Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 29-10-2006   #19
Ảnh thế thân của LSB_Lãng Tử
LSB_Lãng Tử
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Vô Tình Lãng Tử
Gia nhập: 27-10-2006
Bài viết: 2.983
Điểm: 245
L$B: 1.108.942
Tâm trạng:
LSB_Lãng Tử đang offline
 
Thumbs up Vài nét thú vị về tập tục của người Nhật

Nhật Bản là một dân tộc rất độc đáo. Trước khi đi Nhật du lịch, công tác hay thăm viếng bạn bè, bạn nên tìm hiểu phong tục và những điều mà họ kiêng kỵ để tránh mắc cỡ.

- Thứ nhất , khi đi trên đường phố, không nên vừa đi vừa ăn, bằng không sẽ bị các cụ già khiển trách.

- Thứ hai là khi đi thăm người ốm, dứt khoát không được tặng hoa, trà hoặc những hoa có chậu. Bởi vì người Nhật cho rằng đó là điều không tốt.

- Thứ ba là ở Nhật Bản, giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở Nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.

- Thứ tư là người Nhật thường nói những câu tỏ ý xin lỗi như : xin lỗi, cảm ơn, phiền bạn .v.v.. Khi đến nhà bạn bè ăn cơm hay dự lễ cưới kiểu Nhật, có một số người Nhật khi ăn, cố ý để thừa lại một chút, sau đó gói mang về. Đây là sự tỏ ra lễ phép chứ chẳng có gì là lạ. Khi ăn cơm, đũa nên để ngang chứ không nên để dọc. Vì người Nhật cho rằng đũa để thẳng là không tốt. Khi ăn họ rất kỵ lấy đũa quèn quẹt hoặc bới bị bới lại hay chọt .v.v.. Đây là thói rất xấu khi ăn cơm...

- Ở Nhật, khi đi mua bán, mặc cả là điều thất lễ. Trong các cửa hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được. Người Nhật rất thích đóng gói. Mà tất cả các loại giấy để đóng gói đều rất đẹp. Vì vậy, khi mua hàng không mất bao nhiêu thời gian để gói.

- Không nên tặng mùi xoa cho bạn bè. Chỉ làm điều đó một khi bạn muốn cắt đứt quan hệ.

- Không được tùy tiện biếu trà cho người khác. Vì đây là lễ vật mà người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái.

- Không được biếu giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Bằng không họ sẽ nghĩ là không kính trọng họ.


Chữ ký của LSB_Lãng Tử

Tài sản của LSB_Lãng Tử
Cũ 29-10-2006   #20
Ảnh thế thân của LSB_Lãng Tử
LSB_Lãng Tử
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Vô Tình Lãng Tử
Gia nhập: 27-10-2006
Bài viết: 2.983
Điểm: 245
L$B: 1.108.942
Tâm trạng:
LSB_Lãng Tử đang offline
 
Thumbs up

Bí mật các ngôi chùa cổ ở Nhật


Trong suốt thế kỷ qua, có hơn 500 ngôi chùa đã được xây dựng tại Nhật. Hoả hoạn và chiến tranh đã phá huỷ nhiều ngôi chùa nhưng chỉ có hai chùa bị đổ do động đất. Nhiều ngôi chùa cao hơn 100m, được xây dựng bằng đất và gỗ nhưng vẫn đứng vững hàng nghìn nǎm qua, trong khi các trận động đất lớn đã phá huỷ hầu hết các toà nhà kiên cố vào thế kỷ 15.

Điều gì đã giúp các ngôi chùa cổ có thể đứng vững ?

Nghiên cứu về cấu trúc các ngôi chùa cổ ở Nara (cố đô của Nhật) - nơi được xem có kiến trúc nhiều tầng xưa nhất trên thế giới hiện nay, giáo sư Ishida đã phát hiện các tầng của chùa cổ được gắn với nhau nhờ các khớp nối cho phép chúng có thể dịch chuyển một cách độc lập. Cấu trúc này cho toàn bộ ngôi chùa rất linh động, vững chắc và giúp trung hoà chấn động của các trận động đất. Phần mái hiên nhô ra, tương tự như cây thǎng bằng của diễn viên xiếc đi dây, giúp hạ thấp trọng tâm của một tầng khiến cho chúng cố định hơn. Nhưng khám phá lớn nhất của giáo sư Ishida chính là tìm ra bí mật của "cột trung tâm". Tại trung tâm của các ngôi chùa cổ đều có một cột gỗ rắn gọi là shinbashira. Shinbashira xuyên thẳng từ dưới đất lên nóc mà không gắn với bất kỳ tầng nào và cũng không có tác dụng chống đỡ. Cột trung tâm hấp thu và trung hoà các nǎng lượng sinh ra từ các chấn động dưới lòng đất, giúp các tầng của chùa cổ không bị dịch chuyển.

Để kiểm chứng giả thiết trên, giáo sư Ishida đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm trên các mô hình chùa cổ. Kết quả cho thấy các ngôi chùa đều bị sụp đổ dưới tác động của các chấn động khi không có cột trung tâm. Mitsubishi là công ty đầu tiên đã xây toà nhà 37 tầng cao 180m có shinbashira ở giữa tương tự như các ngôi chùa cổ tại trung tâm Tokyo - nơi được dự báo sẽ xẩy ra các trận động đất trong tương lai.




Kimono - niềm tự hào của người Nhật


Để làm một bộ kimono "chuẩn" cần khoảng 4.500 lọn tơ và người thợ dệt phải bỏ ra chí ít là 50 ngày miệt mài lao động trên guồng sợi mới tạo ra thứ vải thích hợp "không lặp lại" được.

Trong tiếng Nhật, "kimono" đơn giản chỉ là "quần áo" với ý nghĩa rộng của từ này, hay đúng hơn là "quốc phục" cổ truyền, khi so với thứ trang phục của người Âu mà người Nhật gọi là "iofuku".

Đó là kiểu áo choàng với ống tay rộng, vắt chéo trước ngực từ phải qua trái (ngược lại từ trái qua phải chỉ dành cho người vừa quá cố) và được thắt buộc lại ngang lưng eo. Kimono của nam giới thường làm bằng chất vải thô, màu tối và ít hoa vǎn, còn kimono phụ nữ thì đa dạng về màu sắc, chất liệu vải cũng như lối trang trí - tùy theo trạng thái hay công việc tương ứng.

Cội nguồn cǎn bản của thứ trang phục cổ truyền, original và truyền thống Nhật Bản này thực chất là sự pha trộn các kiểu ǎn mặc của người Trung Hoa, người Triều Tiên và người Mông Cổ - được đem áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và lối sống trên quần đảo mặt trời mọc. Và đây cũng là một trong những tính chất tiêu biểu của xứ Phù Tang: những ưu điểm vượt trội từ các sáng tạo bên ngoài đều được "tu bổ", thêm vào nhiều "nhân tố mới" và dần trở thành một phần không thể tách rời của truyền thống Nhật. Nhiều di chỉ khảo cổ ở Nhật cho thấy phục sức của họ cũng na ná như người Triều Tiên và người Trung Hoa cổ.

Vào thế kỷ VII trong xã hội Nhật có sự thay đổi lớn mang tính bước ngoặt: sự thâm nhập của đạo Phật từ Hoa lục, song song là hình mẫu thể chế của các "thiên tử" Trung Quốc. Theo gương các hoàng đế Trung Hoa, thái tử Nhật Siotoku (573 - 628) áp dụng nghiêm ngặt quy chế trang phục cho giới quan lại - tiền thân của kimono bây giờ. Sang nửa cuối thế kỷ VII, người Trung Quốc chia phục sức ra làm 3 loại: đại lễ, lễ hội và thường nhật. Người Nhật cũng noi theo. Phụ nữ Nhật thay vì lối áo sơ-mi cổ truyền đã chuyển qua kiểu áo choàng tay rộng. Váy cũng được kéo dài ra ngang với mắt cá chân... Trong suốt 4 thế kỷ kế tiếp (thế kỷ VIII - XII) người Nhật hầu như áp dụng mọi "nguyên mẫu" Trung Hoa, kể cả trong trang phục.

