Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 31-01-2007   #10
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.275
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Trích dẫn:
rồng bán than xa nhớ Em thấy tiêu đề không sai đâu. Ngôn ngữ bình dân là thứ ngôn ngữ quần chúng gần gũi mà chúng ta có thể nghe thấy thường xuyên trong các cuộc hội thoại hằng ngày, trong gia đình, trong quán nhậu, ngoài đường phố,… Nó có thể là những câu chữ giản dị (như chị Anh nói), có thể là tiếng lóng, tiếng bồi, từ ngữ thành ngữ cải biên, câu cửa miệng,… Ngôn ngữ bình dân phân biệt với thứ ngôn ngữ chau chuốt, chuẩn mực trong văn viết hay lối nói của tầng lớp quý tộc (ngày xưa). Tuy nhiên, khi nói chuyện với nhau (giao tiếp) thì người đối diện dễ dàng hiểu ý của người nói.
Ngôn ngữ bình dân, em cho nó là một ngôn ngữ quần chúng, thì không có gì là sai cả. Vì, nó rất phổ biến, và rất quen thuộc, gần gũi với mọi người, nhưng, chỉ có thể đổ đồng, chứ không thể hợp nhất thành một nghĩa tuyệt đối.

Ngôn ngữ quần chúng có thể bị giới hạn trong một phạm vi khác, được lưu truyền, và được sử dụng trong một " thiểu số quần chúng" nào đó thôi. Bằng cớ là hiện nay, có một số từ tiếng Việt đã bị biến thái tới mức " hết nói nổi", tính luôn vài điều mà em đã có đề cập:

Trích dẫn:
có thể là tiếng lóng, tiếng bồi, câu cửa miệng,…
Cho nên, không phải ai cũng đều hiểu, và nhất loạt bắt chước nhau xài đâu. Vì thế, người ta có thể ưa chuộng, sử dụng thường xuyên ngôn ngữ bình dân, nhưng không có nghĩa là:" Ai ai cũng đều ưa chuộng,và thích sử dụng ngôn ngữ quần chúng."

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 31-01-2007   #11
Ảnh thế thân của LSB-NguyenPtit
LSB-NguyenPtit
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Chút xí nữa thôi à!
Gia nhập: 13-09-2006
Bài viết: 1.847
Điểm: 472
L$B: 31.478.099
Tâm trạng:
LSB-NguyenPtit đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Quận Chúa Quỳnh Anh Xem bài viết
Cho nên, không phải ai cũng đều hiểu, và nhất loạt bắt chước nhau xài đâu. Vì thế, người ta có thể ưa chuộng, sử dụng thường xuyên ngôn ngữ bình dân, nhưng không có nghĩa là:" Ai ai cũng đều ưa chuộng,và thích sử dụng ngôn ngữ quần chúng."
em nghĩ là không dám sử dụng chứ không phải là không muốn sử dụng....

cpn - chị có dám tự tin dùng cái thuật ngữ này trước đám đông ko? Nhưng em khẳng định chị có thể tự tin mà thốt lên trong cái Xóm Hẻo mà không hẻo trên đất Lương Sơn này..........

Em nghĩ bình dân tức là gần gũi. Mà giới quý tộc thượng lưu thì không thể có 2 chữ bình dân được ~~~> ngôn ngữ bình dân không là một thứ ngôn ngữ hàn lâm, mà nó chỉ đơn giản là ngôn ngữ dành cho những người thật sự bình dân, nó giản dị, đôi khi còn thô kệch, hoặc dã nó chỉ là những tiếng đệm thêm cho câu nói,.......nhưng nó rất tự nhiên đi vào lời ăn tiếng nói của mỗi con người chúng ta................

(nói tới đây tự nhiên nhớ một người mà thấy giận!!!! nhất thiết phải đem giai cấp ra để lật đổ một người sao ~~~> giận quá đi )

Em nghĩ có khối người muốn dùng những loại ngôn ngữ này................nhưng sợ..............
(đánh giá thì lấy xà beng đở, lo gì )

Thân!
Best regard!
- chị QA trốn biệt luôn nhá...........dữ hôn? giờ mới thấy mặt


Chữ ký của LSB-NguyenPtit
Đến khi có kẻ xô ta xuống vực, thì lúc đó, ta mới thực sự biết mình chết....
.

