Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 08-03-2011   #1
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.348
Bách Việt 18 đang offline
 
Phùng Hưng quê ở ... châu Phong

Theo sách "Thần tích Việt Nam" của Lê Xuân Quang, ở đền thờ Bố cái đại vương có câu đối:
Thanh chấn Lý Đường, Thuận Đức niên gian uy Bắc khấu
Vận thừa Mai Đế, Phong thành phủ lỵ thái Nam bang


Tạm dịch:
Rung động nhà Lý Đường, năm Thuận Đức lừng oai kinh giặc Bắc
Nối vận vua Mai Đế, phủ lỵ Phong thành vững nước Nam.


Câu đối này cho một số thông tin liên quan đến Phùng Hưng:
- "Vận thừa Mai Đế": cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng là tiếp nối khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Theo bia Quảng Bá bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh đã từng tham gia khởi nghĩa của Mai Hắc Đế, sau đó trở về quê Đường Lâm "chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người". Chuyện này thật kỳ vì thời xưa có ai đi tham gia khởi nghĩa vẫn còn có thể về quê ngay cạnh đô thành, sống ung dung và còn nuôi nô tỳ cả ngàn người. Phùng Hạp Khanh chỉ có thể làm như vậy nếu nơi ông ta về ở là nơi mà nghĩa quân của Mai Thúc Loan rút về sau khi khởi nghĩa thất bại. Mai Thúc Loan khởi nghĩa ở Hoan Châu (Nghệ An) nên nơi nghĩa quân rút về không thể ở Đường Lâm - Sơn Tây mà có thể là ở... bên Lào.

- "Thuận Đức niên gian": Nhưng theo chính sử khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra khoảng năm Đường Đại Lịch. Ở đây lại cho biết khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra năm Thuận Đức, không rõ Thuận Đức là niên hiệu của ai. Dù thế nào thì thời điểm khởi nghĩa của Phùng Hưng cũng còn phải xem xét thêm.

- "Phong thành phủ lỵ": Sử ghi Phùng Hưng chiếm vùng Phong Châu, đánh nhau dai dẳng với Cao Chính Bình gần 20 năm, sau đó mới chiếm thành Tống Bình (Hà Nội). Vậy mà câu trên lại nói Phùng Hưng đóng ở Phong Thành, tức là Phùng Hưng đã lập quốc và đóng đô khi còn chưa chiếm thành Tống Bình. Một suy đoán nữa họ Phùng có thể chính là từ Phong mà ra. Phùng Hưng, có thể hiểu là vị vua chấn hưng đất Phong, chứ không phải tên gọi. Đất Phong hiểu rộng là đất ở phía Tây (Phong Châu đô hộ phủ thời Đường), chứ không hạn chế vài tỉnh Hà Tây Phú Thọ như vẫn nghĩ.

- "Thái Nam bang": Phùng Hưng và con là Phùng An làm vua khoảng 9 năm. Như vậy chắc chắn đã xưng vương và đặt tên nước. Tên nước của Phùng Hưng như câu trên là nước Nam. Đối chiếu với lịch sử thời Đường thì ở vùng phía Nam chỉ có nước... Nam Chiếu, đánh nhau với nhà Đường trên đất Giao Chỉ trong nhiều năm. Nam Chiếu là quốc gia lớn gồm phần lớn Lào, Vân Nam, Quí Châu, Tây Bắc VN. Nam Chiếu hay Nam Chúa, hay nước của vua phương Nam, tương ứng với Nam bang trong câu trên.

Như vậy lịch sử về Bố cái đại vương Phùng Hưng khởi nghĩa bắt đầu từ vùng đất Lào giáp Nghệ An (nơi Mai Thúc Loan khởi nghĩa), tiến lên chiếm toàn bộ Phong Châu đô hộ phủ của nhà Đường, lập nước Nam Chiếu, là tiền thân của nhiều nước khác trong khu vực (của Lào và của Đại Lý). Đây là một cuộc khởi nghĩa lớn, chứ không chỉ bó hẹp ở quanh "Phong Châu" như vẫn nghĩ.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (20-06-2011), Lăng Độ Vũ (11-09-2011)
Cũ 20-06-2011   #2
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.348
Bách Việt 18 đang offline
 
Bố Cái Đại Vương

Các sách sử Việt Nam giải thích: Bố là cha, Cái là mẹ, Bố Cái đại vương là... Đại Vương cha mẹ... Phùng Hưng được nhân dân tôn kính, coi như cha mẹ. Giải thích như vậy có vẻ không ổn vì làm sao lại gọi một ông vua là "mẹ" được?