Cùng với sự cầm quyền của giới tướng lĩnh tại Nhật vào đầu thế kỷ XIII, thứ phục sức hợp với binh đạo được thực thi triệt để, mọi thứ vải "thừa" đều bị cắt bỏ. Rồi giao lưu buôn bán với bên ngoài được xúc tiến, hình thành tầng lớp dân cư đô thị mới trong thế kỷ XVII. Chính trang phục của lớp người này đã trở thành kimono "truyền thống" Nhật. Lúc đầu, người ta cấm các thị dân không được mặc kimono bằng thứ vải đắt tiền, màu sắc rực rỡ. Tới thế kỷ XIX, cùng với sự thâm nhập của vǎn hóa Âu châu vào Nhật, người Nhật bắt đầu khoái những kiểu trang phục "từ bên kia đại dương". "Iofuku" là thứ mặc ra đường tiện lợi hàng ngày, còn "kimono" dành cho các dịp trọng đại - biến thành thứ phục sức quý giá.

Một bộ kimono đẹp thường rất đắt, với thứ vải dệt theo lối thủ công và được khâu tay. Người ta se lẫn cả những sợi "chỉ" bằng bạc hoặc vàng thật, còn hoa vǎn là bụi vàng và bạc nguyên chất. Chỉ có những nghệ nhân mới dám nhận làm các bộ kimono đại lé. Cách xếp đặt thớ vải cùng lối bài trí hoa vǎn phải tạo được ấn tượng: đó không chỉ là kiểu quần áo thuần túy mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ nữa. Những bộ kimono độc đáo chiếm vị trí trang trọng trong các viện bảo tàng, tại các tủ quần áo gia đình và được lưu truyền như "của gia bảo" từ đời này qua đời khác. Chỉ có những người Nhật cực giàu, hay giới nghệ sĩ nổi tiếng của các nhà hát Noo hoặc Kabuki - nơi diễn xuất với kimono là điều bắt buộc - mới thường xuyên khoác những bộ kimono đại lễ trên người.

Giới cô dâu Nhật bây giờ thường thuê những bộ kimono trong các cửa hàng đặc biệt, nơi có các chuyên gia khuyên họ cách "mặc và chuyển động" với kimono sao cho đúng. Dịch vụ này vào cỡ 800USD mỗi lần và thường là khoản chi phí cao nhất của các đám cưới. Với các đám giàu có, cô dâu cũng như chú rể phải thay ít nhất là 2 bộ kimono đại lễ.

Những bộ kimono lễ hội thường được may ráp bằng các khuôn vải "chuẩn" nên có kích cỡ như nhau. Ngay cả với bộ kimono đại lễ may từ hồi nhỏ người phụ nữ Nhật vẫn có thể mặc được suốt đời, thậm chí còn để lại cho con gái hoặc cháu gái nữa - chỉ cần khâu lên hay hạ xuống tùy theo chiều cao tương ứng của người mặc. Với loại kimono mặc ở nhà, người ta may theo kích thước số đo cụ thể. Vải lót của kimono luôn tương phản với vải nền: nếu như kimono màu xanh, vải lót sẽ là màu đỏ, hay kimono màu trắng, vải lót sẽ có màu xanh hoặc đỏ...

Kimono được bảo quản theo cách đặc biệt: không giặt mà chỉ gột rửa những chỗ bẩn. Nếu như có giặt, cũng chỉ giặt từng phần một và sấy khô ngay tức thì. Kimono được cất giữ trong những tấm giấy đặc biệt, chống ẩm và luôn giữ được sắc tươi.


Chữ ký của LSB_Lãng Tử

Tài sản của LSB_Lãng Tử
Cũ 29-10-2006   #21
Ảnh thế thân của LSB_Lãng Tử
LSB_Lãng Tử
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Vô Tình Lãng Tử
Gia nhập: 27-10-2006
Bài viết: 2.983
Điểm: 245
L$B: 1.108.942
Tâm trạng:
LSB_Lãng Tử đang offline
 
Thumbs up

Sumo – "mảnh đất" không còn của riêng người Nhật


Từ xưa tới nay, sumo, môn thể thao truyền thống của Nhật Bản, vẫn được coi là "mảnh đất riêng" của các vận động viên Nhật. Họ luôn nắm tất cả các vị trí cao trong tất cả các hạng cân và các bộ môn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, "gió" đã đổi chiều. Minh chứng là chiến thắng mới đây của một vận động viên Mông Cổ, Asashoryu - người vừa giành chức quán quân tại giải sumo đầu tiên của năm 2003.

Với chiến thắng ở hạng Yokozuna, Asashoryu đã trở thành vận động viên sumo đầu tiên của Mông Cổ và là vận động viên nước ngoài thứ 3 giành được danh hiệu vô địch ở môn thể thao này. Sau khi nhà vô địch gần đây nhất của Nhật Bản, Takanohana, quyết định giải nghệ hồi tháng 1 năm ngoái, hai vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của sumo đã thay quốc tịch. Lần đầu tiên nắm giữ hai vị trí này là hai vận động viên quốc tế, một là Asahoryu của Mông Cổ và một là Musahimaru, người Hawaii. Đây cũng là lần đầu tiên người Nhật không có mặt ở vị trí quán quân.

Sự tụt dốc của các vận động viên Nhật Bản chắc chắn khiến những người hâm mộ không khỏi phiền muộn. Bởi Nhật Bản không chỉ là quê hương của môn thể thao này mà còn có rất nhiều người hâm mộ. Tại giải vô địch sumo truyền thống của Nhật kết thúc hôm 26 tháng Giêng vừa qua, ở 5 trong 6 môn thi đấu, chiến thắng hoàn toàn thuộc về các vận động viên nước ngoài: 3 của Mông Cổ, 1 của Gruzia và 1 của Bulgaria.

Tuy nhiên, việc các vận động viên nước ngoài tham gia tập luyện sumo sẽ giúp thế giới hiểu thêm về môn thể thao truyền thống này của Nhật. Thái độ thiện chí đó đã tạo cơ hội cho những cầu thủ xuất sắc thế giới phát huy tài năng của mình.

Không những thế, nhiều người Nhật còn đang tìm cách "xuất khẩu" môn sumo này ra nước ngoài. Những cố gắng của các vận động viên sumo Nhật Bản như: Nomo, Isiro, Matsui khi chọn nước Mỹ để phát triển môn thể thao này, đã giành được nhiều sự quan tâm cổ vũ không chỉ của người dân Nhật Bản mà cả ở Mỹ. Năm 2001, khi Ichiro để tuột danh hiệu "vận động viên sumo xuất sắc" vào tay một "kẻ mới chậm chững vào nghề" Mariners de Seattle thuộc liên minh các vận động viên Mỹ, một tờ báo Mỹ đã viết: "Ichiro đã giúp chúng tôi sống lại không khí sôi động của trận bóng chày trước đây, trận Babe Ruth. Anh ta đã chứng tỏ rằng một trận đấu ấn tượng và thành công là nhờ dàn cầu thủ tài năng chứ không phải chỉ nhờ vào nguồn gốc của môn bóng chày".

Dường như quốc tế hoá môn sumo là cách để phát triển bộ môn thể thao này. Vì vậy, không cần thiết phải "cấm cửa" đối với những người nước ngoài hâm mộ. Nhờ có sự phát triển nhanh chóng về kỹ thuật sumo, Asashoryu đã làm sống lại sự quyến rũ của môn võ sumo trước đây. Các vận động viên Mông Cổ đã thật sự thổi luồng gió mới vào môn thể thao truyền thống của Nhật Bản.

Sumo cũng cần những anh hùng mới để cuốn hút các fan của mình. Điều quan trọng bây giờ không phải là vận động viên Nhật Bản hay nước ngoài thi đấu mà các vận động viên phải trình diễn những trận đấu hay và đẹp mắt. Điều đó muốn nhắc nhở rằng "Nghệ thuật truyền thống" không đồng nghĩa với việc cạnh tranh hạn chế ở riêng đất nước đã sinh ra nó. Môn võ sumo của người Nhật sẽ thật sự được đánh giá cao hơn khi nó được giao lưu và thi đấu với thế giới bên ngoài.