Tài sản của LSB-NguyenPtit

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-NguyenPtit: 31-01-2007 lúc 13:13.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-02-2007   #12
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.275
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Trích dẫn:
Em nghĩ bình dân tức là gần gũi. Mà giới quý tộc thượng lưu thì không thể có 2 chữ bình dân được ~~~> ngôn ngữ bình dân không là một thứ ngôn ngữ hàn lâm, mà nó chỉ đơn giản là ngôn ngữ dành cho những người thật sự bình dân,
Thế chị hỏi em:" Khi đã cho ngôn ngữ bình dân "thật sự" dành cho những người "thật sự" bình dân. Vậy thì với những từ đã bị biến tấu, biến thái đi, đã được sử dụng theo thói quen qua dạng nói, rồi đưa vào dạng viết, và chỉ lưu hành trong một số ít, thì có nhất thiết phải bắt những người thật sự bình dân phải xài đúng ngôn ngữ quần chúng (cũng là ngôn ngữ bình dân) hay không?

Chị thí dụ nghen: Một cậu con trai đang ngồi cùng với người bạn ở một quán nước. Có một cô gái đi ngang qua. Cậu con trai buột miệng:

_ Ê, công nhận con nhỏ này bị đẹp thiệt.

Một thời gian sau đó, nó được biến tấu thêm nữa:

_ Ê, công nhận con nhỏ này hơi bị đẹp thiệt.

Muốn ám chỉ điều gì đây?

_ Bị đẹp: chỉ người đẹp.
_ Hơi bị đẹp: chỉ người rất đẹp.

Đẹp mà còn bị đẹp, làm như ai bắt vậy, thiệt hết nói. Cô gái nào, mà cứ "bị" cho đẹp thì sẵn sàng cho "bị" hoài á! Còn đã "bị" rồi, mà chỉ "hơi" thôi, lại nghĩ rằng: "Chưa được đẹp lắm", nhưng không phải vậy. Lối nói "rất riêng" này, ý lại nói: "Hơi bị" đẹp lại là đẹp quá, đẹp hết xẩy.

Kiểu nói này, không phải ai nghe cũng hiểu liền, nếu không nhờ "khổ chủ" dịch lại cho biết thì chịu thôi. Khi hiểu rồi, thì không phải ai cũng thích thú để mà xài theo. Nó không còn là ngôn ngữ bình dân, mà là ngôn ngữ quần chúng. Mà ngôn ngữ tự chế, tự biên này cũng chỉ được truyền bá trong một số ít người mà thôi.

Cho nên, đánh đổ đồng về ý nghĩa thì chấp nhận. Vì, người ta luôn cho rằng: "Ngôn ngữ bình dân" cũng là "Ngôn ngữ quần chúng", nhưng có được xài kiểu thống nhất hay không thì chưa chắc đâu à nghen. Đừng để nó đánh lừa, nếu cứ cố gán ghép vô tội vạ.

Trích dẫn:
đôi khi còn thô kệch, hoặc dã nó chỉ là những tiếng đệm thêm cho câu nói,.......nhưng nó rất tự nhiên đi vào lời ăn tiếng nói của mỗi con người chúng ta................
Thế em cho những từ đệm đó thuộc dạng gì thế? Những từ "đệm" thô kệch, tục như CBN, đm, etc. thì rõ ràng được xài theo thói quen của "số ít" quần chúng rồi. Nói ra hiểu liền, nhưng cũng đừng có ghép nó vào Ngôn ngữ bình dân dành cho người " thật sự" bình dân như em nói, thì tỷ té ngửa liền á! Nói vậy oan cho người bình dân quá, không phải ai cũng thích thô kệch, và đệm đâu. Chỉ biết nói đó là dạng ngôn ngữ quần chúng. Vì có những người ăn học đầy mình, vẫn thích thỉnh thoảng đệm từ mà, theo thói quen thôi. Chị vẫn giữ ý như cũ:

Người ta có thể ưa chuộng, sử dụng thường xuyên ngôn ngữ bình dân, nhưng không có nghĩa là:" Ai ai cũng đều ưa chuộng,và thích sử dụng ngôn ngữ quần chúng."

