Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 20-12-2009   #55
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.661
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Vĩnh Long

Vĩnh Long xưa là phần đất dinh Long Hồ. Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chu chia đất Phiên Trấn, đặt châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ. Đến năm 1756 chúa Nguyễn Phúc Khoát lấy thêm đất Tần Đôn và Lôi Lạp của Chân Lạp cho thuộc vào, năm sau lại lấy thêm đất Tầm Phong Long, dời dinh Long Hồ về xứ Tần Bào, đặt đạo Đông Khẩu ở Sa Đéc, đạo Tân Châu ở Tiền Giang, đạo Châu Đốc ở Hậu Giang.

Năm 1803 đặt dinh Hoằng Trấn, năm sau đổi là Vĩnh Trấn, đem hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang của Hà Tiên lệ vào.

Đến năm Gia Long thứ 7 (1808), đổi làm trấn Vĩnh Thanh, đến năm 1810 lại trả hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang cho trấn Hà Tiên. Năm 1832 đặt làm tỉnh Vĩnh Long. Năm 1899 chia Vĩnh Long thành 3 tỉnh nhỏ. Đến năm 1976 tỉnh Vĩnh Long hợp nhất tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long. Đến năm 1991 lại tách ra như cũ.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (14-05-2010)
Cũ 20-12-2009   #56
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.661
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là vùng đất địa linh nhân kiệt, là cái nôi của người Việt cổ với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Địa danh Mê Linh là nơi Hai Bà Trưng đóng đô sau khi chiến thắng quân Nam Hán và lên ngôi vào năm 40-42.

Năm 257- 110 TCN, địa bàn Vĩnh Phúc nằm trong nước Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương. Tên gọi vùng đất này theo thổ âm có thể là " M' rinh hay M' Linh, sau này được phiên âm thành Mê Linh hay Mi Linh".

Từ năm 111 TCN, nhà Hán xâm chiếm nước ta, chia làm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Khi đó, dưới quận là huyện, và Vĩnh Phúc bấy giờ (cho tới năm 243 SCN ) nằm trong huyện Mê Linh.

Đến thế kỷ thứ III, Vĩnh Phúc bị xé lẻ và nằm trong 2 huyện Gia Ninh và Mê Linh thuộc quận Tân Xương.

Tới thế kỷ VI (thời nhà Tuỳ), Vĩnh Phúc nằm trong địa phận 2 huyện Gia Ninh và Tân Xương...

Từ đó đến thế kỷ XIII, Vĩnh Phúc trải qua nhiều biến động. Từ thế kỷ XIII - XIV, nhà Trần vẫn chia nước thành các lộ; đến nhà Hồ lại đổi lộ thành trấn. Dưới lộ hay trấn là các phủ, dưới châu là huyện, dưới huyện là các xã. Thời Trần Mạt, các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong ba trấn và lộ sau:

- Lộ Đông Đô: Châu Tam Đới (Vĩnh Tường) có huyện Yên Lạc, huyện Yên Lãng và huyện Lập Thạch.

- Lộ Bắc Giang: Châu Bắc Giang có huyện Tân Phúc, châu Vũ Ninh có huyện Đông Ngàn (gồm huyện Kim Anh, huyện Từ Sơn).

Thời Hậu Lê đầu nhà Nguyễn (đầu thế kỉ XIX ) vùng đất Vĩnh Phúc lại nằm trong các trấn sau: trấn Kinh Bắc: Phủ Từ Sơn có huyện Đông Ngàn, phủ Bắc Hà có huyện Tân Phúc, huyện Kim Hoa.

Trấn Sơn Tây: Phủ Tam Đới gồm các huyện Bạc Hạc, Lập Thạch, Yên Lạc, Yên Lãng; Phủ Đoan Hùng có huyện Dương.

Trấn Thái Nguyên: Phủ Phú Bình có huyện Bình Tuyền.

Thời Hùng Vương với tên nước Văn Lang, Vĩnh Phúc nằm trong địa phận bộ Văn Lang, trên hợp lưu của ba con sông: sông Thao, sông Đà, sông Lô.

Vĩnh Phúc là một miền đất thuộc Nhà nước Cổ đại đầu tiên của Việt Nam - nước Văn Lang của các Vua Hùng. Từ thế kỷ thứ III trở đi, vùng đất này còn nhiều lần thay đổi tên gọi. Vào thời nhà Nguyễn đổi trấn thành tỉnh. Vĩnh Phúc ngày nay thuộc vào hai tỉnh Sơn Tây và Thái Nguyên.

Ngày 20/10/1890, Pháp lại lập ra đạo Vĩnh Yên, gồm phủ Vĩnh Tường và 5 huyện Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc, Yên Lãng tỉnh Sơn Tây, huyện Bình Xuyên tỉnh Thái Nguyên, và một phần huyện Kim Anh tỉnh Bắc Ninh, lỵ sở đặt ở Hương Canh huyện Bình Xuyên. Năm 1901, thành lập tỉnh Phù Lỗ gồm phủ Đa Phúc, và một phần huyện Đông Khê (năm 1903 huyện Đông Khê đổi thành Đông Anh) và huyện Đa Phúc. Ngày 10/12/1903, tỉnh lị dời từ làng Phủ Lỗ lên Tháp Miếu tổng Bạch Trữ, Phúc Yên nên từ đó đổi tên tỉnh Phù Lỗ thành tỉnh Phúc Yên. Từ đầu năm 1950, kết hợp hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 3/1968, hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 15/11/1996, tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh: Vĩnh Phúc và Phú Thọ.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (14-05-2010)
Cũ 20-12-2009   #57
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.661
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Yên Bái

Yên Bái là một điểm sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hoá nhân bản, thể hiện ở những di vật, di chỉ phát hiện ở hang Hùm (Lục Yên), công cụ bằng đá ở Thẩm Thoóng (Văn Chấn), thạp đồng Đào Thịnh, Hợp Minh (Trấn Yên), trống đồng Minh Xuân (Lục Yên). Nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện như đền, tháp, khu di tích lịch sử.

Được thành lập năm 1900, tỉnh Yên Bái được biết đến qua cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng vào tháng 2/1930. Lãnh tụ là Nguyễn Thái Học.

Sau giải phóng miền Nam 30/4/1975, Yên Bái cùng với Lào Cai và Nghĩa Lộ sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 12/8/1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khoá VII, tỉnh Hoàng Liên Sơn được tách ra thành 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (14-05-2010)
Cũ 20-12-2009   #58
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.661
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Thành phố Cần Thơ

Đồng Bằng sông Cửu Long là vùng đất được khai mở muộn nhất so với các khu vực khác trên cả nước. Mãi đến tận thế kỷ XVI-XVII mới bắt đầu có những cuộc di cư vào thám hiểm vùng đất này. Trong đó xứ Cần Thơ được biết đến muộn hơn so với vùng đất Hà Tiên.

Đất Cần Thơ ngày nay được chính thức có tên trên dư đồ nước Việt vào năm 1739 với tên gọi Trấn Giang, do Mạc Thiên Tích có công khai phá cùng thời với đất Cà Mau, Rạch Giá và Bắc Bạc Liêu. Sau đó cùng sáp nhập vào đất Hà Tiên.

Mạc Thiên Tích đã sớm nhận thấy vị trí chiến lược của Trấn Giang, là hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên trong việc chống lại quân Xiêm và quân Chân Lạp nên đã tập trung xây dựng nơi đây thành Thủ sở với các thế mạnh cả về quân sự lẫn kinh tế và văn hóa. Năm 1808, dưới triều vua Gia Long, đất Trấn Giang thuộc trấn Vĩnh Thanh (trước đó từng có tên là dinh Long Hồ, dinh Hoằng Trấn, Vĩnh Trấn), một trong 5 trấn cuả Gia Định bấy giờ là: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên.

Năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng, ngũ trấn được đổi thành lục tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Đất Cần Thơ ngày nay (tức Trấn Giang ngày xưa) được lập thành huyện Vĩnh Định và cắt về phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Năm 1839, vua Minh Mạng lại đổi tên huyện Vĩnh Định thành huyện Phong Phú, và cho thuộc về phủ Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Thời Pháp, huyện Phong Phú được nhiều lần sáp nhập với các vùng lân cận. Năm 1872, thuộc về phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1876, Soái phủ Sài Gòn ra quyết định lấy huyện Phong Phú nhập với huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt Cần Thơ. Năm 1899, Pháp đổi hạt thành tỉnh, và Cần Thơ là 1 trong số 21 tỉnh của đất Nam Kỳ lúc bấy giờ. Tỉnh Cần Thơ lúc này bao gồm thị xã Cần Thơ đóng vai trò là tỉnh lỵ cùng với các quận là Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn và Cầu Kè.