Chữ ký của LSB_Lãng Tử

Tài sản của LSB_Lãng Tử
Cũ 30-10-2006   #22
Ảnh thế thân của LSB_Lãng Tử
LSB_Lãng Tử
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Vô Tình Lãng Tử
Gia nhập: 27-10-2006
Bài viết: 2.983
Điểm: 245
L$B: 1.108.942
Tâm trạng:
LSB_Lãng Tử đang offline
 
Thumbs up Bạn biết gì về giải Oscar?

Oscar hay Academy Awards?
Thật ra, tên chính thức của giải Oscar là Academy Awards (Giải của Viện hàn lâm Khoa học và nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ AMPAS), thế nhưng cái tên Oscar mà người ta quen gọi xuất phát từ đâu? Điều này cho tới nay vẫn chưa được xác định một cách chính thức, dù nhiều người Mỹ vẫn tin rằng tên Oscar xuất phát từ người quản thủ thư viện đầu tiên của AMPAS là bà Margaret Herrick. Bà này đã cho rằng pho tượng trọc đầu cầm kiếm đó trông khá giống với ông cậu tên Oscar của bà. Đó là năm 1931 - khi giải này đã được tổ chức ba lần rồi.

Thế nhưng sau đó công đầu lại bị hai người khác giành giật. Đó là nhà báo Sidney Skosky và nữ diễn viên Bette Davis. Khi đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất năm 1935, Bette Davis đã nhìn phía mặt sau của pho tượng mạ vàng này và nói: "Trông nó giống ông Harmon Oscar Nelson của tôi quá!". Còn nhà báo Skosky thì - theo tài liệu lưu trữ của Viện hàn lâm AMPAS - đã nhắc tới tên Oscar này lần đầu tiên trong một bài báo ông viết ngày 18-3-1934.

Bầu chọn thế nào?

Ngoại trừ số hội viên sáng lập ra AMPAS, số hội viên còn lại tham gia qua lời mời. Do vậy, con số hội viên không ngừng tăng lên. Hiện nay, con số này đã lên đến 6.031 người, trong đó số hội viên đủ tư cách bỏ phiếu là 87%. Tổng số giải gồm có 24, được chia thành 12 tiểu ban. Các tiểu ban sẽ cứu xét bầu chọn sau khi nhóm hội viên sáng lập đưa ra danh sách những ai được đề cử Oscar.

Nhưng không phải ai cũng vui vẻ nhận lời mời trở thành hội viên AMPAS. Woody Allen, đạo diễn kiêm biên kịch nổi tiếng, luôn từ chối lời mời này. Còn Marlon Brando, người đã từ chối nhận tượng Oscar năm 1972 (lần thứ hai đoạt giải nhờ phim Godfather, thì luôn là hội viên AMPAS).

Oscar và sự nghiệp

Có những người mà việc đoạt một giải Oscar nào đó sẽ giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp. Năm 1953, từ một cô gái vô danh, Audrey Hepburn lần đầu đóng phim với vai nàng công chúa trong Kỳ nghỉ hè La Mã (Roman holiday) đã đoạt giải Oscar nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Từ đó, Audrey không ngừng phát triển tài năng với nhiều bộ phim mà nay đã trở thành kinh điển. Nam diễn viên Anh Daniel Day-Lewis cũng thế. Trước năm 1989, chẳng ai biết anh. Nhưng chỉ cần một vai kẻ tàn phế trong phim Bàn chân trái của tôi (My left foot), Day-Lewis đã đoạt Oscar nam diễn viên xuất sắc nhất năm đó và tiếp tục tỏa sáng đến mãi ngày nay. Julie Andrews năm 1964 cũng lần đầu từ sân khấu (Broadway) bước qua điện ảnh với phim Mary Poppins đã đoạt Oscar, và từ đó tên tuổi của cô luôn sáng chói.

Thế nhưng, cũng không ít người mà tượng vàng Oscar là điểm son cuối đời sự nghiệp. Ben Kingsley đoạt Oscar qua vai Gandhi trong bộ phim cùng tên năm 1982, và từ đó "chìm" luôn. Nữ diễn viên khiếm thị Marlee Matlin năm 1986 đã đoạt Oscar qua vai cô gái mù trong phim Những đứa con của Thượng đế bất toàn, rồi đến Fred Murray Abraham xuất sắc đoạt Oscar trong phim Amadeus (1984) và Art Carney với phim Harry và Tonto - tất cả gần như lui vào bóng tối sau khi đoạt giải. Nữ diễn viên duy nhất trong lịch sử đoạt hai lần Oscar liên tiếp là Luise Reiner, năm 1936 đoạt Oscar với The great Aziegfeld, năm 1937 với phim Đất lành (Good Earth), sau đó gần như chẳng còn ai nghe thấy tên bà nữa.
Oscar đem lại lợi nhuận thế nào cho một bộ phim?

Phim Bệnh nhân người Anh trước giải Oscar chỉ thu được 31 triệu đôla tiền vé, sau khi đoạt Oscar, thu tổng cộng 77 triệu. Phim Danh sách Schindler năm 1994 thu 90 triệu đôla trước khi Oscar khai mạc, sau khi nó đoạt Oscar thu thêm 120 triệu, tức tổng thu 210 triệu đôla. Thêm một trường hợp nữa: phim Dương cầm (Piano) nhờ đoạt ba giải Oscar mà doanh thu từ 10 triệu lên 40 triệu đôla.

Đoạt giải Oscar luôn là yếu tố đem lại doanh thu lớn, tuy nhiên cũng nên chú ý xu hướng xem phim của khán giả. Từ thập niên 1930 - 1960, những bộ phim đoạt giải Oscar (tức giải Phim hay nhất trong năm) luôn là phim ăn khách nhất, khán giả không ngớt đua nhau đi xem. Nhưng từ thập niên 1970 đến nay, xu hướng xem phim của khán giả đã thay đổi, những phim đoạt giải Oscar có khi không phải là những phim ăn khách nhất.

Thí dụ: năm 1997 phim đoạt Oscar là Bệnh nhân người Anh kém xa doanh số của phim Ngày độc lập (thu 302 triệu đôla). Năm 1994, Danh sách Schindler là phim đoạt Oscar nhưng kỷ lục tiền bán vé lại về tay phim Công viên khủng long (thu 338 triệu đôla). Trước đó Không dung thứ là phim đoạt Oscar nhưng doanh thu cao nhất về tay phim Vệ sĩ với 292 triệu đôla.

Tại Việt Nam, tình hình cũng không khác mấy: khán giả video thường cho rằng phim đoạt Oscar khó hiểu, khó xem.

Loại phim nào dễ đoạt Oscar nhất?

Năm 1997, phim Bệnh nhân người Anh lấy bối cảnh ở vùng Trung Đông, sa mạc Bắc Phi và sau cùng là Yý. Oscar kế trước nữa là xứ Scotland của người hùng William Wallace, vai nam chính của phim Trái tim dũng cảm. Nếu không như thế thì ứng viên Oscar phải thực hiện về một nhân vật lịch sử nào đó như vua Phổ Nghi trong Hoàng đế cuối cùng, nhạc sĩ Mozart trong phim Amadeus, thủ tướng Gandhi hay vị tướng Patton... Hoặc nói về cảnh khổ đau của thân phận con người như anh chàng đần độn Forrest Gump... Hoặc là những bộ phim có nhiều cảnh quay "hùng vĩ" - về mặt này, bộ phim Titanic rất hợp "gu" Viện hàn lâm.
Những kỷ lục về Oscar.

