Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-12-2009   #46
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.431
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
LỊCH SỬ hào hùng của MILAN

PHẦN 1 - AC MILAN - NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ



AC Milan còn có tên là Milan Associazione Calcio s.p.a. Được thành lập vào năm 1899 (một trong số những CLB đầu tiên của nước Ý).
Trụ sở CLB: Via Filippo Turati 3, 20121 Milano.

Telephone: +39 0262281

Fax: +39 026598876

Sân vận động: San Siro (Giuseppe Meazza)

Chủ tịch hiện thời: Silvio Berlusconi

Được thành lập bởi một người Anh Alfred Edwards vào năm 1899, CLB Cricket và Football Milan là một trong số những CLB đầu tiên của Italia. Chỉ sau 2 năm thành lập, Milan đã có danh hiệu vô địch đầu tiên sau khi đánh bại Genoa ở trận chung kết.

Vào năm 1938, Milan đổi tên CLB 3 lần và cuối cùng là cái tên quen thuộc mà chúng ta vẫn biết đến ngày hôm nay AC Milan (Associazione Calcio Milan). Cũng vào năm đó, Milan đã giành được vị trí thứ ba tại giải vô địch quốc gia với chỉ 3 điểm kém hơn đội vô địch Inter, đối thủ truyền kiếp của họ. Milan một lần nữa đứng sau Inter vào năm 1941 với một điểm kém hơn. Inter đứng thứ hai và vào năm đó Bologna dành chức vô địch. Năm tiếp sau đó, Milan lọt vào trận chung kết cúp quốc gia Italia (Coppa Italia) với Juventus và hòa 1-1. Sau đó thua 1-4 ở trận đá lại.

Milan chiếm ưu thế tại Serie A trong những năm 1950, với 4 chức vô địch và một lần duy nhất đứng trong top 3 đội dẫn đầu. Cũng vào thời gian này, giải vô địch Italia đã là một giải đấu giầu có nhất thế giới và là sự hấp dẫn của các tài năng bóng đá khắp Châu Âu. Milan là một trong số ít CLB thành công nhờ những tài năng này với bộ ba người Thụy Điển: Gren, Nordahl và Liedholm. Họ đứng thứ 2 sau Juventus vào năm 1950, tuy nhiên đoạt được chức vô địch vào năm 1951, bỏ cách Inter 1 điểm. Sự thành công lại đến vào năm 1955 và 1957 và một lần đứng thứ 2 vào năm 1956 sau Fiorentina. Trong năm đó, Milan bị đánh bại ở bán kết European Cup bởi đội sau đó trở thành nhà vô địch, Real Madrid, và phong độ tồi tệ tại Serie A đã khiến Milan không giành được suất dự European Cup mùa sau đó. Chính nhờ lý do này mà vào năm 1959 Milan đoạt được Scudetto.

Milan tiếp tục sự thời kỳ hoàng kim của mình vào những năm 60, tuy nhiên họ cần chinh phục được những mục tiêu mới tại giải trong nước và đấu trường Châu Âu. Họ tiến đến chức vô địch Cúp Châu Âu bằng trận thắng trước Olympiakos ở vòng đấu sơ bộ, nhưng sau đó lại để thua Barcelona trong cả 2 trận lượt đi và về. Tại giải đấu trong nước Milan cũng không có được phong độ tốt nhất với vị trí thứ 3 và 11 điểm kém hơn nhà vô địch Juventus. Milan cũng để Juventus giành chức vô địch vào năm 1961 với 4 điểm kém hơn, tuy nhiên vào năm 1962 CLB đã giành được chức vô địch thứ 5 của mình. Một lần nữa mục tiêu giành cúp Châu Âu đã khiến Milan phải nhường lại Scudetto cho đối thủ truyền kiếp Inter vào năm 1963. Bù lại họ đã có được chức vô địch cúp Châu Âu đầu tiên của mình. Trận chung kết diễn ra tại sân Wembley với CLB Benfica. Eusebia đưa Benfica vươn lên dẫn trước ở phút thứ 19 của trận đấu, nhưng Altafini đã trở thành người hùng của Milan trong trận đấu đó với hai bàn thắng được ghi ở hiệp 2 của trận đấu. Altafini cũng trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất vào năm đó với 14 bàn thắng.

Chức vô địch Serie A không đến với các cầu thủ Milan trong vài năm, vị trí tốt nhất của họ là thứ hai vào năm 1965. Bốn năm sau thành công tại cúp Châu Âu, Milan giành chiến thắng đầu tiên ở Italia Cup sau khi đánh bại Padova 1-0 trong trận chung kết. Năm 1968 đánh dấu sự trở lại của Milan với chức vô địch Serie A và chiếc cúp C2 (Cup Winners Cup). Hamrin ghi hai bàn thắng chỉ trong 20 phút đem lại chiến thắng 2-0 cho Milan trước Hamburg trong trận chung kết cúp C2. Milan giành chức vô địch Serie A với 9 điểm bỏ xa đội đứng sau. Vào năm sau đó 1969, Milan chỉ đứng thứ 3, nhưng lại giành được Cúp Châu Âu với sự sáng tạo của huyền thoại Gianni Rivera (European Footballer of the Year) và một hat-trick của Prati trong trận chung kết với chiến thắng 4-1 trước Ajax tại sân Bernabeu, thủ đô Madrid.

Trong vài năm sau đó, Milan thi đấu không thành công tại giải trong nước. Milan chỉ giành được vị trí thứ 2 vào năm 71 sau khi bị Inter giành chức vô địch, và năm 72, 73 về sau Juventus. Milan cũng để mất chiếc cúp Italia vào tay Torino trong năm 71, nhưng đã vô địch vào năm sau 1972. Ở mùa giải 1972-1973 Milan giành được chiếc cúp C2 thứ 2 của mình với bàn thắng duy nhất được ghi bởi Chiarugi. Milan cũng vào chung kết lần nữa trong năm 1974 nhưng bị đánh bại bởi 1.FC Magdeburg của Đông Đức. Vào năm 1979 Milan giành chức vô địch Serie A lần nữa với 3 điểm hơn so với Perugia.

Thập kỷ 80 khởi đầu thật tồi tệ với Milan. Mục tiêu chinh phục cúp Châu Âu bị chấm dứt ở vòng 5 bởi FC Porto, và cho đến năm 1988 Milan không thể giành vị trí cao hơn thứ 3 tại Serie A. Có quá nhiều sự thất vọng diễn ra vào năm 1985, khi Sampdoria đoạt cúp Italia bằng việc đánh bại Milan. Cũng trong năm đó Ruud Gullit được bầu làm European Footballer of the Year. Sự can thiệp đúng lúc của Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi và một khoản tiền khổng lồ đầu tư đã làm thay đổi vận mệnh CLB.

Ba cầu thủ hàng đầu của bóng đá Châu Âu đều có mặt tại Milan vào những năm 88-89, Marco Van Basten với 2 lần được bầu. Thành công tại Serie A năm 1988 báo trước một thời hoàng kim của Milan. Vị trí thứ ba năm 1989 bị che mờ bởi thành công tại đấu trường Châu Âu, và vào năm 1990 Milan tiếp tục giành được cúp Châu Âu đồng thời về thứ hai tại Serie A. Chiến thắng 4-0 trước Steaua Bucharest trong trận chung kết cúp Châu Âu năm 1989 có sự đóng góp của Gullit và Van Basten. Một người Hà Lan khác, Frank Rijkaard, ghi bàn thắng duy nhất vào năm 1990 giúp Milan giành chiếc cúp danh giá của Châu Âu. Milan bắt đầu thống trị giải trong nước, giành Scudetto 3 lần từ năm 1992-1994. Với những chức vô địch này, Milan được đưa vào danh sách những CLB giành 10 chức vô địch của Italia. Cúp Châu Âu năm 1993 được thi đấu dưới một điều luật khác. Milan toàn thắng ở vòng đấu bảng, và chỉ chịu thua Olympique Marseille ở trận chung kết bởi bàn thắng duy nhất của Basile Boli. Điều luật tiếp tục được thay đổi vào những năm sau đó và Milan giành thắng lợi 4-0 trước Barcelona sau một chuối phong độ tuyệt vời ở mùa giải đó. Milan cũng lọt vào trận chung kết năm 1995 nhưng lại để thua Ajax với tỷ số 1-0 bằng bàn thắng ở phút 85 của Kluivert.

Các kỷ lục của CLB

- Cầu thủ ghi bàn hàng đầu trong mọi thời đại: 210 - Gunnar Nordahl

- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải: 35 - Gunnar Nordahl (49-50)

- Cầu thủ có số lần khoác áo CLB nhiều nhất: 531 - Franco Baresi

- Cầu thủ có số lần khoác áo ĐTQG nhiều nhất: 126 - Paolo Maldini

- Hợp đồng mua lớn nhất: £27m Manuel Rui Costa (Fiorentina 01-02)

- Hợp đồng bán lớn nhất: £8.3m Cristian Zenoni (Juventus 01- 02)

- Thành tích ở Cúp Châu Âu: 7 European Cups (63/69/89/90/94/03/07) 2 Cup-Winners’ Cups (68/73) 4 Super European Cups3 Inter-Continental Cups (69/89/90/07) 2 Coppa Latin Cups (51/56) 1 Mitropa Cup (82)

- Thành tích tại Serie A: 17 Scudetto (1901/06/07/51/55/57/59/62/68/ 79/88/92 /93/94 /96/99/04) 4 Italian Cup (67/72/73/77) 4 Italian Super Cup (88/92/93/94)

- Điểm số nhiều nhất giành được trong một mùa giải: 73 (95-96)

- Điểm số thấp nhất giành được trong một mùa giải: 27 (81-82)

- Trận thắng đậm nhất trên sân nhà: 9-0 vs Palermo (50-51)

- Trận thua đậm nhất trên sân nhà: 1-6 vs Juventus (96-97)

- Trận thắng đậm nhất trên sân khách: 8-0 vs Genoa (54-55)

- Trận thua đậm nhất trên sân khách: 1-6 vs Alessandria (35-36)

- Số lần giành chiến thắng nhiều nhất trong một mùa giải: 27 (49-50)

- Số trận thắng ít nhất trong một mùa giải: 5 (76-77)

- Số trận thua nhiều nhất trong một mùa giải: 15 (30-31)

- Số trận thua ít nhất trong một mùa giải: 0 (91-92)

- Kỷ lục về bàn thắng trong một mùa giải: 118 (49-50)

- Kỷ lục thấp nhất về bàn thắng: 21 (81-82)

- Số lần để thủng lưới nhiều nhất: 62 (32-33)

- Số lần để thủng lưới ít nhất: 12 (68-69)

PHẦN 2 - SAN SIRO - LA SCALA CỦA BÓNG ĐÁ

Rực nắng SanSiro


Những mái vòm và những hàng cột dài của sân San Siro khiến người ta nhớ đến những hàng cột Hy Lạp cao vút bên bờ Địa Trung Hải hoặc trung tâm Georges Pompidou ở Paris. Nơi đây in đậm những năm tháng hào hùng của CLB vớI những kỉ niệm không thể nào quên… San Siro, cái tên gợi nên biết bao hoài nhớ trong trái tim của những ngườI hâm mộ Milan và cả những người hâm mộ bóng đá thế giới. Bởi vì đơn giản, nó là thánh điạ của Milan hùng mạnh và bất kể đó là sân chung vớI đội bóng không đội trời chung Inter Milan, sân bóng mà ngườI ta hay đọc một cách chính thức là Giuseppe Meazza, San Siro vẫn là cái tên người ta nhắc tới với lòng thành kính. Bởi nó không những gắn liền với AC Milan mà còn là biểu tượng của một thành phố Milano rộng lớn và có vị trí kinh tế hàn đầu của châu Âu, một biểu tượng của lòng tự hào, không khác gì vai trò của nhà hát opera La Scale hay nhà thờ Domo với thành phố. Đó là một SVĐ không chỉ nổi tiếng nhờ những kiến trúc mà còn ở những gì ngườI ta được chứng kiến trên sân cỏ. Về phương diện này, San Siro không thua kém gì Bernabeu ở Madrid, Nou Camp ở Barcelona hay Maracana ở Rio De Janeiro.

Kể từ năm 1980, San Siro được mang tên mới. Hội đồng thành phố cũng như cả hai CLB đều đồng ý đổi tên sân thành Giuseppe Meazza, tên của cầu thủ tiền đạo nổI tiếng đã từng khoác áo cho cả hai CLB trong những năm 30 của thế kỉ XX. Ông mãi mãi được ghi nhớ vì đã lập một kỷ lục ghi nhiều bàn thắng trong một trận đấu vào năm 1931 trên sân vận động này với 5 bàn thắng. Nhưng có lẽ đốI vớI những ngườI hâm mộ Milan, cái tên San Siro sẽ còn mãi và sẽ được ghi nhớ bởI vì chính tại sân này, những huyền thoại đã được sinh ra, những chiến thắng hào hùng xuất hiện và những giấc mơ đã trở thành hiện thực. Bởi San Siro là Milan.

PHẦN 3 - HERBERT KIPIN - NGƯỜI CHA CỦA CÁC ROSSONERI



Chắc chắn sẽ không có AC Milan nếu không có một người có tên Herbert Kilpin ông là người đã sáng lập ra CLB nổi tiếng và cũng là người đội trưởng đầu tiên của CLB này, một điều gần như không có sự lặp lại ở bất cứ đâu. Là con trai của một doanh nhân người anh đến Milano lập nghiệp từ những năm 40 của thế kỷ 19, Kilpin không có những say mê kiếm tiền như bô và anh mình mà ông chỉ có một niềm say mê duy nhất là trái bóng. ở ltalia những năm cuối của thế kỷ 19, bóng đá vẫn chỉ là một môn thể thao xa lạ. Mặc dù LÐBÐ ltalia đã được thành lập ở dạng sơ khai không được ham chuộng như polo, đua xe đạp hay tennis. Thậm chí các sân bóng cũng chưa xuất hiện. Người ta chỉ có thể chơi bóng trên những khu đất trống, trong những bộ quần áo kỳ dị trông như pijama: quần dài đến tận đầu gối, áo phông rộng thừng thinh có cổ và đi những đôi giày cao cổ nặng trịch. Milan Cricket and Football Club (tiền thân của AC Milan hôm nay) đã ra đời trong một bối cảnh như thế vào một ngày mùa đông lạnh giá tháng 12/1899, trong một quán cà phê lụp xụp. ở trung tâm thành phố. Ban đầu đội bóng có 15 người, với Kilpin làm đội trưởng kiêm luôn chức Chủ tịch, Giám đốc điều hành và cũng là thủ quỹ Người ta nói rằng ông đã phải bân đi một nửa tài sản của mình để nuôi đội bóng trong nhưng năm đáu tiên khô khăn, trước sự ghẻ lạnh của hội đóng thành phố vốn luôn coi bóng đá chỉ là một trò chơi nhảm nhí và là nguồn gốc của những vụ mất trật tự công cộng. Chính Kipin là người đã tạo ra màu áo đỏ đen nổi tiếng với câu nói bất hủ: "Tôi thấy màu đỏ- đen như một cơn giận dữ giữa bầu trời bão tố". Và màu áo ấy đã đi cùng Milan trong suốt hơn 100 năm qua. Nhờ những thành tích đầu tiên và cả tài vận động của Kilpin, LÐBÐ ltalia đã chính thức công nhận sự tồn tại của CLB và cho phép CLB tham gia vào giải VÐQG ltalia sơ khai vào tháng 1/1900, đúng 1 tháng sau khi CLB thành lập. Kilpin là người năng nổ nhất trong đội bông ông không bao giờ ngại phải chơi những vị trí mà mình không ưa thích. Lúc đầu Kilpin đá ở vị trí tiền vệ, sau đó là tiền đạo. Những tư liệu cách đây gần 100 năm cho thấy những con số rất thứ vị ông đã ghi 10 bàn thắng cho Milan trong một trận đấu ở Cúp Lombardia với CLB nhỏ Castele, trận đầu mà Milan đã thắng tới 20-0 vào năm 1906.