Trích dẫn:
cpn - chị có dám tự tin dùng cái thuật ngữ này trước đám đông ko? Nhưng em khẳng định chị có thể tự tin mà thốt lên trong cái Xóm Hẻo mà không hẻo trên đất Lương Sơn này..........
Nói đừng cười nghen. Ai thì chị không biết, chứ chị thì vẫn thường xài ở ngoài đời thật luôn đó, nhưng khi xài cũng tùy hoàn cảnh, tùy người đối diện để liệu mà "văng" ra. Văng bậy, nổ banh xác ráng chịu. Chị có thể thoải mái cbn với đám bạn thân, nhưng không thể nào đứng trước một người lớn tuổi mà cbn được. Chẳng hạn, như tức lên vì bị mắng xối xả. Với người lớn tuổi trong nhà, thì ráng mà căng hai lổ tai lên nghe, không thì kiếm cục gòn mà nhét, chứ cũng đố dám văng tục. Còn với bạn bè thì khác à nghen, tự nhiên thấy mình có thể thoải mái phát tiết ra liền. Đi làm, gặp chủ mắng mà ngoác mồm chửi thề vô mặt nó, ngày mai chắc khỏi tới làm luôn. Cho nên, chị nghĩ rằng: " Đây không phải là vấn đề có tự tin hay là không, mà nó đơn thuần xài theo thói quen, và tự bản thân phải biết tự kiềm chế thế thôi." Độc quyền cho bình dân thì không đúng, vì người có học thức cũng xài như thường. Gán cho nó là ngôn ngữ quần chúng, nhưng cũng chỉ có thông dụng trong một số ít người thôi. Đã nói tiếng Việt phong phú là thế, nên chị hay nói: Ôi, chữ nghĩa chúng ta nghe thích hơn, hehe.

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2007   #13
Ảnh thế thân của Trà Hoa Nữ
Trà Hoa Nữ
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Long nhi
Gia nhập: 27-12-2003
Bài viết: 803
Điểm: 1598
L$B: 4.985.574
Trà Hoa Nữ đang offline
 

Trích dẫn:
Em thấy tiêu đề không sai đâu. Ngôn ngữ bình dân là thứ ngôn ngữ quần chúng gần gũi mà chúng ta có thể nghe thấy thường xuyên trong các cuộc hội thoại hằng ngày, trong gia đình, trong quán nhậu, ngoài đường phố,…
Em không nói "Ngôn ngữ bình dân là ngôn ngữ quần chúng" một cách tuyệt đối (đơn giản bởi "bình dân" và "quần chúng" mang sắc thái khác nhau). Nếu chị Anh đọc kỹ thì sẽ thấy nó không chằn chặn như vậy đâu.
Trích dẫn:
Ngôn ngữ bình dân, em cho nó là một ngôn ngữ quần chúng, thì không có gì là sai cả. Vì, nó rất phổ biến, và rất quen thuộc, gần gũi với mọi người
Trích dẫn:
Kiểu nói này, không phải ai nghe cũng hiểu liền, nếu không nhờ "khổ chủ" dịch lại cho biết thì chịu thôi. Khi hiểu rồi, thì không phải ai cũng thích thú để mà xài theo. Nó không còn là ngôn ngữ bình dân, mà là ngôn ngữ quần chúng. Mà ngôn ngữ tự chế, tự biên này cũng chỉ được truyền bá trong một số ít người mà thôi.
Đọc ở trên thì biết rằng "ngôn ngữ quần chúng" là thứ ngôn ngữ phổ biến, quen thuộc, gần gũi. Đọc ở dưới thì hình như "ngôn ngữ quần chúng" lại cũng có thể "chỉ được truyền bá trong một số ít người". Sao vậy chị Anh?

Trước nay em chưa thấy có văn bản nào định nghĩa "ngôn ngữ bình dân" cả. Nhưng theo em biết (và đã nói ở bài trước), có thể hiểu "ngôn ngữ bình dân" là khẩu ngữ_ngôn ngữ nói thông thường, dùng trong cuộc sống hằng ngày, được đưa ra để phân biệt với thứ ngôn ngữ chau chuốt, chuẩn mực trong văn viết hay lối nói của tầng lớp quý tộc (ngày xưa). Khái niệm này rất rộng và vì thế, ngôn ngữ bình dân vẫn có thể bao gồm cả tiếng lóng, tiếng bồi, câu cửa miệng,…

Trích dẫn:
Kiểu nói này, không phải ai nghe cũng hiểu liền, nếu không nhờ "khổ chủ" dịch lại cho biết thì chịu thôi. Khi hiểu rồi, thì không phải ai cũng thích thú để mà xài theo. Nó không còn là ngôn ngữ bình dân, mà là ngôn ngữ quần chúng. Mà ngôn ngữ tự chế, tự biên này cũng chỉ được truyền bá trong một số ít người mà thôi.
Ngôn ngữ phụ thuộc vào các đặc điểm địa lý, tập quán, thế hệ,… nên dù đều diễn đạt bằng ngôn ngữ bình dân, người ta vẫn có thể không hiểu nhau, không thích bắt chước cách nói của nhau. Giả như miền Bắc nói "quả" thì miền Nam nói "trái", ông bà đôi khi dùng từ cổ mà thanh niên bây giờ thấy khó hiểu & không dùng, nhưng đó vẫn là "ngôn ngữ bình dân" thôi.