Nếu ai đi lên mạn ngược vùng người dân tộc ở Bắc Kạn, Tuyên Quang thì mới hiểu từ Bố Cái là gì. Bố là từ người dân tộc gọi các thủ lĩnh của mình. Ví dụ người ta gọi chủ tịch xã Vàng A Páo là Bố Páo. Còn "cái" là từ chỉ sự to lớn. Có những cửa hàng ở miền ngược hay đề biển, ví dụ như "Cường Cái", phải hiểu là Đại Cường. Bố Cái như vậy theo tiếng miền ngược nghĩa là... Đại Vương. Gọi Phùng Hưng là Bố Cái Đại Vương thì là đã bị lặp lại tiếng miền xuôi và miền ngược.

Vấn đề là tại sao danh xưng của Phùng Hưng lại gọi theo tiếng miền ngược? Rõ ràng Phùng Hưng là thủ lĩnh của các dân tộc thiểu số ở vùng đất Phong. Đất Phong đây là toàn bộ miền phía Tây của Bắc Việt.

Có thể chính vào thời Phùng Hưng đã xảy ra sự phân tách Việt Mường cách đây trên 1000 năm. Những người Việt cổ trong khu vực của phía Đông (An Nam đô hộ phủ) thuộc nhà Đường, sau này thành người Kinh. Những người Việt cổ ở phần phía Tây (Phong Châu đô hộ phủ) theo Phùng Hưng, sau thành người Mường. Nếu vậy thì ranh giới đất của Phùng Hưng thật rộng, theo phân bố của người Mường, gồm toàn bộ miền Bắc Việt, Trung và Hạ Lào ngày nay.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (20-06-2011), Dương Nghiệp (20-06-2011), Lăng Độ Vũ (11-09-2011)
Cũ 30-08-2011   #3
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.348
Bách Việt 18 đang offline
 

Vài câu đối tại lăng mộ Phùng Hưng ở Hà Nội (Kim Mã):

Đường Lâm nghĩa dũng biểu sơn hà
Kim Mã hiếu trung tiêu quốc sử

Dịch:
Đường Lâm nghĩa dũng truyền non nước
Kim Mã hiếu trung sáng sử xanh

Đường Lâm là quê hương của Phùng Hưng.

Bác hổ uy dương trừ Bắc khấu
Thùy long nhân nghiễm hộ Nam thiên

Dịch:
Đánh hổ ra uy trừ giặc Bắc
Hàng rồng trải đức giúp trời Nam

Câu này nói về chuyện Phùng Hưng có sức khỏe hiếm thấy, từng tay không đánh hổ.

Phong vân bất bạt cương thường trụ
Nhật nguyệt trường minh tiết nghĩa môn

Dịch:
Gió mây không nghiêng cành đạo lý
Xuân thu sáng mãi cửa nghĩa tình


Thiên dư niên đức trạch uông hàm ngưỡng như phụ mẫu
Thập tam trại nhân yên phồn tăng trường thử giang sơn

Dịch:
Nghìn năm lẻ công đức cao dầy như cha mẹ
Mười ba trại dân mãi bình yên với nước non

13 trại là chỉ dân khu vực Kim Mã do Ling Lang đại vương lập nên.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (01-09-2011), Lăng Độ Vũ (11-09-2011)
Cũ 01-09-2011   #4
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.348
Bách Việt 18 đang offline
 
Một số câu đối khác ở Lăng Phùng Hưng:

Khứ bộc phong công nhất thống sơn hà quang Việt sử
Trừ hung thịnh đức vạn dân phụ mẫu hiển Cam Lâm
Dịch:
Ngăn giặc lũ, công cao dày thống nhất non sông sáng sử Việt
Trừ hung bạo, nêu nhân đức cha mẹ vạn dân từ Cam Lâm.

Cam Lâm là tên khác của làng Đường Lâm, quê Phùng Hưng.

Vân phi ngũ sắc cao kình trụ
Phong tống thiên tường túc tịnh môn

Dịch:
Ngũ sắc mây bay, cao cột lớn
Ngàn tầng gió thổi, vững cửa thiền.