Có rất nhiều chuyện thú vị về Kilpin mà những người Rossoneri không bao giờ quên. Năm 1907, ở tuổi 39, ông rời Milan, từ bỏ chức vị chủ tịch và đội trưởng sau những tranh cãi với các thành viên còn lại (sau đó dẫn đến sự kiện đội bóng tách làm đôi để lnter Milan ra đời) và đến thi đấu cho Torino. Một trong số những cầu thủ mà ông thân nhất lúc bấy giở là Pozzo , người sau này trở thành HLV ÐT Italia và đưa dội tuyển đến 2 chiến thắng ở World Cup 1934 và 1938. Có một giai thoại kỳ cục về ông: mỗi lần bóng bay qua khung thành, Kilpin chạy ngay ra sau gôn, vớ lấy một chai rượu whisky và uống lấy uống để, rồi đưa 1 ly cho Pozzo. Ngay cả thủ môn của Milan thời ấy, Hoode, một người Anh. cũng tự tưởng thưởng cho mình một ngụm rượu mỗi khi chặn được một cú sút của đối phương. Chính rượu và những cơn say đã không cho phép Kilpin tiếp tục đá bóng. Trong những năm cuối đời ông sống trong cảnh bần hàn và chết trong cô đơn vào năm 1916, ở tuổi 48. Lúc ấy, ông đang là người tìm kiếm nhân tài cho Milan.

PHẦN 4 - RENZO DE VECCHI - "FIGLIO DE DIO"

“Ngày xửa ngày xưa ở Milano, có một cậu bé ham mê bóng đá cực độ có tên là Renzo De Vecchi...”. Những câu chuyện về hậu vệ nổi tiếng có biệt hiệu là “Figlio De Dio” (Con Trời) của AC Milan có thể được bắt đầu như thế. Câu chuyện đầu tiên và sẽ được các CĐV của Milan nhớ mãi chính là một cậu bé cao nhưng gầy nhẳng và có một đôi mắt rất sáng. Cậu bé học sinh ấy thường xuyên có mặt trong buổi tập của CLB trên một cái sân gồ ghề ở ngoại ô Milano, nhưng không ở trên sân mà ở trên một bờ tường, nơi cậu bé hằng ngày quan sát những thần tượng Kilpin, Trere và Widmer của mình tập luyện cần mẫn. Những giai thoại từ buổi đầu sơ khai của AC Milan về “ Con trời” vẫn còn được nhắc lại mãi và đọng lại trong kí ức của những người hâm mộ. Cậu bé mê AC Milan đến nỗi một hôm trèo tường vào và thậm chí còn tranh bóng với Herbert Kilpin, đội trưởng lúc ấy của đội bóng và là một người cực kì nóng tính. Kilpin đã gần như phát điên lên khi bị cậu bé gầy gò lừa bóng qua tới 3 lần và ông đuổi theo đá đít cậu bé mấy lần mà không được.

Rất bực mình nhưng nhận ra đây là một tài năng lớn trong tương lai, Kilpin chấp nhận cho De Vecchi vào đội bóng và ngay lập tức “Con Trời” trở thành một cầu thủ rất gíỏi và thậm chí được gọi vào đội hình 1 của Milan lúc mới 15 tuổi, và chỉ một năm sau, De Vecchi khoác chiếc áo màu xanh sẫm của Squadra Azzurra, qua đó trở thành cầu thủ ít tuổi nhất thi đấu cho ĐTQG cũng như AC Milan.

Tuy không dành được nhiều chiến tích với AC Milan nhưng những dấu ấn mà ông để lại cho Milan là không thể chối cãi được. De Vecchi là ngôi sao đầu tiên của AC Milan đồng thời cũng là một người đem đến cho Milan những ảnh hưởng lớn của một chế độ luyện tập và thi đấu nhà nghề cho CLB. Renzo De Vecchi mất năm 1967, thọ 73 tuổi.

PHẦN 6 - THÀNH TÍCH TRÊN ĐẤU TRƯỜNG CHÂU ÂU

I. Từ những cuộc lật đổ đế chế Real Madrid


Năm 1958 trở thành năm bản lề cho những chiến thắng trên chiến trường châu Âu của một “Đại Milan” mà sức mạnh của họ sẽ được khẳng định trong những năm tiếp theo. Milan trở thành đội bóng đầu tiên của Italia có mặt trong một trận chung kết Cúp C1 để rồi sau đó, trở thành đội bóng Italia giàu thành tích nhất trên mặt trận này. Tháng 5/1958, các chàng trai Đỏ-Đen có mặt trong trận đối đầu với Real Madrid hùng mạnh trên sân Heysel ở Bruxelles. Đó là một trận đấu với sự đối đầu của những cầu thủ tầm cỡ như Liedholm, Schiaffino và Grillo với Di Stefano, Kopa và Gento. Lúc ấy, Real Madrid đã 3 lần giành Cúp C1 liên tiếp và đã thực sự chứng tỏ được sức mạnh của mình trước một thế lực trẻ trung đang lên từ Italia. Bất chấp việc các cầu thủ Italia đã 2 lần dẫn điểm trước do công của Schiaffino và Grillo, Real không hề nao núng và gỡ lại 2 bàn do công của Di Stefano và Rial. Bàn quyết định của Real do công của Gento khi trog những giây đá hiệp phụ. Các cầu thủ Milan không cảm thấy buồn lắm sau trận đấu, bởi vì thất bại này không phải là một thảm hoạ. Chỉ có một mình Schiafino là cảm thấy buồn đến rơi lệ. Anh luôn luôn ganh đua với Di Stefano trên tất cả các phương diện, nhưng bao giờ cũng thất bại. Schiaffino đã rời CLB 2 mùa bóng sau đó, và không kịp chứng kiến thắng lợi đầu tiên của CLB trên chiến trường châu Âu vao năm 1963. Và những nỗi đau buồn của anh đã được một tên tuổi lớn khác san lấp: Đó là chân sút người Brazil Jose Altafini.

Thật vậy, những người hâm mộ lớn tuổi của Milan có lẽ sẽ không bao giờ quên được những khoảnh khắc vinh quang tột đỉnh sau chiến thắng đầu tiên của CLB trên SVĐ Wembley vào một chiều tháng 5 năm 1963. Real Madrid đã không còn là mối đe doạ đối với Milan mà đối thủ của họ trong trận CK năm đó là Benfica, đội bóng vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá BĐN với những tên tuổi lớn như Torres, Coluna và nhất là “viên ngọc đen” Eusebio. Hàng hậu vệ 4 người của Milan do HLV huyền thoại Nereo Rocco lập ra đã đứng vững trong suốt trận đấu bất chấp sức ép khủng khiếp của các cầu thủ Benfica. Dù bị dẫn trước sau bàn thắng của Eusebio ở phút thứ 18, nhưng Milan không đầu hàng. 2 đường chuyền đẹp như mơ của Gianni Rivera, lúc đó chưa được 20 tuổi, đã tạo điều kiện cho Altafini chọc thủng lưới đối phương 2 lần, giúp Milan giành thắng lợi chung cuộc 2-1. Cũng năm đó, Altafini trở thành cầu thủ dội bom xuất sắc nhất của Cúp C1 với 14 bàn, một kỉ lục mà sau này chưa ai vượt qua.

Đội hình ra sân của hai đội:
Benfica: Costa Pereira, Cavem, Cruz, Humberto, Rani, Coluna, Augusto, Santana, Torres, Eusebio, Simoes – HLV: Riera
Milan: Ghezzi, Trebbi, David, Benitez, C. Maldini, G. Trapattoni, Sani, Pivatelli, Altafini, Rivera, Mora – HLV: Nereo Rocco.
Các cầu thủ ghi bàn: Altafini (60, 81)- Benfica: Eusebio (18).

6 năm sau cái ngày trọng đại ấy, lịch sử đã được lặp lại, nhưng la ở trên thánh địa Bernabeu và đối thủ của họ là đội bóng Hà Lan Ajax Amsterdam, lúc đó đã có Johan Cruyff và Keizer trong đội hình, nhưng họ vẫn không đủ sức hăm doạ Milan vì Milan quá mạnh. Quả thật năm đó là năm của Milan. Họ đã gạt đổ cả Celtic và Manchester United trên đường vào CK. Cú hat-trick của Pirati và bàn ấn định tỉ số của Sormani đã nhấn chìm Ajax. Đó là chiến tích thứ 2 của HLV huyền thoài Rocco ở Cúp C1.

Đội hình ra sân của hai đội :
Milan: Cudicini, Malatrasi, Anquilletti, Schnellinger, Rosato, Trapattoni, Lodetti, Rivera, Hamrin, Sormani, Prati – HLV: Rocco.
Ajax: Bals, Suurbier (Muller), Hulshoff, Vasovic, Van Duivendode, Pronk, Groot (Nuninga), Swart, Cruyff, Danielson, Keizer – HLV: Rinus Michels.
Các cầu thủ ghi bàn: Milan: Prati (7, 40, 75); Sormani (67) – Ajax: Vasovic (60).

II. Tới phút huy hoàng của những “Hà Lan bay”


20 năm sau chiến thắng ở năm 1969, Milan lại có cơ hội để nâng cao chiếc Cúp C1 một lần nữa. Chiến thắng hào hùng của họ trong cuộc đua ở Serie A năm 1988 với sự góp mặt của những ngôi sao Hà Lan Gullit và Van Basten đã khiến người hâm mộ hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi của họ, dù co đường vào đến CK của họ không phải là không có khó khăn, nhưng càng vào sâu, Milan càng chứng tỏ bản lĩnh của các nhà vô địch. Họ đã gạt đổ Real Madrid ngạo mạn đến 5-0 trên sân nhà San Siro sau khi cầm chân đối phương 1-1 tại Madrid nhờ một cú bay người đánh đầu song song mặt cỏ của Van Basten. Ngày 24 tháng 5 năm 1989 là một ngày không thể quên với những người Rossoneri. Bằng một lối chơi đầy quyến rũ, Milan không phải chờ đến hết trận đầu mới phân định được thắng thua. Những Lacactus, Hagi, Petrescu đã hoàn toàn sụp đổ ngay trong hiệp 1 sau những bàn thắng của cặp bài trùng Hà Lan. Thời kì “Đại Milan” làm mưa làm gió trên đấu trường châu Âu và thế giới bắt đầu.

Đội hình ra sân của hai đội:
Milan: G. Galli, Tassotti, Costacurta (F. Galli), Baresi, Maldini, Colombo, Rijkaard, Ancelotti, Donadoni, Gullit (Virdis), Van Basten – HLV: Arrigo Sacchi.
Steaua Bucarest: Lung, Iovan, Petrescu, Bumbescu, Ungureanu, Hagi, Stoic, Minea, Rotariu (Balaci), Lacatus, Piturca – HLV: Iordanescu.
Các cầu thủ ghi bàn: Gullit (17, 38). Van Basten (26,46).

Đội hình ra sân của hai đội:
Milan: G.Galli, Tassotti, Costacurta, Baresi, Maldini, Colombo (F.Galli), Rijkaard, Ancelotti (Massaro), Evani, Gullit, Van Basten. – HLV: A. Sacchi.
Benfica: Silvino, Jose Carlos, Aldair, Ricardo, Samuel, Vitor Paneira (Brito). – HLV: Eriksson.
Cầu thủ ghi bàn: Rijkaard (67)

Trên thực tế, đó cũng là chiến thắng lớn cuối cùng trên chiến trường châu Âu của Arrigo Sacchi. Thất bại tại giải Serie A năm 1991 cũng như những bất đồng với Chủ tịch Berlusconi đã khiến Sacchi phải rũ áo ra đi. Nhưng nhiều nhà chuyên môn tin rằng chính thất bại của Milan trong chiến dịch bảo vệ danh hiệu vô địch Cúp C1 trước O.Marseille đã khiến ông mất chức. Trước thế lực mới lên ở châu Âu là đội bóng Pháp trẻ trung, Milan đã không thể chiến thắng được họ trên sân nhà (hoà 1-1) và thất bại (0-1) tại Velodrome vào tháng 3 năm đó đã đẩy Milan xuống vực sâu của sự tủi nhục. Không những không ghi được bàn thắng vào lưới đối phương, họ còn bị cầu thủ ưa làm trò người Anh Waddle chọc thủng lưới ở phút thứ 75. Milan bắt đầu mất bình tĩnh. Một cú va chạm đầy ác ý của Ancelotti khiến Waddle phải rời sân trong trạng thái bất tỉnh. Chưa hết, 3 phút trước khi kết thúc trận đấu, đèn trên sân vụt tắt. Quá thất vọng, Phó Chủ tịch Galliani xua tất cả các cầu thủ vào phòng và từ chối thi đầu tiếp khi đèn đã sáng trở lại. Hành động trẻ con ấy đã khiến cho Milan phải chịu một năm treo giò ở các Cúp Châu Âu và sau đó, thời kì của Capello bắt đầu.