Trong những năm 1948-1949, chính quyền Cách mạng có thay đổi địa giới hành chánh của tỉnh Cần Thơ như sau: cắt các huyện Thốt Nốt của tỉnh Long Xuyên; huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng và thị xã Rạch Giá của tỉnh Rạch Giá và huyện Kế Sách của tỉnh Sóc Trăng về cho tỉnh Cần Thơ. Đồng thời trả hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè về cho tỉnh Vĩnh Trà.

Trong giai đoạn 1954-1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đổi tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Năm 1961, tách một phần đất của tỉnh Phong Dinh thành lập tỉnh Chương Thiện, đồng thời phân chia lại địa giới hành chính của hai tỉnh này.

Năm 1966, thị xã Vị Thanh được thành lập và thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1972, thị xã Cần Thơ được nâng cấp thành thành phố, trực thuộc khu Tây Nam Bộ.

Sau năm 1975, sáp nhập tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng và TP Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang, tỉnh lỵ là TP Cần Thơ. Năm 1991, tách tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 26/11/2003, tách tỉnh Cần Thơ tành lập tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ trực thuộc Trung ương như ngày nay.

Về tên gọi Cần Thơ hiện có hai cách giải thích khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh trong quyển Cần Thơ xưa và nay thì cho rằng: Ngày xưa, khi chưa lên ngôi, Nguyễn Ánh trong một lần du thuyền trên sông Hậu vào thủ sở Trấn Giang, cập bến Ninh Kiều. Đêm xuống, chúa Nguyễn nhìn vào ra bến sông, thấy thuyền bè đỗ dài tăm tắp, đèn đóm chiếu sáng lập lòe. Văng vẳng trên sông có tiếng ngâm thơ, hò hát, ̣đàn sáo nhịp nhàng. Thấy vậy chúa bèn đặt tên cho bến sông này là Cầm Thi giang. Về sau, do đọc trại thành Cần Thơ. Tên Cần Thơ bắt đầu dùng để chỉ tên sông, về sau thành tên đất, tên hạt, tên tỉnh, tên thành phố. Một cách giải thích khác cho rằng, xưa ở hai bên bờ sông dân chúng trồng nhiều rau cần và rau thơm. Do vậy mà người ta gọi là sông Cần Thơm, về sau do đọc trại mà thành Cần Thơ.

Cho đến nay, vẫn chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định tính đúng ̣đắn của hai cách giải thích này, nhưng chính xác thì tên gọi Cần Thơ được người Pháp dùng lần đầu để đặt tên hạt vào năm 1876. Riêng đối với người dân miền Tây, Cần Thơ còn được biết đến với một tên gọi khác là Tây Đô, tức đô thị của miền Tây, thực ra không phải là tên gọi mà chỉ là biệt danh được nhiều người đặt cho vùng đất này.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (14-05-2010)
Cũ 20-12-2009   #59
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.661
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Thành phố Đà Nẵng

Giữa thế kỷ 16, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ 18, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán" thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt.

Sau khi xâm chiếm toàn bộ Việt Nam vào năm 1889, Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. Cái tên gọi Tourane bắt nguồn từ việc phát âm không chuẩn từ "Cửa Hàn" của người Pháp.

Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.

TX Đà Nẵng dưới thời chính quyền Sài Gòn (1965) có 28 khu phố, đa số là các xã chuyển thành: An Hải, An Khê, Bình Thuận, Cổ Mân, Chính Trạch, Hà Khê, Hải Châu, Hoà Thuận, Mân Quang, Mỹ Khê, Nại Hiền Đông, Nại Hiền Tây, Nam Dương, Nam Thọ, Nhượng Nghĩa, Phú Lộc, Phục Đán, Phước Minh, Phước Trường, Tam Toà, Tân Thái, Thực Gián, Thạch Trang, Thanh Khê, Thiệu Bình, Xuân Đán, Xuân Hoà, Xương Bình, 141 phường. Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thuỷ quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hoà ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hoà Khánh sản xuất ôxy, acêtylen, bột giặt, xay xát, dệt... Ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển.

Ngay sau khi đánh chiếm TX Tam Kỳ và TP Huế, các cánh quân giải phóng từ Thừa Thiên và Quảng Nam nhanh chóng cơ động lực lượng, thần tốc tiến công căn cứ quân sự liên hợp lớn của địch ở Đà Nẵng giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng. Sau năm 1975, Đà Nẵng bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng trực thuộc trung ương.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (14-05-2010)
Cũ 20-12-2009   #60
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.661
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Thành phố Hải Phòng

Dựa vào các di chỉ khảo cổ học được tìm thấy trên đảo Cát Bà cho thấy vùng đất Hải Phòng ngày nay đã có sự xuất hiện của con người từ 4000 - 7000 năm trước. Cư dân tập trung sinh sống ở vùng cửa sông Cấm, sông Tam Bạc. Họ lập thành các làng chài ven biển. Đến thế kỷ 19, vùng đất này vẫn là một làng chài hoang vắng có tên là Ninh Hải, thuộc Hải Dương.

Khoảng giữa thế kỷ 19, sau khi bình định Nam Kì, Pháp bắt đầu thực hiện âm mưu xâm lược Bắc Kì. Để đối phó, triều đình nhà Nguyễn đã giao trọng trách cho Doãn Khuê, người đang phụ trách nha doanh điền sứ tỉnh Nam Định, nhiệm vụ xây dựng gấp Ninh Hải thành một cảng lớn có thể làm cửa ngõ cho cả xứ Bắc Kỳ thông thương với bên ngoài. Doãn Khuê đã giao việc khó khăn này cho Bùi Viện. Bùi Viện liền tổ chức một cuộc thị sát bến Ninh Hải, ông cho lập hai đồn binh, trạm thuế quan ở ngã ba sông Cấm và sông Tam Bạc.

Năm 1874, triều đình Huế nhường cho Pháp 15 ha đất ở Ninh Hải cách bờ biển 32km. Từ mảnh đất này, Pháp lấn dần, đào một khúc sông nối với sông Tam Bạc, lấy đất lấp các vùng trũng và ao, hồ, để có mặt bằng xây dựng quanh đó. Năm 1878, Bùi Viện xin triều đình nhà Nguyễn cho lập một chi nhánh của Chiêu Thương Cục ở Ninh Hải, làm nhiệm vụ chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài. Những năm tiếp theo, Chiêu Thương quán ở Ninh Hải đã thu hút một số đông các nhà buôn người Việt, Hoa đến sinh cơ lập nghiệp, mở cửa hàng buôn bán. Một trong những mặt hàng buôn bản chủ yếu lúc này là thóc gạo, lâm - thổ - thuỷ - hải sản. Từ đó, bộ mặt phố xá ở khu vực ngã ba sông Tam Bạc và sông Cấm dần dần thay đổi. Hoạt động buôn bán nhộn nhịp đông vui, nhà cửa mọc lên san sát. Đó là cơ sở cho việc thành lập thành phố cảng Hải Phòng sau này.

Về tên gọi Hải Phòng, hiện có nhiều cách giải thích khác nhau. Có ý kiến cho rằng, tên gọi này xuất phát từ cụm từ Hải tần phòng thủ, một chức danh của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỷ I. Ý kiến khác lại cho rằng Hải Phòng là tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương là Hải Dương thương chính quan phòng. Một ý kiến nữa cho rằng tên gọi Hải Phòng bắt nguồn từ Ty sở nha Hải Phòng hoặc đồn Hải Phòng lập từ đời Tự Đức. Thế nhưng cái tên hoàn chỉnh Hải Phòng thì mới thật sự xuất hiện vào thế kỷ XIX, khi triều đình nhà Nguyễn lập ở đây cơ quan Hải Phòng sứ nhằm bảo vệ cửa biển. Đến năm 1884, người Pháp cho lập toà lãnh sự Hải Phòng. Ngày 18/9/1887 mới đặt nha Hải Phòng ở tỉnh Hải Dương gồm các huyện Nghi Dương (phủ Kiến Thụy), An Lão, An Dương, 2 tổng của huyện Kim Thành cùng 4 xã của huyện Thủy Nguyên và lập đồn thuế thương chính Pháp - Nam. Ngày 1/11/1887 phủ Thống sứ Bắc Kỳ đặt tỉnh Hải Phòng. Năm 1888, lập thành phố Hải Phòng, tỉnh lỵ tỉnh Hải Phòng.

Ngày 19/1/1898, tách thành phố ra khỏi tỉnh, vua Đồng Khánh nhượng hẳn cho Pháp quyền sở hữu thành phố. Tỉnh lỵ của tỉnh Hải Phòng dời về Phù Liễn. Năm 1902, đổi tỉnh Hải Phòng thành tỉnh Phù Liễn. Ngày 17/2/1906, đổi tỉnh Phù Liễn thành tỉnh Kiến An. Ngày 29/9/1923, vua Khải Định ra đạo dụ nhường cho Pháp thành phố Hải Phòng và một phần đất tỉnh Kiến An.

