Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 17-02-2010   #19
Ảnh thế thân của MộtTênGọi!?!
MộtTênGọi!?!
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-12-2009
Bài viết: 25
Điểm: 54
L$B: 2.130
MộtTênGọi!?! đang offline
 
Đọc bài của bạn tự nhiên bật cười, cười vui thôi chứ ko có ý gì đâu. Mà nè, tôi có cảm tưởng bạn ko đọc hiểu lời của tôi rồi. Tôi nói tôi ko hiểu chính lời tôi nói ở chỗ nào vậy? Tôi chỉ nói sự hiểu của tôi nhỏ bé trước bể học rộng lớn mênh mông và chỉ có giá trị với riêng tôi. Cũng như bạn, khi tuyên bố bạn hiểu lời nói của chính bạn thì cũng có giá trị với riêng bạn mà thôi. Khi chúng ta tự đo mình thì chỉ có giá trị với riêng tôi với riêng bạn. Có giá trị thực sự hay ko, thì tôi phải đi qua cây thước đo của bạn, bạn phải đi qua cây thước đo của tôi, và chúng ta phải đi qua những cây thước đo từ những người đọc khác nữa. Tôi khác bạn, tôi chỉ muốn chia sẻ để học hỏi lẫn nhau. Còn bạn thì luôn khẳng định lời của bạn thôi, bạn dùng sự "hiểu hết" của bạn để nghi ngờ, để bác bỏ sự hiểu từ người khác và phủ nhận sạch trơn từ những gì người khác nói. Sở dĩ tôi luôn bình tĩnh là vì:

- Sự hiểu biết là con đường phải cần học hỏi hoài ko ngừng, tôi ko bao giờ tự cho mình là hiểu đủ, là hiểu hết (dị ứng với từ hết quá, xin lỗi nghe).

- Nếu những lời chê bai đến tôi, đã được nói trong sự tức giận thì tôi hiểu được, thông cảm được. Sự nóng nảy dễ làm con người ta ko làm chủ được bản thân, thì tôi chấp làm gì.

- Nếu những lời chê bai đến tôi, được nói ra từ một thái độ tự mãn thì tôi cũng hiểu được luôn, thông cảm luôn. Tôi ko để tâm.

Đó là những nguyên nhân mà bạn thấy tôi bình tĩnh đó. À, nói về cái gì khác cho vui đi bạn phu ơi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến MộtTênGọi!?! vì bài viết hữu ích này:
Nắng (03-05-2010), OoozinkuteooO (07-03-2010), TC NGUYỄN (18-02-2010)
Cũ 17-02-2010   #20
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.665
sao_phu08 đang offline
 
Vẫn giữ được giọng mai mỉa , nhưng hiền huynh còn nợ " phủ ngạo mạn " này một câu trả lời thì phải . Nên trả lời có hay không , dông dài quá , Phủ này vừa dốt nát thiếu chữ lại mang sẵn tính lười biếng nên không hiểu hết đâu . Phủ tôi chỉ có rượu mới vui được , lại mang hiếu danh nên không rượu chỉ biết khóc than thôi .

Tự nhiên nói chuyện với hiền huynh lại thèm rượu , chắc phải mời Do huynh uống cùng .

Thất Bôi !
...

p/s : nên trả lời có hay không thôi , loanh quanh diễn dài rườm rà mệt quá , như Phủ có hay không ?


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
quyvuongcuasontrai (18-02-2010), TC NGUYỄN (18-02-2010)
Cũ 18-02-2010   #21
Ảnh thế thân của MộtTênGọi!?!
MộtTênGọi!?!
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-12-2009
Bài viết: 25
Điểm: 54
L$B: 2.130
MộtTênGọi!?! đang offline
 