Nhưng O. Marseille tiếp tục là con ngáo ộp của Milan 2 năm sau đó, khi họ gặp nhat trong trận CK Cúp C1 ngày 26 tháng 5 năm 1993 tại Munich. Milan đã toàn thắng 10 trận trước đó, họ cũng vừa giành Scudetto trước đó một tuần và đầy niềm tin chiến thắng. Nhưng cú dội đầu của trung vệ Basile Boli đã nhấn chìm Milan một lần nữa. Đau đớn hơn cả, đó cũng là lần cuối cùng người ta được nhìn thấy Van Basten khoác chiếc áo Đỏ-đen trong một trận đấu chính thức của Milan. Đó cũng chính là trận đấu kết thúc huyền thoại về những người Hà Lan bay. Một kỷ nguyên của Milan đã chấm dứt như thế đấy. Capello gần như oà khóc sau thất bại.

III. Chiến thắng vĩ đại trước Barcelona

Capello không phải buồn lâu, bởi vì một năm sau, Milan đã trở lại huy hoàng hơn bao giờ hết. Với sự góp sức của Marcel Desailly, ngườI đã đoạt cúp C1 trong đội hình O.M một năm trước đó, Milan đã hoàn toàn đè bẹp đối thủ sừng sỏ Barcelona của Cruyff kiêu ngạo vào ngày 18/5/1994 tạI Athens vớI tỉ số không tưởng tượng nổI 4-0. Milan không phải là ứng cử viên của chức vô địch. Họ đã mất hai hậu vệ lão luyện Costacurta và Baresi do bị treo giò và lại phải đối mặt với những chân sút lừng danh Stoichkov và Romario của Barca. Nhưng Milan đã đứng vững, họ đã chơi một trong những trận đấu quyến rũ nhất trong lịch sử của mình. Trong trang phục màu trắng, Milan đã xuất hiện như những bóng ma, họ không cho Barca lấy một cơ hội. Đó là thắng lợi đẹp nhất của Capello. Còn đối với Berlusconi, không có gì quý giá hơn thế. Chiên thắng này đã góp phần đưa ông lên chức Thủ tướng Italia vào đầu năm 1995 và là Chủ tịch một CLB bóng đá đầu tiên trở thành một vị thủ tướng trong lịch sử thế giới.

Đội hình ra sân của hai đội:
Milan : Rossi, Tassotti, Galli, Maldini (Nava), Panucci, Albertini, Desailly, Donadoni, Boban, Savicevic, Massaro – HLV: Capello
Barcelona: Zubizarreta, Ferrer, Nadal, R.Koeman, Sergi (Enrique), Amor, Bakero, Guardiola, Eusebio, Romario, Stoichkov – HLV: Johan Cruyff Các cầu thủ ghi bàn: Massaro (22,45). Savicevic (47), Desailly (58)

IV. Sự trở lại của "đế chế" đỏ đen

Kể từ sau trận chung kết thất bại trước Ajax năm 95, Milan thực sự rơi vào khủng hoảng, không còn dành được những danh hiệu, hàng loạt cầu thủ đến rồi lại đi, thay HLV như thay áo, những Capello, Sacchi, Cesare Maldini, Terim ... đến rồi lại đi. Chỉ khi Carlo Ancelotti từ Juventus sang với đội thì Milan mới thực sự lột xác, tuy không còn giữ được lối đá đẹp mắt như trước nhưng những thắng lợi liên tiếp của Milan đã phần nào làm yên tâm người hâm mộ. Năm 2002 là một năm đặc biệt của AC Milan, sau khi vượt qua vô vàn khó khăn ở Cup C1, các bại tướng dưới tay của Milan có thể kể ra các "đại gia" của châu âu : Real Madrid, Bayern Muchen, Ajax Amsterdam, Deportivo Lacoruna... Trận chung kết châu âu của Milan năm này là trận chung kết khó khăn nhất trong lịch sử của AC Milan bởi đối thủ chính là Juventus, đội mà Milan đã thua trong chiến dịch dành Scudetto năm rồi, và tại Serie A Milan thường thua nhiều hơn là thắng. Vẫn trang phục màu trắng may mắn, AC Milan và Juventus trình diễn một trận chung kết mang đậm phong cách Italia, đến nỗi mà báo chí ngày hôm sau đều bình luận đây là trận chung kết nhàm chán nhất trong lịch sử Châu Âu. Hai đội bước vào vòng thi đấu luân lưu 11m, và may mắn cộng với sự tài năng của Dida đã giúp Milan dành chiếc cup C1 thứ 6 trong lịch sử... Không ai có thể quên được vẻ mặt "lơ láo" của Shevchenko ở cú sút quyết định.

Milan : Dida, Kaladze, P.Maldini, Nesta, A.Costacurta (R.Junior), Seedorf, Pirlo (Serginho), I.Gattuso, Rui Costa (Ambrosini), F.Inzaghi, A.Shevchenko
Juventus : Buffon, ,L.Thuram, A.Ferara, I.Tudor (Brillinderi), Montero, Camoranesi (Conte), Tarchinadi, E.David (Zalayeta), Zambrota, D.Trezeguet, A.DelPiero
Cũng năm này, AC Milan cũng đem về sân San Siro chiếc siêu cúp châu âu sau khi đánh bại Porto 1 - 0 tại sân của công quốc Monaco. Đế chế đỏ đen đã trở lại và Real Madird hãy coi chừng.

PHẦN 7 - CÁC HLV HUYỀN THOẠI Ở MILAN

Nereo Rocco - Vị thánh ở San Siro


Nereo Rocco là một trong số những HLV để lại ấn tượng nhất trong lịch sử của CLB không phải chỉ ở những danh hiệu lớn mà ông đem đến cho độI bóng mà còn vì cá tính hơi lập dị, sự chăm chỉ, tính hay pha trò nhưng đôi khi đến mức kì dị. Điều đặc biệt nhất chính là ở chỗ ông là ngườI đầu tiên nhận ra tài năng của Gianni Rivera và đưa cầu thủ này về với Milan khi Rivera mới có 16 tuổi để sau đó trở thành một ngôi sao sáng trong lịch sử CLB. Biệt danh của ông là “Ông thánh”, Rocco làm HLV tại Milan trong 3 thời kỳ khác nhau từ 1961-1963, 1967-1973 và 1975-1977. Nhiều người chỉ trích lối chơi của Milan dưới thời Rocco là nhàm chán và thiên về phòng ngự nhưng chính lối đá ấy đã đưa Milan tới chức vô địch Cúp C1 năm 1963. Hơn thế nữa, Jose Altafini, cầu thủ người Brazil được ông đưa về cách đấy 2 năm cũng là vua phá lưới trong năm ấy với 14 bàn thắng. Trong suốt những năm tháng dưới tay Rocco, Milan đã có những ngày tháng huy hoàng nhất và những cầu thủ vĩ đại nhất. Đó cũng là thời kì đầu tiên của một “Đại Milan” thống trị thế giới trong những năm 60. Milan đã giành được 2 Cúp C1, 2 Scudetto, 1 Cúp C2 và 1 Cúp Liên lục địa dưới triều đại của ông.

Không chỉ là một HLV giỏI, Rocco cũng là một nhân cách lớn. Ông thường yêu các cầu thủ như con và các cầu thủ cũng coi ông như một người cha. Cesare Maldini, một trong số những cầu thủ được Rocco ưa thích nhất, kể lại rằng, mỗI khi đội bóng chơi không tốt thì mình là người đầu tiên bị chỉ trích bởi Rocco. “Lúc ấy, ông ấy quay sang tôi, nháy mắt như muốn nói. “Thế nào, con trai của bố mà lại chơi tệ thế à? “. Năm 1973, Milan thất bại trước Verona trong trận đấu cuối cùng ở Serie A và mất luôn chức vô địch vào tay đối thủ truyền kiếp Juventus, khi Rivera cãi nhau với trọng tài Lo Bello, người đã xử ép Milan rất nhiều trong trận đấu ấy, Rocco đã xông vào và nện cho ông này một trận tơi bời. Hậu quả là cả Rivera và Rocco bị cấm thi đấu và chỉ đạo 3 tháng. Nhưng Rocco thú nhận: “ Tôi rất hả lòng hả dạ”. Rivera là người được ông cưng chiều nhất, trong một buổi tập của CLB, một thành viên của đội trẻ có một cú tắc vào Rivera đang ở tuổi xế chiều, Rocco nhảy dựng lên và gào thét ầm ỹ:” Sao **** dám làm trò đểu giả ấy”. Người ta còn nói rằng, Rocco cấm tất cả các cầu thủ đọc báo, truyện, thậm chí cả truyện tranh trong trại huấn luyện của CLB. Người ta sẽ còn nhớ mãi Rocco vì những điều ấy. Ông không mất nhiều thời gian để đi vào trái tim những người hâm mộ Milan. Rocco mất năm 1979 ở tuổI 67. Xin cám ơn ông , “Ông thánh”

Arrigo Sacchi – Một người hói thiên tài


Sẽ không có ai dám khẳng định điều ấy nếu bây giờ là năm 1987, năm mà một Sacchi vô danh và rụt rè đặt chân lên thảm cỏ xanh mượt của San Siro hào nhoáng. Chính Berlusconi, người lúc ấy vừa ngôi lên ghế chủ tịch CLB một thời gian đã phát hiện ra ông, đưa ông về Milan, lúc ấy đang cần tìm một HLV thay thế Liedholm tài ba và tin cậy ông rất nhiều trong những năm ông ở đây. Sacchi không có một lý lịch “đẹp”. Ông chỉ là con của một người thợ đóng giày và có một sự nghiệp cầu thủ chẳng có gì đáng tự hào. Ông có một thời gian ngắn làm HLV cho Parma, lúc đó chỉ là một CLB vô danh chơi ở hạng Serie C1. Sacchi đã đưa CLB lên hạng Serie B trong vòng một năm, giúp họ đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng và thế cũng đủ để lọt vào mắt xanh của Berlusconi, ngườI rất thích phong cách huấn luyện của Sacchi.

Sacchi không được lòng các cầu thủ vốn được cưng chiều ở Milan. Ông đem về CLB hai cầu thủ mà về sau sẽ trở thành những chân sút lớn của CLB: Paolo Virdis và Daniela Massaro, lúc đó còn vô danh. Báo chí Italia mỉa mai gọi Sacchi là “ Lão hói” và còn đặt cược xem ông sẽ ở lại với Milan trong bao nhiêu ngày. Thậm chí Franco Baresi còn cảm thấy tự ái khi Sacchi cho anh xem cuốn băng về hậu vệ Signorini của Parma và bắt anh phải chơi hệt như cầu thủ này. Các cầu thủ còn cảm thấy bất mãn hơn nữa khi Sacchi đưa vào áp dụng một chế độ luyện tập khổ sai, không cho phép các cầu thủ ngủ trưa mà thay vào đó là một tiếng đồng hồ liệu pháp tâm lý và thể lực. Chính chế độ tập luyện hà khắc ấy đã khiến các cầu thủ gọi ông là “cái búa tạ”. Một trong những chiến thuật lớn nhất đã được hoàn thiện dưới thời Sacchi là chiến thuật phòng thủ khu vực, vốn đã được áp dụng đầu tiên dưới thời của người tiền nhiệm Liedholm. Từ đây, Milan bắt đầu chơi với một hàng hậu vệ chuỗi mắt xích 4 ngườI phòng ngự theo chiều nghiêng với Baresi chơi ở vị trí libero, bẫy việt vị được áp dụng được áp dụng một cách liên tục tạo ra một sức ép lên đối phương. Sacchi cũng yêu cầu các cầu thủ phải chơi nhanh, tăng cường tấn công mạnh ở 2 cánh và sử dụng các tiền đạo và tiền vệ trung tâm trong một thế trận pressing liên tục trong suốt thời gian thi đấu. Đó chính là hệ thống thi đấu nổi tiếng thế giới mang tên Sacchi, và được coi là phát kiến lớn lao về chiến thuật cuối cùng của thế kỉ 20.

Sacchi đã có công đưa về Milan bộ 3 huyền thoại Van Basten-Gullit-Rijkaard, cùng với một dàn cầu thủ nội địa đẳng cấp thế giới: Maldini, Costacurta, Donadoni, Baresi, Virdis, Colombo, Ancelotti, Evani…mở ra thời kì huy hoàng thứ 2 của AC Milan trên chiến trường bóng đá ngoài biên giới Italia. Trong 4 năm tại vị, Sacchi đã cùng Milan giành 1 Scudetto, 2 Cúp C1, 2 Cúp Liên lục địa và 2 Siêu Cúp châu Âu nhờ sức mạnh về nhân lực và chiến thuật đúng đắn của mình. Thời kì của Sacchi kết thúc năm 1991, sau một mùa giải trắng tay cùng CLB. Nhưng rất nhiều người cho rằng, ông phải ra đi vì không hoà hợp được với các cầu thủ của mình, trong đó có Van Basten, người luôn yêu cầu ông cho phép anh được chơi tự do hơn.

Sau Milan, Sacchi cũng đã có 6 năm làm HLV cho Squadra Azzurra, và mặc dù các số liệu thống kê cho thấy, ông là HLV giàu thành tích hàng đầu của đội tuyển, nhưng Sacchi không được người dân Italia ưa thích do tính thích thử nghiệm của ông. Sacchi rời đội tuyển năm 1996 sau thất bại ở EURO. Sacchi cũng quay trở lại Milan trong những ngày khốn khó của CLB, nhưng cũng chỉ ở lại được vài tháng trước khi lại ra đi khi không cứu được CLB thoát khỏi những thất bại nhục nhã ở Champions League và Serie A. Sacchi cũng có thời kì làm HLV ở Aletico Madrid nhưng cũng không thành công. Hiện nay, sau khi đến rồi đi khỏi Parma, ông đang là một BLV bóng đá khá nổi tiếng và vẫn đang mong chờ một ngày nào đấy được trở lại với bóng đá đỉnh cao, bởi vì “ Tôi được sinh ra là cho bóng đá và tất cả những gì trải qua vẫn là chưa đủ với tôi”. Dù thế nào đi chăng nữa, xin chúc Arrigo may mắn!

Fabio Capello – Đi lên từ sự khiêm tốn

Khuôn mặt hay nhăn nhó, nụ cười gần như không bao giờ thấy trên môi và một thái độ khá kín đáo khi tiếp xúc với báo chí, Capello là người đem đến cho người khác, những ấn tượng xấu nhiều hơn là sự yêu thích ban đầu. Nhưng có một điều đơn giản, ông thích nói ở trên sân nhiều hơn bởi bản tính giản dị và không thích màu mè. Capello đã từng có thời được coi là một tài năng trẻ. Chơi ở vị trí tiền vệ trong đội hình Roma rồi Juventus những năm 70, Capello được nhớ đến như một cầu thủ có lối chơi khiêm tốn, cần cù và năng động. Người ta sẽ còn nhớ mãi ông trong tư cách cầu thủ với bàn thắng duy nhất vào lướI đội tuyển Anh năm 1973 trong một trận đấu giao hữu ngay trên sân Wembley. Capello đến với Milan trong những năm cuối cùng của sự nghiệp nhưng cũng để kịp giành một Scudetto vớI CLB năm 1979 trước khi giải nghệ vào năm sau đó.

