Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 02-09-2010   #1
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.374
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Lòng nhân đạo của người Việt

Viết cho ngày 2/9.

Chúng ta có quyền tự hào vì là con dân của một dân tộc anh hùng: một dân tộc đã trải qua 4000 năm văn hiến, thăng trầm; một dân tộc gan góc trước những kẻ địch thù khổng lồ, tàn bạo; một dân tộc kiên cường và đoàn kết, mỗi người con kết tinh nên nó đều một lòng yêu nước nồng nàn. Hồ Chủ tịch đã từng viết rằng:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Theo Báo cáo chính trị 2/1951)
Thật vậy, với lòng yêu nước ấy, quân dân ta "khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Vạn vật quanh ta luôn luân chuyển bằng những cặp đối lập, những cặp tương phản tựa sắc trắng-đen. Đứng trước kẻ thù to lớn, khổng lồ, lực lượng đông đúc, hùng mạnh là một Việt Nam bé nhỏ, thanh mảnh, so với chúng chẳng khác nào lấy trứng chọi đá. Nhưng bằng cách nào đó, ta giữ vững nền độc lập như ngày hôm nay? Đó chẳng phải là ta đã giành chiến thắng oanh liệt, trên những thất bại cay đắng của địch hay sao? Hay, đó là khi giặc ra tay tàn sát đẫm máu, đối xử bạo ngược người của ta: Ai đã từng quên vó ngựa Mông- Nguyên chà đạp thân thảo mảnh dẻ, ai đã từng quên nạn đói 45, nhà tù Côn Đảo? Trong khi, một mặt ta đánh đuổi chúng, một mặt ta tỏ lòng khoan nhượng, khoan hồng- lòng nhân đạo. Thật trang trọng, trong Tuyên Ngôn Độc Lập, Hồ Chí Minh viết:
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
...
Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
(Tuyên Ngôn Độc Lập, 2/9/1945)
Ấy là tôi không nói về lòng nhân đạo- đi đôi với khoan hồng, khoan nhượng là sự bạc nhược, hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn: Họ luôn tìm cách cầu hòa, bàng quan với thái độ sục sôi của quần chúng. Trong từ điển, ta hiểu “nhân đạo” là gì:
I. dt. Đạo đức thể hiện ở tình thương yêu với ý thức tôn trọng giá trị, phẩm chất của con người: trái với nhân đạo.
II. tt. Có tính nhân đạo: truyền thống nhân đạo của dân tộc chính sách nhân đạo.
Hiểu một cách nôm na, nhânngười, đạophương cách, đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội. Cho nên, “nhân đạo” chính là cách làm (một con) người. Người khác với con ở chỗ nào, thì chắc không cần bàn tới bàn lui thêm nữa.

Đối với tù nhân, vua Lý Thánh Tông từng nói: “Trẫm ở trong cung cấm, có áo bào, lò sưởi, mà còn giá lạnh như thế này, nghĩ đến những người tù bị giam trong ngục, chưa biết rõ ngay gian, mà bị gông cùm khổ sở, ăn không no bụng, mặc không ấm thân, khốn khổ vì rét, hoặc có chết không đáng tội, Trẫm rất thương xót. Vậy, ra lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày cho ăn hai bữa.” (Đại Việt sử ký toàn thư)

Thật đáng trân trọng! Một vị vua nhân đạo như thế đối với bọn tù nhân, thì huống hồ chuyện đối xử với dân, thương dân như con vậy. Chẳng vì thế, mà nước ta dưới thời Lý thật thịnh vượng biết bao!

Khi giặc Minh sang xâm lược nước ta, vua Lê Lợi cùng bề tôi Nguyễn Trãi đã đánh đuổi chúng. Trong khi quân dân ta căm phẫn sự tàn bạo của chúng vô cùng, có mang chúng ra chém trăm nhát, bêu rếu ngay chợ cũng không hả dạ thì vua Lê Thái Tổ Lê Lợi ra lời dụ rằng: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là từ tâm của bậc đức. Vả lại, người ta đã hàng mà mình lại giết thì đó là điều xấu không hay. Nếu vì hả nỗi căm hận trong chốc lát, mà mang tiếng giết kẻ đầu hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho vạn ức người để dập tắt mầm mống chiến tranh cho đời sau, sử xanh sẽ ghi chép, tiếng thơm để lại muôn đời, như vậy há chẳng tốt đẹp hay sao?” (Đại Việt sử ký toàn thư)

Một vị vua yêu dân yêu nước đã khiến bề tôi hết mực kính thờ, nhưng một vị vua lại nhân đạo hết mực, kể cả với bọn giặc thua trận, thì càng làm thơm trang sử hào hùng dân tộc hơn nữa.

Không chỉ những bậc thiên tử mới có thể nhân đạo, dường như lòng nhân đạo đã ăn sâu vào máu thịt của dân tộc.
Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. (Tuyên Ngôn Độc Lập)
Tôi có nghe kể chuyện về việc một người lính Mỹ rơi máy bay. Khi ấy, tiếng máy bay, tiếng bom nổ rầm trời. Dân ta lầm than, dân ta tan xương nát thịt, không còn tung tích, người thân khổ đau. Có lẽ trong trí óc của ta, chỉ còn muốn tìm cách báo thù, băm địch ra trăm mảnh. Một người lính Mỹ rơi máy bay, bị thương nằm chật vật ngoài hầm. Anh chị em ta, “cuốc xuổng gậy gộc” xông lên. Để làm gì? Nếu mỗi người tặng cho thằng Mỹ ấy một nhát thì có lẽ chẳng có chuyện gì để nói. Thế nhưng, họ lại cứu hắn, cho hắn vào hầm, cứu chữa vết thương, chẳng khác gì chăm sóc một lính Việt Cộng vậy. Cảm kích trước tấm lòng ấy, khi về nước hắn đã tham gia vào những tổ chức Hòa bình, hắn còn nhớ đến Việt Nam. (Xin thứ lỗi vì tôi không nhớ tên “hắn” là gì.)

Ta đã góp phần xây dựng một Việt Nam lẫy lừng chiến công như vậy.

Mãi đến ngày nay, khi đạn bom đã xa lùi, thì lòng nhân đạo ấy vẫn không di dời. Những lời dạy dân gian như:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

vẫn được thực hiện từng ngày. Nhắc tới nhân đạo, ta lại nghĩ đến những lần hiến máu nhân đạo, ban tặng dòng máu thiêng liêng chảy trong người cho đồng loại, ta hãnh diện và hạnh phúc biết chừng nào!

Lòng nhân đạo của người Việt là vĩnh cửu. Đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau truyền tiếp cho các thế hệ sau nữa, mãi mãi. Nếu ta biết gìn giữ tấm lòng nhân đạo ấy, thì truyền thống Việt Nam chẳng những được bảo tồn, mà tâm hồn ta càng thêm phần thanh cao, mộc mạc.

Nhân ngày Tết quốc gia 2/9, mạn bàn như vậy.
Chúc một Việt Nam phát triển, chúc đồng bào ấm no, sung túc.

Dương Nghiệp.


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
2/9, lòng, người, nhân, việt, đạo


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 07:05
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,04539 seconds with 17 queries