Bạn phu mến, tôi còn nợ bạn một câu trả lời thật sao? Thật ra, những bài viết của tôi đã chứa đựng câu trả lời rồi đó, bạn đọc nhưng ko cảm được ra đó thôi. Một người mà tự biết mình sự hiểu ko bao giờ là đủ (chứ đừng nói chi là mong đạt được sự hiểu hết) thì tự bản thân đã biết là, tôi= khiếm khuyết ... nhiều lắm. Vì vậy, lời tôi nói ra qua sự hiểu biết, đầu tiên, chỉ có giá trị với riêng tôi. Và có nhận được sự đồng tình từ người khác hay ko, thì tôi cần phải đi qua những cây thước đo từ những người khác nữa. Tôi thích dùng ý nghĩa chia sẻ trong tranh luận, và tôi thích khoáy sâu vào sự khác biệt là vậy, tôi chỉ có thể sàng lọc từ sự khác biệt mới có cơ hội (lượm ngọc, lượm vàng, lượm đá về làm vốn riêng). Đó gọi là sự học hỏi từ người khác qua sự chia sẻ, qua sự khác biệt mà người khác đã trao đổi với tôi, cho tôi cơ hội để giảm bớt những khiếm khuyết của bản thân. Vì sao mà tôi cho rằng, dù đó là niềm tin hay quan điểm đều có thể thay đổi, vì con đường hiểu biết là luôn học hỏi ko ngừng là vậy. Nếu bạn đọc bài của tôi mà có cảm giác khó chịu như nhai cơm đụng phải sạn, cũng xin đừng lấy đó làm điều. Rất mong nhận được nhiều sự chia sẻ từ bạn hơn nữa.


Sẵn đây, tôi muốn chia sẻ với bạn về một vấn đề, đó là hai từ "Tu Thân", tưởng nhẹ là lầm, hóa ra nặng ko thể tưởng, vì nói thì nói đó, toàn hảo đúng ý nghĩa thì giống thiệt là, (nói chơi cho vui hả bồ tèo?). Ko biết năm thầy trò Huyền Trang, sự tu thân của họ được nhìn qua khía cạnh nào nhỉ? Những trường hợp mà phải cần dụng đến Trí và Nhân. Mong nhận được sự chia sẻ của bạn về sự nghĩ này của tôi, cám ơn.


Làm người

Làm người cần phải có hai đức tính căn bản chính là: Trí và Nhân.

Người có Trí là người thiên về lý trí, luôn cầu tiến, chăm học hỏi, hành động dựa trên suy luận hợp lý, cư xử đặt trên căn bản lý trí. Nếu chỉ thuần Trí con người sẽ mất đi nhân tính, nhiều khi hành động cứng nhắc, nguyên tắc, vô tình và dễ trở thành tàn nhẫn, phi nhân, vị kỷ. Vì thế, cần phải lấy Nhân để kìm hãm bớt sự tàn nhẫn, cứng nhắc, vô nhân của người quá thiên về trí. Người Tây phương cũng có câu "Khoa học mà ko có lương tâm thì chỉ là sự hủy hoại của tâm hồn), để chỉ trích người quá thiên về Trí mà coi nhẹ Nhân.


Người có Nhân là người thiên nhiều về tình cảm, nhân hậu, vị tha, hành động thường dựa trên lòng nhân từ, cư xử đặt nặng trên tình nghĩa. Nếu chỉ thuần Nhân, con người sẽ yếu đuối, dễ sa đọa và dễ bị kẻ khác lợi dụng. Cho nên cần phải lấy Trí để hạn chế bớt sự ủy mị và hành động theo tình cảm cá nhân, chứ ko dựa theo luật lệ của kẻ thiên nhiều về Nhân.


Cần cân bằng giữa Trí và Nhân trong việc tu tâm, dưỡng tánh, trau dồi trí tuệ cho mỗi ngày một tinh tiến, hàm dưỡng, lương tâm cho mỗi lúc một nhân hậu. Ở ngoài xã hội, phải biết dung hòa quyền lợi cá nhân (vị kỷ: Trí) với quyền lợi chung của nhân loại (Nhân).


Trong cách cư xử với mọi người, ta phải hết lòng nâng đỡ kẻ nghèo hèn cô thế (Nhân) và cương quyết đối phó với bất công xã hội (Trí). Nếu phải chọn lựa giữa Trí và Nhân, thì ta (phải) sẽ giải quyết mọi việc thiên về Nhân hơn là Trí. Có nghĩa là: với bản thân, ta phải đặt lương tâm lên trước (Nhân). Với xã hội, ta phải biết hy sinh quyền lợi cá nhân (Trí) cho quyền lợi quốc gia dân tộc (Nhân). Trong cách xử thế, ta phải đứng phía kẻ nghèo hèn cô thế (Nhân) để chống lại kẻ quyền thế tàn bạo (Trí). Hiểu rõ được hai yếu tố Nhân + Trí trong cách tu thân, là nắm được bí quyết làm người rồi vậy.