Số khán giả truyền hình kỷ lục: thường có hơn 1 tỷ người trên thế giới theo dõi đêm trao giải Oscar.
Tiền bản quyền thu hình kỷ lục: giá năm 1997 do hệ thống truyền hình ABC (trực thuộc tập đoàn Walt Disney) trả để được độc quyền trực tiếp truyền hình đêm Oscar dài bốn giờ đồng hồ là 19 triệu đôla. Nhưng ngay sau đó, ABC đã thu về 36 triệu đôla nhờ phát sóng khắp nơi trên thế giới.
Giá quảng cáo kỷ lục: cứ 30 giây quảng cáo giữa chương trình trao giải Oscar phải trả cho ABC 835.000 đôla.
Giải Oscar đầu tiên: khai mạc ngày 6-5-1929 tại khách sạn Roosevelt với 15 giải thưởng công bố.
Phim câm đầu tiên đoạt giải Oscar: Wings (Những đôi cánh, 1929).
Phim màu đầu tiên đoạt Oscar: Cuốn theo chiều gió (1939).
Phim đoạt nhiều Oscar nhất: Ben Hur (1959) và Titanic (1998), cùng đoạt 11 Oscar.
Phim không-phải-Hollywood đầu tiên đoạt giải: Hamlet (của Anh, 1948).
Phim thuộc loại tập-tiếp-theo (sequel) đoạt Oscar: Bố già, phần II (1974).
Phim nhãn X nhưng đoạt Oscar: Midnight cowboy (Cao bồi nửa đêm, 1969).
Kỷ lục về số lần đoạt giải Oscar: nữ diễn viên lão thành Katharine Hepburn với bốn lần đoạt Oscar.
Diễn viên ba lần đoạt giải Oscar Ingrid Bergman và Walter Brenner, Jack Nicholson.
Diễn viên hai lần đoạt giải trong hai năm liền: nữ diễn viên Luise Reiner (1936, 1937), nam diễn viên Spencer Tracy (1937, 1938) và Tom Hanks (1994, 1995).
Diễn viên da đen đầu tiên đoạt Oscar: bà Hattie McDaniel (Cuốn theo chiều gió).
Diễn viên da đen duy nhất cho tới nay đã đoạt Oscar về vai chính (leading role): Sidney Poitiers, năm 1964, nhờ phim Lilies of the field.
Phim giữ kỷ lục được đề cử Oscar: Titanic, với 14 đề cử.
Phim giữ kỷ lục doanh thu cao và nhanh nhất: Titanic, 1,1 tỷ đôla trong vòng ba tháng.
Người giữ kỷ lục được đề cử Oscar: Woody Allen, được đề cử 15 lần (trong đó có sáu lần với tư cách đạo diễn, tám lần về kịch bản).
Diễn viên cao tuổi nhất đoạt Oscar: bà Jessica Tandy, năm 1992 (80 tuổi), nhờ phim Lái xe cho cô Daisy.
Diễn viên trẻ nhất đoạt Oscar: Tatum O'Neal năm 10 tuổi (1974, với phim Paper Moon). Riêng giải Oscar trao tặng cho thần đồng Shirley Temple lúc cô sáu tuổi không do diễn xuất mà về thành quả sự nghiệp cống hiến.
Ai biết trước tiên kết quả Oscar? Đó là hai người kiểm toán của Công ty kiểm toán Mỹ Price Waterhouse.
Đội ngũ tổ chức giải Oscar: gồm 115 người làm việc quanh năm, toàn bộ thời gian để theo dõi tất cả những cuốn phim được trình chiếu trong năm.

Sưu tầm


Chữ ký của LSB_Lãng Tử

Tài sản của LSB_Lãng Tử

Chỉnh sửa lần cuối bởi Sử Tiến: 01-11-2006 lúc 10:14.
Cũ 30-10-2006   #23
Ảnh thế thân của LSB_Lãng Tử
LSB_Lãng Tử
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Vô Tình Lãng Tử
Gia nhập: 27-10-2006
Bài viết: 2.983
Điểm: 245
L$B: 1.108.942
Tâm trạng:
LSB_Lãng Tử đang offline
 
Thumbs up Đăc Trưng Văn Hóa Nga

Đặc trưng và truyền thống trong lễ và lễ hội dân gian Nga





Khác với những gì người ta thường nghĩ, nguồn gốc của nhiều lễ hội của Nga thường không liên quan tới các lễ hội của đạo Thiên chúa, đạo mà phần lớn người Nga theo. Lễ hội dân tộc của nước này thường bắt nguồn từ xa xưa, thời kỳ của chủ nghĩa vô thần. Thiên chúa giáo đã kết thúc chủ nghĩa vô thần bằng những nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều truyền thống vẫn được bảo tồn dưới dạng các dịp vui chơi hay lễ hội, thậm chí một vài lễ hội còn được đưa vào chính các nghi lễ và truyền thống của đạo Thiên chúa.

Lễ Giáng sinh của Đạo Cơ đốc chính thống

Peter Đại Đế, vị hoàng đế ưu tú của nước Nga đã mang lại nhiều đổi thay trong cuộc sống cũng như trên tờ lịch của nước Nga. Lễ Giáng sinh là một ví dụ. Mặc dù, Giáng sinh vẫn là một trong những ngày lễ chính của người theo đạo Thiên chúa ở Nga, Giáng sinh của Nga lại được tổ chức vào ngày 7/1 theo lịch Nga chứ không phải ngày 25/12 theo lịch Tây.

Lễ Kolyadki

Ở Nga, không có bất cứ một lễ hội nào được tổ chức theo nhiều tập tục và nghi lễ như những ngày lễ Giáng sinh. Một trong các nghi lễ trong các ngày Giáng sinh đó được gọi là Kolyadki. Trong buổi lễ này, người ta thường chúc cho nhau hạnh phúc và khỏe mạnh. Trong buổi lễ, người ta làm ra một bà tuyết với cái mũi bằng cà rốt, mắt bằng quả mận khô và rǎng bằng hạt đậu xanh. Đức mẹ Kolyadki (như ông già Noel) với một vài người hộ tống đem theo những ngôi sao đến dự hội để chúc mừng mọi người và tham gia những trò chơi vui vẻ. Họ hát hò và nhảy múa trong một vòng trên tuyết xung quanh ánh lửa bập bùng suốt lễ hội.

Lễ Maslyanitsa

Cuối mùa đông, một dịp lễ hội được tổ chức ngay trước mùa ăn chay trong suốt một tuần lễ, đó là tuần lễ bánh kếp (Pancake Week) hay còn gọi là tuần lễ "pho mát". Những nhà sử học Thiên chúa giáo nói rằng, trước đây tuần lễ này được coi là những ngày "điên rồ". Mọi người mang những mặt nạ và những trang phục rất nực cười, thỉnh thoảng đàn ông còn mặc quần áo của đàn bà và ngược lại. Lễ hội hóa trang kiểu đó sẽ là khởi đầu của mùa lễ hội tưng bừng, người ta ăn các thức ăn ngon và uống rất nhiều rượu. Một hình nộm bằng rơm lớn được đốt đi như lời chào từ biệt đối với một mùa đông đã qua. Đấu võ cũng là một trò vui trong dịp lễ giúp người ấm lên trong những ngày mùa đông giá rét. Hiện nay, các buổi trình diễn đặc biệt cũng được tổ chức trong tuần lễ này.

Trong tuần lễ ăn chay, người ta thường ăn bánh kếp kết hợp với mật ong, trứng cá muối, kem tươi và bơ. Theo tiếng Nga, tuần lễ ăn chay gọi là "Maslyanitsa" (có nghĩa là bơ trong tiếng Anh). Điều đó có nghĩa là người ta có thể ăn nhiều thứ khác nhau, trong đó có cả bơ trước khi bước vào mùa ăn chay. Nhìn chung, lễ Maslyanitsa được chia làm 3 giai đoạn: bắt đầu vào thứ hai, đỉnh cao vào thứ năm và kết thúc vào sáng chủ nhật.

Lễ Phục Sinh

Cũng như các nước theo Đạo Thiên chúa khác, ở Nga cũng có ngày lễ Phục Sinh. Người ta sẽ làm loại bánh mỳ ngọt đặc biệt, có hình tròn (gọi là bánh Phục Sinh) và được bày bán ở hầu hết các hiệu bánh mỳ trong dịp lễ. Ngoài ra, người ta còn làm cả bánh Paskha (một loại bánh làm bằng hỗn hợp sữa có đường, nho khô và bơ) và những quả trứng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sỡ. Trứng đỏ được coi là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Trứng Phục Sinh có nhiều mục đích, nó là món quà truyền thống để tặng bạn bè và người thân thay lời chúc mừng trong lễ Phục Sinh. Có một câu thành ngữ nói rằng, nếu bạn rửa mặt bằng nước có cả trứng phục sinh, bạn sẽ luôn giàu có và xinh đẹp. Lễ Phục Sinh cũng là dịp để mọi người đi thǎm hỏi bà con, họ hàng.