Capello học được nhiều trong những tháng năm làm trợ lý cho HLV Liedholm trong những năm 80. Ông còn là cánh tay phải của Berlusconi ở tập đoàn Finivest trong khi vẫn là HLV của đội trẻ. Khi Capello lên nắm quyền thay cho Sacchi năm 1991, nhiều người cho rằng ông chỉ là bù nhìn của Berlusconi và thậm chí còn bi quan cho rằng, sau Sacchi sẽ không còn một Milan vĩ đại nữa. Nhưng họ đã nhầm, chuỗi thắng lợi của Milan, không dừng lại ở đấy. Các cầu thủ mệt nhoài bởi những buổi tập nặng nề dưới thời Sacchi nay có thể thở phào nhẹ nhõm vì những buổi tập đã nhẹ hơn và Capello cũng thành công trong việc đem lại một sự tự tin và sinh khí mới cho các cầu thủ. Kế tục những gì mà Sacchi đã để lại, Capello xây dựng một phong cách thi đấu mới, tập thể hơn, sắc sảo hơn nhưng cũng chặt chẽ hơn và chắc chắn hơn trong phòng ngự. VớI những chiến thắng trong 5 năm dưới quyền Capello, Milan tiến lên một đỉnh cao mới: 4 Scudetto, trong đó có 3 lần liên tiếp từ 1992 đến 1994, 1 Cúp C1, 1 Siêu Cúp châu Âu và 2 lần vào Chung kết Cúp C1 châu Âu. Đó là những năm tháng của một Milan hơi khắc khổ, ít sáng tạo hơn, nhưng đầy tính thực dụng và rất chặt chẽ. Nhưng cuộc hôn nhân của Capello với Milan đã kết thúc vào mùa xuân 1996. Sau khi đem về cho Milan một Scudetto nữa, Capello cũng trở lại một lần nữa vào năm 1997, nhưng không thành công.

Capello cũng có một năm thành công với Real Madrid, đem lại một chức vô địch cho CLB “Hoàng gia”. Giờ đây, đang là HLV của AS Roma, Capello đang hy vọng sẽ đưa CLB cũ của mình lên một đỉnh cao mới. 18 năm sau khi CLB này đoạt Scudetto lần cuối cùng. Nhưng các CĐV Milan không bao giờ quên ông. Bằng chứng là trong trận đấu của Roma trên sân San Siro với Milan, trên khán đài của SVĐ phấp phớI một băng rôn với dòng chữ: “Grazie Capello!” (“Xin cảm ơn Capello!”).

Ancelotti khỏi phải bàn

PHẦN 8 - MILANELLO - NIỀM TỰ HÀO CỦA CÁC CẦU THỦ MILAN

Nhắc đến AC Milan, không thể không đề cập đến Milanello – khu tập luyện của đội bóng và hơn hết, đây là nơi ươm mầm những tài năng. Baresi, Maldini, Costacurta… đã trưởng thành từ đây và chắc chắn trong tương lai sẽ còn nhiều ngôi sao khác gắn bó và tỏa sáng cùng Milan.

Trung tâm được thành lập năm 1962, là trung tâm thứ nhì được xây dựng sau trung tâm huấn luyện của đội tuyển quốc gia Italia. Công cuộc xây dựng rất hoàn hảo nên từ đó chưa phải thực hiện những tu chỉnh lớn. Khi ngài Berlusconi đến với AC Milan, trung tâm chỉ cần phải tăng thêm những tiện nghi cho cầu thủ.

Các cầu thủ của trung tâm đến từ khắp nước Ý. Mỗi chủ nhật có 80 quan sát viên có mặt tại các sân đấu để tìm kiếm những tài năng trẻ. Họ phải báo cáo thường xuyên cho Ariedo Braida – giám đốc thể thao. Và muốn vào trung tâm, các cầu thủ trẻ này, dĩ nhiên phải hay hơn các cầu thủ đang theo học và tập luyện tại đây. Hàng năm trung tâm tiến hành thử nghiệm hơn 500 cầu thủ, nhưng không phải tất cả trong số này đều được giữ lại trung tâm. Milanello tổ chức những cuộc thực tập để phát hiện tài năng ở rất nhiều nơi trên toàn nước Ý: Roma, Verona, Florence và trong những năm gần đây trung tâm đã mở rộng đối tượng tìm kiếm của mình ra khỏi lãnh thổ Italia, sang châu Phi. Trung tâm đứng ra tổ chức các cuộc thi đấu nhỏ, nhất là vào mùa xuân để thử nghiệm các cầu thủ trẻ. Các cầu thủ này được cho đấu với các đội bóng của Milan trong dịp lễ phục sinh để trải qua những thử thách phụ. Những cầu thủ thể hiện được mình sẽ có cơ may gia nhập trung tâm.

Các học viên của Milanello đều tiếp tục con đường học vấn cho dù họ có trình độ nào đi nữa. Theo mong muốn của ngài chủ tịch Berlusconi thì Milan phải đào tạo không chỉ những cầu thủ bóng đá mà còn đào tạo họ như những con người. Điều này lý giải vì sao đa số các cầu thủ Milan đều có thái độ rất đúng mực, rất lịch lãm và rất thành công trong các lĩnh vực ngoài sân cỏ. Không ít trong số họ tiếp tục ở lại đội bóng trên các cương vị khác nhau và thậm chí họ là những nhà quản lý không tồi, đó là Baresi, Tassotti, Leonardo… Việc trang bị kiến thức cho các học viên ở Milanello là rất nhân đạo vì không phải tất cả trong số họ có thể tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cầu thủ, họ cần được chuẩn bị tất cả cho tương lai. Gần giống như ở các trường học, mùa tập huấn ở đây bắt đầu vào tháng 8. Đúng vào học kỳ, ngày làm việc sẽ rất dài. Các học viên sẽ thức dậy vào lúc 6h45; dùng điểm tâm lúc 7h10; lên xe bus và đến trường lúc 7h30; trở lại trung tâm lúc 13h30; dùng bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện lúc 15h; tập luyện đến 18h; 18h30 dùng bữa tối. Sau đó các học viên phải học thêm với các giáo sư được mời đến để giúp họ vượt qua sự trậm trễ trong học vấn. Họ sẽ đi ngủ lúc 10h.

Về tổ chức giải trí cho học viên, người ta thường gọi trung tâm này là “chiếc lồng mạ vàng” vì học viên được hưởng nhiều sự tự do. Họ cần biết đời sống bên ngoài diễn ra như thế nào, đó không đơn thuần là để giải trí, nó giúp các cầu thủ trẻ có được sự thăng bằng. Ở Milan hầu như không có trường hợp các cầu thủ sa ngã, nghiện ngập vì họ được giáo dục tốt và được đặt trong một môi trường mà cha mẹ họ hoàn toàn có thể yên tâm. Đôi khi sau các trận đấu, một vài học viên ở không xa trung tâm có thể về thăm gia đình, số khác thì cơ hội đó có thể ít hơn. Những người có trách nhiệm ở trung tâm cho rằng việc các học viên có thể thường xuyên trở về với gia đình là rất quan trọng, điều này giúp cho việc giáo dục học viên toàn diện hơn và học viên sẽ ít bị căng thẳng hơn. Các cầu thủ trẻ phần lớn sẽ được đem đi cho mượn khi chưa thực sự chứng tỏ được mình. Điểm đến của họ thường là Monza ở Serie C, cũng thuộc sở hữu của ngài Berlusconi, đây cũng là một trung tâm tập luyện rất tốt và đặc biệt là rất gần trường đua Công Thức I nổi tiếng – trường đua Monza. Họ cũng có thể sẽ được cho các CLB hạng thấp mượn hoặc được đưa đi nước ngoài theo các chương trình hợp tác quốc tế của CLB AC Milan.

Khi 18 tuổi, họ được ký hợp đồng với thời hạn 1 năm. Họ được hưởng 4000 franc do Milan trả kể cả với các cầu thủ đang đá cho CLB khác, điều quan trọng nhất là họ được giữ ở trạng thái hoạt động – được chơi bóng. Kế tiếp họ ký hợp đồng với một CLB khác với mức lương 17.250 franc mỗi tháng, nhưng trung tâm vẫn giữ quyền ưu tiên với các cầu thủ này. Trong một hay hai năm, họ vẫn thuộc tài sản của AC Milan. Ngày nay, điều này rất phổ biến tại các đội bóng lớn ở Ý, Juventus là CLB thường xuyên sử dụng và sử dụng rất thành công hình thức “đồng sở hữu cầu thủ”.

Tất cả quy trình trên đây thể hiện tính chọn lọc rất tàn nhẫn của bóng đá chuyên nghiệp nói riêng và cuộc sống nói chung: hoặc là sống sót để trở thành ngôi sao, hoặc không là gì cả. Theo những người quản lý Milanello, họ luôn nhắc nhở các học viên về điều này. Khi các học viên bắt đầu nhập học, người ta nói ngay: “Cc cậu đang ở Milan, nhưng không phải đã đến đích, tất cả mới chỉ bắt đầu mà thôi”. Chỉ có khoảng 1% học viên có thể trở thành cầu thủ hay (tức là có thể thi đấu và trụ vững tại Serie A). Nếu cứ hai năm có một cầu thủ được một đội bóng nhà nghề tuyển dụng thì các nhà quản lý trung tâm đã có thể coi đó là một con số chấp nhận được. Và rất ít trong số này sẽ trở thành cầu thủ ở đội I Milan, nhất là kể từ khi điều luật Bosman có hiệu lực. Trong đội hình hiện tại của Milan, cầu thủ gần đây nhất trưởng thành từ Milanello là Marco Borriello, hy vọng anh sẽ thể hiện được tài năng và gắn bó lâu dài với Milan. Tất nhiên, đối với mọi học viên luôn hiện hữu một “tinh thần Milan”. Họ đá bóng cùng một cách như đội I của Milan. Ông Berlusconi yêu cầu các đội bóng phải thi đấu cùng với một tinh thần như nhau: cống hiến và quyết tâm; không bao giờ lùi bước. Họ cũng được truyền lại phong thái của đội bóng nằm tại kinh đô thời trang; luôn mặc áo sơ mi, thắt cà vạt khi phải di chuyển tới đâu đó. Hẳn là với bất cứ cầu thủ nào từng có cơ hội tập luyện tại trung tâm, họ không chỉ biết cách phải xử lý ra sao với trái bóng trên sân mà còn biết cách làm thế nào để trở thành một người đàn ông đứng đắn và hào hoa.

PHẦN 9 - AC MILAN VS INTER MILAN - MỐI THÙ TRONG GIA TỘC

Những trận đấu giữa AS Roma và Lazio có thể biến “thành Rome bất diệt” chia làm 2 phe, những cuộc chạm chán giữa Juventus và Torino có thể khiến các CĐV 2 đội mất ngủ hàng tuần... Nhưng trong quá khứ cũng như hiện tại, chẳng có cuộc đọ sức nào giữa các “võ sĩ giác đấu” thành Rome hay những “người khổng lồ” thành Turin có thể đạt đến độ nóng trên sân cỏ như cuộc nội chiến thành Milano. Vì vậy mà khi nói đến trận “ Derby lớn”, các CĐV Italia hiểu ngay rằng đó là cuộc chạm chán kinh điển trên sân San Siro.

Chỉ ngay cái tít tưởng chừng như rất đơn giản “Milan gặp Inter” đã đủ để gợi lên những ánh lửa, niềm đam mê và bao cảm xúc: sung sướng, hân hoan, và cả đắng cay, thống khổ.... Đó là trận đấu lớn giữa những HLV lừng danh của thế giới, giữa những cầu thủ đắt giá và nổi tiếng, giữa những vị chủ tịch giàu có đầy quyền uy, giữa những biển người trong 2 màu Đỏ - Đen với những cơn sóng mang 2 màu Xanh – Đen.

Một lần cùng nhau

Ngày nay, có thể họ bị chia rẽ, nhưng những người yêu bóng đá thành Milan đã từng chỉ cổ vũ cho một đội bóng. Đó là Milan Cricket and Football Club, do một người Anh là Alfred Edwards sáng lập năm 1899. Ngày 9/3/1908, sau một cuộc họp ở nhà hàng Orologio gần Piazza del Doumo, một nhóm CĐV nổi loạn người Ý và Thụy Sĩ quyết định li khai và lập ra Inter Milan, CLB của riêng họ. 7 tháng sau, ngày 18/10/1908, Inter gặp Milan trong trận derby đầu tiên ở bên kia dãy Alpine, tại Chiazzo, Thụy Sĩ. Sự kình định giữa 2 CLB ra đời từ kể từ đó.Phải đến hơn 60 năm sau, ngày 29/6/1969 mới lại có một trận derby khác diễn ra ngoài Italy. Hai đội gặp nhau tại sân Yankee ở New York trong một giải đấu giao hữu.

Những người anh em thù hận

Trong cuốn sách “Tất cả những cuộc chiến truớc đây của chúng tôi”, nhà văn Javier Marca, là một CĐV cuồng nhiệt của Real Madrid, đã viết: “Sự thù hận không phải là điều dễ dàng mà có”. Ông lập luận rằng: “Trong bóng đá, cần phải có nhiều năm chiến thắng, bất kể chiến thắng đó có xứng đáng hay không, phải có những bàn thắng ngoạn mục và kiêu kì, phải có những cầu thủ vĩ đại và kì tài, phải thỉnh thoảng xúc phạm đối phương và khiến hàng nghìn CĐV của họ phải thất vọng. Như thế mới tạo nên sự căm hận. Sự căm hận tột cùng nhất được khơi dậy bởi một phong độ ổn định, bởi những kết quả tuyệt vời, và sau đó nó sẽ được tán dương như thể Antonio Salieri coi thường Mozart vậy.”.

Tuy nhiên, sự thù hận giữa các CĐV của Milan và Inter có ngay từ trận derby đầu tiên. Chỉ có điều nó hơi khác so với những nơi khác. “Chúng tôi giống như những người anh em thù hận hơn là những kẻ thù của nhau”. Luca, một CĐV cực hữu của Inter , ngồi ngoài quán Bar Stadio chỉ cách sân San Siro vài chục mét vừa ăn chiếc bánh sandwich kẹp pho-mát vừa nói về trận derby thành Milan. Ở các trận derby khác trên khắp Italia, đặc biệt như tại Rome và Turin, sự kình địch gay gắt giữa các đối thủ thường dẫn tới bạo lực giữa 2 nhóm CĐV quá khích của 2 phe. Nhưng chuyện đó rất ít khi xảy ra ở San Siro, sân nhà chung của Milan và Inter. Luca lí giải: “Chúng tôi tuy chẳng ưa gì nhau, nhưng có lẽ cả hai đều ghét Juventus hơn. Tuy có xúc phạm và chế nhạo nhau nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó thôi. Thực ra, chúng tôi sống cùng nhau trên một đường phố, làm việc ở cùng một nhà máy và cùng nhau đi lại trên một chiếc xe điện ngầm. Đúng là đôi lúc có một số chuyện vượt ngoài tầm kiểm soát, nhưng rất ít ”.