Hay nhất, và có lẽ là câu đối cổ nhất, ghi cạnh mộ Phùng Hưng:
Đường nhân kỳ hữu tàm/ hoa ngạc liên huy/ thân hậu thiên vô Huyền Vũ giáp
Hán tặc hà túc sỉ/ thảo mao xướng nghĩa/ sinh tiền bất sổ Lục Lâm binh.

Dịch:
Người Đường có biết xấu, đài hoa liền sáng, thân mình nào tránh giáp Huyền Vũ
Giặc Hán bao hổ thẹn, thảo mãng dấy nghĩa, trước trận sá gì lũ Lục Lâm.

Huyền Vũ là chỉ quân nhà Đường, nói tới tích khi Lý Thế Dân lên ngôi Đường Trinh Quán đã có sự tranh chấp với các anh em ở cửa Huyền Vũ. Lục Lâm là quân Đông Hán khi nổi dậy vào thời nhà Tân của Vương Mãng.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (11-09-2011)
Cũ 11-09-2011   #5
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.348
Bách Việt 18 đang offline
 
Theo sử sách ngày nay Phùng Hưng là quan lang người Đường Lâm, cùng các em trai khởi nghĩa vào khoảng những năm Đường Đại Lịch (766-779), chiếm được thành Tống Bình, làm vua một thời gian rồi mất. Con là Phùng An được sự ủng hộ của Bồ Phá Lặc, đã lên ngôi, tôn cha là Bố Cái đại vương. Phùng An sau thần phục sự chiêu dụ của nhà Đường.

Ở làng Hòa Mục, quận Thanh Xuân, Hà Nội có đền Dục Anh thờ bà Phạm Thị Uyển. Bà là cháu ngoại của Phùng Hạp Khanh, cha của Phùng Hưng, lúc 18 tuổi lấy Mai Thúc Loan, sau trở thành Mai Hoàng Hậu. Bà cũng là người chỉ huy quân khởi nghĩa trong cuộc chiến ở thành Tống Bình và đã tuẫn tiết trên sông Tô Lịch. Cùng với 2 người em trai khác là Phạm Miên và Phạm Huy (là các tướng của Phùng Hưng), bà Phạm Thị Uyển được lập làm thành hoàng và thờ tại đình làng Hòa Mục (thần tích đình Hòa Mục).

Những thông tin trên khá mâu thuẫn. Cháu gái của Phùng Hưng lại là Hoàng hậu của Mai Hắc Đế, trong khi 2 cuộc khời nghĩa này cách nhau tới gần 60 năm. Vào thời điểm năm 722 khi Mai Thúc Loan khởi nghĩa như vậy thì ông cậu Phùng Hưng còn chưa sinh ra, nói gì đến việc cháu gái làm Hoàng hậu của Mai Hắc Đế. Dựa vào việc 2 người em của bà Phạm Thị Uyển cùng tham gia khởi nghĩa với Phùng Hưng có thể đoán Phùng Hưng có độ tuổi xấp xỉ bà Phạm Thị Uyển. Như vậy thì khởi nghĩa Phùng Hưng phải xảy ra vào thời điểm ngay sau cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và và là sự kế tiếp của cuộc khởi nghĩa này.

Theo bia đình Quảng Bá, Phùng Hạp Khanh, cha của Phùng Hưng, cũng tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, sau khi khởi nghĩa thất bại mới về quê Đường Lâm. Mai Thúc Loan khởi nghĩa ở vùng Nghệ An. Vậy quê của Phùng Hưng (Đường Lâm) là ở đâu mà cháu gái lại làm Mai Hoàng hậu, còn cha thì tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan? Châu Đường Lâm thời Đường theo một số khảo cứu phải ở vào khoảng miền Tây Thanh Hóa Nghệ An ngày nay, chứ không phải ở làng Đường Lâm Sơn Tây (Hà Nội).


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (11-09-2011)
Cũ 12-09-2011   #6
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.348
Bách Việt 18 đang offline
 
Đại Việt sử kí toàn thư chép: “… Hưng xưng là Đô Quân, Hãi xưng là Đô Bảo, đánh nhau với Chính Bình, lâu ngày không thắng được. Đến đây dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ. Chính Bình lo sợ, phẫn uất thành bệnh ở lưng mà chết. Hưng nhân đó vào đóng ở phủ trị, chưa bao lâu thì chết. Con là An tôn xưng làm Bố Cái đại vương (tục gọi cha là Bố, mẹ là Cái, cho nên lấy [Bố Cái] làm hiệu). Vương thường hiển linh, dân cho là thần, mới làm đền thờ ở phía tây phủ đô hộ, tuế thời cúng tế (tức là Phu hựu chương tín sùng nghĩa Bố Cái đại vương. Đền thờ nay ở phường Thịnh Quang, phía đông nam ruộng tịch điền).”

