Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 21-01-2011   #1
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.853
datanhan_07 đang offline
 
Phúc Lộc Thọ

Sưu tầm.

PHÚC LỘC THỌ

Theo truyền thuyết của người Hoa Hạ, ông Lộc là một quan tham chuyên ăn của đút lót. Ông Thọ lại là vị quan thực dụng, ưa xu nịnh vua để được ban thưởng, trong dinh của ông cung nữ nhiều chẳng kém ở cung vua. Chỉ có ông Phúc là quan thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề.

Hiện nay, từ thành thị đến nông thôn, ở đâu ta cũng gặp các cụ Phúc, Lộc, Thọ. Các cụ thường được đặt ở nơi trang trọng nhất trong phòng khách, trên nóc tủ chè, có nhà còn làm cả bàn thờ rõ đẹp để thờ ba cụ cầu mong được phúc, được lộc, được thọ. Người sang thì có cả ba cụ bằng gốm Tàu rõ to, rõ đẹp. Người tầm tầm thì bằng gỗ pơ-mu hoặc sứ Bát Tràng…

Xin thưa, theo truyền thuyết, cả ba cụ đều là người Hán và dĩ nhiên đều sinh ra ở Trung Nguyên. Và ba cụ đều làm quan to ở ba triều đại.

Hãy kể theo thứ tự, bắt đầu từ cụ Phúc. Cụ Phúc tên thật là Quách Tử Nghi, Thừa tướng đời Đường. Cụ xuất thân vốn là quý tộc, đồng ruộng bát ngát hàng trăm mẫu, nhưng suốt cuộc đời tham gia triều chính, cụ sống rất liêm khiết, thẳng ngay. Không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.

Cụ bà và cụ ông bằng tuổi nhau. Người Việt ta có câu: “Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”. Còn theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ chồng cùng tuổi là rất tốt. Họ có thể điều hòa sinh khí âm, khí dương cho nhau. Vì vậy, có thể bớt đi những bệnh tật hiểm nguy. Lại cùng tuổi nên dễ hiểu nhau, dễ thông cảm cho nhau, nên hai cụ rất tâm đầu, ý hợp. Hai cụ 83 tuổi đã có cháu ngũ đại. Lẽ dĩ nhiên phải là nam tử rồi. Cụ Phúc thường bế đứa trẻ trên tay là như vậy. Theo phong tục của người Hoa cổ đại, sống đến lúc có cháu ngũ đại giữ ấm chân nhang của tổ tiên là sung sướng lắm lắm! Phúc to, phúc dày lắm lắm! Bởi thế cụ mới bế thằng bé, cháu ngũ đại, đứng giữa đời, giữa trời, nói:

- Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa. Rồi cụ cười một hơi mà thác. Được thác như cụ mới thực sự được về cõi tiên cảnh nhàn du.

Cụ bà ra ôm lấy thi thể cụ ông và chít nội than rằng:

- Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, sao giời chẳng cho đi cùng…

Ai có thể ngờ, nói dứt lời cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai cụ được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cũng ở bên nhau, có nhau. Hỏi còn phúc nào bằng. Và cụ được người đời đặt tên là Phúc.

Cụ thứ hai là cụ Lộc. Cụ Lộc tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng cụ Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. Cụ hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc.

Trong nhà cụ, của chất cao như núi. Tưởng cụ Đậu Từ Quân được như thế đã là giàu sang, vinh quang đến tột đỉnh. Cụ chỉ hiềm một nỗi, năm cụ tám mươi tuổi vẫn chưa có đích tôn. Do vậy cụ lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết. Cụ ốm lâu lắm. Lâu như kiểu bị tai biến mạch máu não bây giờ. Cụ nằm đến nát thịt, nát da, mùi hôi thối đến mức con cái cũng không dám đến gần. Đến khi chết, cụ cũng không nhắm được mắt. Cụ than rằng:

- Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?