Những người đã quen với các trận derby căng thẳng hơn có thể sẽ lấy làm lạ khi thấy các CĐV của Milan và Inter thường ngồi uống bia và tán gẫu với nhau trong quán bar trước mỗi trận đấu. Việc các thành viên trong một gia đình ở Milan là CĐV của cả AC và Inter cũng chẳng phải là chuyện hiếm. Trận derby thành Milan mang vấn đề uy tín nhiều hơn là một cuộc nội chiến. Nó thiếu sự chia rẽ về tôn giáo hay chính trị vốn luôn tiềm ẩn đằng sau những trận derby ở Madrid, Rome, hay Glasgow Thực ra sự mâu thuẫn gay gắt về chính trị giữa 2 CLB đã từng tồn tại trong lịch sử nhưng nó đã nhạt đi trong thập kỉ gần đây. Inter vẫn được cho là CLB thuộc phái cánh hữu, bảo thủ, thu hút được các CĐV từ những khu phố giàu có của Milan Tuy nhiên, mặc dù là ông trùm dầu lửa của Italia, nhưng ngài Chủ tịch Massimo Morratti lại được coi là nhà chính trị theo đường lối cánh tả, thậm chí đã từng được phe trung tả đề cử tranh chức thị trưởng Milan. Ngược lại, AC Milan đã có thời được coi là đội bóng của tầng lớp lao động. Đội bóng nhận được sự ủng hộ của nhiều nghiệp đoàn và các nhà hoạt động cánh tả. Ấy vậy mà những thành công trong khoảng 15 năm trở lại đây của CLB phần lớn nhờ đồng tiền ông trùm truyền thông Silvio Berlusconi, đương kim thủ tướng Ý và thủ lĩnh đảng Forza Italy theo đường lối trung hữu!

Ngày nay, sự khác biệt giữa 2 CLB chỉ còn là lối chơi và cách tìm kiếm vinh quang.

Ánh sáng, màu sắc và âm thanh

“Tiến gần đến San Siro vào buổi chiều tối trước trận đấu, bạn phải nín thở bởi những ánh sáng rực rỡ chói lòa”, một CĐV khác của Inter tên là Giuseppe cho biết, “Đứng ngoài SVĐ, bạn có cảm tưởng thế giới xung quanh như ngừng trôi bởi trái tim các CĐV đã tìm thấy tổ ấm, tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống”.

Sau trận derby ngày 11/5/2000 kết thúc với thắng lợi kỉ lục 6-0 nghiêng về Milan, báo chí địa phương đã không tiếc lời ca ngợi về một chiến thắng lịch sử và một kỉ lục mới được nêu trong những lần đọ sức giữa 2 đội. 2 bàn của Shevchenko, 2 bàn của Comandini, và 2 bàn còn lại do công của Giunti, Serginho đã làm huỷ hoại những thứ “đồ chơi đắt tiền” của ông Moratti. Đó cũng là trận đấu đưa ngài Chủ tịch Milan Berlusconi lên chín tầng mây. Người ta đồ rằng chiến thắng của ông tại cuộc tổng tuyển cử Italia 2 ngày sau đó có đóng góp rất lớn từ trận đại thắng của Milan. Sau trận đấu, Inter đã buộc phải rời sân trong sự hộ tống nghiêm ngặt của cả 1 phái đoàn cảnh sát do các CĐV của họ cố gắng tràn xuống sân để trừng phạt Vieri và các đồng đội. Họ trút nỗi tức giận bằng cách liệng các đồng xu và ném vỏ lon bia vào chiếc xe bus chở các cầu thủ Inter đang muốn thoát thật nhanh khỏi sân.

Sau đó, HLV Marco Tardelli của Inter đã phải thú nhận rằng đó là “những cảnh tượng tồi tệ nhất mà ông từng được chứng kiến trong cuộc đời”. Còn đội trưởng Milan Paolo Mandini khẳng định rằng anh không muốn chơi tại San Siro trong bầu không khí sục sôi căm hận như vậy nữa.

Những nhân vật thuộc về lịch sử

HLV Achentina Helenio Herrera, được biết đến với biệt danh “thầy phù thuỷ”, đã dẫn dắt Inter Milan đến những thành công vĩ đại nhất trong lịch sử CLB này ở thập niên 60 của thế kỉ trước với 3 Scudetto, 2 cúp C1 và 2 cúp Liên lục địa. “Ngay cả khi bạn đã cống hiến tất cả những gì mình có, thế vẫn là chưa đủ”- câu nói ưu thích ấy của Herrera đã phần nào nói lên phong cách của ông. Đối với người phát minh ra chiến thuật “Catenaccio” này, quyết tâm thi đấu hết mình của mỗi cầu thủ quan trọng hơn những đường chuyền công phu; việc xây dựng một bức tường phòng ngự không thể xuyên thủng được coi trọng hơn việc tạo ra những phương án tiến công lắt léo.

PHẦN 10 - ĐỘI HÌNH TIÊU BIỂU MỌI THỜI ĐẠI


Đội hình 3-4-3

Thủ môn: Lorenzo Buffon (1949-59) - Buffon khởi đầu sự nghiệp khá sớm ở tuổi 20. Trong một thập kỉ ông đã cùng đoàn quân sọc đỏ đen giành được 4 danh hiệu Scudetto. Ông có một vị trí quan trọng trong đội hình lớn đầu tiên của Milan. Trong đội hình khi đó có bộ ba người Thuỵ Điển rất nổi tiếng là Gre-No-Li. Ông đã mang băng đội trưởng của Italy 16 lần.

Hậu vệ: Franco Baresi (1977-97) - Cùng với Franz Beckenbauer và Gaetano Scirea, có lẽ Baresi là một trong những “libero” vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá. Ông đã được bầu chọn là cầu thủ Italy vĩ đại nhất trong thế kỉ XX. Trong cả sự nghiệp ông chỉ chơi cho duy nhất một CLB là Milan và khi ông từ giã sân cỏ, CLB đã không bao giờ có thêm một chiếc áo số 6 nào nữa. Trong 20 năm, ông đã 6 lần vô địch Serie A và 3 lần vô địch Châu Âu. Ông cũng đã 81 lần khoác áo ĐTQG và là đội trưởng của á quân Italy tại USA 94.

Hậu vệ: Karl-Heinz Schnellinger (1965-74) – Ông là một cầu thủ tóc vàng rất thông minh. Người Ý nhớ đến ông không hoàn toàn là do những đóng góp của ông cho Milan mà chính vì ông là người đã ghi bàn gỡ hoà 3-3 cho các cầu thủ Đức trong trận BK thế kỉ tại WC 1970 giữa Đức và Ý. Kết quả cuối cùng cỗ xe tăng Đức đã giành chiến thắng 4-3 sau hiệp phụ và đập tan giấc mơ của đội bóng màu thiên thanh. Trong 9 năm chơi cho Milan ông đã giành được 1 danh hiệu Scudetto, 1 cúp Châu Âu, 2 siêu cúp nước Ý và 3 cúp quốc gia Italy.

Hậu vệ: Paolo Maldini (1984-2008) – Anh là một trong những huyền thoại của bóng đá nói chung. Gần nửa thế kỉ qua, Maldini vẫn là một phần của bóng đá đỉnh cao. Anh bắt đầu sự nghiệp với Milan năm 1985 và anh đã trở thành cầu thủ có số lần mang băng đội trưởng nhiều nhất trong lịch sử CLB cũng như tại Serie A. Trong vô vàn giải thưởng anh đã đoạt được đáng kể nhẩt là 7 lần vô địch Serie A và 5 lần nâng cao cúp Châu Âu. Anh cũng là cầu thủ có số lần khoác áo ĐTQG Italy kỉ lục với 126 lần là đội trưởng của Azzuri.

Tiền vệ: Nils Liedholm (1949-61) - Ông là một trong những người Thuỵ Điển được kính trọng nhất. Khả năng truyền bóng của ông hoàn hảo đến mức người ta đồn rằng trong hai mùa giải liên tiếp ông không hề mắc một lỗi nào. Khi ông từ giã sân cỏ, toàn bộ khán giả tại San Siro đã đứng dậy hoan hô ông trong vòng 5 phút. Ông là một trong bộ ba người Thuỵ Điển huyền thoại của Milan, hai người kia là Gunnar Gren và Gunnar Nordahl. Ông đoạt 4 danh hiệu Scudetto với Milan và sau đó lại dẫn dắt họ và Roma vô địch Serie A.

Tiền vệ: Frank Rijkaard (1988-93) – Ông là một tiền vệ phòng ngự thuộc hang hay nhất TG. Tuy nhiên sự nghiệp của ông lại không được công nhận như những người đồng hương Gullit và Van Basten. Cùng với Milan ông đã 2 lần đoạt được Scudetto và hai lần chiến thắng tại cúp Châu Âu. Chính ông là cầu thủ ghi bàn thắng quyết định vào lưới Befica đem về chiếc cúp vô địch cho Milan năm 1990. Sự nghiệp thi đấu cho ĐTQG Hà Lan của Rijkaard cũng không kém thăng trầm. Anh đã cùng cơn lốc màu da cam chiến thắng tại EURO 88 song lại bôi nhọ danh tiếng của mình bằng việc nhổ nước bọt vào Rudi Voller tại Italia 90’.

Tiền vệ: Roberto Donadoni (1986-96 & 1997-99) – Trong nhiều năm người Ý đã không thể tự hào vì họ đã không có nhiều tiền vệ suất sắc, song Donadoni chắc chắn phải làm cho các CĐV tại đất nước hình chiến ủng hài lòng vì ông chính là một trong những tiền vệ hay nhất. Milan đã chiến thắng Juventus trong cuộc chạy đua để có dược chữ kí của Donadoni và họ đã không phải thất vọng. Sau hơn một thập kỉ chơi cho Milan ông có thể tự hào vì đã giành được hầu hết mọi vinh quang ở cấp CLB. Với một tầm bao quát rộng lớn và kĩ thuật rất tốt, ông cũng đã 63 lần khoác áo ĐTQG Italy. Tuy nhiên kỉ niệm với Azzuri của ông lại không mấy vui do ông đã đá hỏng quả penalty khiến Italy bị loại tại trận BK Italia 90’ bởi các cầu thủ Argentina.

Tiền vệ: Gianni Rivera (1960-79) - “Cậu bé vàng” Rivera bắt đầu sự nghiệp chơi bóng tại Serie A cho CLB quê nhà Alessandria ở tuổi 15. Tài năng của ông đã được Milan chú ý và họ đem ông về San Siro. Trong 19 năm sau đó, ông đã đoạt được rất nhiều danh hiệu ở cấp CLB, đặc biệt là 3 danh hiệu Scudetto và 2 cúp Châu Âu. Màn trình diễn của ông trong trận CK cúp Châu Âu 1969 giữa Milan và Ajax Amsterdam (Kết quả Milan thắng 4-1) được coi là màn trình diễn cá nhân xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá. Chính nhờ trận CK đó mà Rivera được nhận “Quả bóng vàng” năm đó. Tuy nhiên, cũng giống như “Cậu bé vàng” Alessandro Del Piero ngày nay, Rivera cũng không hề nhận được vinh quang như thế ở cấp ĐTQG.

Tiền đạo: Jose Altafini (1958-65) - Rất nhiều người coi Altafini như là cầu thủ Brazil vĩ đại nhất đã từng thi đấu tại Serie A. Sau 248 lần ra sân ông đã ghi được 168 bàn cho CLB và giành được vô số danh hiệu. Thời điểm đáng nhớ nhất với tiền đạo này có lẽ là trận CK cúp Châu Âu năm 1963. Ông đã ghi cả hai bàn đem về chiến thắng 2-1 cho Milan trước các cầu thủ Befica của Eusebio. Sau đó ông đã chuyển sang thi đấu cho Napoli rồi Juventus và ở đâu ông cũng có những thành công đáng nể. Ông từ giã sự nghiệp khi đã gần 38t sau 18 năm chinh chiến tại bán đảo này.

Tiền đạo: Marco Van Basten (1987-93) – Ông là một mẫu tiền đạo đúng nghĩa. Van Basten là mảnh ghép cuối cùng trong bộ ba người Hà Lan tại sân San Siro. Ông đã giành được 3 danh hiệu “Quả bóng vàng” , 3 Scudetto, 2 cúp Châu Âu và ghi được 108 bàn sau 168 lần ra sân. Ông cũng là ngôi sao lớn cuả Hà Lan.Chính tiền đạo này đã ghi một bàn thắng đáng nhớ trong trận CK EURO 88. Ông từ giã sân cỏ năm 29t do chấn thương.

Tiền đạo: Gunnar Nordahl (1949-56) – Không bàn đến kĩ thuật cũng như là sức mạnh của tiền đạo này mà chỉ cần nhìn vào thành tích ghi bàn của ông cũng đủ để dành cho ông vinh dự là một chân sút tiêu biểu của Milan. Với 210 bàn trong 257 trận, ông không những là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử Milan mà còn là cầu thủ có số bàn thắng ghi được nhiều thứ hai tại Serie A sau Silvio Piola. Ông đã 5 lần đoạt danh hiệu “Vua phá lưới” và 2 lần là nhà vô địch Serie A.Ông cũng đã ghi 33 bàn sau 43 lần khoác áo Thuỵ Điển.




Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-12-2009   #47
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.431
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Đội hình xuất sắc nhất Premier League thập niên qua

Ngoại trừ sự hiện diện bất ngờ nhưng xứng đáng của Shay Given, các tên tuổi còn lại được ESPN lựa chọn cho đội hình tiêu biểu của giải Ngoại hạng thập niên đầu thế kỷ 21 đều đang hoặc đã từng chơi cho “tứ đại gia”.

Thủ môn: Shay Given


Shay Given nổi bật ở sự ổn định và phản xạ cực kỳ nhạy bén

Dù trong màu áo Newcastle trước đây hay Manchester City hiện nay, thủ thành người Ai len vẫn luôn duy trì được sự ổn định hiếm có, thậm chí hơn cả những tên tuổi nổi tiếng như Petr Cech, Edwin Van der Sar hay Jose Reina. Ngoài biệt tài trong những pha đối mặt với tiền đạo đối phương, Shay Given còn luôn gây ấn tượng ở những pha cứu thua ngoạn mục với phản xạ cực nhanh.