Đền thờ Phùng Hưng ở phường Thịnh Quang như vậy là đền đã được ghi trong quốc sử. Hiện nay trong văn bản Hán Nôm còn lưu được bản thần tích “Phu hựu chương tín sùng nghĩa Bố Cái đại vương” của đền này. Thậm chí còn lưu được bài thơ đề vịnh của Trần Bá Lãm trong sách La thành cổ tích vịnh. Tuy nhiên, để đi tìm được vị trí ngôi đền này thật chẳng dễ dàng gì. Các sách hiện tại chỉ chép chung chung là đền nằm ở phường Thịnh Hào, quận Đống Đa, Hà Nội, còn cụ thể đền Phùng Hưng ở chỗ nào thì không ai nói được.

Hiện tại ở khu vực Thịnh Hào có một địa điểm khả dĩ là vết tích của đền Phùng Hưng thời Lê. Đó là đình Đông Các ở ngõ Đình Đông, đầu phố Nguyễn Lương Bằng, thuộc phường Nam Đồng. Thông tin về đình này như sau:
"… ở đầu phố Nam Đồng, có ngõ Đình Đông. Gọi tên như vậy là do trong ngõ có đình Đông Các. Đình này trùng tu năm Hàm Nghi thứ nhất (1885) nhưng vốn có từ thế kỷ XVII. Trong đình còn hai tấm bia cổ. Một tấm dựng bên trái đình, văn bia do tiến sĩ Nguyễn Độn, tức Danh Nho soạn năm Chính Hòa thứ 13 (1692) và một tấm dựng trong đình do tiến sĩ Đỗ Công Quỳnh soạn năm Chính Hòa thứ 25 (1701). Cả hai bia này cung cấp một chi tiết chính xác về vị trí địa lý của đình này: Văn bia nêu rằng đây là “đình của giáp Đông Các phường Thịnh Quang, ở bên trái đàn Xã Tắc”. Như vậy là đoạn đầu phố Nam Đồng ngày nay là đất xóm Đông Các, và vào đời Lê đã có tên phường Thịnh Quang. Đình này thờ Tây Hưng đại vương (có người cho rằng đó là Phùng Hưng) và 3 nhân vật huyền thoại: Anh Đoái đại vương, Hoàng thái hậu Phương Dung, Bảo Hoa công chúa."
Văn bia đình Đông Các chỉ rõ đây chính là phường Thịnh Quang thời Lê. Khu vực này nằm cạnh đàn Xã tắc xưa, nên có khả năng cũng chính là khu “ruộng tịch điền” đã được nhắc đến. Tên phường Nam Đồng có thể nghĩa là khu phía Nam của ruộng (đồng) tịch điền, đúng với vị trí sử đã chép về đền Phùng Hưng.

Thế nhưng cái tên Tây Hưng đại vương của thành hoàng làng Đông Các mới là lạ. Chẳng nghi ngờ gì việc đây chính là tên của Phùng Hưng vì… bài vị vị thần này đã chuyển về đình Hoàng Cầu để thờ là Bố Cái đại vương. Đình Đông Các bây giờ không còn tồn tại nữa. Chỉ còn cái cổng đình cổ ở đầu ngõ Đình Đông với vài dòng chữ Nho sót lại. Khi người ta xây đồn công an phường Ô chợ Dừa thì các thứ trong đình đã chuyển về đình Hoàng Cầu gần đó. Đình Hoàng Cầu trước đó thờ Phùng An làm thành hoàng, nay lại thờ thêm bố là Phùng Hưng của đình Đông Các.


Vài chữ nho còn lại ở cổng ngõ Đình Đông: Thiên Nam đồng trụ nguy thiên.... Những chữ này cho thấy đây là một nơi thờ bậc đế vương, một nhân vật lịch sử chứ không phải nhân vật huyền thoại.

