Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 07-10-2009   #1
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.656
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Tản Đà - Tinh Bút Văn Đàn Việt Thế kỉ 20

Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 tại Sơn Tây- mất ngày 17 tháng 6 năm 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, hai địa danh gần nơi ông sinh ra.

Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".

Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

Con người Tản Đà

Ngoài tài làm thơ, nhân cách của Tản Đà cũng rất được nhiều nhà nghiên cứu. Khái Hưng, lúc đầu khi chưa hiểu thơ Tản Đà, cũng rất thích ông nhờ vào tính cách, hay là thi sĩ Bùi Giáng trong "Đi vào cõi thơ": chê thơ Tản Đà "không có gì đặc sắc", song lại muốn Tản Đà sống lại để "nhậu một trận lu bù", và Trương Tửu ngay sau khi Tản Đà mất, cho ra một cuốn sách viết về Tản Đà là "Uống rượu với Tản Đà", trong đó kể lại nhiều câu chuyện làm nổi lên những phẩm chất của ông, ông gọi Tản Đà là Epicurien của Việt Nam. Nguyễn Tuân, một người lập dị không kém và cũng rất khâm phục Tản Đà, trong bài "Tản đà - một kiếm khách" phác họa ra một người sống cô độc ngoài hải đảo, cách xa trần thế, tưởng như một vị trích tiên.

Bên cạnh đó cũng có nhiều người tỏ ý "kính nhi viễn chi", thậm chí không chịu nổi tính cách của Tản Đà. Vũ Bằng nói: "Người như Tản Đà để ở xa mà kính trọng cảm phục thì được, chứ ở gần thì không thể nào chịu nổi!". Lưu Trọng Lư nhận xét: "Gặp Tản Đà một bận thì thật là một điều khoái trá vô cùng, gặp ông ấy lần thứ hai thì vẫn còn là một cái vui thích đã bắt đầu gượng gạo, và gặp đến lần thứ ba thì là một điều khó chịu. Và lần thứ tư, thứ năm, v.v... thì xin thú thực là một... tai nạn". Phan Khôi, được xem là khắc tinh với Tản Đà trên văn đàn, trong "Tôi với Tản Đà thi sỹ" viết: Cái lối đánh chén của ông Hiếu kề cà mất thì giờ lắm, tôi không chịu được, nên ít khi tôi ngồi trọn bữa rượu với ông. Ông đem hỏa lò để ở bàn mà tự làm lấy món ăn, có khi mãn một tiệc ăn người nhà phải thay than trong hỏa lò đến năm sáu bận. Thường thường một mình ông vừa ăn uống lại vừa viết nữa. Ông cho có thế mới là thú..

Chính Tản Đà cũng thường tự coi mình là "Khổng tử chi đồ", "trích tiên", một thế ngoại cao nhân, tỏ ra khác biệt với người dương thế. Ông thường làm những chuyện xưa nay hiếm: theo lời Ngô Tất Tố, lần vào Sài Gòn viết báo, Tản Đà đem theo vợ con nhưng cả lúc đến lẫn lúc đi, vợ con ông gửi cho Ngô Tất Tố thu xếp cả. Ngô Tất Tố là bạn thân của Tản Đà, có lần phác họa về con người ông: "Không có tiền thì rầu rĩ, oán trách, rũ người ra như con cú, thế mà một khi có tiền thì lại không muốn làm việc gì hết, chỉ uống và ăn, hết ăn lại uống. Chưa uống thì bảo không có rượu như cái máy không xăng nhớt không chạy được, uống vào say rồi thì nằm khoèo ra ngủ và lý luận một mình rằng say mà làm việc thì hỏi đời còn có cái gì thú nữa?". Tản Đà còn có tính tự phụ, không biết sửa sai, lại thích nghe nịnh nọt, Ngô Tất Tố kể: "không biết nghe lời anh em khuyên bảo. Cái số anh em thành thực khuyên ông rất hiếm, còn cái số nâng ông lên, sợ cái tài ông mà không dám làm mích lòng ông thì cả đống. Vì có nhiều kẻ nịnh ông một cách mù quáng như thế, ông bị hại mà không biết, mỗi ngày mỗi tự phụ thêm lên...".

Đa phần những người thân với Tản Đà, thường cho rằng ông rất khó gần. Điển hình là Ngô Tất Tố, người bạn thân nhưng đã tuyệt giao với ông trong suốt 10 năm cuối đời.

Một số bài thơ nổi tiếng
Thề Non Nước

Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái hãy còn tuyết sương
Trời tây nổi bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề

Muốn làm thằng cuội

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi !
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây, thế mới vui !
Rồi cứ mỗi đêm rằm tháng tám
Cùng nhau trông xuống thế gian cười.

Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu (dịch)

Người xưa cưỡi hạc đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng bay mất từ lâu
Nghìn năm mây trắng lững lờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

Tống biệt

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa, có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, huê trôi
Cái hạc bay vút tận trời
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi
(Nguồn: wikipedia)


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 11:04
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,04493 seconds with 17 queries