Ngày 26/11/1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáp nhập Hải Phòng và Kiến An thành liên tỉnh Hải Kiến. Năm 1948, lại tách làm hai. Năm 1952, tách huyện Vĩnh Bảo nhập vào tỉnh Kiến An, năm 1956 lại tách đảo Cát Bà, đảo Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ từ tỉnh Quảng Yên ra nhập vào thành phố Hải Phòng. Ngày 27/10/1962, nhập tỉnh Kiến An vào thành phố Hải Phòng.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (14-05-2010)
Cũ 20-12-2009   #61
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.661
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Thủ đô Hà Nội

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Từ ngày Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, vùng đất này càng ngày càng phát triển, chứng minh vai trò, vị trí trung tâm của mình qua bao thời kì, bao biến đổi, thăng trầm. Chiếu dời đô có nói về vị trí của Hà Nội : "Thành Đại La (Hà Nội ngày nay - BTV) ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện đường nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi bậc nhất của các bậc đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở". Như vậy, từ những năm đầu của thế kỉ 11, từ những triều đại đầu tiên của lịch sử dân tộc, Thăng Long - Hà Nội đã luôn là một địa thế vững chãi cho sự hình thành và xây dựng đất nước.


Thời kì tiền Thăng Long


Khảo cổ học đã tìm thấy những dấu vết của người Hà Nội cổ qua những viên đá cuội ở xã Cổ Loa có niên đại từ 2 vạn đến hơn 1 vạn năm, thuộc giai đoạn văn hoá Sơn Vi. Trải qua những kiến tạo tự nhiên của vỏ trái đất, vùng Hà Nội cổ đã từng là vùng ngập nước, có rừng xen kẽ những dải đất cao (cách ngày nay khoảng từ 1 vạn đến 6 - 7 nghìn năm). Song, ngay từ thời kỳ đó đã có sự tồn tại của nhiều nhóm người cổ sinh sống. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã cho thấy nhiều lớp văn hoá nối tiếp nhau, hình thành một chuỗi dây lịch sử liên tục từ đầu Thời đại đồ đồng đến đầu Thời đại đồ sắt trên chặng đường 20 thế kỷ trước Công nguyên.

Cư dân Hà Nội cổ sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn và chài lưới đánh cá. Tại các di chỉ khảo cổ đã tìm thấy nhiều rìu, lưỡi cày, liềm bằng đồng, hạt na, hạt trám, hạt gạo cháy và vỏ trấu, hòn chì lưới bằng đá và đất nung. Đặc biệt là số lượng mũi tên đồng được tìm thấy khá nhiều. Đây là các hiện vật thuộc thời đại Hùng Vương với sự hình thành của nhà nước đầu tiên : Nhà nước Văn Lang.

Khoảng năm 218 trước Công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng phái 50 vạn quân tiến đánh miền Bách Việt. Đây cũng chính là thời điểm diễn ra sự hợp nhất giữa hai tộc người Tây Âu của Thục Phán và Lạc Việt của Hùng Vương để làm thành một khối thống nhất. Sau khi quân Tần rút, Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu An Dương Vương, đặt quốc hiệu Âu Lạc, định đô tại Cổ Loa, xây toà thành ốc. Hà Nội với toà thành đó bắt đầu đi vào lịch sử với tư cách một trung tâm chính trị, xã hội đầu tiên của đất nước.

Lên ngôi từ năm 208 đến năm 179 trước công nguyên, Thục Phán bị Triệu Đà dùng mưu gian đánh bại. Từ đó, nước Âu Lạc bị sa vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Hà Nội thuộc quận Giao Chỉ, về sau là trung tâm huyện Tống Bình (khoảng 454 - 456). Huyện Tống Bình sau đổi thành quận, quận Tống Bình gồm 3 huyện: Nghĩa Hoài, Từ Ninh (Từ Liêm, Hoài Đức ngày nay) và Xương Quốc (Đông Anh, Gia Lâm ngày nay). Quận trị chính là vùng nội thành ngày nay.

Kể từ thời Thục Phán An Dương Vương đến thời Lý, đất nước đã trải qua hơn một ngàn năm binh lửa anh dũng chống phong kiến phương Bắc và đã không ít lần giành lại quyền độc lập tự chủ: đó là giai đoạn của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền... Trong suốt thời gian đó, đã hơn một lần vùng đất Hà Nội cổ trở thành thủ phủ của chính quyền trung ương. Năm 545, Lý Bí (còn có tên khác là Lý Bý, Lý Bôn, Lý Phần) khởi nghĩa, dựng thành ở cửa sông Tô Lịch đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, xưng Đế, đặt quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (vị trí thành phố Bắc Ninh ngày nay). Hiện nay, tại làng Vĩnh Tuy thuộc huyện Thanh Trì - Hà Nội còn một khu đầm có tên là đầm Vạn Xoan (do đọc chệch từ Vạn Xuân), rất có thể đây là nơi Lý Nam Đế thiết lập bộ chỉ huy quân sự của nhà nước Vạn Xuân. Năm 1962, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy một tấm bia tại đầm Vạn Xoan có niên hiệu nhà Lương, nghĩa là tương đương với thời tiền Lý.

Sau công cuộc hưng binh khởi nghĩa dựng đô của Lý Nam Đế thất bại, đất nước ta nói chung và quận trị Tống Bình (Hà Nội cổ) nói riêng lại lệ thuộc phong kiến phương Bắc và trở thành phủ trị đô hộ của chúng: Năm 621, Tử Thành được dựng lên ở đây với chu vi 900 bộ; Năm 767 dưới thời nhà Đường, thành được mở rộng để phục vụ cho mục đích quân sự gồm 10 dinh, chia làm hai bên tả hữu, xung quanh có tường thành bao bọc gọi là La Thành. Năm 808, để đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, viên đô hộ sứ Trương Chu cho sửa đắp lại La Thành to lớn hơn gọi là Đại La Thành. Năm 866, Cao Biền cho xây lại thành và đắp thêm Đại La Thành. Từ đó Tống Bình được gọi với cái tên thành Đại La. Tuy nhiên đó chỉ là thành luỹ có tính chất quân sự để bảo vệ cơ quan hành chính của bọn xâm lược chứ chưa phải là thành thị với đầy đủ mọi mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá của mọi tầng lớp trong xã hội.

Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Năm 939, ông lên ngôi, Cổ Loa lại một lần nữa được chọn làm kinh đô của một nước độc lập. Tất cả những yếu tố trên đã làm thành những tiền đề nhất định, mở đường cho Cổ Loa (Hà Nội) trở thành vị trí quan trọng bậc nhất về mọi mặt trong các thời đại về sau.

Thăng Long thời Lý

Khi nhà Đinh, nhà Tiền Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình (củng cố độc lập dân tộc, khôi phục thống nhất quốc gia) thì Hoa Lư cũng vừa xong sứ mệnh lịch sử của một thủ đô thời kỳ đầu khi đất nước giành lại độc lập. Độc lập Tổ quốc đã được thử thách và vững vàng hơn. Những tiền đề cần thiết cho bước nhảy vọt về kinh tế, phát triển huy hoàng về văn hoá đã được chuẩn bị qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Với nhãn quan chính trị xuất sắc của mình, nhà vua đã nhận ra vị thế đắc địa của thành Đại La.

Năm 1029, vua Lý Thái Tông cho xây dựng lại Cấm thành. Trên nền cũ của điện Kiền Nguyên dựng điện Thiên An làm chính, hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Phía trước cổng Thiên An là sân rồng, hai bên tả hữu sân rồng dựng gác chuông, xung quanh bốn bề đều dựng hành lang và dải vũ. Chếch về phía Đông là điện Văn Minh và điện Quảng Vũ. Phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương là nơi đặt đồng hồ và báo canh. Đằng sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình bát giác, nối liền Thiên Khánh với điện Trường Xuân phía sau là các cầu Phượng Hoàng, trên điện Trường Xuân có gác Long Đồ.

Năm 1203, vua Lý Cao Tôn cho dựng thêm cung điện ở phía Tây tẩm điện: Chính giữa đặt điện Thiên Thuỵ, bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Thiềm Quang, đằng trước xây điện Chính Nghi, phía trên dựng điện Kính Thiên. Chính giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Phía sau mở điện Thắng Thọ, trên có dựng gác. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh đều dựng nhà hành lang. Phía trái gác Nguyệt Bảo dựng toà Lương Thạch, phía Tây gác xây Dục Đường (nhà tắm). Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như gác Phú Quốc, thềm Phượng Tiêu, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, đình Ngoạn Y. Tất cả các công trình này đều có trồng hoa thơm cỏ lạ, “cách chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có vậy” (Việt sử lược .t .14). Bao bọc các cung điện là một bức tường thành bảo vệ gọi là Long Thành với 10 vệ cấm quân ngày đêm canh gác. Ngoài các cung điện, nhà Lý còn xây dựng khá nhiều các đền miếu, chùa tháp, hồ, vườn cảnh để phục vụ cho nhu cầu du ngoạn và tâm linh của hoàng tộc như chùa Vạn Tuế, chùa Hưng Thiên Ngự, chùa Chân Giáo, đền Quán Thánh và hàng loạt lầu các, đài tạ rất đẹp như: đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói vàng, tầng dưới lợp ngói bạc; hồ Kim Minh vạn tuế có cầu Vũ Phượng đi vào núi đá giữa hồ; hồ Thuỵ Thanh, Ứng Minh (đào 1051); hồ Phượng Liên (đào 1098), cạnh hồ dựng điện Sùng Uyên, điện Huy Dương, đình Lai Phượng, điện Ánh Thiềm, đình Át Vân cùng lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được mở trong khu hoàng thành: vườn Quỳnh Lâm, Thắng Cảnh, Xuân Quang, Thượng Lâm. Trong các vườn này còn đào hồ nuôi thả hải sản như đồi mồi, cá biển...Tất cả các công trình kiến trúc trong hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng.