Tên Tây Hưng đại vương ở đình Đông Các cho thấy chữ Phùng trong họ của Phùng Hưng thực chất là Phong, là tượng chỉ hướng Tây. Phùng Hưng hay Tây Hưng đại vương nghĩa là vị vua đã chấn hưng đất Phong phía Tây. Cùng với câu đối:
“Thanh chấn Lý Đường, Thuận Đức niên gian uy Bắc Khấu
Vận thừa Mai Đế, Phong thành phủ lỵ thái Nam Bang”

Có thể khẳng định Phùng Hưng chính là người đã chiếm Phong Châu đô hộ phủ, xưng vương, lập nước… Nam Bang thời Đường. Nước Nam Bang ở Phong Châu đô hộ phủ thời Đường thì không còn gì khác là nước Nam Chiếu, một nước vẫn được coi là của những người Man, Di ở Vân Nam.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-09-2011   #7
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.348
Bách Việt 18 đang offline
 
Lịch sử qua câu đối trên lăng mộ Phùng Hưng

Lăng mộ Phùng Hưng ở Kim Mã Hà Nội mới được trùng tu năm 2010. Hai bên mộ đá của Phùng Hưng có đôi câu đối được khắc chìm trên đá như sau:


Đường nhân kỳ hữu tàm hoa ngạc liên huy thân hậu thiên vô Huyền Vũ giáp


Hán tặc hà túc sỉ thảo mao(?) xướng nghĩa sinh tiền bất sổ Lục Lâm binh.

Đây là 2 câu đối rất hay, ẩn chứa những thông tin lịch sử sâu sắc về Phùng Hưng, về họ Phùng và về lịch sử Việt Nam thời trung đại.

Trước hết để hiểu câu đối này cần ngắt đoạn trong các vế đối đúng chỗ. Theo luật thanh âm trong các câu đối dài thì nếu câu đối kết thúc bởi vần thanh bằng thì các chỗ ngắt đoạn phải là thanh trắc. Và ngược lại, nếu câu đối kết thúc bởi thanh trắc thì các chỗ ngắt đoạn phải là thanh bằng. Có như vậy câu đối cho dù dài bao nhiêu khi đọc lên cũng không bị trúc trắc, xuôi tai.

Như vậy câu đối trên phải được ngắt đoạn như sau:
Đường nhân kỳ hữu tàm/ hoa ngạc liên huy/ thân hậu thiên vô Huyền Vũ giáp
Hán tặc hà túc sỉ/ thảo mao xướng nghĩa/ sinh tiền bất sổ Lục Lâm binh.


Tiếp theo để hiểu câu đối này cần biết 2 điển tích được sử dụng là Huyền Vũ và Lục Lâm. Dưới thời Đường Cao Tổ đã xảy ra "sự biến cửa Huyền Vũ" khi Lý Thế Dân với sự trợ giúp của một hổ tướng là Uất Trì Kính Đức tiêu diệt 2 người anh em, dành ngôi vị, và lên ngôi Đường Trinh Quán. "Huyền Vũ giáp" tượng trưng cho quyền lực, cho chế độ của triều Đường.

Vào triều Tân của Vương Mãng, tại núi Lục Lâm ban đầu có một đám giặc cướp tụ tập, người Trung Hoa gọi là "Lục Lâm thảo khấu". Khi triều đinh của Vương Mãng suy yếu lũ giặc cỏ này được thời, tiến đánh khắp nơi, lật đổ Vương Mãng, tôn Lưu Huyền là Cánh Thủy Đế, lập một triều đại riêng. Quân Lục Lâm sau đó bị quân Xích My của Phàn Sùng đánh bại. Lưu Tú, một tướng của quân Lục Lâm sau đó diệt Phàn Sùng, lên ngôi xưng là Hán Quang Vũ, mở đầu triều đại Đông Hán.

Điều lạ trong câu đối là thái độ của người viết đối với 2 triều đại Hán, Đường này. Phùng Hưng khởi nghĩa chống lại nhà Đường nhưng trong câu đối vẫn dùng từ "Đường nhân", với ý coi Phùng Hưng và nhà Đường là cùng một tông tộc, chỉ khác ở khuôn khổ, chế độ ("Huyền Vũ giáp"). Trong khi đó vế đối thứ hai lại gọi đích danh "Hán tặc" đối với lũ "Lục Lâm thảo khấu", nói lên đây mới là kẻ ngoại xâm. Nếu triều Đông Hán là một triều đại Trung Hoa chính thống là quân Lục Lâm phải được gọi là "nghĩa binh" chứ sao lại là "giặc cỏ"?