Hậu vệ phải: Gary Neville

Trong những năm tháng đỉnh cao, không ai tại Premier League vượt qua được thủ quân của MU về sự ổn định cũng như khả năng lên công về thủ nhịp nhàng nơi cánh phải. Giờ đây, tuy đã bước vào giai đoạn xế chiều của sự nghiệp nhưng Neville vẫn là tấm gương lớn cho các cầu thủ trẻ về tinh thần chiến đấu và sự chuyên nghiệp.

Trung vệ: John Terry

Một trong những cầu thủ hiếm hoi đi lên từ lò đào tạo trẻ của Chelsea. Terry hội tụ mọi yếu tố của một trung vệ hàng đầu cũng như một thủ lĩnh trên sân. Luôn mạnh mẽ trong tranh chấp tay đôi và cực khó đánh bại ở những tình huống không chiến, Terry thực sự là “hòn đá tảng” ở hàng thủ The Blues cũng như đội tuyển Anh.

Trung vệ: RioFerdinand



Rất khó để vượt qua Rio Ferdinand khi anh ở đỉnh cao phong độ

Cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo của West Ham này hiện vẫn đang là hậu vệ đắt giá nhất bóng đá Anh sau khi gia nhập MU từ Leeds Utd với giá 30 triệu bảng hồi năm 2002. Sở hữu thể lực và thể hình tuyệt vời, lối chơi nhanh nhẹn, thông minh của Ferdinand giúp anh trở thành đối tác lý tưởng của Vidic (tại MU) hay Terry (ở ĐT Anh).

Hậu vệ trái: Ashley Cole

Với tốc độ không kém một VĐV điền kinh và đặc biệt hiệu quả trong những pha lên tham gia tấn công, cựu cầu thủ Arsenal xứng đáng là hậu vệ trái số 1 của xứ sương mù trong thập niên này. Bên cạnh đó, tinh thần chiến đấu không khoan nhượng và sự ổn định của Cole là những phẩm chất đáng khâm phục.

Tiền vệ trái: Ryan Giggs

Một trong những “tượng đài sống” của MU và Premier League. Ở tuổi 36, lão tướng người xứ Wales vẫn đóng vai trò quan trọng trong màu áo “Quỷ đỏ” nhờ kinh nghiệm, lối chơi thông minh và khả năng tạo đột biến vẫn chưa biến mất ở cái chân trái “thần sầu”. Giggs đang giữ kỷ lục về số lần khoác áo MU nhiều nhất trong lịch sử và là cầu thủ duy nhất ghi bàn ở tất cả các mùa giải kể từ khi Premier League ra đời. Tương tự như một huyền thoại khác của MU, George Best, nỗi thất vọng duy nhất trong sự nghiệp của Giggs có lẽ là việc anh “lỡ hẹn” ở các giải đấu lớn cùng ĐT xứ Wales.

Tiền vệ trung tâm: Paul Scholes

Trưởng thành từ đội trẻ của MU, Scholes sớm trở thành trụ cột nơi tuyến giữa “Quỷ đỏ” khi được đưa lên đội chính năm 1994. Thấp bé nhưng tiền vệ này nổi bật ở khả năng điều phối bóng siêu hạng, tầm quan sát tinh tế và sở hữu những pha dứt điểm từ xa đã trở thành “thương hiệu” riêng.

Tiền vệ trung tâm: Patrick Vieira


Kể từ khi Vieira ra đi, Arsenal không còn gặt hái được thành công như trước do thiếu một thủ lĩnh quan trọng ở tuyến giữa

Trái ngược với Paul Scholes, ngôi sao người Pháp là mẫu tiền vệ trung tâm thiên về sức mạnh và khả năng đánh chặn tuyệt vời. Thể hình và thể lực cực tốt giúp Vieira luôn nổi trội trong những pha tranh chấp tay đôi. Hơn thế nữa, anh còn tham gia hỗ trợ phòng ngự cũng như phát động tấn công rất hiệu quả.

Tiền vệ trung tâm: Steven Gerrard

“Linh hồn” và là biểu tượng của Liverpool. Gerrard đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sơ đồ chiến thuật của đội bóng thành phố Cảng cũng như có ảnh hưởng lớn ở bên ngoài sân cỏ. Không chỉ truyền nhiệt huyết cho các đồng đội với lối chơi rực lửa, Gerrard còn rất xuất sắc ở khả năng kiến tạo và trực tiếp ghi những bàn thắng quan trọng.

Tiền vệ phải: Cristiano Ronaldo


Ronaldo góp công lớn trong những chiến tích gần đây của MU

Sau 6 mùa giải gắn bó với MU, ngôi sao người BĐN đã nhanh chóng trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và là mẫu tiền vệ hiện đại, giỏi kiến tạo và khả năng ghi bàn đa dạng. Thành tích ghi tổng cộng 42 bàn ở mùa giải 2007-08 của anh có lẽ sẽ khó có tiền vệ nào vượt qua được.

Trung phong: Thierry Henry


Tỏa sáng trong màu áo Arsenal với vai trò một tiền đạo, “Titi” bộc lộ mọi phẩm chất của một cầu thủ săn bàn bẩm sinh với tốc độ, kỹ thuật và nhạy cảm ghi bàn tuyệt vời. Anh trở thành mối đe dọa đáng sợ với mọi hàng phòng ngự tại Premier League và góp công lớn trong những chiến tích của “Pháo thủ” giai đoan đầu thập niên này.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-12-2009   #48
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.431
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
10 cầu thủ xuất sắc nhất Serie A thập kỷ qua

Với những đóng góp to lớn và tạo nên thành công chung cho Serie A thập niên đầu thế kỷ 21, những Thuram, Maldini, Nedved, Kaka hay Totti xứng đáng được tôn vinh.


Lilian Thuram - Chiến binh ở hàng phòng ngự Juve

1. Lillian Thuram

Rời Monaco để tới Parma năm 1996, cầu thủ có số lần khoác áo ĐT Pháp nhiều nhất trong lịch sử này đã giúp CLB mới giành được UEFA Cup và Cúp QG cũng như Siêu Cúp Italia. Nhận thấy đẳng cấp của Thuram, BLĐ Juventus đã chiêu nạp về và trong vai trò hậu vệ phải cũng như trung vệ, anh đã giúp Bà đầm già giành được 4 scudetto và 1 Cúp QG.

2. Alessandro Nesta

Không có được thể hình lực lưỡng nhưng với lối chơi bóng thông minh, Nesta từng đưa Lazio tới giai đoạn thăng hoa của đội với 1 scudetto và 1 Cúp C2. Năm 2002, AC Milan đã phải cắn răng bỏ ra 25 triệu bảng để đưa về. Tại đây, anh kịp gặt hái 2 Cúp bạc Champions League, 1 scudetto và chiếc Cúp vàng thế giới.

3. Paolo Maldini

Một trong những cận vệ già xuất sắc và trung thành nhất thành Milano. 25 năm cống hiến với 7 chức VĐQG, 5 Cúp châu Âu và 12 danh hiệu lớn nhỏ khác, Maldini đã tạo nên một số 3 huyền thoại tại sân San Siro.

4. Zlatan Ibrahimovic

Juventus đã phải tốn 13 triệu bảng để đưa anh về từ Ajax. Ngay lập tức, Ibra không tốn quá nhiều thời gian để hòa nhập. 23 bàn trong 2 mùa giải, Juve còn có lãi khi bán sang cho Inter với giá 17 triệu bảng.

Tại Inter, không hài lòng với Vua phá lưới giải quốc nội, Ibra quyết định ra đi với scudetto và giúp đội bóng này có lãi lớn khi bán anh cho Barca với giá tương đương 69 triệu bảng.

Ibrahimovic - Chân sút thượng thặng tại Serie A

5. Pavel Nedved

Rời Sparta Prague năm 1996 để tới Lazio, Nedved nhanh chóng giúp đội đoạt Cúp C2 trước khi tới Juve trong vai trò thế chân Zidane. Và anh góp công không nhỏ vào 4 scudetto trong 5 mùa giải tiếp theo của Bianconeri.

6. Francesco Totti

Dù không giành được nhiều danh hiệu cùng AS Roma nhưng Totti vẫn luôn chứng tỏ vai trò đầu tàu tại đội bóng. Chơi tốt ở vị trí dẫn dắt cũng như tiền đạo, ảnh hưởng của “Hoàng tử thành Rome” lên CLB cũng như bóng đá Italia là không thể bàn cãi.


Hoàng tử Totti luôn tạo được ảnh hưởng lớn tới toàn đội AS Roma

7. Alessandro Del Piero

Một trong những cầu thủ thành công nhất và được yêu quý nhất tại thành Turin. 16 năm gắn bó đủ để Del Piero ghi dấu ấn là Cầu thủ khoác áo nhiều nhất và ghi nhiều bàn thắng hàng đầu cho Juve. Các danh hiệu VĐ Serie A trong thập kỷ qua và 1 Champions League trước đó đã nói lên tất cả.

8. Andriy Shevchenko

Vừa chân ướt chân ráo tới Milan, Shevchenko sớm gây kinh ngạc tại Serie A khi là Vua phá lưới ngay trong mùa giải đầu tiên. (24 bàn trong 32 trận). Bên cạnh 127 bàn trong 208 trận cho Milan, anh chính là cầu thủ ghi bàn quyết định giúp Rossoneri đăng quang Champions League năm 2003. Đáng tiếc quyết định chuyển tới Chelsea năm 2006 đã chôn vùi vinh quang của tuyển thủ Ukraine này.

9. Kaka

Một nhạc trưởng mẫu mực của AC Milan. Lối chơi quyết rũ nhưng đầy hiệu quả giúp Milan vươn tới đỉnh cao châu Âu và giúp Kaka đoạt được hàng tá phần thưởng cá nhân. Đáng tiếc do những vấn đề tài chính, Milan buộc phải để anh tới Real Madrid với giá hơn 50 triệu bảng.

10. Gianluigi Buffon

Đơn giản là thủ môn xuất sắc nhất bóng đá Italia hiện nay. Chuyển tới Juve vào năm 2001 với mức giá kỷ lục cho một thủ môn, Buffon dường như không thể thay thế trong khung thành của Bà đầm già cũng như ĐTQG Italia.



Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-03-2010   #49
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.431
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Alex Ferguson và con đường thành huyền thoại

Trải qua 36 năm gắn bó với nghiệp cầm quân, HLV người Scotland đã có bộ sưu tập đồ sộ gồm 44 chiếc Cup, đủ biến tên tuổi ông thành bất tử trong lịch sử bóng đá.



Ferguson có thành công đầu tiên trong nghiệp cầm quân khi đưa St Mirren từ nửa cuối bảng xếp hạng giải hạng nhì lên hạng nhất Scotland năm 1977. Sau khi bị sa thải vì bất đồng năm 1978, ông nhận lời dẫn dắt Arbedeen (Scotland) từ tháng 6 cùng năm.



Aberdeen đã đem lại cho Ferguson những danh hiệu đầu tiên với chiếc Cup Scotland năm 1983 rồi Cup C2 châu Âu một năm sau đó (thắng Real Madrid 2-1 trong trận chung kết). 1983 cũng là năm đánh dấu mối lương duyên giữa Ferguson với MU, khi Aberdeen của ông gặp MU của Ron Atkinson - đồng nghiệp mà ông lên thay 3 năm sau đó - trong trận tưởng nhớ cựu danh thủ Martin Buchan.



Tháng 11/1986, sau một loạt kết quả tồi tệ, Ron Aktinson bị MU sa thải, nhường chỗ cho Ferguson. Nhưng HLV người Scotland cũng ra mắt không thành công khi đội thua Oxford 0-2.



3 mùa giải đầu tiên dưới sự chỉ đạo của Ferguson, MU không có dấu hiệu tiến bộ và vẫn tay trắng. HLV người Scotland về sau gọi tháng 12/1989 là "thời điểm tồi tệ nhất của ông kể từ khi bén duyên với bóng đá". Sau 7 trận liên tiếp không thắng, Ferguson đứng trước nguy cơ bị sa thải nếu MU thua Nottingham Forrest trong trận đấu thuộc vòng ba Cup FA. Nhưng một bàn thắng quý như vàng mười của Mark Robins đã giúp MU thắng trận 1-0 và trận đấu này về sau vẫn được nhắc đến như trận đấu đã cứu vãn cho cả sự nghiệp của Ferguson ở sân Old Trafford.



Vượt qua thời khắc ngặt nghèo nhất, Ferguson và MU thẳng tiến vào trận chung kết Cup FA mùa 1989-1990, nơi họ thắng Crystal Palace trong trận đá lại, nhờ bàn thắng duy nhất của Lee Martin.



Chiếc Cup FA mùa 1989-1990 ấy là danh hiệu đầu tiên mở màn cho một loạt chiến công kỳ vĩ mà Ferguson lập được cùng MU.



Thành công liên tiếp đến sau đó. Tháng 5/1991, Ferguson có danh hiệu châu Âu đầu tiên cùng MU sau khi thắng Barca 2-1 ở chung kết Cup C2.



Năm 1992, Ferguson có một trong những quyết định quan trọng nhất sự nghiệp cầm quân khi đưa Eric Cantona về sân Old Trafford từ Leeds Utd với giá 1,2 triệu bảng.



Cantona trở thành cảm hứng chiến thắng mới và hợp với Mark Hughes thành một cặp tiền đạo lợi hại, giúp MU vươn lên vị trí số một giải Ngoại hạng mùa 1992-1993, kết thúc 26 năm dài đội bóng chờ đợi danh hiệu ở giải VĐQG. Đây cũng là chức vô địch Anh đầu tiên mà Ferguson có được trong sự nghiệp cầm quân ở MU.



MU vô địch giải Ngoại hạng năm kế tiếp rồi hạ Chelsea 4-0 trong trận chung kết Cup FA. Đây là lần thứ hai Ferguson đoạt cú đúp danh hiệu quốc nội, sau lần cùng Aberdeen vô địch quốc gia và đoạt Cup Scotland năm 1985. Dù MU trắng tay ở mùa kế tiếp, Ferguson vẫn được đánh giá là thành công khi gây dựng một thế hệ cầu thủ trẻ tài năng gồm Giggs, Scholes, anh em nhà Neville và nổi tiếng hơn cả là Beckham..., làm nòng cốt cho những thành công vang dội về sau. Chính thế hệ ấy đã đem lại cho Ferguson cú đúp danh hiệu thứ hai cùng MU với chức vô địch giải Ngoại hạng và Cup FA ở mùa 1995-1996.