Bạn thấy đó, để suy nghĩ và viết lên những lời đó thì rất dễ dàng, lý thuyết nào nghe cũng lọt tai. Nhưng thực tế, hỏi có mấy ai? Tôi, người viết những lời trên, thuộc loại ủy mị đây, nên thường thấy đời buồn quá trời dzậy đó.

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến MộtTênGọi!?! vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (07-03-2010), TC NGUYỄN (07-03-2010)
Cũ 07-03-2010   #22
Ảnh thế thân của Nhất Chi Mai
Nhất Chi Mai
-=[ Hộ Quân Đầu Lĩnh ]=-
太 學 生
Gia nhập: 20-06-2009
Bài viết: 212
Điểm: 118
L$B: 9.911
Tâm trạng:
Nhất Chi Mai đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi sao_phu08 Xem bài viết
HUynh đài mottengoi đã không công bình rồi . Sao không trả lời câu hỏi của ngu tôi ?

1.Tại hạ đã nhấn mạnh rất kỹ : huynh đài nói ra lời đạo lý xin hỏi có hiểu hết những gì mình nói không không ? . Nếu không hiểu hết những gì mình nói sao dám lớn tiếng buông lời mai mỉa người khác ? Phủ này dốt nát mê Lão , Trang chỉ để học đòi thú tiêu dao nhưng vẫn trọng Khổng về luận chính danh .

Không hiểu hết những gì mình nói mà vẫn nói thì đó là ngôn bất chính . Ngôn bất chính tất danh bất thuận . Huynh đài lấy cái danh bất thuận của mình đem mỉa mai người khác không phải là chuột chù chê khỉ hôi đó sao ? Huynh đài không phải là Phủ tôi sao thấu Phủ tôi có gì mà buông lời khiếm nhã ? Huynh đài không phải là mật gan của Phủ tôi sao biết bụng Phủ tôi có gì ? Với cái danh bất chính của mình lấy tư cách gì phê bình người khác ? Không phải là vô căn vô cứ đó sao ?

Phủ tôi tuy đầu óc ngu si thành tính nhưng khi mở miệng nói một điều gì cũng đã phải biết hết và đủ mới dám lộng ngôn . Đó là danh chính ngôn thuận , lời có thể sai nhưng danh phải thuận .

Huynh đài nói lời chân lý không biết có hiểu hết những gì mình nói không ? Nếu không thì ngôn bất chính danh bất thuận . Phủ này tuy tiểu nhân vô sĩ cũng không hạ mình lạm bàn cùng kẻ không thuận danh ngôn . KHi nào các hạ tự làm cho mình chính danh thì hẵn cao lời với phủ , bằng không đừng làm hỏng chuyên đề bằng những lời buất thuận , những danh bất chính của mình . Thất Bôi !

2.Khi nào các hạ trả lời câu hỏi của ngu tôi thì Phủ này mới dám " với cao " mà luận " hết và đủ " cùng . Còn bằng không thì thứ lỗi Phủ này thất học không ưa trọng lễ mà tử tế . Các hạ cũng đừng đem lý thuyết suông nói suông làm gì cho rườm rà . Có nghe ông Tiêu Diện học qua chữ nghĩa kinh phật gì đâu mà vẫn đắc đạo . Huynh đài ngôn đã bất chính , danh đã bất thuận thì lấy tư cách gì phê bình mỉa mai người khác , không phải là nói cho sướng miệng đó sao ?

3.Xin hỏi lại một lần nữa , huynh đài mở lời toàn nói đạo lý thâm sâu , không hiểu có hiểu hết biết hết những gì mình đang nói không ?

Nếu huynh đài thoái thác không trả lời thì coi như chỉ là một kẻ học vẹt , lời huynh daid nói sau này ai nghe ?