Khu thứ hai là khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy hoàng thành, còn gọi là kinh thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả hai khu (Hoàng thành và Kinh thành) được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên.

Đời sống kinh tế tại Thăng Long thời gian này đã có nhiều thay đổi. Từ vị trí là một miền dân khang vật thịnh, nên khi trở thành Kinh sư, dân số Thăng Long ngày càng đông, hoạt động kinh tế của kinh thành ngày càng sầm uất, phồn thịnh hơn trước.

Chỉ trong khoảng hơn một trăm năm sau khi trở thành kinh đô, tại Thăng Long, nhà Lý trong giai đoạn thịnh đạt đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trên quy mô lớn, mở ra kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Tứ đại khí: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh chính là được thiết kế từ thời kỳ này. Nhà Lý đã trải qua 9 đời ở kinh thành Thăng Long, đổi quốc hiệu là Đại Việt, tồn tại 215 năm.

Thăng Long thời Trần

Nhà Lý chính thức chấm dứt sự thống trị của mình vào ngày mồng 1 tháng Chạp năm Ất Dậu (1226), khi Lý Chiêu Hoàng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ đã xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần thay nhà Lý trên chính trường chính trị, đồng thời cũng thay nhà Lý mở ra một thời kỳ mới phát triển cao hơn của xã hội Đại Việt: vững vàng, năng động, thống nhất và ổn định cho đến giữa thế kỷ XV.

Thăng Long thời Trần vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá lớn nhất của Đại Việt bấy giờ. Cuộc chuyển giao triều chính diễn ra một cách hoà bình đã không làm cho Thăng Long thay đổi nhiều. Về kiến trúc vẫn như thời Lý, nhiều cung điện trong Hoàng thành và Cấm thành vẫn giữ nguyên. Nhà Trần ngoài việc trùng tu các công trình cũ còn xây dựng một số công trình kiến trúc mới ở Thăng Long: lập Viện quốc học, Giảng võ đường... Kinh thành chia làm 61 phường, bao gồm cả phường buôn, phường thợ và phường làm nông nghiệp. Một số tên phường trong thời kỳ này còn thấy lác đác ghi trong sử sách cũ như Thái Hoà, Báo Thiên, Phủng Nhật, Cơ Xá, Bố Cái, Hạc Kiều, Thịnh Quang, Toán Viên...

Thăng Long thời Lê Sơ

Như một quy luật, nhà Trần sau một thời gian hưng thịnh đã đi vào suy thoái, quý tộc ngoại thích Hồ Quý Ly chiếm ngôi lập ra nhà Hồ (1400 - 1407). Ông xây dựng một đô thành mới ở Thanh Hoá gọi là Tây Đô. Thành Thăng Long, lúc này đổi là Đông Đô rồi Đông Quan lại một lần nữa chứng kiến quân xâm lược ngoại bang giày xéo. Năm 1406, nhà Minh phái 20 vạn quân sang xâm lược Đại Việt. Cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo thất bại, thành Đông Quan trở thành nơi chiếm đóng của giặc. Đất nước đứng trước thử thách mới của lịch sử để rồi chứng kiến cuộc chiến tranh giữ nước của Lê Lợi - Nguyễn Trãi (1418). 10 năm sau ngày phất cờ khởi nghĩa tại núi rừng Lam Sơn, quê hương của người anh hùng Lê Lợi, toàn quân dân Đại Việt đã đại thắng giặc Minh, lập nên một triều đại mới: triều đại nhà Lê.

Năm 1512, Lê Tương Dực lệnh cho Vũ Như Tô đứng ra trông nom xây dựng hơn 100 nóc cung điện có gác và khởi công xây dựng Cửu Trùng Đài. Năm 1514 lại cho mở rộng Hoàng thành mấy nghìn trượng (mỗi trượng 3,6m) bao bọc cả quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ, tường thành chạy từ phía Đông Nam đến Tây Bắc, chắn ngang sông Tô. Theo lối vẽ ước lệ của bản đồ thì phỏng đoán rằng mặt phía Đông gần trùng với phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da ngày nay. Phía mặt Bắc chạy theo sông Tô, trùng với đường Hoàng Hoa Thám, mặt phía Tây là đường Bưởi. Mặt Nam có thể là một đoạn phố Cầu Giấy chạy sang Kim Mã rồi Sơn Tây, Trần Phú tới Hàng Da. Có thể hiểu đây là khu Hoàng thành với diện tích rộng gấp đôi Hoàng thành thời Lý -Trần. Khu dân cư chia làm hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Vào thời Lê Sơ, Thăng Long vẫn là nơi tập trung buôn bán lớn nhất của cả nước. Đồng thời cũng là nơi dồn tụ nhiều ngành nghề thủ công cũng như các thợ thủ công giỏi nổi tiếng. Kinh thành được xây dựng lại đàng hoàng hơn, Văn Miếu được mở rộng, Quốc Tử Giám được dựng lại, các hoạt động kinh tế văn hoá, giáo dục, thi cử đều được khôi phục và phát triển, đặc biệt cực thịnh dưới thời vua Lê Thánh Tông. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Đây cũng là thời kỳ ra đời của Hội Tao Đàn với 28 thành viên được ví như 28 vì tinh tú, trong đó Lê Thánh Tông vượt lên khỏi tầm vóc một nhà chính trị, một nhà vua, trở thành một nhà văn hoá lớn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học dân tộc. Ông đã trở thành gương mặt tiêu biểu của văn học Thăng Long thế kỷ XV. Nhà Lê Sơ tồn tại 99 năm, tổng cộng 10 đời vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng.

Thăng Long thời Mạc – Lê Mạc


Cuối triều Lê bắt đầu từ Lê Uy Mục, chính trường Thăng Long đã diễn ra khá phức tạp. Vua kém tài thiếu đức, bề tôi mưu thoán đoạt vương quyền, lòng người ly tán, chính trị, xã hội khủng hoảng sâu sắc. Tham gia vào sự biến loạn chủ yếu là các gương mặt thuộc tầng lớp vương công, văn võ bá quan, trong đó nổi lên nhân vật Mạc Đăng Dung. Đến thời Cung Hoàng thì uy thế của Mạc Đăng Dung đã bao trùm hết thảy và thu phục được lòng người. Sử chép về ông như sau: “Từng bình được nhiều giặc lớn, uy quyền ngày càng thịnh, mà đạo quân nhà vua thì yếu ớt, lòng người ai cũng hướng về Đăng Dung” (Lê Quý Đôn - Đại Việt thông sử). Qua hoạt động thực tiễn, Mạc Đăng Dung đã tỏ ra vượt trội hơn người khác về uy tín và tài năng. Việc phải đến đã đến, Thăng Long một lần nữa chứng kiến chính biến vương triều nhà Lê chuyển qua nhà Mạc (1527).

Tuy nhiên họ Mạc lập ra một triều đại mới trong bối cảnh đã hình thành nhiều thế lực quan liêu có quyền lực quân sự lớn nhỏ cho nên lâm ngay vào tình trạng chiến tranh phân liệt chứ không phải thống nhất xã hội. Với việc phế bỏ nhà Lê, họ Mạc đã mở đầu cục diện phân tranh. Cuộc phân tranh này trước tiên diễn ra giữa Tây Đô và Thăng Long, hình thành nên cái gọi là Bắc triều (thế lực nhà Mạc) và Nam triều (thế lực nhà Trịnh) để rồi sau đó chuyển sang cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài, tiền đề cho một sự hợp nhất lớn hơn vào 200 năm sau.

Bức tranh Thăng Long thời Mạc khá phức tạp, cung điện kho tàng và các phường phố ở Kinh thành đã nhiều lần bị thiêu đốt, tàn phá. Hoàng thành nhiều năm bị bỏ trống càng trở nên hoang phế điêu tàn. Cuối năm 1585, Mạc Mậu Hợp trở lại Thăng Long cho tu sửa lại Hoàng thành để chống lại cuộc tấn công của họ Trịnh. Lần tu sửa này Hoàng thành đã thu hẹp lại về hai phía Đông và phía Tây, một số cung điện bị bỏ ra ngoài hoàng thành. Tuy vậy Hoàng Thành thời gian này vẫn rộng hơn Hoàng thành thời Lý - Trần và rộng hơn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn.

