Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 04-09-2009   #10
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.923
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nhạc sĩ La Hối


Người nhạc sĩ tài hoa La Hối đã không còn nữa từ hơn năm
mươi lăm năm về trước, nhưng tác phẩm Xuân & Tuổi Trẻ của
Ông vẫn sống mãi trong lòng mọi người vào mỗi độ Xuân
về.

Một trong những thú vui ngày Xuân là nghe nhạc Xuân
để thưởng thức âm thanh, hình ảnh và màu sắc của mùa Xuân
đang trở về trên trần thế, qua tiếng nhạc lời ca của nhiều
nhạc sĩ... Thế nhưng, với tôi, giai điệu valse tươi sáng, trẻ
trung, đầy sức sống lạc quan của nhạc phẩm Xuân & Tuổi Trẻ
có sức truyền cảm lạ lùng! Chính lúc đó, tôi nghĩ về La
Hối bằng tất cả thương tiếc ngậm ngùi...

Ông sinh năm 1920, gốc người Quảng Đông, nhưng gia đình từ
nhiều đời đã định cư tại Hội An, Quảng Nam. Từ bé, Ông là
một cậu học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn, xuất sắc trên các môn
học và có khiếu đặc biệt về môn âm nhạc! Năm 14 tuổi Ông
đã bắt đầu sáng tác và thể hiện năng khiếu âm nhạc qua
các giai điệu vui tươi, sôi nổi...

Những năm 1936 - 1938, Ông vào Sài Gòn để hoàn chỉnh chương
trình học văn hóa và trau dồi thêm nhạc cổ điển Tây phương.

Sau đó, Ông lại trở về Hội An dạy đàn. Ông là người yêu
âm nhạc ngay từ thuở thiếu thời nên lúc nào cũng ôm ấp
hoài bão quy tụ những người cùng yêu âm nhạc lại thành một
nhóm để cùng nhau nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm... Năm
1939, Ông và một số nhạc sĩ thành lập hội yêu âm nhạc
(société philharmonique). Ông được tín nhiệm vào chức Hội
Trưởng và cũng là người đầu tiên đưa hành khúc cách mạng
Việt Nam vào các chương trình hòa tấu. Một số nhạc sĩ trẻ
thời bấy giờ đã được Ông hướng dẫn trong lãnh vực âm
nhạc, như : Dương Minh Ninh (Tác giả Gấm Vàng), Lê Trọng Nguyễn
(Tác giả Nắng Chiều), Lan Đài (Tác giả Chiều Tưởng Nhớ).
Trong giai đoạn Nhật chiếm Trung Hoa, Việt Nam và Đông Nam Á,
phong trào kháng Nhật nổi lên mạnh mẽ trên cả ba miền đất
nước Việt Nam, La Hối đã tham gia tổ chức chống Phát Xít
bằng cả bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên. Ông là cấp
lãnh đạo nòng cốt chống Phát Xít Nhật tại Hội An và vùng
phụ cận. Những đêm cùng đồng đội thức trắng để in
truyền đơn, viết biểu ngữ... những kế hoạch tập kích quân
đội Nhật... những vụ nổ bom, phá đường, sập cầu... là
những kỷ niệm hào hùng hằn sâu trong ký ức người chiến sĩ
chống Phát Xít. Nếu trong âm nhạc, Ông say mê về các giai
điệu, thì trong đấu tranh, Ông lại say mê về các chiến công!
Cũng chính vì thế, Hiến Binh Nhật càng ráo riết truy nã Ông,
cuối cùng tổ chức của Ông bị bại lộ và vào một ngày u ám
của tháng 5 năm 1945 Ông đã bị bắt cùng với mười đồng chí
yêu nước khác! Sau nhiều ngày bị giam cầm và bị tra tấn vô
cùng dã man, mười một vị anh hùng đã bị Phát Xít Nhật xử
bắn, vùi lấp chung một huyệt tại chân núi Phước Tường,
phía Tây Nam Đà Nẵng ( Nay đã được đưa về nghĩa trang
chống Phát Xít Nhật ở Hội An ). Ông đã ra đi vĩnh viễn lúc
tuổi đời chỉ mới hai mươi lăm!