Lễ hội Red Hill

Ngày chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh được gọi là ngày lễ Red Hill. Ngày này được coi là dịp tốt nhất dành cho các đôi uyên ương tổ chức lễ cưới. Trước kia, mọi người thường đón chào mùa xuân trong lễ hội này, như thể để "mời" mùa xuân tới nhà mình vậy. Vào dịp lễ hội, bạn sẽ bắt gặp ở khắp nơi mọi người hát hò nhảy múa xung quanh những cây cối đang đâm chồi nảy lộc.

Lễ Ivan Kupalo

Ở các nước theo Đạo Cơ đốc chính thống trên khắp châu Âu, người ta thường tổ chức lễ thánh John và lễ rửa tội. ở Nga, ngày này gọi là Ivan Kupalo. Mọi thứ trong ngày này đều liên quan tới nước. Trước đây, các cô cậu thường xuống sông bơi cho đến tận đêm, sau đó họ đốt lửa và nắm tay nhau nhảy qua đống lửa. Nếu sau khi nhảy qua lửa, họ vẫn nắm tay nhau thì đó sẽ là dấu hiệu tốt, báo hiệu một lễ cưới chẳng còn bao xa.

Lễ hội Troitsa

Ở Nga, lễ hội dân gian "Troitsa" được tổ chức rất rầm rộ. Vào ngày lễ hội, nhà cửa đều được trang hoàng bằng những cành cây xanh tốt. Những bộ quần áo của các cô gái được treo trên những cây bulô nhỏ và người ta hát hò nhảy múa xung quanh. Những chiếc vòng làm bằng cành và hoa bulô được nhúng xuống nước để bói xem số phận của mỗi người.

Lễ hội Spas

Tháng 8, tháng cuối cùng của mùa hè, khi mùa màng đã xong, người Nga thường tổ chức 3 ngày hội khác nhau, trong tiếng Nga gọi là "Spas".

Ngày hội Spas đầu tiên là Honey Spas (lễ hội mật ong) (14/8)

Ngày hội Spas thứ 2 là Apple Spas (lễ hội táo) (19/8)

Ngày hội thứ 3 là Nut Spas (lễ hội quả hoạch) (29/8)

Lễ hội Spas mang sương giá đến cho đất đai và cây cỏ. Sau ngày lễ Spas đầu tiên, người ta sẽ thu hoạch mật ong. Ngày thứ 2, thu hoạch táo và ngày thứ 3 là quả hoạch.

Sưu tầm

Lễ tiễn mùa đông ở nước Nga


Một trong những lễ hội khó quên của nước Nga là Lễ tiễn mùa đông. Lễ này bắt nguồn từ nền nông nghiệp, từ công việc đồng áng của những người nông dân, những người Mu-dích, gọi theo tiếng Nga. Mùa đông nước Nga dầy tuyết, tuyết phủ kín mặt đất, ruộng đồng, khiến cho cây cối không nẩy mầm được, nếu kéo dài mãi dễ sinh nạn đói. Bởi vậy, với đầu óc thực tế, người nông dân mong mùa đông mau qua, mong mùa xuân mau đến. ýỏ nghĩa của Lễ tiễn mùa đông chính là như vậy.

Lễ tiễn mùa đông là một trong những ngày hội dân gian vui vẻ nhất. Mở đầu buổi lễ, những chú bé tinh nhanh, mặc quần áo dân tộc truyền thống, màu sắc sặc sỡ được chọn kỹ lưỡng, cầm đuốc đốt những hình nộm bằng rơm và giẻ quần áo, đó là hình ảnh tượng trưng của băng tuyết trong mùa đông lạnh giá. Trẻ em và người lớn reo hò ầm ĩ, ca hát, nhảy múa xung quanh hình nộm đang bốc lửa. Họ mừng vui tiễn tượng trưng mùa đông, hân hoan chào đón mùa xuân tươi đẹp, chuẩn bị khí thế bước vào một mùa gieo trồng mới. Lễ tiễn mùa đông thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại, có quảng trường, ngã tư đường phố, một cánh rừng đầu làng vào những đêm đẹp trời. Tất cả già, trẻ, nam, nữ đều tham dự lễ hội. Họ nắm tay nhau nhảy điệu múa vòng tròn. Ở nước Nga, điệu múa này đã có từ thời đại Thiên Chúa giáo. Họ múa, nhảy theo lời của bài hát hoặc theo một điệu nhạc nhất định. Những động tác giậm chân, không chỉ là một tiết mục nghệ thuật, mà còn là một cách sưởi ấm nhanh chóng trong giá rét. Ngày nay, trẻ em và người lớn múa vòng tròn xung quanh cây thông cũng là hình bóng của Lễ tiễn mùa đông.

Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trên những con đường lớn, những chiếc xe ngựa, vừa rung chuông và lục lạc, vừa đuổi rượt nhau. Ngựa được đeo dải nạm bạc rất đẹp, còn xe trượt được trang trí bằng thảm. Ba con ngựa được thắng vào một cỗ xe chạy băng băng trên đường. Những anh chàng xà-ích lái xe ba ngựa đãọ huấn luyện ngựa một cách đặc biệt và họ cũng phải là những con người đầy bản lĩnh. Muốn phóng trên những con đường ở làng quê hoặc phố xá nước Nga trong những thế kỷ trước đây, người xà-ich phải là người có nhiều kỹ xảo, kỹ năng, nhanh mắt, nhanh tay, điều khiển một lúc ba con ngựa phi nước đại trên nhiều đoạn đường cong, khúc khuỷu, nhiều lúc phải xử lý những tình huống phức tạp như khi hai xe ba ngựa phải tránh nhau ở quãng đường hẹp khi đi ngược chiều. Và đôi khi, dù khéo léo đến đâu đi nữa, tai nạn vẫn cứ xảy ra...

Từ ngày xưa, trên tuyến đường nối Mạc Tư Khoa với những tỉnh xa xôi ở Xi-bê-ri đã có ba trăm trạm bưu chính hoạt động, ở đây người đưa thư nhanh chóng nhất chínhỏ là những con ngựa trạm. Trên những tuyến đường này có những xe ngựa chở hàng đi chậm rãi, nhưng cũng có những xe ba ngựa phóng như bay, giống như chuyến tàu chở hàng tốc hành vậy. Cho đến khi xuất hiện đường sắt thay thế vào cuối thế kỷ XIX, trên tuyến đường này đã có 16.000 xà- ích phục vụ. Hình ảnh những chàng xà-ích hiên ngang, hào phóng, những câu chuyện tình ngắn ngủi, vội vã, thơ mộng đã được mô tả phần nào trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà vǎn Nga. Nhiều bài hát của những chàng xà-ích cho đến nay vẫn còn lưu lạiỏ trong các tiết mục biểu diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp ở Nga.

Ngoài những món ăn cổ truyền dành cho ngày lễ của người Nga thì bánh xèo là món không thể thiếu trong Lễ tiễn mùa đông, giống như bánh chưng trong ngày Tết của Việt Nam. Đó là những chiếc bánh mỏng làm bằng bột mì cho lên men có trộn với trứng gà, bơ, váng sữa, và được rán bằng những chiếc chảo lửa to nóng bỏng. Chiếc bánh xèo hình tròn là tượng trưng cho mặt trời thần linh mang lại hơi ấm mùa xuân, tràn trề sức sống và hạnh phúc. Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trẻ em khoái chí nhất vì chúng được tự do vui đùa, đốt hình nộm, nhảy múa, reo hò, nghịch ngợm mà không sợ bị ai la mắng, ngược lại, chúng còn được người lớn khích lệ; bởi vì chính họ ngày xưa cũng đã làm như thế để xua đuổi băng giá, bão tuyết. Khách nước ngoài đến du lịch ở Nga, gặp ngày Lễ tiễn mùa đông thì vô cùng thích thú, nhiệt tình tham gia nhảy múa ca hát, ăn những món ăn cổ truyền, vui chơi thâu đêm, suốt sáng. Nhiều người tiếc rằng Lễ tiễn mùa đông mỗi năm chỉ diễn ra một lần.