Vế đối đầu với đoạn "thiên vô Huyền Vũ giáp" thể hiện nghĩa là Phùng Hưng đã không theo chế độ của nhà Đường, mở ra một quốc gia riêng, tỏa sáng trong lịch sử ("hoa ngạc liên huy"). Thế còn vế đối sau nói tới cuộc đối đầu với Hán tặc Lục Lâm binh thì liên quan gì đến Phùng Hưng mà lại được khắc ở mộ ông?

Điều này có thể hiểu được khi ta xem thủ lĩnh quân Xích My chống lại lũ giặc cỏ Lục Lâm là Phàn Sùng. Cuộc khởi nghĩa Xích My là cuộc khởi nghĩa nhân dân ("thảo mao xướng nghĩa") đã đánh thắng lũ giặc Hán Lục Lâm. Phàn Sùng khi phiên thiết sẽ là ... Phùng. Tới đây ta chợt hiểu, Phàn Sùng chính là một người họ Phùng, là tiền nhân của Phùng Hưng. Hiển nhiên Phàn Sùng phải là người Việt. Cuộc khởi nghĩa Xích My như vậy là cuộc khởi nghĩa của người Việt, dưới sự lãnh đạo của một tướng quân họ Phùng, chống lại lũ giặc Hán ở núi Lục Lâm.

Một thông tin khác khẳng định lập luận này là cặp từ đối "thân hậu" và "sinh tiền" trong câu đối trên. "Thân hậu" hay hậu thế, chỉ Phùng Hưng, người đã phá bỏ chế độ nhà Đường ở Phong Châu. Còn "sinh tiền" tức là tiền nhân, tức là Phàn Sùng, người đã đánh bại quân Lục Lâm. Cặp "thân hậu - sinh tiền", hay "hậu thế - tiền nhân" này đã nối 2 vế đối thành một thể thống nhất, nói lên công nghiệp của cả họ Phùng (Phùng Hưng và Phàn Sùng) trong lịch sử.

Toàn bộ câu đối sau khi giải mã có thể được dịch như sau:
Người Đường có biết xấu, đài hoa liền sáng, hậu thế đâu núp giáp Huyền Vũ
Giặc Hán bao hổ thẹn, thảo mãng dấy nghĩa, tiền nhân sá gì lũ Lục Lâm.


Câu đối trên mộ Phùng Hưng đã cho một thông tin rõ ràng: khởi nghĩa Xích My cuối triều Tân là khởi nghĩa lãnh đạo bởi tiền nhân họ Phùng, là cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại giặc Hán. Nói cách khác, Trung Hoa trước thời Đông Hán là đất nước của người Việt. Chính giặc Hán từ núi Lục Lâm, đám giặc cỏ Lưu Huyền, Lưu Tú mới là quân xâm lược, đã chiếm nước của người Việt, dựng nên nhà Hán, đặt dân Việt dưới tình thế mất nước mấy trăm năm.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-10-2011   #8
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.348
Bách Việt 18 đang offline
 
Phùng Hưng

Tôi nghe kể chuyện đức Phùng Hưng
Đường Lâm nghĩa dũng phất cờ hồng
Tiếp vận Mai Hoàng nêu chính khí
Phá Đường, Nam quốc tỏ phong công.

Nối bước tiền nhân diệt Lục Lâm
Tộc Mường, tộc Thái nổi phong vân
Mông Lễ thịnh hưng dòng rồng phượng
Đế truyền nghiệp lớn mấy trăm năm.

Lăng mộ nghìn thu cỏ biếc xanh
Trong thơ trong đá ẩn tinh anh
Ngưỡng như cha mẹ, thần thượng đẳng
Hiển linh hộ quốc mãi lưu danh.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-10-2011   #9
Ảnh thế thân của TichLichHoa_Tan Minh
TichLichHoa_Tan Minh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-09-2011
Bài viết: 13
Điểm: 1
L$B: 2.217
Tâm trạng:
TichLichHoa_Tan Minh đang offline
 
Thank huynh về bài viết này nhờ vậy tiểu đệ hiểu rõ hơn về Bố Cái Đại Vương

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:19
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08484 seconds with 17 queries