Còn cụ thứ ba, cụ Thọ. Cụ Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của cụ Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Cụ coi buôn chính trị là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng cụ Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi cụ nhất định không nhận đút lót. Cụ chỉ thích lộc của vua ban thưởng. Được bao nhiêu tiền thưởng, cụ lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh cụ, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua.

Cụ thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi cụ là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, cụ Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. Cụ Đông Phương Sóc bảo, cụ được thọ như vậy là nhờ cụ biết lấy-âm-để-dưỡng-dương.

Do cụ Đông Phương Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt cuộc đời của cụ, cụ chỉ tìm lời nói thật đẹp, thật hay để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên cụ:

- Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua. Ông chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì.

Cụ Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo:

- Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan. Can gián vua, nhỡ ra vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao?

Cụ Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Khi cụ chết thì con không còn, cháu cũng đã hết cơm hết gạo mà chắt đích phải làm ma, phải thay cha, thay ông, chở cụ nội. Vậy làm quan như cụ, thọ như cụ phỏng có ích gì?

Qua ba bức tượng Phúc, Lộc, Thọ người đời thấy, người Hoa Hạ thật là tài giỏi. Họ đã khéo xếp ba vị thừa tướng, ba tính cách khác nhau ở ba triều đại khác nhau để răn đời.

Trong ba điều ước Phúc, Lộc, Thọ ấy chỉ có thể được một mà thôi.


Đọc bài sưu tầm nay mới biết lai lịch của ba ông. Không biết còn nên trưng tượng các cụ nữa không nhỉ ?

Ở đời nếu chỉ hiểu giản đơn là Phúc là sự may mắn, Lộc là sự giàu sang nhiều tiền của, Thọ là sống lâu thì ai cũng mong mỏi ước muốn. Nhưng để có được ba cái chữ đó mà làm những điều trái với đạo lý luân thường thì chắc sẽ gặp quả báo. Ví như giàu có mà theo cách như ông Đậu Tử Quân, hoặc muốn sống lâu tồn tại lâu ( tại chức chẳng hạn ) mà như ông Đông Phương Sóc thì........Có lẽ chỉ nên thờ ông Phúc- Quách Tử Nghi mà thôi chăng !?


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07

Chỉnh sửa lần cuối bởi datanhan_07: 21-01-2011 lúc 21:23. Lý do: thay chữ thực thi bằng chữ làm
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (22-01-2011)
Cũ 27-01-2011   #2
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.590
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 

Các ông Phúc- Lộc- Thọ giờ đây chỉ mang tính biểu tượng. Dù nguồn gốc các ông là tốt hay xấu thì đó cũng chỉ là cái cớ để răn dạy người đời sau. Xấu thì thấy đó mà tránh, tốt thì noi theo. Ngày xưa, khi sợ trước loài quái thú, yêu tinh, ông bà ta thường lập miếu đặng tôn thờ, tránh phiền nhiễu. Huống hồ, ông Lộc là kẻ giàu có, "của chất cao như núi"; còn ông Thọ thì sống mãi đến ngoài bách niên. Đó chẳng xứng đáng để trở thành một biểu tượng tốt lành hay sao?

Người ta kết nối Phúc- Lộc- Thọ thành Tam Đa (tức là đa phúc, đa lộc, đa thọ), trở thành một lời chúc đầu năm mới. Sở dĩ người ta thờ cả 3 vị, vì con số 3 là một con số hài hòa, biểu tượng cho số nhiều, "ba với ba là mãi mãi", hay "vững như kiềng ba chân".
Phúc là để mong được đông con, nhất là con trai để nối dõi, trông coi tài sản, ruộng vườn, bởi vì ngày xưa chỉ có con trai mới được phép đi thi đỗ đạt làm quan. Đối với những gia đình nghèo, đông con thì mỗi đứa con trai là một thành phần lao động quan trọng, cày cuốc ruộng vườn. Có nhiều con, khi về già cha mẹ được yên tâm vì có người trông nom chăm sóc lúc đau ốm.