Năm 1592, Trịnh Tùng, con trai của Trịnh Kiểm đã kéo quân vây đánh Đông Đô, Mạc Mậu Hợp bị giết. Vua Lê Thế Tông được họ Trịnh phò tá trở lại Thăng Long mở đầu thời kỳ mới và duy nhất trong lịch sử Việt Nam vừa có Vua vừa có Chúa mà lịch sử gọi là thời Lê Trung Hưng. Sau khi đuổi được họ Mạc ra khỏi Thăng Long, năm 1593, chúa Trịnh cho sửa sang qua loa lại Hoàng thành để vua Lê ở, còn lại tập trung dựng phủ chúa bên ngoài Hoàng thành. Đây mới cơ quan đầu não đích thực của trung ương thời bấy giờ với nhiều công trình kiến trúc xa hoa lộng lẫy: lầu Ngũ Long (phía bờ Đông hồ Gươm), đình Tả Vọng (nay là gò Rùa), cung Thuỵ Khánh (chỗ đảo Ngọc Sơn). Năm 1728, Trịnh Giang còn cho đào hầm ở phía Nam hồ Gươm để dựng cung điện ngầm dưới đất gọi là Thưởng Trì cung. Khu văn miếu được mở rộng thêm thành một khu học xá lớn nhất trong thời phong kiến bao gồm các điện Đại Thành thờ tiên thánh, nhà Giải Vũ thờ tiên nho, nhà Thái học bên trong trường Quốc Tử Giám. Hai phía Đông và Tây nhà Thái Học dựng nhà bia ghi danh tiến sĩ và dựng cả khu nhà 150 gian cho học sinh ở tạo thành một nhà học quy mô chưa từng có trong các thời đại trước. Ngoài ra, hàng loạt các đền chùa có quy mô lớn cũng được dựng lên trong thời gian này như: chùa Trấn Quốc, chùa Tiên Tích, đền bà Kiệu....

Mặc dù có nhiều biến động về chính trị, xã hội song đây cũng chính là thời kỳ kinh tế và văn hoá đặc biệt phát triển, hình thành nên những vùng buôn bán khá hưng thịnh. Chợ phát triển nhiều, buôn bán sầm uất ở kinh kỳ, Kiến An... Tầng lớp thị dân ngày một gia tăng, có một số trở thành chủ xưởng, chủ hiệu giàu có, nhưng đông đảo vẫn là người sản xuất và buôn bán nhỏ. Vì thế Thăng Long không vượt qua được mô hình cấu trúc của thành thị trung đại phương Đông để trở thành “thành thị tự do” như ở phương Tây. Tuy thế trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đây cũng là thời gian thành Thăng Long chứng kiến sự nở rộ của mặt bằng trí thức. Hàng loạt các tiến sĩ đã thi đỗ, trong đó có một tiến sĩ nữ (Trần Thị Duệ), có người đã trở thành đại trí thức như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan... Cùng với những tên tuổi người Thăng Long gốc như Đặng Trần Côn, Bùi Huy Bích, các vị lập nghiệp ở đây như Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm đã làm cho văn hoá Thăng Long thêm sáng giá. Đây chính là bước đệm cho sự phục hưng văn hoá ở các thế kỷ sau.

Đặc biệt đến đầu thế kỷ XVII, ở Thăng Long ngày xuất hiện nhiều thương điếm của người châu Âu như Hà Lan, Anh, đặc biệt là các thuyền nhân người Hoa sang cư trú và buôn bán. Tất cả những hoạt động đó đều diễn ra trong một bầu không khí chính trị vần vũ của những cuộc chiến tranh kéo dài giữa hai thế lực: Chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và Chúa Nguyễn (Đàng Trong). Cuộc chiến chỉ chấm dứt khi Nguyễn Huệ nổi lên tiêu diệt cả hai thế lực, lập lại trật tự vào năm 1786.

Thăng Long thời Tây Sơn

Mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổ chế độ chúa Trịnh. Ngày 21/07/1786, quân Tây Sơn đã làm chủ Thăng Long. Nền thống trị của họ Trịnh tồn tại 241 năm (1545 - 1786), trong đó có 194 năm ở Thăng Long. Bằng chiến công này, quân Tây Sơn đã kiểm soát cả nước, xoá bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài hơn 2 thế kỷ. Chính quyền được trao lại cho vua Lê, Nguyễn Huệ về Nam mang theo người con gái Hà thành. Thăng Long tưng bừng chứng kiến một đám cưới chưa từng có trong lịch sử của công chúa Ngọc Hân và người anh hùng áo vải.

Lê Chiêu Thống không điều hành được chính sự, các cánh quân phiệt nổi lên tranh giành quyền bính, Nguyễn Huệ đã phải 2 lần đưa quân ra dẹp loạn. Cuối năm 1788, Chiêu Thống trốn khỏi Thăng Long, cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Ngày 16/12/1788, 29 vạn quân Thanh hùng hổ tiến vào Đại Việt. Nguyễn Huệ lúc đó đang ở Phú Xuân, nghe tin cấp báo lập tức thần tốc xuất quân tiến ra Bắc hà. Trên đường tiến quân, để sáng tỏ danh nghĩa với cả nước và quy tụ nhân tâm, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, đặt hiệu Quang Trung.

Với tài dùng binh xuất sắc, kết hợp phương thức chiến lược thần tốc, táo bạo, ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), đội quân bách chiến bách thắng của Hoàng đế Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh, tiêu biểu là trận Ngọc Hồi - Đống Đa do đích thân Quang Trung trực tiếp chỉ huy tiến vào giải phóng Thăng Long. Tuy nhiên, sau khi quét sạch quân xâm lược nhà Thanh trên đất Bắc hà, vua Quang Trung chỉ để lại một bộ phận quân đội cũng như quan lại để tiếp quản thành Thăng Long, còn lại rút toàn bộ về kinh thành Phú Xuân. Thăng Long lúc đó chỉ còn tồn tại với tư cách là một thủ phủ của xứ Bắc và được gọi là Bắc thành mà thôi.

Kể từ triều Tây Sơn, thủ đô của nước ta đặt tại Phú Xuân, nhà Tây Sơn tồn tại được 24 năm từ vua Thái Đức đến Cảnh Thịnh.

Thăng Long thời Nguyễn

Năm 1802, Nguyễn Ánh với sự trợ giúp của Pháp đã tiêu diệt nhà Tây Sơn lên ngôi Hoàng đế, hiệu Gia Long, đóng đô tại Phú Xuân (tức Huế ngày nay). Từ đấy, kinh thành Thăng Long cũng như toàn miền Bắc phải chịu một sự chuyển đổi lớn: Từ kinh thành hơn 800 năm trở thành trấn thành rồi tỉnh thành. Sự chuyển đổi này có nhiều lý do: thứ nhất nhà Nguyễn không được lòng nhân sĩ Bắc hà; thứ hai Phú Xuân (Huế) từng là vùng chịu ảnh hưởng của thế lực nhà Nguyễn trong mấy trăm năm nên đã đi vào nề nếp. Kinh thành đã chuyển làm trấn thành nên tên Thăng Long cũng bị đổi từ nghĩa rồng bay sang thành thịnh vượng.

Để thống trị Bắc kỳ, năm 1805 nhà Nguyễn cho xây lại thành Thăng Long nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với Hoàng thành các thời trước. Thành mới xây phỏng theo kiểu thành Vauban của Pháp cuối thế kỷ XVII. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số, chu vi khoảng 1285 trượng. Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây bằng đá xanh, tường cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng mở ra 5 cửa Đông - Tây - Bắc - Đông Nam và Tây Nam, ngoài mỗi cửa có một mảnh thành nhỏ gọi là Dương Mã thành để giữ cửa. Trong thành có nhà Kính Thiên, cột cờ. Trước cột cờ là Hồ Voi, nơi đặt dinh tổng trấn và các Tào thay mặt các Bộ, có kho, võ miếu, đàn Xã tắc để tế trời đất, nền Tịch điền để làm lễ động thổ hàng năm. Có nhà ngục và nơi pháp trường gọi là Trường hình. Mỗi cửa thành đều có lính đóng, ngoài cửa Nam có Đình Ngang Cấm Chỉ.

Ngoài thành là các doanh trại quân đội sau đó mới đến các phố phường và khu đồn thuỷ; triều đình cũng cho lập phố Tràng Tiền để đúc tiền kẽm, tiền đồng. Tuy gọi là 36 phố phường nhưng thực chất thì nhiều hơn. Đây là các phố nghề và buôn bán. Có những phố chuyên phục vụ cho quan lại như phố Hàng Đào bán tơ lụa; phố Mã Vĩ bán mũ áo cho các quan chức và phường chèo; phố Hàng Bài làm hài cho các bà lớn và những người đồng cốt; phố Hàng Bạc bán đồ trang sức; phố Hàng Đàn làm võng kiệu, long đình... Lại có những phố chuyên bán đồ ăn như phố Hàng Mắm, Hàng Gạo, Hàng Hành, Hàng Gà, Hàng Khoai, Hàng Rươi, Hàng Bồ... (đều là những phố nằm trong quận Hoàn Kiếm, ngày nay và được gọi là khu Phố cổ).