Sưu tầm


Chữ ký của LSB_Lãng Tử

Tài sản của LSB_Lãng Tử

Chỉnh sửa lần cuối bởi Sử Tiến: 01-11-2006 lúc 10:13.
Cũ 30-10-2006   #24
Ảnh thế thân của LSB_Lãng Tử
LSB_Lãng Tử
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Vô Tình Lãng Tử
Gia nhập: 27-10-2006
Bài viết: 2.983
Điểm: 245
L$B: 1.108.942
Tâm trạng:
LSB_Lãng Tử đang offline
 
Thumbs up

Samovar - biểu tượng độc đáo của nền văn hoá Nga

Đi vào cuộc sống, vào phong tục và cả trong thơ ca, ấm Samovar thực sự không còn là một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Nga mà đó còn là một thành quả nghệ thuật của cả dân tộc Nga.

Khó có thể nói chính xác chiếc ấm Samovar đầu tiên ra đời khi nào, nhưng có lẽ là vào khoảng cuối thế kỷ 13. Rất nhiều thành phố của Nga sản xuất loại ấm Samovar này, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là thành phố Tula - một trung tâm bề dầy truyền thống về chế tác đồ kim khí.

Đây là loại ấm bằng kim loại có thể giữ nhiệt cho nước để pha trà. Người ta có thể đốt than hoặc củi theo một đường ống thẳng đứng giữa ấm Samovar và nhiệt độ của nó sẽ làm sôi nước dùng pha trà. Trên đỉnh ấm là một bình nhỏ để trà. Trong bình này, người ta sẽ pha trà đặc, sau đó, những tinh chất trà này sẽ được hòa tan vào nước nóng bốc lên từ ấm Samovar.

Những chiếc ấm Samovar có sớm nhất giống như những ấm trà của Anh. Những chiếc Samovar này có một đặc trưng rất nổi bật: chúng bao gồm một ống ở bên trong và một hộp gió, nhưng lại có vòi và có tay cầm thay cho quai ấm. Mãi đến thế kỷ 18, ấm Samovar mới trông giống như bình trà và ấm trà cổ.

Chiếc ấm Samovar của Nga rất khác nhau từ cấu trúc bên trong, cách trang trí bên ngoài cho đến mục đích sử dụng. Loại ấm này cũng được làm từ những chất liệu khác nhau: đồng, sắt, bạc và được đặt trên đế cũng bằng đồng hoặc sắt. Hoa văn trang trí bên ngoài thể hiện những trào lưu phong cách nghệ thuật khác nhau đồng thời thể hiện những xu hướng chung trong thị hiếu nghệ thuật của các thời kỳ khác nhau.

ấm Samovar thực sự là biểu tượng cho sự nồng ấm trong gia đình và lòng hiếu khách của người Nga đồng thời cũng là biểu tượng của sự thịnh vượng. Dần dần, Samovar trở thành chiếc ấm trà được sử dụng phổ biến ở mỗi gia đình Nga và người phụ nữ trong gia đình thường là người rót trà tiếp khách. Nhiều gia đình có 2 loại ấm Samovar, một loại trơn không trang trí cầu kỳ được dùng hàng ngày; loại kia thường được dùng trong các lễ hội hoặc các buổi tiệc.

Những chiếc ấm Samovar đầu tiên được du nhập vào Nga và đã trở nên rất hữu dụng đối với người dân nước này. Với tính cách điển hình của mình, người dân Nga bắt đầu trang trí và phát triển thành một tác tác phẩm nghệ thuật. Chiếc ấm Samovar đầu tiên được làm ở Tula. Sau đó, Tula trở nên nổi tiếng với tư cách là trung tâm sản xuất ấm Samovar (cùng các đồ sản xuất về đạn dược cũng như đồ kim loại khác). Đến năm 1900, có khoảng 40 nhà máy sản xuất ấm Samovar ở Tula với sức sản xuất hàng nǎm lên tới 630.000 chiếc. Chỉ riêng nhà máy Batashev, một trong những nhà máy nổi tiếng nhất, đã sản xuất 110.000 ấm Samovar mỗi năm.

Ấm Samovar có những hình dáng và kích thước khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Hầu hết là những loại ấm nhỏ cao khoảng 45 cm, thường được sử dụng ở trong gia đình hoặc các công ty.

Những loại ấm lớn hơn có thể có độ cao và đường kính từ 60 cm tới 1m. Nhiều ấm Samovar thường có những quai cầm và chân có thể tháo lắp được để có thể dễ dàng di chuyển. Những loại khác có thể có những cấu tạo riêng dùng để nấu nướng được. Các công nhân của các nhà máy sản xuất ấm Samovar của Nga đã cho ra những sản phẩm đẹp với những chi tiết, đường nét trên ấm rất sắc sảo bằng bạc, đồng và sắt.

Giờ đây, uống chè với ấm Samovar đã trở nên "công nghiệp hóa". Samovar không còn được đun bằng than nữa mà được đun bằng điện. Chiếc ấm Samovar được sản xuất hàng loạt bằng máy móc và kiểu dáng cũng không còn mang dáng vẻ độc đáo. Ngày nay, những chiếc ấm Samovar chính là đồ lưu niệm, quà tặng mà mỗi du khách đến nước Nga đều tìm mua.

Sưu tầm

Những điều ít biết về lá cờ Tổng thống Nga





Trên nóc phủ Tổng thống Nga trong điện Kremli có hai lá cờ: Quốc kỳ và cờ Tổng thống Nga. Hai lá cờ này bất chấp mưa, nắng, gió, tuyết... ngày đêm phấp phới tung bay trên nền trời Maxcova tượng trưng cho sự tôn nghiêm nước Nga cũng như uy lực đứng đầu Nhà nước Nga. Quốc kỳ Nga có 3 màu trắng, xanh, đỏ mà mọi người đều quen thuộc. Tuy nhiên xung quanh lá cờ Tổng thống Nga còn chứa đựng nhiều chi tiết thú vị mà nhiều người chưa biết đến.

Việc đặt ra cờ Tổng thống Nga xuất phát từ sắc lệnh số 319 ngày 15/2/1994 của Tổng thống Eltsin. Theo đó lá cờ Tổng thống có hình vuông, 3 màu trắng, xanh, đỏ. Ở giữa lá cờ là Quốc huy Nga, cờ Tổng thống được làm bằng những tua nhung vàng, phần cán cờ được trang trí những vòng bạc chạm và có khắc ngày tháng nhậm chức của Tổng thống.

Lá cờ Tổng thống đầu tiên ở Nga được một công ty dệt tư nhân thực hiện bằng những đôi tay khéo léo của những người thợ thủ công. Sở dĩ sản xuất cờ Nga chủ yếu dựa vào thủ công là vì vào thời điểm năm 1994, nước Nga không có máy móc chuyên dụng dành cho việc sản xuất cờ. Hơn nữa việc nhập khẩu các thiết bị cơ khí sử dụng trong công việc này từ các nước phương Tây lại rất tốn kém.

Khâu khó khăn nhất trong việc thêu may cờ là đảm bảo về độ bền. Do lá cờ của tổng thống có kích cỡ khổng lồ 25x25=625m2 lại may bằng vải thông thường nên nhanh chóng bị rách bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Năm 1996, trước khi Tổng thống Eltsin nhậm chức đã xảy ra một vài trục trặc xung quanh lá cờ này. Mặc dù thời gian tiến hành buổi lễ quan trọng đã cận kề nhưng Công ty dệt may Slovod - Công ty được giao cho nhiệm vụ may cờ đã không thể làm xong nhiệm vụ, bởi chất lượng làm cờ của Công ty đã không đạt tiêu chuẩn. Tổng thống đã yêu cầu làm lại hoàn toàn số cờ 12.000 lá lớn nhỏ...