Nói ngôn ngữ bình dân dễ hiểu không phải chỉ-vì nó giản dị, gần gũi. Nó dễ hiểu vì nó là ngôn ngữ giao tiếp, có thể nhờ ngữ cảnh, ngữ điệu,… mà đoán ý người đối diện. Cái kiểu nói "bó tay" của anh ptit, ngày xưa khi nó xuất hiện & thịnh hành, Rd cũng chỉ nghe bạn bè nói rồi hiểu chứ chưa bao giờ phải hỏi chúng nó xem "bó tay" nghĩa là gì. Nếu có hỏi thì chắc cũng sẽ được trả lời "Đại khái là…" bởi vì bọn bạn cũng chỉ nghe thế, hiểu thế chứ có bao giờ hỏi đâu.
Trích dẫn:
_ Ê, công nhận con nhỏ này hơi bị đẹp
Cái này thì đúng là ngôn ngữ bình dân chứ sao chị Anh. "Hơi bị…" được dùng rất phổ biến và em cũng chưa thấy ai hiểu nhầm nó là "hơi" thay vì "rất" cả.

Tóm lại, nếu ai đó có thể đưa ra khái niệm chính xác về "ngôn ngữ bình dân" thì em chịu người đó luôn. Còn thì em vẫn không thấy cái title có vấn đề gì hết .


Chữ ký của Trà Hoa Nữ
Suy cho cùng, chính nhờ ngược gió mà những cánh diều đã bay lên...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-02-2007   #14
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.275
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Xin lỗi đã hồi âm trể.

Trích dẫn:
rongden
Em không nói "Ngôn ngữ bình dân là ngôn ngữ quần chúng" một cách tuyệt đối (đơn giản bởi "bình dân" và "quần chúng" mang sắc thái khác nhau). Nếu chị Anh đọc kỹ thì sẽ thấy nó không chằn chặn như vậy đâu.
Mang sắc thái khác nhau, cho nên không phải ai cũng đều hiểu, đều xài chung là vì thế. Tính cách không tuyệt đối cũng đủ nhức đầu. Nên mới sản sinh ra những vấn đề "thắc mắc về ngôn ngữ" đó em. "Chữ nghĩa chúng ta" có thể nhân rộng phạm vi ra để tha hồ bàn. Cho cả những từ khó hiểu, ít thông dụng, và không được phổ biến rộng rãi.


Trích dẫn:
Đọc ở trên thì biết rằng "ngôn ngữ quần chúng" là thứ ngôn ngữ phổ biến, quen thuộc, gần gũi. Đọc ở dưới thì hình như "ngôn ngữ quần chúng" lại cũng có thể "chỉ được truyền bá trong một số ít người". Sao vậy chị Anh?
Chị không có mâu thuẫn gì đâu em à! Trước sau chị vẫn nói, đánh đổ đồng về ý nghĩa giữa Ngôn ngữ bình dân (mà em cũng cho là Ngôn ngữ quần chúng) thì chấp nhận, nhưng có được xài theo kiểu thống nhất thì chưa chắc (em đọc lại bài trước của chị đi). Nó lại liên quan tới câu của em ở trên đó ( vốn không hề có sự thống nhất). Từ tính chất không tuyệt đối, nên mới thấy sự thông dụng của nó không nhiều là thế.


Trích dẫn:
ngôn ngữ bình dân vẫn có thể bao gồm cả tiếng lóng
Thế tiếng lóng có dễ hiểu không? Có nói ra là bất cứ ai cũng đều hiểu liền không? Người người đều thích nói lóng không? Nếu câu trả lời của em là có, thì chị Anh không còn gì để nói. Chị Anh sợ ai nói tiếng lóng lắm (từ tiếng Anh cho tới tiếng Việt).

