm quan tứ trụ không sai. Đây này, các ông trông xem, có phải chỗ kia trông như sơn, như hải cả không, hai bên toàn là “trống cái”, “chiêng đồng”, và biển xà cừ chầu cả về miếu Bà này. Lại còn cái giếng kia là chính huyệt, đàn bà, con gái làng này tha hồ mà trắng trẻo, xinh đẹp, sẽ có người phát đến cung phi, hoàng hậu...

- Thế cụ có chắc như vậy không?

- Chắc, chứ sao lại không!

Một, anh đứng gần đấy, ra vẻ giễu cợt, nói:

- Chắc hơn cua gạch hay chắc hơn gắn sơn?

- Hơn cả cua gạch và hơn cả gắn sơn. Chắc như đinh đóng cột vậy. Kiểu đất này muôn đời cũng không thay đổi.

Công việc xong, ông Tả Ao thu xếp tai nải, đi ngay. Mấy ông kỳ mục lấy ra năm chục quan tiền tạ ông. Ông không lấy mà bảo đem phát cho kẻ khó.

Xoay hướng miếu xong, làng nghe ngóng mãi mà cũng không thấy phát, chẳng có ai đỗ đạt, giàu có sang trọng gì.

Mãi vài năm sau, chỉ thấy gái làng cứ không chồng mà chửa, trước còn ít, sau càng ngày càng nhiều, tiếng đồn lan ra khắp huyện. Trai làng thì cũng đổi nghề, trước kia cày cấy, buôn bán, nay lại xoay ra học nghề chạm, nghề sơn.

Thấy vậy, các cụ trong làng lo quýnh, biết là ông Tả Ao phản, liền đi tìm các thầy địa lý giỏi để xem lại hướng. Hơn chục danh sư danh sư được mời về đều trả lời: “Kiểu đất này rất đẹp, nhưng đã bị xoay lại cả rồi, cái chiêng đồng, cái biển xà cừ đã hoá thành cái chậu sơn, hai cái gò đống kia đã hóa thành cái chàng, cái đục; còn cái trống kia đã biến thành cái họa cho gái làng, vì cái giếng trước miếu Bà bị cắm một cái cọc, nên gái chưa chồng hay bị chửa hoang... Những gò đống, hồ ao thì không thể xoay lại được, chỉ còn một cách sai người lội xuống giếng, nhổ cái cọc tre đi để cứu vãn cho gái làng khỏi bị chửa hoang mà thôi.

Mười năm sau, khắp làng này trở thành thợ chạm, thợ sơn; gái làng thì thỉnh thoảng lại bị một thời kỳ chửa hoang vô kể. Về sau khám phá ra thì là vì mỗi các trai làng lân cận sang hỏi gái làng này không được, hay vì gái làng này có tính chua ngoa, cãi cọ với gái làng bên, đã bị trả thù. Kẻ thù đã ngầm sai người chờ lúc vắng vẻ lội xuống giếng, cắm cọc để gieo họa cho gái làng này. Về sau, các cụ bô lão trong làng phải cử người canh gác cẩn mật và cứ ít lâu, lại phải xuống giếng mò cọc một lần, để tránh cho gái làng khỏi cái nạn “hoảng chưa”

"Vợ chồng thấy nói mừng lắm, thụp xuống lạy, xin đem hài cốt ông Thân phụ để cụ táng. Táng xong cụ dặn lại rằng: Ngôi đất này mạch cực kỳ quý, sau này tất sinh Trạng. Cậu bất tất phải học mà tài trí hơn người, đối ứng cực giỏi. Trong thời Vua yêu, Chúa dùng> Ra ngoài thời tùy cơ ứng đối. Sự nghiệp cực kỳ ngộ. Chỉ hiềm ông chưa được trông thấy. Nói rồi từ đi.Vợ chồng ông ấy cố nèo như thế nào cũng không chịu ở nữa.Từ đấy, chân mây dấu Hạc, đi tróc Long- Tầm Hổ về phương nào không biết. Sau có thơ khen rằng:

Tả ao Phong thủy nhất trên đời
Họa phúc cầm cân định chẳng sai.
Mắt Thánh trồng xuyên ba thước đất,
Tay Thần xoay chuyển bốn phương Trời.
Chân đi Long Hổ luồn qua gót,
Miệng gọi Trâu Dê ứng trả lời.
Ai muốn cầu sao cho được vậy
Ấy ai Địa lý được như ngài.

Từ khi cụ Tả ao táng mả cho, vợ chồng hàng thịt buôn bán phát đạt vô cùng.

Theo tư liệu của Cao Trung thì cụ Tả ao không truyền nghề cho ai về nghề cụ đã học.( Có lẽ trước khi truyền bí quyết cho cụ, ông thày Địa lý người Tầu đã dặn cụ như vậy hoặc vì Thiên cơ bất khả lậu, hoặc là vì khó đoán định được ai là kẻ đáng được hưởng sự truyền dạy). Khi mất cụ Tả ao để lại cho hậu thế hai bộ sách quý giá về Địa lý. Dĩ nhiên qua hai bộ sách này chưa hẳn có người đã hiểu thấu đáo về những gì gọi là vi diệu thâm sâu của khoa Phong thủy- Địa lý, nếu không có thầy chỉ vẽ và giải thích những tàng ần trong câu chữ viết..

Dù sao, hai bộ sách ấy cũng đã mở mang thêm kiến thức cho các nhà Phong thủy Việt nam sau đó và đã phần nào nói lên được sự quan trọng của một môn học quý giá mà hậu thế dễ làm thất truyền. Để lại hai bộ sách Địa lý đó, có lẽ cụ Tả ao đã có chủ đích, nếu không cụ đã hủy trước khi cụ qua đời.


(Sưu tầm)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 16:59
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11676 seconds with 17 queries