Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 18-05-2009   #1
Ảnh thế thân của beambeam165
beambeam165
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-05-2009
Bài viết: 20
Điểm: 1
L$B: 3.403
beambeam165 đang offline
 
Wink Côn pháp của phái nào là mạnh nhất và áp dụng vào thực chiến tốt nhất

Cho mình hỏi Côn pháp của phái nào là mạnh nhất và áp dụng vào thực chiến tốt nhất ???

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-05-2009   #2
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.724
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Mạnh hay yếu đều do người luyện mà thành

Ko nên có sự so sánh như vậy.Côn pháp nói chung có rất nhiều loại
-Trường côn: cây gậy rất dài, có thể cao bằng đầu, cao hơn đầu một nửa cánh tay, hoặc thậm chí dài tới 2,5 mét được các chi phái Vịnh Xuân quyền sử dụng trong bài Lục điểm bán côn.
Tề mi côn: côn ngắn tới ngang chân mày người tập, thịnh hành trong các võ phái cổ truyền Việt Nam. Các hệ phái võ thuật ở Bình Định còn gọi Tề mi côn là Roi chiến.
Trung côn: cao tới ngang nách người tập.
Đoản côn: gậy ngắn, thường dài bằng một cánh tay người tập. Có thể sử dụng cả hai đoản côn gọi là song côn. Một biến thể của nó được ứng dụng thời hiện đại rất phổ biến dưới tên gọi dùi cui.
Tiểu đoản côn: loại côn được các hệ phái Karatedo ưa chuộng, chỉ dài cỡ 10-15cm có thể để gọn trong lòng bàn tay, thường dùng ngón út để đẩy đầu côn lên và ngón cái để đẩy đầu côn xuống khi đâm, chọc hỗ trợ đòn đánh gia tăng lực sát thương hàng chục lần.
Quải (tonfa): một dạng dùi cui hay đoản côn có cán chĩa ngang hình chữ L, xuất xứ từ Okinawa, rất thịnh hành trong Karate.
Kiếm gỗ (Nhật Bản) làm bằng gỗ sồi cũng có thể coi là một dạng côn vì sức công phá mạnh mẽ của nó.


Côn nhiều khúc
Tử mẫu côn: một trung côn nối với một đoản côn bằng sợi dây chắc, thịnh hành trong các võ phái Việt Nam với tên gọi Thiết lĩnh. Trong võ thuật Trung Hoa, nguyên khởi từ Tống thái tổ Triệu Khuông Dẫn có tên gọi "đại bàn long côn", thời cận đại ở phương Bắc lại gọi là "đại tảo tử" và "tiểu bàn long côn" (tiểu tảo tử).
Côn nhị khúc (nunchaku): còn gọi là lưỡng tiết côn, song tiết côn, xuất xứ từ Okinawa.
Côn tam khúc: còn gọi là tam tiết côn. Loại côn này thường dùng ba đoản côn dài bằng nhau được nối với nhau bằng dây mềm.
Song hổ vĩ côn: dạng côn gồm 3 đoạn nối vào nhau tương tự như côn tam khúc, nhưng ba đoạn có chiều dài không đều nhau nối theo thứ tự từ dài đến ngắn. Song hổ vĩ côn thường sử dụng cả đôi (song). Nếu sử dụng đơn được gọi tên là hổ vĩ côn, thịnh hành trong Côn Luân phái và môn phái Bắc Mã Sơn Việt Nam.

[sửa] Kỹ thuật sử dụng
Kỹ thuật đánh côn rất đa dạng: có thể là loan hay khuyên (quay tròn), chặn, đả (đánh), thương (đâm), bật, xiết (thường ứng dụng với côn nhiều khúc) v.v. Nguyên lý sử dụng côn thường dựa trên cơ sở lực ly tâm khi đánh và phản lực khi giật.


[sửa] Ứng dụng trong các võ phái
Trong võ thuật Trung Hoa, côn được sử dụng rất phổ thông. Thiếu Lâm tự nổi danh về côn pháp với nguyên tắc "kẻ xuất gia từ bi bác ái, thà dụng côn bất dụng thương". Bởi tuy côn có khả năng gây thương tích cho đối thủ nhưng ít khi gây chết người như đao hay thương, do đó phù hợp hơn với tăng ni phật tử. Nhiều loại côn từ các võ phái Trung Quốc lan truyền đến các nước vùng Á Đông khác như côn tam khúc, trường côn, đoản côn, song hổ vĩ côn. Wushu hiện đại cũng có mục thi đấu và biểu diễn côn pháp trong các bài sáo lộ mang tên trường côn.

Vùng đất thượng võ Okinawa Nhật Bản được coi như nguyên ủy của côn nhị khúc, tiểu đoản côn, quải.

Việt Nam cũng là cái nôi của những tuyệt kỹ sử dụng côn (roi) trong các võ phái Bình Định và các võ phái miệt vườn Nam bộ như Tân Khánh Bà Trà. Những câu ca dao: "Con gái Bình Định múa roi đi quyền", rồi "Roi Thuận Truyền, Quyền An Thái", "roi kinh, quyền Bình Định"[1] (Kinh thành, Bình Định) cho thấy một truyền thống không thể phai nhòa với thời gian. Tuy nhiên, hiện nay trong các hệ phái Bình Định nhiều kỹ pháp côn đã thất truyền, mặc dù một số bậc thầy của Bình Định gia sử dụng côn vẫn vang danh, như cố võ sư Hồ Ngạnh với đường roi tuyệt kỹ "hẹn ngày chết" [2]. Võ phái Tân Khánh Bà Trà cũng có những bậc tiền bối từng nổi danh với những đường roi, đường côn kỳ tuyệt đả bại nhiều cao thủ khắp lục tỉnh Nam Kỳ, như Đệ nhất côn Đỗ Văn Mạnh (Năm Nhị), đây cũng là võ phái sáng tạo nhiều bài côn danh tiếng như Tấn nhứt, Tứ môn, Giáng hoả, Thái sơn v.v.