Ông sáng tác rất nhiều, nhưng chỉ để lại khoảng 20 tác
phẩm! Một số lớn đã bị Hiến Binh Nhật trịch thu, một số
khác do người tình của Ông cất giữ! Những tác phẩm của Ông
đều xoay quanh đề tài tuổi Trẻ và học đường, trong đó
xuân & tuổi Trẻ được soạn vào giai đoạn Ông bị Hiến Binh
Nhật theo dõi, hoàn cảnh sống phức tạp và vô cùng khó khăn,
song cũng là tác phẩm gây niềm hứng khởi tin yêu cuộc đời
hơn cả.

Năm 1946, văn thi sĩ kiêm đạo diễn kịch Thế Lữ cùng nhóm
nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung... trong đoàn Ca Vũ Nhạc Anh
Vũ đến Hội An trình diễn, đã rất yêu thích giai điệu của
bài Xuân & Tuổi Trẻ, lúc bấy giờ gọi theo tiếng Pháp là
printemps & jeunesse và chưa có lời ca. Tìm hiểu cuộc đời tài
hoa của người nhạc sĩ sớm hy sinh vì đại nghĩa dân tộc, Thế
Lữ rất xúc động nên đã xin phép gia đình nhạc sĩ được
viết lời cho nhạc phẩm giá trị nầy. Sau đó, Nguyễn Xuân
Khoát soạn hòa âm, Văn Chung soạn vũ điệu và khi trình diễn
đã làm nức lòng người dân phố hội.

Từ thời điểm đó, Xuân & Tuổi Trẻ là bản nhạc mang tính trẻ
trung, vui tươi, lành mạnh...... không thể thiếu trong mọi nhà
Việt Nam mỗi độ Xuân về!
Trong những năm kháng chiến, xuân & tuổi Trẻ theo chân những
người yêu nhạc vào các vùng chiến khu, vào tận miền Nam, ra
tới Việt Bắc. Nhớ thương La Hối, nhạc sĩ La Xuân sáng tác
bài Mộng Doãn Chánh (La Hối còn có tên La Doãn Chánh ), sau đó
đổi thành giấc mơ du tử, người Hội An còn gọi là hội an
ngày về.

Xuyên suốt hơn nửa thế kỷ, Xuân & Tuổi Trẻ của nhạc sĩ La
Hối vẫn là một ca khúc trẻ trung, yêu đời, reo vui trên mọi
miền Đất Nước mỗi độ Xuân về.

La Hối từ giã cuộc đời và sự nghiệp một cách đột ngột
khi còn quá trẻ, nên những gì liên quan đến Ông, chỉ còn lại
rất ít! Trong thời gian dạy nhạc, La Hối có yêu một cô giáo
dạy dương cầm. Chuyện tình của họ thật đằm thắm và kín
đáo nên ít người biết, ngay cả trong gia đình cũng không nhớ
rõ tên của cô giáo ấy! Tất cả những sáng tác giá trị chưa
được phổ biến, La Hối đều gởi tặng trước cho người
mình yêu quý! Sau khi Ông hy sinh, gia đình quá đau buồn, quên
mất vai trò 'quản thủ tài liệú của cô giáo Dương Cầm! Và
bây giờ, người đẹp của La Hối không biết đã lưu lạc
phương nào, còn sống hay đã mất!?

Hôm nay, nhân dịp Xuân về, nghe giai điệu xuân & tuổi trẻ tràn
đầy sức sống lạc quan... tôi trân trọng ghi lại vài dòng
tưởng niệm người nhạc sĩ quá cố, rất tài hoa và chứa chan
lòng yêu nước đã vĩnh viễn đi vào lòng dân tộc! Người
nhạc sĩ trẻ La Hối đã không còn nữa, nhưng xuân & tuổi Trẻ
của Ông vẫn còn, vẫn reo vui và vang vọng mãi, không những chỉ
riêng trên mọi miền Đất Nước Quê Hương, mà ngay cả trong
cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta, vào mỗi độ Xuân
về.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-09-2009   #11
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.923
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Châu Thượng Văn (1856-1908)


Châu Thượng Văn hiệu Thơ Đồng, người làng Minh Hương (Hội An). Tổ tiên ba đời của ông là người Trung Hoa, trung thành với nhà Minh, không chịu sống dưới chính quyền Mãn Thanh, đã vượt biển sang Việt Nam, được chúa Nguyễn cho cư ngụ ở Hội An, Quảng Nam. Nhờ hưởng tổ phụ, gia cư ông vào hạng giàu có.