Năm 1999 ghi dấu chiến công ấn tượng nhất lịch sử MU cũng như nghiệp cầm quân của Ferguson, khi ông cùng "Quỷ đỏ" đoạt cú ăn ba danh hiệu lớn ở giải Ngoại hạng, Cup FA và Champions League. Trong đó, trận chung kết mặt trận châu Âu với Bayern Munich xứng đáng được được đưa vào sách vở. MU bị dẫn 1-0 đến phút 90, nhưng xuất sắc ngược dòng thắng 2-1 trong thời gian bù giờ hiệp hai, nhờ những điều chỉnh xuất thần của Ferguson - đưa Sheringham và Solskjaer vào sân, để họ liên tiếp ghi hai bàn quyết định.



Chiến thắng 2-0 trên sân của Wigan hồi tháng 5/2008 giúp Ferguson có danh hiệu vô địch giải Ngoại hạng thứ mười cùng MU.



0 ngày sau khi đăng quang ở giải Ngoại hạng, MU sang Moscow đá chung kết Champions League với Chelsea. Đó là một trận khó khăn và tỷ số hòa 1-1 sau 120 phút đọ tài buộc hai đội phải bước vào loạt đá luân lưu, nơi MU là đội chiến thắng. Đây là lần thứ hai Ferguson nếm vị ngọt vinh quang ở sân chơi số một châu Âu cấp CLB.



Khởi đầu chậm chạp ở mùa giải tiếp theo, 2008-2009, nhưng MU vẫn thẳng tiến đến ngôi vô địch giải Ngoại hạng, qua đó giúp Ferguson thành HLV đầu tiên trong lịch sử bóng đá Anh 3 năm liền đăng quang ở giải đấu này. Chiến công ấy cũng giúp MU vươn lên sánh ngang Liverpool với tư cách hai đội bóng đoạt nhiều danh hiệu vô địch Anh nhất lịch sử - 18 lần.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến chet_lahet vì bài viết hữu ích này:
--Yuna-- (30-03-2010), Dương Nghiệp (29-03-2010), sao_phu08 (28-03-2010)
Cũ 25-08-2010   #50
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.431
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Nhện đen – Thủ môn vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá

Năm 1963, Lev Yashin nhận được Quả bóng Vàng châu Âu. Ông đã trở thành thủ môn đầu tiên (và cũng là duy nhất) trong lịch sử bóng đá vươn đến đỉnh cao đó. Chỉ riêng chi tiết này cũng đủ khắc họa một Yashin “huyền thoại”! Có lẽ không ai phủ nhận Yashin là thủ môn vĩ đại nhất lịch sử. Kỷ lục 270 trận chính thức giữ sạch lưới cùng hơn 150 lần cản phá thành công phạt đền cũng là chi tiết độc nhất vô nhị của Yashin, điều đó làm nên sự khác biệt giữa danh thủ này với những đồng nghiệp trước thời, cùng thời hoặc là đàn em của Yashin.



Một số nhà chuyên môn cho rằng các thủ môn xuất sắc trong chục năm qua như Gianluigi Buffon hay Oliver Kahn không kém Yashin về kỹ thuật. Tuy nhiên, hai ngôi sao của Ý và Đức kể trên không đem lại nét gì mới mẻ cho công việc của một thủ môn, vì thế không thể sánh với thủ môn huyền thoại người Liên Xô về những ảnh hưởng và dấu ấn mang giá trị tiên phong đối với vai trò của thủ môn nói riêng và bóng đá thế giới nói chung.

Yashin không đơn thuần là thủ môn, rất nhiều cựu danh thủ, đồng đội, đối thủ, các nhà nghiên cứu bóng đá cùng có kết luận ấy. Danh thủ Liên Xô này vừa là người giữ thành xuất sắc, vừa là libero cừ, đồng thời cũng là ngôi sao tấn công đáng nể. Dễ hiểu thôi, Yashin được một cuốn sách hay về lịch sử bóng đá thế giới ghi nhận là “Thủ môn đầu tiên ý thức tầm quan trọng và thực hiện rất thành công việc làm chủ khu 16m50”.

Trên thế giới từng xuất hiện nhiều thủ môn rất giỏi, nhưng vừa phản xạ xuất sắc trong khu 5m50, vừa lao ra cản phá hiệu quả bên trong và cả bên ngoài khu 16m50 như Yashin quả là hiếm, thậm chí có thể nói là cực hiếm. Các thủ môn hàng đầu thế giới những năm gần đây chỉ có mỗi Edwin van der Sar có phẩm chất tương tự, nhưng cũng không xuất sắc bằng Yashin. Chúng ta đã biết đến Van der Sar, cũng như các thủ môn lừng danh của xứ sở hoa tulip ở tài phát bóng nhanh (cả bằng chân lẫn tay) phát động một đợt tấn công nhanh là nét đặc trưng của bóng đá tổng lực của Hà Lan khởi xướng từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Trước đó chục năm, Yashin đã nhận ra tầm quan trọng của công việc tưởng như không cần thiết đối với thủ môn này, dù đội Liên Xô, cũng như CLB Dynamo Moscow của ông không chơi bóng đá tổng lực theo kiểu Hà Lan.

Yashin đi trước thời đại một, thậm chí nhiều thập kỷ về tư duy bóng đá. Rõ ràng, ông không chỉ là danh thủ đơn thuần theo phạm trù của một thủ môn. Yashin tham gia vào trận đấu nhiều hơn bất kỳ thủ môn này khác, mỗi lần ông “xuất tướng” đều hợp lý chứ không lố bịch hoặc mang màu sắc trình diễn (song thiếu hiệu quả) như Rene Higuita hoặc không ít thủ môn Nam Mỹ khác. Hiệu quả công việc là đặc thù đáng nhớ về Yashin (có tài liệu cho rằng trong 812 trận chơi bóng đá ở nhiều cấp độ khác nhau, thủ môn này giữ sạch lưới đến 480 trận), còn điều “bất thường” (nhưng đáng phục) về thủ môn này là thói quen uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc lá trước các trận quan trọng (phản khoa học thể thao, nhưng lại có tác dụng tốt với riêng Yashin).

Cuối cùng, khi nói về Yashin, không thể không nhắc đến tước hiệu Nhà thể thao số 1 trong lịch sử Liên Xô, huân chương Lenin (tước hiệu cá nhân cao thứ nhì đối với một công dân Liên Xô), chức vô địch 1960 và á quân châu Âu năm 1964, vô địch Olympic 1958, hạng Tư World Cup 66. Chính Yashin làm nên thời kỳ rực rỡ nhất của bóng đá Xô Viết.

Từng có nhiều huyền thoại bóng đá, nhưng những người có quá nhiều nét riêng mang tính cách mạng như Yashin chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chẳng hạn Pele, Maradona, Di Stefano, Cruyff.

Nhìn từ lịch sử

Banks “chịu thua” Yashin


Cuối năm 1999, nhiều tổ chức bóng đá, phương tiện truyền thông tổ chức bình chọn các danh hiệu hay nhất thế kỷ. Ở hạng mục thủ môn, trong khi đa số thống nhất chọn Lev Yashin dẫn đầu thì giới bóng đá Anh có vẻ không phục. Họ cho rằng Gordon Banks, thủ môn huyền thoại góp công lớn đưa nước Anh đến chiếc cúp vàng thế giới năm 1966 xứng đáng giữ vị trí số 1. Nhiều người Anh nhắc lại pha cứu thua kinh điển của Banks ở VCK World Cup 1970. Đích thân Banks bảo rằng… có! Banks từng bay suốt chiều dài khung thành đẩy cú đánh đầu chắc ăn đến 99,99% của Pele khỏi khung gỗ ở pha bóng được gọi là “pha cứu thua hay nhất trong lịch sử World Cup”.

Thủ môn người Anh này từng giành chức VĐTG trong khi Yashin không bao giờ vươn đến danh hiệu này. Mặc dù vậy, Banks vẫn xem trọng Yashin: “Những gì Yashin làm luôn khiến người ta khó tin. Thủ môn này có phản xạ tuyệt vời mà tôi chưa từng thấy ở bất kỳ thủ môn nào khác. Yashin đoán tình huống rất giỏi và có thể cản phá bất kỳ cú dứt điểm nào. Tôi nhớ có một trận đấu của Liên Xô tại VCK World Cup 1966, Yashin dũng cảm cản phá bóng ngay trong chân một cầu thủ đối phương tưởng như sẽ sút văng đầu Yashin khỏi cổ. Tôi chưa thấy pha bóng nào ngoạn mục như thế”.

Ngay sau khi Banks thừa nhận tài năng của Yashin, không còn ai tranh cãi về vị trí thủ môn số 1 trong lịch sử nữa. Tạp chí uy tín của Anh World Soccer thậm chí xếp Yashin vào vị trí số 11 trong số 100 danh thủ hay nhất thế kỷ 20, trên cả các huyền thoại của nước Anh như Bobby Charlton (hạng 12), Bobby Moore (14). Banks chỉ xếp thứ 34, một thủ môn huyền thoại khác là Dino Zoff hạng 47.

Bạn có biết?

Bí quyết bắt penalty của Yashin Lev Yashin có thân hình hộ pháp (cao 1m90, nặng 86kg) cùng phản xạ cực nhanh. Đứng trong khung gỗ, thủ môn huyền thoại này như người khổng lồ mà mọi đối thủ đều ngán ngại. Ngay cả khi đối diện với một bàn thua từ chấm phạt đền, Yashin vẫn bình tĩnh như không. Ông lý luận: “Thủ môn có thua trong cuộc so tài với đối thủ từ chấm phạt đền cũng không có gì lạ, nhưng nếu tôi thắng thì đó là kỳ công”.

Trong sự nghiệp, Yashin đã hơn 150 lần cản thành công phạt đền (hoặc 11m). Đấy là kỷ lục mà có lẽ không có thủ môn nào phá nổi.

Bí quyết của Yashin là sự tự tin. Ông luôn tin mình có thể thành công, và từng có lúc ông cản thành công 6 quả phạt đền liên tiếp. Yashin luôn nhìn chòng chọc vào mắt cầu thủ đối diện với ông trong loạt “đấu súng” như muốn đọc tâm lý của đối phương. Hễ phát hiện được sự bối rối của đối thủ, Yashin coi như yên tâm vì ông tin chắc mình sẽ đoán được hướng sút của đối phương (qua ánh mắt, chuyển động thân người và cách chạy đà), dù cản phá không thành công vẫn an ủi vì đã không bị đối thủ đánh lừa. Ngay cả những danh thủ lớn nhất cùng thời với Yashin khi đối diện với ông trên chấm 11m đều thừa nhận họ thường sút mạnh chứ không nghĩ đến việc làm cho thủ môn huyền thoại người Liên Xô này bị tréo giò.

Có một truyền thuyết về Yashin khi bắt phạt đền: trong khi tất cả thủ môn khác đều đứng chính giữa khung thành thì Yashin không ít lần đứng lệch sang một phía, thậm chí có khi lệch hẳn ở vị trí 1/3 chiều dài khung thành. Như thế, Yashin cố tình gây bối rối cho cầu thủ sắp sút bóng: anh ta chỉ có thể sút về góc rộng, thế là Yashin yên tâm phản xạ rồi tung người về góc mà chắc chắn đối thủ sẽ sút về khu vực đó. Khung thành rộng thế mà Yashin vẫn tự tin sẽ bay người kịp cản phá.

Tất nhiên không phải lúc nào Yashin cũng thành công, nhưng dẫu sao ai cũng nể phục sự sáng tạo táo bạo của thủ môn huyền thoại này. Tính sáng tạo cũng là một đặc điểm nổi bật của Yashin, không chỉ thể hiện ở tài bắt phạt đền.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến chet_lahet vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (26-08-2010)
Cũ 25-08-2010   #51
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.431
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Lịch sử về chiếc thẻ vàng và thẻ đỏ trong bóng đá

Trước khi chiếc thẻ vàng và thẻ đỏ ra đời, mỗi khi trọng tài muốn cảnh cáo hoặc phạt nặng bằng cách truất quyền thi đấu của một cầu thủ nào có mặt trên sân, trọng tài phải gọi anh ta đến và nói: “Tôi đuổi anh ra khỏi cuộc chơi vì lý do …!”, rồi sau đó báo cho đội trưởng của anh ta biết.



Trọng tài G. Poll với công thức "3 thẻ vàng = 1 thẻ đỏ" - Tại World Cup 2006, trọng tài người Anh được giao nhiệm vụ bắt chính trận đấu giữa Australia với Croatia. Do tính chất căng thẳng của trận đấu này nên phải tới thẻ vàng thứ ba dành cho Josip Simunic, trọng tài Poll mới “sực nhớ” tới chuyện đuổi trung vệ của Croatia. Pha xử lý “ẩu” này đã chấm dứt sự nghiệp của trọng tài Poll trong các giải đấu ở cấp độ quốc tế

Tuy nhiên cái khó cho trọng tài là nhiều khi ngôn ngữ của họ sử dụng khác tiếng nói của cầu thủ trên sân thì vô cùng bất tiện và làm cho huấn luyện viên, khán giả trên sân luôn thắc mắc, không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Có khi cầu thủ dù hiểu ý trọng tài nhưng cứ làm bộ không biết gì và chẳng chịu rời sân cho, khiến cuộc chơi phải dừng lại khá lâu mỗi khi án phạt được ban ra từ tiếng còi của trọng tài.

Cũng rơi vào tình cảnh như vậy trong trận tứ kết cúp bóng đá thế giới 1966 giữa đội tuyển Anh và Argentina mà trận đấu phải dừng lại đến hơn 10 phút đồng hồ vì cầu thủ Rattin của Argentina bị trọng tài huýt còi truất quyền thi đấu, nhưng anh ta cứ giả đò không biết trọng tài nói gì và chẳng chịu rời sân giùm. Người trọng tài xử lý trong trận đấu đó là Ken Aston, trọng tài người Anh (mất năm 2001), sau trận đấu lái ô xe hơi trên đường về nhà đến một ngã tư khi vượt qua đèn vàng ở một ngã tư, bất chợt ông nghĩ ra rằng: “Vàng là hãy chú ý, cẩn thận nhưng vẫn có thể đi tiếp. Đỏ: bắt buộc phải dừng lại thôi!”.

Chính vì thế trọng tài Ken Aston đã đưa ra ý tưởng thẻ vàng, thẻ đỏ nhằm mục đích giúp cho cầu thủ, huấn luyện viên và khán giả có thể hiểu ngay đến quyết định của trọng tài có liên quan đến cảnh cáo hay đuổi cầu thủ phạm lỗi ra khỏi sân.