Đặc điểm của nhiều đòn thế côn Việt Nam là công phá hai đầu và luôn đánh theo chiều nghịch, luôn lấy nghịch để chế thuận, làm cho đối phương mất phương hướng rơi vào lúng túng, bất ngờ. Song song đó, côn pháp được áp dụng triệt để phép âm dương ngũ hành cùng năng lực biến hóa của đồ hình bát quái trong khai triển đấu pháp, cũng như khi di chuyển, chế ngự của hai chân (bộ pháp). Khi bị đối phương tấn công thì không đỡ để thủ thân mà lập tức vung roi áp sát và lượn theo chiều côn của địch thủ để công đòn, đồng thời khống chế tầm roi để thực hiện thế "đâm so đũa", một thế võ bí truyền chưa có cách hóa giải. Đây chính là ngọn roi cộng lực "tuyệt kỹ", "xuất quỷ nhập thần" có một không hai của môn binh khí lừng danh đất Việt[3].

(TRích trong wikipedia tiếng việt)
Nói tóm lại thì côn pháp được xuất sứ và hình thành từ chùa THIẾU LÂM với quan điểm TỪ BI HỈ XẢ (THÀ DỤNG CÔN BẤT DỤNG THƯƠNG ) cũng chỉ có từng đấy lý do mà thôi
Các đòn thế của côn pháp Việt Nam (TRƯỜNG CÔN) hầu hết được được phát triển qua cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
có câu ca dao rất hay như sau :
AI VỀ BÌNH ĐỊNH MÀ COI
CON GÁI BÌNH ĐỊNH CẦM ROI ĐI QUYỀN


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-05-2009   #3
Ảnh thế thân của beambeam165
beambeam165
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-05-2009
Bài viết: 20
Điểm: 1
L$B: 3.403
beambeam165 đang offline
 
vậy cho em hỏi thiếu lâm côn pháp là sử dụng loai côn nào vậy huynh. Rùi ở TPHCM ở đâu dạy thiếu lâm côn pháp?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-05-2009   #4
Ảnh thế thân của Long Phi Vũ
Long Phi Vũ
-=[ Hữu Quân Đầu Lĩnh ]=-
.:Bố Bảnh Giá Lâm:.
Gia nhập: 18-09-2008
Bài viết: 4.605
Điểm: 354
L$B: 1.702.750
Tâm trạng:
Long Phi Vũ đang offline
 
+ Học Thiếu Lâm Côn Pháp thì lên Tung Sơn Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam Trung Quốc.
còn về phái võ Tân Khánh Bà Trà...!
Hình thành và phát triển trên quê hương mới, phái võ Tân Khánh Bà Trà vẫn duy trì gần như tất cả những miếng võ cơ bản của phái Tây Sơn trong đó có những bài danh quyền như Ngọc trản, Lão mai quyền, Thần đồng quyền, Thái Sơn[5], Tấn Nhứt, Huỳnh Long quá hải, Đồng Nhi, Lão Mai, Thiền Sư..., các bài côn như Tấn nhất, Tứ môn, Thần Đồng, Giáng Hỏa, Ngũ Môn... và nhiều bài binh khí như: Siêu Thái Dương, Siêu Thái Âm, Song Kiếm, Trường Thương... Tuy nhiên các võ sư đã điều chỉnh và cải tiến các kỹ thuật đòn thế để phù hợp với vùng đất mới đồng thời gia tăng hiệu quả tính, nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Những bài thiệu dùng để dạy các võ sinh trong võ Tây Sơn cũng được trau truốt, một số bài có cả những câu mới được bổ sung.

Đặc trưng kỹ thuật của võ phái Tân Khánh Bà Trà là lối tấn công phối hợp, liên hoàn những kỹ thuật đòn chân và đòn tay nhằm làm rối loạn sự phòng thủ của đối phương cũng như giúp cho sự tấn công đạt hiệu quả cao. Những đòn tay và đòn chân tung ra theo đường thẳng, có sức án ngự mọi sự tấn công đối phương được võ phái này chú trọng ngang với những đòn tay và đòn chân, cận chiến bằng kỹ thuật đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm, cạnh bàn tay, ngón tay, ức bàn tay... Chính đặc điểm này đã giúp cho môn sinh của võ phái Tân Khánh Bà Trà có khả năng chiến đấu trong mọi tình huống.

Binh khí của võ phái Tân Khánh Bà Trà có đủ thập bát ban võ nghệ nhưng nổi tiếng nhất với roi và côn, là thứ binh khí làm từ nguyên liệu có sẵn tại địa phương như: tre, tầm vông, gỗ căm xe, gỗ mật cật... Nhiều bậc tiền bối của võ phái Tân Khánh Bà Trà từng nổi danh với những đường roi, đường côn kỳ tuyệt đả bại nhiều cao thủ khắp lục tỉnh Nam Kỳ.


Chữ ký của Long Phi Vũ

Tài sản của Long Phi Vũ
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 16:14
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05075 seconds with 17 queries