Vòng ngoài của thành Hà Nội có ngoại thành dài 28 dặm 77 trượng 4 thước, chừng 16 cây số; có 16 cửa ô: Kim Liên, An Tự, Thanh Lãng (Thanh Nhàn), Nhân Hoà, Tây Long (chỗ Nhà Hát Lớn), Đông An, Mỹ Lộc, Trừng Thanh, Đông Hà, Phúc Lâm (Hàng Đậu), Thạch Khối, An Tĩnh (Yên Thành), An Hoà (Yên Phụ), Tây Hồ (đường Bưởi), Vạn Bảo (Kim Mã), Thịnh Quang (ô Chợ Dừa). Những cửa ô này chính là nơi thu hút khách thập phương đổ về làm ăn, vì vậy Thăng Long lúc này mặc dù mất đi chức năng là một kinh đô, song lại cực kỳ phát triển về kinh tế hàng hoá. Dân tứ trấn Đông, Nam, Tây, Bắc đều kéo nhau về Hà Nội làm ăn và tụ tập thành xóm riêng: Phất Lộc, Gia Ngư, Nam Ngư. Những người cùng làng không ở gần nhau thì vẫn có đình chung để hội họp. Dân nghề thì tập họp nhau bằng cách hàng năm tế Tiên sư. Điều đó lý giải tại sao giữa lòng thủ đô Hà Nội ngày nay vẫn có những ngôi đình như Phù Ủng, Lương Ngọc... Các nghề thủ công ở Thăng Long giai đoạn này đã phát đạt đến mức tinh vi như nghề thêu, nghề khảm. Năm 1831, nhà Nguyễn lại loại bỏ chức tổng trấn, chỉ để làm một tỉnh lỵ - tỉnh Hà Nội. Thành bị bạt bớt đi, các công trình văn hoá cũng có những biến đổi: Quốc Tử Giám bị dời vào Huế, nhiều công trình cung điện bị dỡ mang vật liệu vào xây dựng ở Huế, trường thi Hương thành chốn đàn ca giải trí. Một số cửa ô được xây dựng lại trong đó có ô Quan Chưởng (1817). Thăng Long với tư cách một kinh đô thực sự bị loại bỏ trong suốt thời gian 143 năm dưới triều Nguyễn và thời Pháp thuộc, để rồi lại tưng bừng trong tư thế một Thủ đô cách mạng sau này.

Hà Nội thời Pháp thuộc

Sau sự kiện Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kỳ (Gia Định, Biên Hoà, Định Tường), đầu tháng 11 năm 1873, F.Garnier đem quân tới Hà Nội. 15 ngày sau, sáng ngày 20/11/1873, y nổ súng. Do triều đình đã chủ hoà nên thành trì không được phòng thủ chắc chắn, thành Hà Nội thất thủ. Thế nhưng nhân dân Hà Nội đã không chịu khuất phục. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, nhân dân Hà Nội đã anh dũng đứng lên kháng Pháp. Ngày 21/12/1873, quân dân Hà Nội kết hợp với quân Cờ Đen khép chặt vòng vây tiêu diệt Garnier ở trận Cầu Giấy.

Mặc dù tinh thần kháng Pháp anh dũng của nhân dân Hà Nội rất cao, triều đình vẫn không thay đổi ý định cầu hoà. Kết quả là khu Đồn Thuỷ (khu vực Bảo tàng Lịch sử và bệnh viện Hữu Nghị hiện nay) đã bị nhường cho Pháp làm Khu nhượng địa. Henri Riviere được phái đến Hà Nội thay cho Garnier. Tới Hà Nội, hắn gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu (Tổng đốc Hà Nội bấy giờ) đòi quân dân phải đầu hàng. Mặc dù không được lệnh của triều đình Huế, Hoàng Diệu vẫn lãnh đạo nhân dân Hà Nội chiến đấu hết sức anh dũng và tuẫn tiết theo thành. Ngày 19/5/1883, lại một lần nữa quân Pháp bị đại bại tại trận Cầu Giấy. Trong trận này, trung tá hải quân Henri Riviere tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp xâm lược Bắc Kỳ cùng một số sĩ quan binh lính khác bị giết tại trận. Trong tình hình ấy, nếu triều đình Huế cho quân viện trợ thì có thể thừa thắng tiêu diệt hết quân Pháp và giải phóng Hà Nội, nhưng Tự Đức chỉ hy vọng lấy lại Hà Nội bằng con đường hoà hảo nên đã ký hiệp ước "bán nước" nhục nhã năm 1884, công nhận sự đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.

Ngay sau khi chiếm Hà Nội, mặc dầu chưa bình định được Bắc Kỳ nhưng thực dân Pháp cũng đã bắt tay vào kiến thiết sơ bộ cơ sở của chúng ở Hà Nội. Năm 1901, chúng xây phủ Thống sứ, nhà bưu điện, kho bạc, nhà Đốc lý, nhà kèn ở vườn hoa Pônbe, mở thêm phố Đồng Khánh, Gia Long cùng trường đua ngựa...một số nhà máy bia, diêm, dệt, điện và Nhà thờ lớn cũng được dựng trong thời gian này. Từ năm 1897, bọn thực dân đã ổn định được Bắc Kỳ nên số tư bản Pháp sang kinh doanh ngày một nhiều, nhà cửa cùng các công trình phục vụ bọn tư bản cũng vì thế mà tăng lên. Đường phố cũng dần được mở mang để phục vụ cho mục đích khai thác và bóc lột của chúng. Đặc biệt sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp càng đẩy mạnh việc khai thác ở Đông Dương, bộ mặt Hà Nội cũng có nhiều thay đổi, giai cấp công nhân hình thành, song đây cũng là thời gian mà các hoạt động kháng Pháp ngày càng nở rộ: Đông Kinh Nghĩa Thục (2/1907), liền sau đó là vụ Hà Thành đầu độc (1908). Năm 1919 có cuộc bãi công của một số nhà máy in ở Hà Nội. Từ đó cho đến năm 1929, những cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra liên tiếp. Năm 1925, ở Hà Nội lại xảy ra một sự kiện chính trị làm náo động dư luận toàn quốc, gây nên một phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi suốt từ Bắc chí Nam, đó là vụ án Phan Bội Châu; Lễ truy điệu Phan Chu Trinh...

Vào thời gian này, các cơ sở của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ra đời tại Hà Nội. Phong trào đấu tranh của công nhân mỗi ngày một dâng cao, dẫn đến việc thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội (tháng 3/1929) tại số nhà 5D phố Hàm Long. Sau ngày 3/2/1930, ba tổ chức cách mạng của nước ta hợp nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Kể từ đó đến giữa năm 1930, cao trào cách mạng dâng lên ở Hà Nội, phối hợp với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tạo thành một khí thế cách mạng vô cùng mạnh mẽ. Trong thời kỳ này, Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học cũng hoạt động khá sôi nổi ở Hà Nội và đã gây nhiều cơ sở trong số các công chức giáo dục. Nhưng sau vụ bạo động Yên Bái thất bại (1930), hoạt động của họ lắng hẳn.

Đến năm 1936, chớp thời cơ khi chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp lên cầm quyền, một phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ chống bọn phản động thuộc địa được Đảng phát động trong những năm 1936 - 1939. Đây cũng là thời cơ để Đảng đứng ra tập hợp quần chúng, tạo diễn đàn đấu tranh công khai và gây dựng cơ sở. Ngày 1/5/1938, một cuộc mít tinh khổng lồ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động đã diễn ra tại Hà Nội trước cửa nhà Đấu Xảo. Đó là cuộc mít tinh lớn nhất kể từ khi Pháp cai trị nước ta, kết hợp với nhiều cuộc mít tinh lớn nhỏ khác thúc đẩy phong trào cách mạng ở Hà Nội thu được nhiều kết quả to lớn. Đây chính là thời kỳ tập dượt và chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa 8/1945.

Hà Nội thời kì chống Pháp

Tháng 9/1940, phát xít Nhật kéo vào Hà Nội. Nhân dân Hà Nội bắt đầu một giai đoạn lịch sử mới: sống và đấu tranh dưới ách thống trị của cả thực dân Pháp lẫn phát xít Nhật. Chúng mở thêm một vài trường cao đẳng để mua chuộc sinh viên. Nhưng tất cả các biện pháp ấy không che lấp được thực tế đời sống ngày càng bị đẩy vào bần cùng của nhân dân ta. Giá sinh hoạt tăng vọt. Ở nông thôn, chúng bắt nhổ lúa trồng đay. Thành thị xuất hiện nhiều loại thuế mới. Nhiều đảng phái chính trị thân Nhật xuất hiện ở Hà Nội gây tác động không nhỏ đến tình hình xã hội lúc bấy giờ.