Đến vòng chung kết cúp bóng đá thế giới năm 1970 tại Mexico, FIFA đã cho áp dụng thẻ vàng và thẻ đỏ trên các sân cỏ thế giới! Sự ra đời của nó đã được nhiều người hoan nghênh, ủng hộ. Nhưng thật ngạc nhiên ngày lần đầu tiên áp dụng thẻ phạt, không hề có một cầu thủ nào bị nhận thẻ đỏ cả. Mãi bốn năm sau, 1974, tại vòng chung kết cúp bóng đá thế giới ở nước Đức mới có năm cầu thủ phải rời sân vì bị thẻ đỏ.

Cầu thủ đầu tiên trên thế giới phải nhận thẻ đỏ là Carlos Caszely của đổi tuyển Chi Lê, bị đuổi ở phút thứ 67 trong trận đấu với đội tuyển Đức, trọng tài rút thẻ là người Tây Ban Nha tên Babacan. Cho đến nay cầu thủ phải nhận chiếc thẻ đỏ sớm nhất đó là José Batista của đội Uruguay. Vận động viên bóng đá này bị đuổi chỉ sau 53 giây thi đấu trong trận đổi tuyển Uruguay gặp đội tuyển Scotland ngày 13.6.1986, quyết định được do trọng tài người Pháp Joel Quiniou đưa ra. Cầu thủ chơi thô bạo này chỉ vừa kịp chạm bóng đúng một lần đồng thời với việc chạm cả đôi chân mình vào người đối phương từ phía sau và trọng tài đã buộc anh ta phải rời cuộc chơi sớm nhất!

Ban đầu thẻ được làm bằng giấy, nhưng hiện này, thẻ được làm bằng chất liệu nhựa có thể sử dụng không sợ trời mưa, và chống được ẩm mốc khi tiếp xúc với mồ hồi của trọng tài. Loại thẻ này do nước Thuỵ Sĩ sản xuất được FIFA tín nhiệm để cung cấp cho các trọng tài quốc tế. Loại thẻ này còn có ưu điểm là có chia sẵn các ô ghi thứ tự số áo của các cầu thủ, và trọng tài chỉ cần thao tác đơn giản, đánh dấu vào đó.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến chet_lahet vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (26-08-2010)
Cũ 26-08-2010   #52
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.431
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Lev yashin

Huyền thoại của bóng đá Liên Xô là nhân vật đã được lấy tên để đặt cho phần thưởng thủ môn xuất sắc nhất trong mỗi kì World Cup.

NGƯỜI NHỆN LEV YASHIN




Hồ sơ :

Lev Ivanovich Yashin


Sinh ngày 22/10/1929 tại Moskva, mất ngày 20/3/1990
CLB: Dynamo Moskva (1949-1971)
Với ĐT Liên Xô: chơi 78 trận (1954-1967)

Thành tích:

- 2 lần được chơi trong đội hình “Các ngôi sao thế giới” của FIFA (năm 1963 gặp Anh, 1968 gặp Brazil)
- 4 trận giữ sạch lưới trong 13 trận chơi ở các VCK World Cup
- 70 bàn thủng lưới trong 78 lần khoác áo ĐTQG Liên Xô.
- Hơn 150 quả penalty đã cản phá được trong sự nghiệp thi đấu
- 207 trận giữ sạch lưới trong 812 trận đấu chính thức
- 326 trận đá chính cho Dynamo Moskva

Danh hiệu :

5 lần VĐ Liên Xô (1954, 1955, 1957, 1959, 1963);
3 Cúp QG Liên Xô (1953, 1967, 1970);
VĐ Olympic (1956),
VĐ châu Âu (1960),
hạng 4 World Cup 1966;
Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu năm 1963;
Thủ môn xuất sắc nhất Liên Xô các năm 1960, 1963, 1966;
Thủ môn xuất sắc nhất thế kỷ 20 của FIFA;
Thủ môn xuất sắc nhất thế giới thế kỷ 20 của Liên đoàn Thống kê và Lịch sử bóng đá Thế giới (IFFHS);
Thủ môn trong đội hình tiêu biểu thế kỷ 20 của FIFA.

Vinh dự khác:

Huân chương Lênin (1967);
Huân chương Olympic (1986);
Huân chương công trạng vàng của FIFA (1988);
Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa (1989)

Thông tin :

Chiếc áo đấu đánh số 1 luôn gắn với các thủ môn. Đó không phải chỉ là hình thức. Thủ môn luôn được coi là một nửa sức mạnh của đội bóng. Tóm lại, đó là cầu thủ quan trọng nhất trong việc quyết định thành bại của một đội bóng. Trong đội ngũ những người mang áo số 1 của bóng đá thế giới, Lev Yashin là người vĩ đại nhất.



Yashin sinh ra ở thủ đô Moskva năm 1929 trong một gia đình công nhân. Cuộc sống khó khăn như bất kỳ gia đình lao động nào. Mùa hè 1942, giữa những năm tháng mịt mù khói lửa của Thế chiến thứ II, cậu bé Yashin bắt đầu làm phụ việc thợ tiện trong nhà máy chế tạo công cụ cơ khí Tusino ở Moskva khi mới 13 tuổi.

Yashin cũng chơi bóng như bao đứa trẻ khác và tham gia đội bóng thiếu niên của nhà máy dưới sự dẫn dắt của HLV đầu tiên trong đời là Ivan Subin. Yashin bắt đầu bộc lộ năng khiếu và tỏ ra vượt trội so với các đồng đội.

Khi chiến tranh đã lùi lại phía sau, công cuộc tái thiết và phát triển đất nước trở thành sự nghiệp của toàn dân. Thể thao Liên Xô cũng phát triển rực rỡ trong những năm tháng đó. Năm 1949, Yashin được HLV dạy cả hai môn bóng đá và khúc côn cầu Alekxei Chernyisov mời về chơi CLB thể thao lừng danh của thủ đô Dinamo Moskva. Khi đó, Yashin cũng đã 20 tuổi, độ tuổi tương đối muộn đối với một cầu thủ muốn theo đuổi sự nghiệp thi đấu bóng đá chuyên nghiệp. Thế nhưng, lực cản không chỉ là xuất phát chậm. Điều đáng sợ hơn là tài năng của Yashin không có cơ hội bộc lộ bởi cái bóng quá lớn của đồng đội Alexei Khomich, người khi đó là thủ môn ĐTQG Liên Xô.

Mòn mỏi trên ghế dự bị sau 3 lần nỗ lực ghê gớm nhưng bất thành để giành vị trí thủ môn trong đội hình chính thức của đội bóng đá CLB này, Yashin đã nghĩ tới việc rẽ sang một con đường khác, đó là khúc côn cầu trên băng. Với tư cách thủ môn đội khúc côn cầu Dynamo Moskva, ông đã giành được Cúp QG khúc côn cầu Liên Xô (1953).

Nhưng rồi cơ hội đã tới để Yashin có thể ra sân còn bóng đá thế giới có được thủ môn vĩ đại nhất của nó. Khomich bị chấn thương và Yashin được vào sân thi đấu chính thức. Kể từ đó, sự nghiệp thi đấu của ông lật sang một trang mới. Yashin bước ra ánh sáng và không có gì, kể cả bộ quần áo đen kịt đặc biệt ông mặc khi thi đấu có thể che lấp tài năng rực rỡ chưa từng có và có lẽ sẽ không bao giờ có nữa của làng bóng đá.

Người hâm mộ dành cho Yashin rất nhiều biệt danh ấn tượng. "Báo đen" là để ca ngợi sức mạnh, sức bật và khả năng phản xạ nhanh nhẹn, "Nhện đen" và "Bạch tuộc đen" để nói về khả năng chặn bóng, bắt bóng dính trong những tình huống khó khăn một cách xuất sắc như thể có 8 cánh tay giống loài nhện hay cả chùm vòi như loài bạch tuộc và cả vì trang phục thi đấu đen tuyền của ông. Yashin còn gây chú ý bởi ông rất hay đội một cái mũ dạ màu tro khi chơi bóng.

Trên sân cỏ, dù không là đội trưởng nhưng Yashin đã luôn là thủ lĩnh trong lối chơi phòng ngự của đội bóng. Thời của ông, việc chỉ định thủ môn làm đội trưởng vẫn là một điều khá xa lạ. Băng đội trưởng vẫn được dành cho thủ lĩnh và ở đa số các đội bóng, thủ lĩnh trên sân không phải là các thủ môn.

Yashin được coi là người tiên phong trong thay đổi phong cách thi đấu của thủ môn. Đó là không chỉ thụ động cản phá bóng mà phải làm chủ vòng cấm địa và hạn chế tối đa khả năng dứt điểm của đối phương. Phong cách bắt bóng dũng mãnh đậm chất điền kinh thể hiện ở vô số pha bắt bóng rất nhanh, rất quyết liệt ngay trong tầm kiểm soát của tiền đạo đối phương trong suốt sự nghiệp thi đấu kéo dài của Yashin đã giành được thiện cảm của những người hâm mộ trên khắp thế giới.

Nhờ năng lực vượt trội mà Lev Yashin đã đánh bại Gordon Banks, thủ môn huyền thoại người Anh được sự hỗ trợ ghê gớm về mặt truyền thông, để chiếm chiếc áo số 1 trong phần lớn các cuộc bình chọn đội hình tiêu biểu của thế giới mọi thời đại.
Thực tế là chính Banks cũng có lần thừa nhận ông sẽ đưa Yashin vào danh sách nếu phải chọn ra đội hình xuất sắc nhất thế giới.
Banks nhận xét: "Ông ấy có những pha cứu bóng vĩ đại, biết di chuyển hợp lý nhất để bảo vệ khung thành và có những đường phát bóng hiểm hóc. Ông ấy cũng là một chính nhân quân tử".

Tài năng sân cỏ của Yashin đã giúp cho các đội bóng của ông có được thành tích tốt nhất còn bản thân ông đã trở thành biểu tượng cho một thủ môn hoàn hảo. Tất cả mọi chân sút đều tự hào nếu ghi được bàn vào lưới Yashin. Ông là người duy nhất từng được nhận Quả bóng vàng dành cho Cầu thủ xuất sắc nhất năm của châu Âu (vào năm 1963). Ông cũng nổi tiếng với thành tích chặn được khoảng 150 quả penalty trong sự nghiệp thi đấu, thành tích mà có lẽ không thủ môn nào kháclàm được. Khi được hỏi về bí quyết của mình, ông nói chẳng rõ đùa hay thật rằng bí quyết thành công là "hút thuốc để bớt căng thẳng và uống rượu mạnh để giãn cơ bắp".

Theo một số nguồn tin, vẻ bình tĩnh đến mức vô cảm mà Yashin có được, kể cả ở những trận đấu quan trọng và căng thẳng nhất trong suốt sự nghiệp, một phần cũng do ông thường dùng rượu mạnh và hút thuốc để lấy tinh thần trước các trận đấu lớn.

Cuộc đời thi đấu của Yashin chỉ gắn với một CLB duy nhất là Dynamo Moskva. Sau khi treo găng, Yashin lại đem tình yêu bóng đá và những kinh nghiệm quý báu của mình truyền dạy cho lớp trẻ. Ông từng làm HLV ở nhiều đội bóng nhỏ và các đội bóng trẻ ở Phần Lan.



Yashin (trái) trò chuyện với kẻ hậu bối tài năng Rinat Dasaev

Yashin treo găng khi bước sang tuổi 42. Bóng đá trong con mắt Yashin luôn tuyệt vời và mỗi thành công trong lao động bóng đá cũng không kém gì những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực khác.
Ông từng ví: "Niềm hân hoan khi thấy Yuri Gargarin bay lên vũ trụ chỉ có thể được thay thế bởi niềm vui chặn được một quả penalty".

Vì những đóng góp xuất sắc của mình cho nhân dân, cho đất nước và nêu cao hình ảnh của một VĐV chân chính, Yashin đã được trao tặng Huân chương Lênin (1967), phần thưởng cao quý thứ hai của Liên Xô. Tại SVĐ Dynamo ở Moskva, người ta đặt một bức tượng đồng tạc hình Lev Yashin.

Để ghi nhận những đóng góp của Yashin, FIFA bắt đầu trao giải thưởng mang tên Lev Yashin dành cho Thủ môn xuất sắc nhất tại mỗi kỳ World Cup và người đầu tiên được nhận giải này là Michel Preud'homme của Bỉ năm 1994.

Yashin là bạn của nhiều huyền thoại bóng đá như Pele, Beckenbauer, Eusebio.
Bà vợ Valentina nhắc lại kỷ niệm năm 1958 tại Thuỵ Điển, trong một khách sạn, Yashin đang bá vai bá cổ một cầu thủ trẻ da đen bước xuống cầu thang và nói với bà: “Valentina, làm quen với Pele đi. Cậu ấy sẽ trở thành một cầu thủ vĩ đại chưa từng thấy”.
Pele nói về Yashin: “Tôi gặp ông lần đầu năm 1958 tại World Cup. Sau đó, chúng tôi còn gặp nhau nhiều lần nữa. Ông ấy là một thủ môn vĩ đại và là một con người có trái tim lớn”.

Năm 1986, các bác sĩ đã buộc phải cắt cụt một chân của Yashin do đầu gối bị hoại tử. Bốn năm sau, ngày 20/3/1990, thủ môn vĩ đại người Nga này qua đời ở tuổi 51 do những biến chứng phức tạp sau một ca phẫu thuật. Một mất mát ghê gớm của thế giới bóng đá. Yashin đã ra đi nhưng nụ cười hiều hậu còn ở lại. Ông sẽ mãi được nhớ đến với tư cách một nhà thể thao chân chính.

Sự tôn kính của người hâm mộ và các đồng nghiệp dành cho Yashin là vô bờ bến. Trận đấu tôn vinh những đóng góp của Lev Yashin cho bóng đá do FIFA tổ chức tại SVĐ Lenin ở Moskva năm 1971 đã trở thành một ngày hội lớn của bóng đá thế giới với sự chứng kiến của 100.000 người hâm mộ, một loạt các ngôi sao, trong đó có Pele, Eusebio và Franz Beckenbauer.

Năm 1999, 9 năm sau khi tạ thế, Yashin được bầu chọn là VĐV xuất sắc nhất nước Nga thế kỷ 20.
Một câu tâm sự của ông cho các thủ môn hậu thế : "Tôi không hình dung ra dạng thủ môn không thấy dằn vặt bởi một bàn thủng lưới? Anh ta cần phải đau khổ! Và nếu anh ta cảm thấy chẳng có vấn đề gì, điều đó có nghĩa là đang đi vào một ngõ cụt. Không cần biết anh ta đã làm được gì trong quá khứ, anh ta không có tương lai”.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến chet_lahet vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (28-08-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 03:41
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,24070 seconds with 17 queries