Nếu trước đây tổ tiên của ông căm thù người Mãn áp bức, phải rời bỏ quê hương ra đi, thì nay, ông căm thù bọn thực dân Pháp đem quân xâm lướt dày xéo lên đất nước Việt Nam,đất nước đã dang tay đón nhận và đùm bọc tổ tiên ông. Đối với ông, Việt Nam đã là Tổ quốc thiêng liêng. Làng Minh Hương, phố Hội An, nơi ông chào đời và lớn lên, là quê hương yêu dấu. Đất nước và quê hương này đã nuôi nấng và hình thành nhân cách của ông. Ông sống, chiến đấu và nếu cần thì hy sinh cả tài sản, tính mạng đê bảo vệ nó. Tinh thần yêu nước thiết tha ấy của Châu Thượng Văn đã biểu lộ trong bài " Ngục trung thư".

Ông Tôn Quang Phiệt dịch bài thơ ấy như sau:

Trong tù hòa lệ viết thư,

Thênh thang trước gió giận chưa nguôi lòng.
Lụy thân vì kiếp anh hùng,
Việc không vũ trụ chết cùng uổng thôi
Cường quyền che cả mặt trời,
Trong lò cá thịt là nòi giống ta.
Muôn tay những ước mọc ra,
Múa gươm lùa sạch loài ma trên đời.

Đúng vào năm ông chào đời (1856) bọn thực dân Pháp đã nổ súng vào Đà Nẵng để đe dọa và thị uy. Chỉ hai năm sau (1858), chúng đã gạt bỏ chính sách"ngoại giao pháo hạm" và thực sự dùng sức mạnh để xâm chiếm đất nước ta. Dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương tiếng súng chống xâm lược nổ giòn ở Đà Nẵng.

Hội An với "Đại dường nhai", với chùa chiền và hội quán, với cầu Nhật Bản... đã từng là một trung tâm buôn bán hưng thịnh bậc nhất của Đàng Trong. Hội An thông với Đà Nẵng bằng sông Cổ Cò (mới bị lấp vào đầu thế kỷ này) chảy ngang qua Ngũ Hành Sơn. Dù Đà Nẵng là chỗ tàu bè ngoại quốc cập bến song lúc bấy giờ nó vẫn chỉ đóng vai trò tiền cảng cho Hội An về mặt thương mại Súng đã nổ ở Vũng Thùng, đất nước đã không yên và Hội An do đó, cũng chẳng còn yên ổn nữa. Châu Thượng Văn lớn lên chỉ để nghe tin hết phần đất này đến phần đất khác bị giặc Pháp xâm chiếm. Ông căm ghét bọn giặc. Súng của phe chủ chiến ở triều đình đã nổ ở kinh thành Huế. Phong trào Cần Vương dậy lên khắp cả nước. Ông Hường Hiệu, quê ở Thanh Hà mà! Ông vốn quen biết, cũng đã cùng với Tiểu La Nguyễn Thành (cũng là bạn ông), Trần Văn Dự.. dựng cờ khởi nghĩa, thành lập Nghĩa hội, mỗi người một cách, đóng góp vào cuộc chiến đấụ Nhờ gia sản của tổ phụ để lại, ông thường xuyên đem tiền của giúp Nguyễn Duy Hiệu Ông không làm người bàng quang, chỉ lo làm ăn buôn bán khi đất nước bị "cường quyền che lấp cả mặt trời"!