Thất Bôi ! Ngày đêm rữa tai chờ nghe trả lời !
"Con người ta có thể trở nên thông thái dựa vào việc học hỏi kiến thức của kẻ khác, nhưng chỉ thực sự khôn ngoan bằng chính trí tuệ của bản thân mình"

Qua cuộc khoát luận của nhị vị, tiểu nữ quả được mở mang đầu óc.

ZK đứng tựa cành liễu nghe lỏm câu được câu chăng, phần vì kiến văn hạn hẹp chẳng dám nói leo...nhưng quả thật xin mạo muội chen ngang nhị vị đôi lời tỏ lòng ngưỡng mộ.

ZK kính cẩn nghiêng mình muốn bảy tỏ sự thán phục tới Một Tên Gọi huynh đài. Phải dùng bốn chữ Uyên Bác, Thâm Thúy vô cùng.

Được nghe huynh "cao đàm - khoát luận" mà sực tỉnh cơn mê muội, kiến văn bước sang cảnh giới khác.

Cảm ơn huynh đã "thông đạt" "mở mang" tâm trí cho ZK này.

Đúng là: "Đi một đỗi đàng, học một sàng khôn"

Vẫn biết: "Trong ba người đi cùng đường, có một kẻ ắt là thầy của ta"

Vậy mà trước này ZK chấp mê bất ngộ, u mê tăm tối, tự phụ ngông cuồng cũng tự cho mình là hiểu hết, "Hạ mục vô nhân".

Nay qua cuộc đàm luận, mới hiểu được mình "Tĩnh đế chi oa".

@Sao Phủ: Xin tặng các hạ câu: "Tri Kỷ Tri Bỉ".

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi sao_phu08
5.Trên đời này nói theo giáo lý của Lão Tử không có điểm vô cùng tận , biết đủ là đủ . Nhưng quan trọng mấy người biết " đủ " . Mấy người biết được " điểm dừng " của mình ? . Chúng ta không bao giờ hài lòng với những gì mình có , đó là bản chất cố hữu của chúnh ta , tính Tham . Tại sao không tịnh tâm xem mình nên cần có những gì , tại sao cứ cố ôm đồm hết thảy để rồi chẵng dụng được điều gì ? Phỏng ích gì chăng ?
Xem ra ZK sẽ phải đăng sơn học hỏi từ các vị dài dài, không như trước đây toàn "lướt sóng" Lương Sơn bởi sự chán chường vô tận. Thật đã được mở rộng tầm mắt.

Thân mến


Chữ ký của Nhất Chi Mai
สวัสดีค่ะ

Chớ nghĩ xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai


Tài sản của Nhất Chi Mai

Chỉnh sửa lần cuối bởi OoozinkuteooO: 07-03-2010 lúc 18:16.
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Nhất Chi Mai vì bài viết hữu ích này:
LSB-Sun (07-03-2010), Nắng (07-03-2010), TC NGUYỄN (07-03-2010)
Cũ 22-03-2010   #23
Ảnh thế thân của Đậu Xanh Tiên Sinh
Đậu Xanh Tiên Sinh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-04-2006
Bài viết: 48
Điểm: 54
L$B: 8.247
Đậu Xanh Tiên Sinh đang offline
 
Một Tên Gọi , hóa ra nàng ở đây ,làm ta đi tìm mãi ...

Khịt mũi lần theo làn u hương phảng phất của MTG cô nương , lạc vào topic này tại hạ chợt nhớ đến vài đoạn trong TĐPK của ngài HMKC , nên xin phép được chép lại ra đây , góp vui cũng các bằng hữu vậy :

"Ðặc sắc nhất là bộ Tây Du Diễn Nghĩa, tức truyện Tề Thiên Ðại Thánh, được CHA cho phép xuất bản xuống thế gian để độ các linh hồn lười biếng học đạo, chỉ ham mê tiểu thuyết. Ðây là bộ truyện mà hầu như khắp thế giới, từ trẻ đến già, từ trai chí gái đều được biết đến, qua truyện bằng tranh, bằng chữ. Ðến nỗi được dựng thành phim để giải trí cho quần chúng sau những giờ mỏi mệt trong công việc.