Trích dẫn:
Ngôn ngữ phụ thuộc vào các đặc điểm địa lý, tập quán, thế hệ,… nên dù đều diễn đạt bằng ngôn ngữ bình dân, người ta vẫn có thể không hiểu nhau, không thích bắt chước cách nói của nhau. Giả như miền Bắc nói "quả" thì miền Nam nói "trái", ông bà đôi khi dùng từ cổ mà thanh niên bây giờ thấy khó hiểu & không dùng, nhưng đó vẫn là "ngôn ngữ bình dân" thôi.
Đây là kiểu đặc sản của từng miền (có nói qua ở bài trước rồi mà). Giọng từng miền thì khỏi bàn, chả có vấn đề gì ở đây cả. Người ta hiểu được với những từ đặc sản của mỗi miền hay không là nhờ nghe riết thành quen. Còn có thích bắt chước nhau hay không cũng tùy luôn. Mà chả thấy ai bắt chước làm gì (con số này cũng rất ít). Mỗi giọng miền có cái hay khác nhau, chẳng hạn:
- Từ "Không" bị người miền Nam biến thành hông. Từ "Hông" lại bị nuốt mất còn mỗi hôn (biết hôn, nghe hôn, dễ thương hôn...).
- Từ "Nhá" riết rồi thành nha. Từ "Nhé" cũng mất bà cái dấu thành nhe.
Không phải ai cũng đều xài đâu, em đồng ý chứ? Nó có cái dễ thương riêng, và cũng rất dễ hiểu. Không làm nhức đầu bằng những từ đã bị biến thái, biến tấu, biến hóa đến rất khó hiểu và không được thông dụng cho lắm. Nó thật sự đi qua khỏi lằn ranh của Ngôn ngữ bình dân (quần chúng) rồi.

Trích dẫn:
Cái này thì đúng là ngôn ngữ bình dân chứ sao chị Anh. "Hơi bị…" được dùng rất phổ biến và em cũng chưa thấy ai hiểu nhầm nó là "hơi" thay vì "rất" cả.
Nói thật nhé! Em đem "hơi bị" đi cùng với "rất" mà em bảo là không ai hiểu nhầm, và được dùng rất phổ biến. Điều này chị Anh cũng không còn gì để nói. Vì rất xấu hổ để tự nhận, là chị đã rất chậm tiêu, chậm hiểu khi lần đầu tiên nhìn thấy nó (qua dạng viết) đã không biết muốn nói gì, (còn ngoài đời cũng chưa nghe qua ai nói cả). "Rất" là nghĩa khi được hiểu ra rồi, đi sau từ "hơi bị". Hoán ra nghĩa đã rất lạ, đã thế còn ép hai từ hơi và bị đi chung vào nhau nữa.

"Bị" cho mình liên tưởng tới sự kém, không may như bị xấu, bị thua...lại đi kèm với từ "hơi" chỉ sự hạn chế, thì lại cho rằng, giá trị lời khen được tăng lên gấp bội. Đối nghịch, ngược nhau đến thế mà cho rằng dễ hiểu và hợp tình ư? Ôi má ui, không lẽ tui lạc hậu với ngôn ngữ mới này dữ dzậy sao trời.


Trích dẫn:
Còn thì em vẫn không thấy cái title có vấn đề gì hết
Không có vấn đề gì với ý nghĩa từ nó cả. Nếu bàn rộng ra thì sức của nó chứa không đủ (nổi) mà thôi (đùa). Tùy em nghen. Chúc vui.

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-02-2007   #15
Ảnh thế thân của Trà Hoa Nữ
Trà Hoa Nữ
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Long nhi
Gia nhập: 27-12-2003
Bài viết: 803
Điểm: 1598
L$B: 4.985.574
Trà Hoa Nữ đang offline
 
Chài ơi, chị Anh. Ngôn ngữ bình dân chỉ đơn giản là ngôn ngữ nói, khẩu ngữ mà thôi_nó là thứ ngôn ngữ mà những người dân thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, vì thế mà phạm vi của nó rất rộng_như em nói trong bài trước. Chị trả lời em một bài dài như vậy, chỉ chứng tỏ một điều duy nhất: Chị vẫn một mực coi "ngôn ngữ bình dân" chỉ là thứ ngôn ngữ "không có cầu kỳ, chải chuốt, hoa mỹ. Mà rất mực mạch lạc, giản dị, dễ hiểu". Chị đang tự bó hẹp khái niệm này lại á.

Dạo này chị Anh bận quá há? Lâu lâu mới thấy chị viết bài à.


Chữ ký của Trà Hoa Nữ
Suy cho cùng, chính nhờ ngược gió mà những cánh diều đã bay lên...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 12:25
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07448 seconds with 17 queries