Nhưng rồi Nguyễn Huy Hiệu hy sinh ở pháp trường Huế, Phan Bá Phiến tuẫn tiết ở Hà My, lực lượng Nghĩa hội tan vỡ, nhân dân Quảng Nam rên xiết dưới chính sách khủng bố, đàn áp và bóc lột của thực dân Pháp. Ông cũng đau cái đau của người dân mất nước. Bọn Pháp và tay sai, tuy ghét ông, nhưng trong sổ sách quyên góp của Nghĩa hội mà chúng thu được không có tên ông nên chúng chưa có cớ để bắt ông.

Châu Thượng Văn vẫn ngầm liên lạc với người bạn thiết của ông là Tiểu La, một kiện tướng của Nghĩa hội Cần Vương nay về giấu chí, làm ruộng nuôi mẹ.Đầu thế kỷ 20, qua Tiểu La, Phan Bội Châu đã tìm đến Hội An để gặp ông. Ông khiêm tốn phát biểu: “tôi già rồi, không làm gì được nữa và xưa nay tôi cũng không làm gì. Việc các ông làm là đúng. Khi nào cần tiền thì tôi tuy gia nghiệp đã nghèo cũng xin đem giúp các ông hết” (Việt Nam nghĩa liệt sử).

Đó chỉ là cách nói, vì sau đó ông đã trở thành một hội viên trọng yếu của hội Duy Tân. Phan Bội châu ghi lại trong tự phán: “Thượng tuần tháng chạp Giáp Thìn (1-1905), tôi cùng ông Ngư, Hải, ông Tử Kính với nhà Tiểu La nhóm mật hữu ba bốn người như các ông Trình Ô Gia, tôn Thất Toại, Châu Thơ Đồng thương định nhũng kế hoạch, chia đường làm việc”.Cuộc họp hôm ấy chính là buổi họp quan trọng của hội Duy Tân trước khi Phan Bội Châu ra nước ngoài. Muốn giúp lộ phí cho Phan Bội Châu nhưng nhà không sẵn tiền, Châu Thượng Văn mang văn khế nhà đất đi cầm được 350 đồng, tàng tát cả cho Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ. Cũng từ đó, ngôi nhà của ông ở ngay giữa phố Hội An trở thành nơi tiếp đón các đồng chí, các nhân sĩ Nam Bắc, mỗi lần ghé lại xứ Quảng. Nhà ông còn là hộp thư bí mật liên lạc với bên ngoài của hội Duy Tân. Thư từ ở bên ngoài bí mật gởi về cho Tiểu La đều qua tay ông chuyển đạt. Đầu thế kỷ, qua các tàu buôn Trung Quốc, các loại sách mới đã "cập bến" Hội An. Có lẽ con đường liên lạc này cũng khá quan trọng đối với phong trào Đông Du và vì thế Hội An trở thành một cứ điểm quan trọng cho cả hai phong trào yêu nước lúc bấy gìờ. Cứ xem khí thế của phong trào chống sưu thế (1908) ở Hội An thì đủ rõ.

Bọn thực dân và tay sai khiếp sợ trước tinh thần đứng dậy của nhân dân. Chúng bắt ông, buột tội ông là âm mưu phiến loạn. Ông bị giam ở nhà lao Hội An rồi sau đó chuyển về nhà lao tỉnh (Điện Bàn). Trước mặt bọn thực dân và tay sai, ông khẳng khái thừa nhận: "Người nước Nam sang Nhật Bản và hạt dân xin thuế, chính tôi là người chủ mưu, khoảng ai dám dự vào cả.".

Ông đã có chủ định riêng nên ngay từ hôm vào ngục, Châu Thượng Văn bắt đầu tuyệt thực, mỗi ngày chỉ uống mấy chén nước trà loãng do người nhà mang vào.

Tòa án tỉnh của Nam triều kết án ông tù chung thân, đày đi Lao Bảọ chúng đưa ông trở lại lao Hội An để chờ đáp tàu lửa đi Đà Nẵng. Ông đã gặp lại Huỳnh Thúc Kháng ở đó. Trong “Thi tù tùng thoại”, Huỳnh Thúc Kháng có kể lần gặp gỡ bi thương ấy cùng chủ định của ông: Tòa Nam án kết án Châu quân chung thân đày Lao Bảo. Kể từ khi Châu quân bị bắt đến thành án, trên hai mươi ngày, một hột cơm không vào trong miệng, mỗi ngày chỉ uống vài chén nước trà loãng do người con đem vào thôi.