Ðây là một quyển kinh được một vị Tiên ẩn thân xuống thế sống như người trần sáng tác bằng một thể tài tuyệt diệu gọi là truyện, truyện này diễn tả cuộc hành trình dài đăng đẳng về phía tây phương của bốn thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh của Phật về độ chúng sanh tu hành. Cha sẽ lý giải để cho con hiểu rõ mà đối chiếu qua tiểu hồn con để tu hành.

Tam Tạng đi thỉnh kinh (Kinh này là Vô Tự Chơn Kinh) có nghĩa là đem ba tạng: TÂM TRÍ Ý để cầu Phật tánh tức Vô Tự Chơn Kinh. Ðường Tăng tượng trưng cho TÂM các con, Tôn Ngộ Không (Tề Thiên) tượng trưng cho TRÍ các con, Sa Tăng tượng trưng cho Ý các con, Bát Giới tượng trưng cho ngũ quan các con, con ngựa Tam Tạng cỡi tượng trưng cho xác thân tứ đại của các con.

Trong quá trình đi thỉnh kinh ấy, các con thấy rằng Tề Thiên qua lại xứ Phật hoài mà chưa giải thoát, mà phải qua hết thảy bốn thầy trò và cả con ngựa nữa. Cầu được kinh rồi, mở ra toàn là giấy trắng, tức là Vô Tự Chơn Kinh tượng trưng cho Chơn Lý Tối Thượng không thể nghĩ bàn ! Sau khi cầu được kinh rồi, tượng trưng cho sự đắc quả, bốn thầy trò bỏ xác phàm trôi theo giòng sông, còn lại phần chơn thần (tức Phật tánh) bay về quê xưa chốn cũ trong nháy mắt.

Trong quá trình ấy, các con thấy Bát Giới ham ăn, ham uống, ham ngủ, ham rượu ngon, gái đẹp... tượng trưng cho ngũ quan của các con tham đắm trần cảnh, ham mê ngũ dục. Sa Tăng thì không đủ sức khuyên nhủ Bát Giới bớt nhiễm đắm trần cảnh, để phụng sự tốt cho cuộc thỉnh kinh, đến nỗi để cho Bát Giới muốn làm sao thì làm, tượng trưng cho sức yếu hèn. Ý thức của các con không đủ ý chí để điều khiển ngũ quan. Tề Thiên thì lăng xăng xông xáo, hoạt động không ngừng, tượng trưng cho sự suy nghĩ lung tung trong trí các con. Tam Tạng thì hễ một chút là niệm "Cẩn Cô" làm cho Tề Thiên nhức đầu muốn chết, rồi lại niệm "Tòng Cô" cho khỏi nhức đầu, tượng trưng cho Tà niệm và Chánh niệm trong tâm thức các con.

Tâm chánh niệm (niệm Tòng Cô) an trụ, thời trí con được thảnh thơi, an lạc. Tâm tà niệm (niệm Cẩn Cô) nổi lên, làm cho trí con đau khổ vì vọng cầu vọng tưởng.

CHA lý giải những điều căn bản và cần thiết mà thôi. Con nào muốn hiểu sâu xa hơn, thời tìm đọc lại bộ Tây Du Ký để nghiền ngẫm tu hành ... "


( Trích TDPK )



Tại hạ thấy các vị ở đây ai cũng thể hiện tâm chí cùng phong cách độc đáo cả , ngưỡng mộ vô cùng .Riêng tại hạ tài sơ học thiển , chỉ mon men trích dẫn đôi lời , chẳng dám múa mỏ bàn luận gì thêm .Chỉ mong mọi người chúng ta trong lúc cao đàm khoát luận , ý tứ tuy có thể chửa được hiệp hòa , nhưng hãy gượm để cái Tâm thực sự hòa ái thảo luận cùng nhau thì hay lắm lắm.

Cơ khảo thí chẳng ở đâu xa , ở ngay trong những lời , những ý chúng ta dành cho nhau khi bàn thảo vậy ! Ấy cũng là bài học Hòa Hợp để chúng ta cùng hòa đàm , hòa vui , hòa tiến đó phải không ?!


Chữ ký của Đậu Xanh Tiên Sinh
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã ... cà tưng

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Đậu Xanh Tiên Sinh vì bài viết hữu ích này:
Nắng (03-05-2010), OoozinkuteooO (23-03-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 12:04
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07092 seconds with 17 queries