Các tổ chức cách mạng tuy có nhiều thiệt hại nhưng cũng dần phục hồi, đặc biệt là các đoàn thể trong mặt trận Việt Minh được tổ chức khắp trong thành phố. Các hoạt động bất hợp tác với Pháp, Nhật liên tục diễn ra dưới nhiều hình thức: bãi công của công nhân, biểu tình phá kho thóc của nông dân..., tự vệ chiến đấu được thành lập, nhiều vụ trừng trị Việt gian của đội danh dự đã gây chấn động trong thành phố. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp ở Hà Nội, phong trào cách mạng càng sôi sục. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh. Trước tình hình và thời cơ có một không hai ấy, Thành uỷ Hà Nội đã quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa. Trong khoảng hai ngày 17 và 18 tháng 8 hầu hết các cơ sở chính quyền bù nhìn thân Nhật xung quanh Hà Nội bị tê liệt. Ngày 19/8 Uỷ ban khởi nghĩa đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại quảng trường Nhà Hát Lớn thành phố, sau đó biến thành cuộc tuần hành thị uy kéo đến chiếm Bắc Bộ phủ, Trại Bảo an binh, Sở Mật thám...

Sau Hà Nội, Huế và Sài Gòn đã lần lượt nổi dậy. Chỉ trong 10 ngày, chế độ cũ đã bị lật đổ, trật tự mới được thành lập trong toàn quốc. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với nhân dân cả nước và trước thế giới việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sau đó, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Pháp thay mặt quân đồng minh cùng quân Tưởng đem quân chiếm đóng Hà Nội. Nhân dân Hà Nội cùng cả nước đã tỏ rõ tinh thần yêu nước và kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng. Đêm ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sau hai tháng anh dũng chiến đấu "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", Trung đoàn Thủ đô đã hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch, tạo điều kiện cho Chính phủ rút lên chiến khu Việt Bắc an toàn. Đêm ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô phá vòng vây của địch, rút quân an toàn ra vùng tự do, cùng quân dân cả nước tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong thời gian này, Hà Nội vẫn sôi sục khí thế đấu tranh, tiêu biểu là trận đánh sân bay Bạch Mai (thiêu huỷ 25 máy bay, đốt 60 vạn lít ét-xăng); đánh sân bay Gia Lâm, tiêu huỷ 18 máy bay và 1 kho xăng (1954).

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, theo hiệp định Giơnevơ (Genève), Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của địch. Lại một lần nữa, nhân dân Thủ đô đã thắng lợi trước âm mưu biến Hà Nội thành một thành phố chết của địch. Máy móc, điện, nước, tàu xe vẫn đảm bảo lưu thông và bắt đầu hoạt động ngay khi bộ đội vào tiếp quản.

Ngày 10/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những người dân, đặc biệt là thanh niên Hà Nội tham gia kháng chiến đã trở về tiếp quản thủ đô, mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Hà Nội thời kì chống Mỹ

Sau khi tiếp quản, Hà Nội bắt tay vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, đồng thời thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ của nhân dân Hà Nội là xây dựng Thủ đô thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, là hậu phương lớn cho công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Với tinh thần tự lực cánh sinh, phát huy hết khả năng lao động sáng tạo của quần chúng, chỉ trong 10 năm, thành phố đã trở thành một trung tâm, chính trị và văn hoá quan trọng của cả miền Bắc, bước đầu đặt nền móng cho một nền công nghiệp với trên 200 xí nghiệp lớn nhỏ.

Để phá hoại công cuộc cách mạng của ta ở miền Bắc và cứu vãn cho những thất bại của chúng ở miền Nam, từ năm 1965, đế quốc Mỹ đã dùng không quân và hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Sau khi đã tiến công nhiều địa điểm thuộc Hòn Gai, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, từ giữa năm 1966, Mỹ thực sự đánh vào Hà Nội, mở đầu một giai đoạn “leo thang” nghiêm trọng, bắn phá miền Bắc Việt Nam. Với âm mưu đưa miền Bắc "trở lại thời kỳ đồ đá", đế quốc Mỹ đã đem hàng ngàn tấn bom vào rải thảm Hà Nội, nhiều khu phố, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp đã bị bom Mỹ san phẳng, thành phố bị thiệt hại nặng nề. Nhưng toàn quân và dân Hà Nội vẫn kiên cường bất khuất đánh địch quyết liệt để bảo vệ Thủ đô, bảo vệ những thành quả cách mạng và những công trình văn hoá từ nghìn xưa để lại, đập tan mọi bước leo thang chiến tranh, bắn rơi 358 máy bay, trong đó có 23 máy bay B52, 2 máy F111. Công tác sơ tán cơ quan, xí nghiệp, người già, trẻ em được đẩy mạnh để bảo vệ tài sản và tính mạng của nhà nước và nhân dân. Vừa sản xuất vừa chiến đấu, Hà Nội tiếp tục giữ vững và nêu cao tinh thần quyết thắng lập nhiều chiến công mới.

Hà Nội ngày nay

Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá VI (25/4/1976) đã hoàn thành thống nhất hai miền về mặt nhà nước. Hà Nội vẫn là Thủ đô của đất nước, từ nay mang tên là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Vượt qua những khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, Hà Nội phát huy cao nhất những thuận lợi cơ bản: sự thống nhất về chính trị và địa lý giữa hai miền, sự ủng hộ của đồng bào cả nước, huy động tới mức tối đa tiềm lực lao động chân tay, trí óc và sự hợp tác kinh tế của các nước trên thế giới để khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá.

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986), với đường lối chiến lược đổi mới toàn diện đất nước, Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ X đã xác định nhiệm vụ đổi mới của Thủ đô, nêu lên những chủ trương và quyết sách góp phần đưa thành phố ngày một tiến lên. Hà Nội đã từng bước phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách khoán hộ nông nghiệp và chế độ hợp tác mới đã khiến bộ mặt nông thôn các vùng ven đô thay đổi theo hướng ngày một ấm no hơn. Quá trình dân chủ hoá xã hội, xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền đã tạo điều kiện cho việc làm ăn kinh doanh sản xuất ngày một ổn định.

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống các tệ nạn xã hội được tiến hành thường xuyên liên tục và mang lại kết quả khả quan. Việc mở mang đầu tư và hợp tác quốc tế cũng như huy động nội lực trong nhân dân bước đầu thu được những thành tựu. Với vai trò là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế của cả nước, Hà Nội đã phát huy tiềm năng chất xám, bước đầu tạo ra những chuyển biến trong các hoạt động kinh tế, văn hoá, văn nghệ, giáo dục và khoa học công nghệ. Ngày nay, Hà Nội đang vững bước tiến lên trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước.







Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (14-05-2010)
Cũ 20-12-2009   #62
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.661
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Thành phố Hồ Chí Minh

Thời kỳ hoang sơ


Hàng loạt các di chỉ khảo cổ học được tìm thấy ở huyện Cần Giờ cho thấy con người đã hiện diện trên vùng đất Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh từ rất sớm. Ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho đến thời kỳ kim khí. Những người cổ từng sinh sống trên miền đất Sài Gòn từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Một số phát hiện khảo cổ học cho thấy sự tồn tại của văn hóa Sa Huỳnh với những nét riêng trên đất Sài Gòn. Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn minh thời đại kim khí ở phía Nam. Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, là một khu vực dày đặc những di chỉ tiền sử hết sức phong phú trải dài trong khoảng 3.000 năm trước văn hóa Óc Eo.

Trong thời kỳ văn hoá Óc Eo (từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ VII), vùng đất Nam Đông Dương là nơi tồn tại của nhiều quốc gia cổ, với nhiều cộng đồng dân cư cùng sinh sống. Sài Gòn vào thời kỳ này có quan hệ với nhiều tiểu quốc đó. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX, sự tan rã của vương quốc Phù Nam đã có tác động và ảnh hưởng ít nhiều đến khu vực Nam Bộ. Đầu thế kỷ IX, Thủy và Lục Chân Lạp thống nhất mở đầu cho thời đại Angkor. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ IX đến XI, đất Sài Gòn Gia Định, hầu như đứng ngoài những ảnh hưởng của văn hóa Angkor. Từ thế kỷ XII trở đi sự tranh chấp và chiến tranh giữa các vương quốc cổ có xu hướng bành trướng, nhất là giữa Chăm Pa với Chân Lạp, giữa Chăm Pa với Đại Việt, cũng như sự mở rộng của vương quốc Xiêm La. Vùng đất Gia Định, Sài Gòn lại nằm trên lằn ranh của các cuộc tranh chấp đó. Sự tranh chấp kéo dài nhiều thế kỷ, đã biến vùng đất Sài Gòn - Gia Định, cho tới trước khi những cư dân Việt hiện diện, vẫn là miền đất hoang vu, vô chủ, là địa bàn sinh tụ lẻ tẻ của một vài nhóm cư dân cổ...