Sau này Công ty Slovod đã phải mất hơn 3 nǎm mới hoàn thành việc sản xuất toàn bộ những lá cờ này để treo chúng trong các vǎn phòng Chính phủ và Nhà nước theo đúng chuẩn của Hội đồng nghiệm thu cờ quốc gia. Theo tiết lộ của một số quan chức Nga thì cờ Tổng thống và Quốc kỳ Nga cắm trong phòng làm việc của Tổng thống tại điện Kremli được đặt sản xuất cùng lúc 2 bộ. Một bộ được sử dụng cố định, còn bộ kia được sử dụng trong những nghi thức trọng đại của đất nước. Tuy nhiên trên thực tế còn có nhiều phiên bản khác của những lá cờ này dùng để treo ở nhiều nơI khác nhau, như ở sông Krarolin hay tạI khu nghỉ mát Xochi.

Lá cờ Tổng thống có kích thước lớn nhất đương nhiên được treo tại đIện Kremli, có diện tích 625m2 còn lá cờ nhỏ nhất được cắm trên đầu xe Tổng thống thì kích thước chỉ có 20x20cm. Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau thì việc sản xuất cờ Tổng thống năm xưa được tổ chức đấu thầu giữa 12 hãng dệt may hàng đầu của Nga. Việc chọn lựa hãng sản xuât cũng hết sức kỹ càng và nghiêm khắc. Một hội đồng nghiệm thu cờ do Bộ Quốc phòng trực tiếp thành lập và chỉ đạo, trước thời điểm công bố danh sách được lựa chọn, hãng may tham gia tuyển chọn phải cung ứng cờ trong 3 tháng. Mỗi hãng đấu thầu phải hoàn thành một lá cờ theo mẫu giao lại cho Hội đồng nghiệm thu xem xét và kiểm nghiệm. Địa điểm kiểm nghiệm cờ được tiến hành tại một bãi thử tên lửa của Bộ Quốc phòng. Tại đây mặc dù các tên lửa không còn nhưng các tháp thông tin vẫn còn để lại. Lá cờ Tổng thống sẽ được treo trên đỉnh của những ngọn tháp này, chúng có độ cao vào khoảng 80-120m, thời gian thử cờ được kéo dài trong 3 tháng liền. Cứ sau khoảng 80-120m, thời gian thử cờ được kéo dài trong 3 tháng liền. Cứ sau đồng nghiệm thu lại hạ cờ xuống một lần để kiểm tra độ bền, độ phai màu sắc... Như vậy cờ của hãng nào sau ba lần kiểm tra liên tiếp mà đạt chất lượng sẽ được chọn làm cờ cho điện Kremli. Tuy nhiên, các hãng phải giữ kín hợp đồng, công nghệ sản xuất, không được chia sẻ hợp đồng với bất kỳ cơ sở nào khác. Họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn thậm chí sẽ bị truy tố trước pháp luật nếu có tình trạng xuất hiện một lá cờ Tổng thống giả nào đó cùng chủng loại của một trong những nhà cung cấp.

Việc sử dụng cờ trong điện Kremli khá tốn kém. Thông thường mỗi lá cờ treo ở đây chỉ dùng trong 3 tuần là phải thay một lần. Việc làm ''vệ sinh'', ''bảo dưỡng'' cờ cũng do một hãng sản xuất chịu trách nhiệm. Cuối cùng một vấn đề rất được nhiều người quan tâm là giá thành của mỗi lá cờ đặc biệt này là bao nhiêu ? Chơ tới nay, vẫn đề này vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Tuy nhiên qua nhiều kênh thông tin được biết, giá của mỗi lá cờ Tổng thống Nga vào khoảng từ 2000 đến 10.000 USD. Sự chênh lệch này phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ sản xuất riêng của từng hãng.


Sưu tầm


Chữ ký của LSB_Lãng Tử

Tài sản của LSB_Lãng Tử

Chỉnh sửa lần cuối bởi Sử Tiến: 01-11-2006 lúc 10:12.
Cũ 30-10-2006   #25
Ảnh thế thân của LSB_Lãng Tử
LSB_Lãng Tử
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Vô Tình Lãng Tử
Gia nhập: 27-10-2006
Bài viết: 2.983
Điểm: 245
L$B: 1.108.942
Tâm trạng:
LSB_Lãng Tử đang offline
 
Thumbs up

Điện Kremli - Trái tim của nước Nga




LIÊN BANG NGA

Điện Kremli là trái tim của nước Nga, biểu tượng của nước Nga. Điện Kremli có hình tam giác phía Nam có dòng sông Matxcơva, phía Đông là Hồng trường hùng vĩ, phía Tây Bắc là công viên Aleksan bao la vây bọc. Tường thành Kremli dài 2.235 mét, là một trong những thành quách lớn nhất thế giới. Điện Kremli còn là người chứng kiến lịch sử nước Nga. Kể từ ngày xây dựng năm 1156, suốt mấy trăm năm vật đổi sao rời, can qua gươm giáo, nhất nhất đều nằm trong tầm nhìn của nó

Công tác bảo vệ những nhân vật hàng đầu

Trong điện Kremli, công tác bảo vệ những nhân vật hàng đầu luôn được coi trọng. Trước đây, việc bảo vệ Sa Hoàng do các ngự tiền thị vệ đảm đương. Theo cách gọi ngày nay đó là những "vệ sĩ", sau đó thành lập lực lượng cận vệ để bảo vệ nhà vua. Sau ngày cách mạng tháng Mười Nga thành công. Lênin vào ở trong điện Kremli, cung cách bảo vệ trước đây đã được bãi bỏ. Khi đó người ta đã chọn một số chiến sĩ Hồng quân được coi là đáng tin cậy về mặt chính trị vào làm công tác cảnh vệ. Lực lượng này sau đó phát triển thành Tổng cục cảnh vệ dưới thời Staline. Sang thời Brêzơnép,Tổng cục cảnh vệ đổi thành Sư đoàn độc lập trực thuộc ủy ban an ninh quốc gia. Số lượng nhân viên an ninh gia tăng không ngừng, đến năm 1991 đã lên tới hơn mười ngàn người.



Việc tuyển chọn các nhân viên của sư đoàn độc lập được tiến hành vô cùng chặt chẽ. Cứ cách nửa năm người ta lại đi tuyển chọn một lần. Trọng tâm của cuộc tuyển chọn là kiểm tra đạo đức và sức khỏe. Người trúng tuyển nhất định phải là người phẩm hạnh, có thân hình cường tráng và không được thấp hơn 1,8m. Được phục vụ tại sư đoàn độc lập là một điều mơ ước của tuyệt đại số thanh niên đến tuổi quân dịch. Song sau nửa năm chỉ còn lại 36 người được biên chế chính thức vào sư đoàn này.

Trước đây không lâu sự đoàn tổng thống mới tuyển thêm những tân binh không bình thường, đó là những con chim ưng đực, nhiệm vụ của chúng là xua đuổi những con quạ thường tới quấy rối. Quạ ở Kremli từ lâu đã rất đông đặc, có khi che khuất cả bầu trời làm dơ bẩn khu di tích lịch sử này, móng của chúng bóc trầy lớp mạ vàng trên các chỏm tròn của đại giáo đường, đặc biệt khó chịu là tiếng kêu của chúng khiến bao người sống trong điện này đều cảm thấy "bất ổn". Trước đây người ta đã quen và cứ mặc kệ chúng. Nhưng có một hôm trong điện tổ chức ăn tiệc, có một vị khách vừa ra khỏi ô tô thì bị một bãi phân quạ từ trên trời rơi xuống trúng vào quí khách. Chủ nhân vô cùng khó xử, sau đó họ quyết định tìm cách đuổi đàn quạ này đi. Hiện nay trên đỉnh điện Kremli người ta không còn thấy bóng dáng con quạ nào.