Nghe Châu quân nhịn ăn lâu ngày, tôi định không thể sống dược (Châu quân đã giải lên tỉnh mà tôi cùng Tiểu La tiên sinh còn giam ở ngục Faifoo). Bỗng một ngày nọ, 11 giờ, cánh cửa phòng giam tôi được mở toang. có mấy người lính tập dẫn năm sáu người tù vào, cùng giam vào phòng tội Hỏi thì họ nói bị đày đi Lao Bảo, gửi giam tạm buổi mai, đợi chiều lên xe lửa. (Lúc ấy đường Faifoo-Tourane có đoạn đường xe hỏa đi phía núi Ngũ Hành).

Sau lính ra, cửa khóa lại, tôi nhìn thấy người bên kia mặt đen như than, tay chưn (chân) như ống quyển, hai mắt nhắm khít, không còn là hình dạng người, hơi thở như sợi tơ, chừng như lâu mới nhận ra, thì không phải người nào lạ mà chính Châu Thơ Đồng tiên sinh! Mà ốm o gần chết vì đã tuyệt thực trên 20 ngày nay

Tôi gọi thử:
-Châu tiên sinh! Châu tiên sinh! Còn nhìn biết tôi là ai không?

Khi ấy Châu quân mở hai mắt nhìn tôi một chốc lâu rồi nói nho nhỏ trong cổ:
-Minh viên quân, tôi làm cái dễ, còn anh em gắng gánh lấy sự khó.

Nói rồi nhắm mắt lại như cây khô vậy. Hai giờ chiều bữa ấy, Châu quân bị bồng lên võng chở re hỏa xa cùng đi với bọn tù kịa. Đến Huế thì Châu quân chết trong lao Phủ Thừa. Bấy giờ vào khoảng cuối tháng 3 năm Mậu Thân (tháng 4 năm 1908)”.

Kiên cường bất khuất, sẵn sàng dâng hiến cả tài sản và tính mệnh cho sự nghiệp cứu nước, chỉ ước mong sớm đuổi được giặc ra khỏi đất nước, để đồng bào khỏi bị đọa đày đau khổ, đó là nhân cách cao đẹp mà Châu Thượng Văn, người con của Hội An, đã nêu gương cho các thế hệ sau và góp phần làm nên truyền thống lịch sử của nhân dân Quảng Nam-Đa Nẵng

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-09-2009   #12
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.923
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Huỳnh Thúc Kháng

Huỳnh Thúc Kháng trước có tên là Hanh, hiệu là Minh Viên, biệt hiệu là Sử Bình Tử (1876-1947). Ông là người xã Thanh Bình, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ ông nổi tiếng là người học giỏi. Người đương thời tặng ông với các ông Phạm Liệu ở Trừng Giang (Điện Bàn - Quảng Nam), Võ Hoàng ở Nam Phước (Duy Xuyên), Nguyễn Đình Hiến ở Trung Lộc (Quế Sơn) là tứ hùng tỉnh Quảng Nam

Huỳnh Thúc Kháng đi học lúc 8 tuổi, đến năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt. Năm Canh Tý (1900), ông dự thi Hương và đậu Giải nguyên. Ông nổi tiếng ở kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu. Năm Giáp Thìn (1904), ông đỗ Tiến sĩ. Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm Mậu Thân (1908), rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do.

Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp Jabouille, ông từ chức. Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân,[2] làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này tại Huế cho đến khi tờ báo này bị đình bản (1943).

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Thời gian này ông còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt).

Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất tại gia đình chị Võ Thị Tuyết, thôn Phú Bình, xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi – "Thiên Ấn niên hà" (Ấn trời đóng xuống sông).

Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị, được một người cháu nuôi trong dòng tộc bảo quản.



Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:41
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06805 seconds with 17 queries