Lộc là bổng lộc, quan tước của triều đình. Trong một nước nông nghiệp, đất chật người đông, người có ruộng nương hiểu rằng đến đời con đời cháu, gia tài của cải đem chia cho con, nhiều lắm mỗi đứa chỉ được cái nền nhà. Do vậy, người ta quan niệm chỉ có lối thoát duy nhất là lo học hành, đỗ đạt ra làm quan, hưởng lộc vua ban.

Thọ là sống lâu như loài hạc, loài rùa, như cây tùng, cây bách. Khoảng từ bốn mươi tuổi trở đi là đã bắt đầu mừng thọ, người ta gọi là mừng Tứ tuần (40 tuổi), Lục tuần (60 tuổi) cứ thế mà đếm tới.
Phúc- Lộc- Thọ được hiểu là rút ngắn từ Ngũ Phúc gồm Thọ, Phú, Quý, Khương, Ninh. Thành ra, trong chữ Phúc hàm cả chữ Lộc và chữ Thọ rồi. Nếu bổng lộc, tiền vàng đầy người mà đời sống tinh thần không vui vẻ, liệu có thanh thản chăng? Nếu sống lâu trăm tuổi nhưng cô độc, dòng dõi ô nhục, liệu có ưng chăng?

Suy cho cùng, mặc dù thờ phụng tam đa, nhưng người sống trên đời luôn đi kiếm tìm chữ Phúc trước tiên. Việc làm này thỏa mãn tinh thần cho họ, cũng như tìm thấy niềm vui và sự tin tưởng (niềm tin) khi thờ phụng thần thánh vậy.



Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-01-2011   #3
Ảnh thế thân của Thiên Lục Nhi
Thiên Lục Nhi
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-06-2009
Bài viết: 5
Điểm: 3
L$B: 636
Thiên Lục Nhi đang offline
 
các ông phúc lộc thọ này có cái nguồn gốc là ở bên TQ, khi vào tới VN, nó chỉ đơn giản là thể hiện cho mong ước của ng dân thôi. mong được phúc, có được lộc, dc sống lâu. Như thế không có nghĩa là muốn được lộc thì phải như ông lộc bên tQ, muốn sống lâu thì fai như ong Thọ bên TQ.
thực ra văn hóa TQ KHI DU NHập vạ VN, đặc biệt là tín ngưỡng có ự thay đổi kha nhiếu. 1 vd nho nhỏ, ở bển, phật giáo và đạo giáo là 2 trg phái đối lập nhau, Phật là đi tu vào chùa, thờ ở trong chùa, là phật, bồ tát.đạo là đi thu ở các miếu đạo, thờ ở am, ở miếu, là các Thánh. chỉ được chọn 1 trong 2. ng theo phật giáo không vào miếu mà ng theo đạo giáo không vào chùa. nhưng khi về tới VN đã được cải biến rất hay là chùa, am, miếu gì cũng phật cạnh thánh hết. đã dung nhập được cả 2 trg phái. (cái này tớ không nói đúng hay sai, tớ đọc được trong tạp chí Phật giáo và nhớ, đưa lên đây làm ví dụ cho sự thay đổi đó) tất nhiên, để có sự khác biệt đó cần thời gian.
ba ông phúc, lộc, thọ này cũng thế. có thể bên TQ, thời xưa đem ra chỉ là mong được phúc như ông phúc, được thọ như ông thọ, được lộc như ông lộc, thờ cúng chỉ vì thế thoi, chứ không phải là thờ cúng để mong ước được làm tham quan như ông lộc, được cưới lắm con gái 17t làm chuyện không hay như ông Thọ. và hiện tại, tớ chắc chắn khi thờ ba ông này, chung sta cungz chỉ mong được phúc, lộc, thọ chứ chả mong được học tập cách làm của ông lộc, ông thọ. và khi đặt ba ông ở cạnh nhau, vô hình đã triệt tiêu đi cái phản diện về cách làm của ông lộc, ông thọ. vì nếu muốn được lộc, được thọ mà làm những việc không hay thì có phúc được chăng?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Thiên Lục Nhi vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (29-01-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:09
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05748 seconds with 17 queries