Đội xe độc lập

Trong điện Kremli có một cái sân rộng, trước đó là chuồng ngựa của Sa Hoàng, sau này nó biến thành nơi để xe của đội xe độc lập. Năm 1935, đội xe này thuộc quyền quản lý của "Tổng cục cảnh vệ", Đội xe trong điện Kremli được đổi mới không ngừng, trước đây họ chỉ được cấp mỗi năm có 25 xe zip do nhà máy ôtô Matxcơva sản xuất. Sau này họ mới nhập thêm xe của Đức, bao gồm 5 xe chống đạn và sắp tới họ sẽ nhập thêm xe chống đạn của Mỹ.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các nhà lãnh đạo quốc gia, tổng cục cảnh vệ có những yêu cầu kiểm tra và tuyển chọn rất khe khắt đối với lái xe và thợ rửa xe. Mỗi người lái xe trước khi được nhận chính thức vào biên chế của đội xe độc lập, họ phải trải qua các lớp nghiệp vụ từ 2-3 năm. Sau đó, học còn phải thử thách một thời gian rồi mới được nhận công tác.

Các lái xe của đội xe độc lập không những phải lái xe thành thạo, mà còn phải nắm vững kỹ năng cơ bản "thứ hai", tức kỹ năng bảo vệ, phải biết sử dụng thành thạo các loại vũ khí, luôn sẵn sàng ứng phó với mọi bất trắc xảy ra. Kể từ ngày đội xe độc lập ra đời chỉ duy nhất xảy ra sự kiện nghiêm trọng. Đó là vào năm 1969 có người định mưu sát Brêzenev trước cửa lớn của điện Kremli. Lái xe bị thương nặng song vẫn gắng sức lái xe thoát khỏi nơi nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho Brêzenev, song ngay sau đó lái xe đã chết. Bảo tàng điện Kremli hiện vẫn còn lưu giữ tấm ảnh chiếc ôtô có nhiều vết đạn này.

Một người ra vào tự do

Có một bà già khỏe mạnh, sáng suốt, ngày ngày rảo bước đi vào điện Kremli, khi nhìn thấy bà lính gác liền đứng nghiêm chào. Bà tên là Bôlia, người quét dọn vệ sinh. Ngoài tổng thống ra bà là người duy nhất ra vào cung điện không cần xuất trình giấy tờ tùy thân. Khuôn mặt của bà là giấy chứng nhận đầy đủ nhất, bà đã phục vụ ở đây trên 60 năm.

Bà quen hầu hết các lãnh tục đã từng sống ở điện Kremli. Bà nói : "Tôi không sợ Stalin như người ta vẫn tưởng. Ông ấy người tầm thước, hiền lành tử tế. Có một lần tôi đang xén cỏ, tỉa cây thì ông ấy đến ngồi ở bậc lên xuống hút thuốc. Vệ sĩ đến đuổi tôi đi, nhưng đã bị ông ngăn lại và nói, đừng bắt chị ấy phải ngừng công việc, cứ để chị ấy làm tiếp, cỏ dại là kẻ thù của cỏ trồng".

Bà đã từng quét dọn phòng làm việc của Môlôtốp, Bêria, Vôrôsilốp và Micôlăng. Bà nói : "Họ đều làm việc thâu đêm suốt sáng tôi cứ phải chờ đến khi họ đi nghỉ mới làm vệ sinh, có khi tôi phải làm đến sớm hôm sau mới hết việc. Phòng làm việc của Môlôtốp sạch sẽ nhất, trên mặt bàn không có một hạt bụi, chắc là ông ấy tự lau, đúng là một người trí thức. Ngược lại, phòng làm việc của Vôrôsilốp và Micôlăng thì lộn xộn, sọt rác luôn đầy ắp giấy vo tròn, có những tờ giấy mới viết có một hai chữ đã bỏ, thật lãng phí. Còn Bêria rất quái quỉ, tất cả những trang giấy đã viết đều bị xé vụn hoặc dùng kéo cắt nhỏ rồi mới được ném vào sọt rác, vì vậy sọt rác luôn đầy ắp giấy bị cắn vụn. Khi đó ở đây vẫn chưa có máy hút bụi nên việc quét dọn khá vất vả".

Chuyện những ai thích uống rượu, tửu lượng ra sao bà biết rõ hơn bất kỳ ai vì ngày nào bà cũng phải thu dọn vỏ chai. Bà nói "Có những người quá thích rượu, uống rồi lại uống, uống cả khi làm việc. Trong phòng làm việc của Môlôtốp có rất nhiều vỏ chai rượu sâm banh và rượu Tây. Còn ở chỗ Micôlăng thì chủ yếu là vỏ chai rượu Brandy, ông uống ít, ba bốn ngày mới uống hết một chai. Riêng Vôrôsilốp đựng rượu trong bình toong, trong đó đựng rượu vốt ca. Tửu lượng của ông là lớn nhất trong số những người sống tại điện Kremli thời kỳ đó, ông ta uống rượu như uống nước.

Khi Yeltsin bị ốm, Bôlia đã đứng ngồi không yên bởi ông ấy tốt bụng. Mỗi lần thấy tôi ông ấy đều cười hà hà và chào tôi. Vào ngày bầu cử tổng thống, ông ấy đã hỏi tôi khi tôi đang lau nhà: "Chị Bôlia này! Chị định bỏ phiếu cho ai đấy?"... Và ông ấy đã thắng cử, song thường xuyên bị ốm nặng. Tôi rất buồn. Tôi muốn đem cho ông ấy một đôi bít tất để đi cho đỡ bị lạnh chân"

Lễ vật cao như núi

Kho lễ vật trong điện Kremli đã chất cao như núi. Những thứ này đến từ các nơi trên thế giới. Năm 1949 nhân ngày sinh lần thứ 70 của Staline, Liên Xô và thế giới nổi lên cao trào "hiến dâng lễ vật". Có một số nguyên thủ quốc gia và các bạn quốc tế đã dùng máy bay, tàu thủy và tàu hỏa để chở tặng phẩm tới. Có nhiều tặng phẩm đã được chuyển vào bảo tàng cách mạng như ngà voi của Đảng cộng sản Trung Quốc, bộ đèn nhấp nháy của Braxin ... được biết Khơrutsốp và Brêzơnev nhận rất nhiều tặng phẩm của khách cả trong và ngoài nước, nhưng hai người này đã giữ lại không giao cho Viện bảo tàng quốc gia.

Vào thời Gorbachov, số tặng phẩm được đưa vào bảo tàng tăng vọt. Bản thân ông đã giám sát việc này hết sức khắt khe. Trong số đó phải kể tới hộp quà của vua Thái Lan, bức chân dung Gorbachov và bà vợ Laisa được khắc trên chiếc thìa gỗ của ông Araphat, bộ cờ quốc tế làm bằng sứ của tổng thống Mittơrăng ... đặc biệt Phó chủ tịch Trung Quốc Tống Khánh Linh đã tặng nhân dân Liên Xô một tấm bình phong nạm 25 viên ngọc quí. Tặng phẩm này là một trong những vật phẩm quí giá nhất trong bảo tàng cách mạng Liên Xô.

Sưu tầm


Chữ ký của LSB_Lãng Tử

Tài sản của LSB_Lãng Tử

Chỉnh sửa lần cuối bởi Sử Tiến: 01-11-2006 lúc 10:10.
Cũ 01-11-2006   #26
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.232
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Đa tạ Lãng Tử đã mỏi tay copy&paste. Tuy nhiên, khối lượng sưu tầm thì nhiều, mà điều quan trọng nhất là ghi rõ địa chỉ nguồn thì các hạ lại "quên".

Lẽ ra tại hạ lập tức cho tất cả các bài viết trong topic này làm một cuộc du hành vòng quanh Hậu Sơn không trở lại, đồng thời cho chủ nhân của nó một huy chương đỏ lấp la lấp lánh để kỷ niệm. Nhưng vị tình các hạ vừa mới đăng sơn, lại thêm có nhiệt tâm đóng góp cho sơn trại, tại hạ sẽ hợp nhất các chủ đề và giữ lại ở đây 3 ngày. Sau đó sẽ bắt chước Lý Thanh Liên, vung... bàn phím gõ bài Quảng Kiến đài tống giá chủ đề chi Hậu Sơn.

Chúc Lãng Tử ngao du sơn trại vui vẻ.


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 04:02
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,14828 seconds with 17 queries