Sự xuất hiện của người Việt và công cuộc khai phá vùng đất mới

Từ đầu thế kỷ XVII, những người Việt đầu tiên đã vượt biển vào sinh sống tại vùng đất Sài Gòn, sau cuộc hôn nhân của vua Chân Lạp Chey Chettha II với một công chúa người Việt (theo phỏng đoán là công nữ Ngọc Vạn, con gái chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên). Từ đó, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên tốt đẹp hơn.

Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Bù lại, chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Chân Lạp. Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm. Người Việt từ đó có thể sống rải rác khắp các vùng đất thuộc Chân Lạp đương thời. Ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v...

Sử Đại Việt và sử Chân Lạp cùng nhất trí ghi sự kiện: Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc Ong Nộn. Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm đem bính đi tiến thảo, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.

Năm 1679, một nhóm người Hoa theo phong trào “phục Minh chống Thanh” thất bại đã chạy sang Đại Việt, cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho nhóm người này, dẫn đầu là Dương Ngạn Địch tới Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn và làm ăn sinh sống.

Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu mới sai Nguyễn Hữu Kính (thường gọi là Cảnh) vào "kinh lý" miền Nam, thiết lập bộ công quyền, đặt nền pháp trị và xác định cương thổ quốc gia. Theo đường biển, quân của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng sông Đồng Nai đến Cù lao Phố (một phố cảng sầm uất nhất miền Nam bấy giờ). Sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh thanh tra vùng đất Sài Gòn, thấy nơi đây “dân dư tứ vạn hộ”, đất đai khai mở “ngàn dặm” bèn đặt hai đơn vị hành chính đầu tiên tại Nam Bộ là huyện Phước Long và huyện Tân Bình, dưới quyền của phủ Gia Định.

Nguyễn Hữu Cảnh sắp xếp các bộ phận trông coi mọi việc như Ký lục (trông coi về hành chính, thuế khóa), Lưu thủ (trông coi về quân sự) và Cai bộ (trông coi về tư pháp). Giúp việc cho các quan là các Xá ty và một số đơn vị vũ trang. Đối với người Hoa, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (dinh Trấn Biên), xã Minh Hương (dinh Phiên Trấn).

Tiếp đó, ông cho chiêu mộ nhân dân đi khẩn hoang lập ấp. Sử cũ chép: Nguyễn Hữu Cảnh đã chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào đến vùng đất Trấn Biên và Phiên Trấn, rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh. Như vậy, biên giới Việt Nam đã mở rộng đến vùng này. Sài Gòn được chọn làm phủ lỵ của phủ Gia Định. Năm 1779, phủ Gia Định bao gồm: dinh Phiên Trấn (tức Sài Gòn), dinh Trấn Biên (tức Biên Hoà), dinh Trường Đồn (tức Định Tường), dinh Long Hồ (tức Vĩnh Long, An Giang) và trấn Hà Tiên. Như vậy phủ Gia Định lúc bấy giờ đã trải rộng khắp miền Nam với diện tích khoảng 64.743km2

Những biến cố trên vùng đất Gia Định

Năm 1776, sau khi hạ thành Quy Nhơn, Tây Sơn tiến vào Nam đánh chiếm Gia Định, chúa Nguyễn thất thủ bỏ chạy sang Biên Hoà. Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp, Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel, Nguyễn Ánh cho xây dựng thành Gia Định theo kiểu thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. Tới năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, cai quản 5 trấn khác là: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long và Hà Tiên. Sáu năm sau, 1808, Gia Định trấn lại được đổi thành Gia Định thành. Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại nhà Nguyễn, thành Bát Quái trở thành địa điểm căn cứ. Sau khi trấn áp cuộc nổi dậy, năm 1835, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái, xây dựng thành mới gọi là Phụng Thành. Năm 1836, Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh. Như vậy địa danh Nam Kỳ lục tỉnh bắt đầu có từ đây.

Năm 1859, quân Pháp đánh thành Gia Định, quân nhà Nguyễn tan rã, thành bị hạ, Hộ đốc thành Võ Duy Ninh tự sát. Sau đó, Pháp đã cho phá hủy thành Gia Định. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được sung chức Gia Định quân thứ, Thống đốc quân vụ cùng Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở miền Nam. Nguyễn Tri Phương đã chủ trương xây dựng đại đồn Chí Hòa để bao vây, bức rút quân Pháp. Tuy nhiên, vào ngày 25 tháng 10 năm 1861, quân Pháp đã tiến hành công phá đại đồn. Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân lính chống cự quyết liệt nhưng rồi bị thương, đại đồn thất thủ. Từ đây, Gia Định chính thức rơi vào tay Pháp.


Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn

Sài Gòn được các nước phương Tây chú ý ngay từ những năm đầu thế kỷ XIX. Vì thế, sau khi đánh chiếm Gia Định. Từ năm 1862, người Pháp đã gấp rút xúc tiến việc quy hoạch xây dựng thành phố Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng về hành chính, quân sự, kinh tế, cảng v.v...theo kiểu phương Tây. Cũng trong thời gian này, người Pháp chia tỉnh Gia Định thành 3 phủ, mỗi phủ có 3 huyện, dưới huyện là tổng, dưới tổng là xã. Sài Gòn được chọn làm huyện lỵ của huyện Bình Dương, phủ lỵ của phủ Tân Bình và tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định. Còn Chợ Lớn - khu vực do người Hoa lập nên là huyện lỵ của huyện Tân Long, phủ Tân Bình.

Theo thiết kế ban đầu, thành phố Sài Gòn được xây dựng sẽ bao gồm cả vùng Chợ Lớn. Nhưng sau do thấy diện tích quá lớn, khó quản lý và đảm bảo an ninh nên năm 1864, Pháp tách Chợ Lớn ra khỏi phủ Tân Bình. Lúc bấy giờ, Sài Gòn rất nhỏ bé, nằm gói gọn trong địa bàn quận 1 ngày nay. Còn Chợ Lớn là thành phố loại hai, tương đương với phần đất quận 5 ngày nay. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn là ruộng rẫy hoang vu.

Cho đến những năm đầu 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa phận tỉnh Gia Định. Ngày 15-3-1874, Tổng thống Cộng hòa Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố được điều hành bởi một viên thống lý, hai viên phó đốc lý và một hội đồng thành phố. Còn Chợ Lớn, được thành lập do nghị định của thống đốc dân sự đầu tiên là Le Myre de Vilers, ký năm 1879.

Theo thời gian phát triển, dân số tăng lên. Sài Gòn và Chợ Lớn xích lại gần nhau và thực sứ tiếp giáp ở khoảng đường Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thiện Thuật bây giờ vào năm 1910.

Trong thời gian nửa thế kỷ, Sài Gòn đã thay đổi, hình thành nên một thành phố Tây Phương. Đường sá được thiếp lập. Dinh thự, phố xá, các khu dân cư cùng với các chợ... được xây dựng. Từ thủ phủ của Gia Định ngũ trấn (Gia Long), Nam Kỳ lục tỉnh (Minh Mạng), Sài Gòn theo thời gian đã trở nên trung tâm của ba tỉnh miền Đông (1862), rồi thủ phủ của Nam Kỳ (1867) và dần trở nên một trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng cho toàn Đông Dương.

Năm 1931, Sài Gòn và Chợ Lớn được mở rộng và sáp nhập vào nhau, thành phố trở thành đô thị lớn nhất Đông Dương. Vào cuối năm 1950, Mỹ vào thay thế Pháp, Sài Gòn trở thành thủ đô của miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào. Cùng với việc xây dựng để bảo vệ các cơ quan đầu não về chính trị, quân sự, Mỹ đã đầu tư phát triển xây dựng, mở mang làm cho thành phố Sài Gòn trở thành một trung tâm kinh tế phát triển, một thời được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”. Đồng thời Sài Gòn cũng là thủ đô của chế độ Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam Việt Nam. Thành phố gồm 8 quận nội thành, dân số năm 1965 là 485.295 người.

Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 30/4/1975, Sài Gòn được giải phóng. Ngày 2/7/1976, Quốc hội khoá VI họp lấy tên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho thành phố Sài Gòn, đồng thời mở rộng diện tích thành phố, bao gồm: thành phố Sài Gòn, tỉnh Gia Định, huyện Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa, huyện Bến Cỏ của tỉnh Bình Dương. Năm 1978, sáp nhập thêm một phần của tỉnh Đồng Nai. Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm 1989, thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn. Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Năm 2003, quận Tân Bình tách thành hai quận Tân Phú và Tân Bình. Huyện Bình Chánh tách thành quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Nâng tổng số quận huyện của thành phố lên 24, trong đó có 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.





Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (14-05-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:17
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,17430 seconds with 17 queries