Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán Đánh dấu đã đọc diễn đàn
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 22-02-2004   #10
Ảnh thế thân của LSB_KhaHan
LSB_KhaHan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 05-01-2004
Bài viết: 104
Điểm: 16
L$B: 7.111
LSB_KhaHan đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Sakura
Còn nói tại sao 1 nước XHCN không phát triển bằng nước TB thì chưa hoàn toàn đúng. Muội học môn Giáo Dục Công Dân thì "sách" nó nói dù XHCN không phát triển bằng TB nhưng nó chưa đến thời của nó tức là trong tương lai sẽ phát triển thậm chí còn hơn cả TB.
Để muội coi lại hen.
Muội này chuyện của tương lai cũng chỉ là dự đoán vì vậy nó cũng có rất nhiều suy luận trong đường lối & kết quả, nói chính xác hơn thì nó chưa thể khẳng định được 1 điều gì. Hiện tại thì chúng ta ai cũng có thể nhìn thấy 1 điều hiển nhiên về sự phát triển chêng lệch of TBCN or XHCN.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-02-2004   #11
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.049
LSB-VanThang đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi huyetle_votinh
TB là giá trị tạo ra giá trị thặng dư nhờ bóc lột sức lao động của người lao động. Còn CNTB là chế độ mà ở đó nền sản xuất có mối quan hệ bóc lột giữa nhà TB và Công Nhân là thuê.
Còn XHCN là gì ? Xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà ở đó có quan hệ sản xuất bình đẳng công bằng. Nguời lao động làm theo năng lực hưởng theo lao động . Người lao động bỏ ra bao nhiêu công sức thì thu lại bằng chừng ấy giá trị. Trong XH mọi người sống có ý thức trách nhiệm với nhau..
Huynh đài cho rằng TB là chế độ bóc lột sức lao động và XHCN là ngược lại. Đây chỉ là trên lý thuyết thôi huynh đài à... còn trong thực tế thì người làm việc ở các nước TB có nhiều luật bảo vệ hơn nhiều so với các nước XHCN như Trung Quốc chẳng hạn. Thí dụ ở Đức thì chủ không được phép sa thải công nhân mà không có lý do chính đáng, trợ cấp công nhân nữ trogn thời kỳ sinh sản, ..v..v... Nói chung là có nhiều quyền lợi và được bảo vệ công bằng hơn rất nhiều so với các nước XHCN. Tại hạ đơn cử một nước XHCN là TQ, tuy rằng hiện nay TQ phát triển KT rất mạnh, có thể nói là phát triển mạnh nhất thế giới với gần 10% mỗi năm. Nhưng nhìn vào thực tế thì sao... TQ phát triển KT chỉ khoảng 30% toàn quốc, còn 70% nông dân và những tầng lớp công nhân thấp hoàn toàn không có cơ hội ngoi đầu lên mà ngược lại còn phải làm việc vất vả và khó khăn hơn.

Trích dẫn:
Nước ta mặc dù chưa phat triển băng những nưóc Tb nhưng chúng ta vẫn kiên định trên con đường XHCN. Một khi chúng ta đã XD được CNXH rồi thì ắt nền KT của chúng ta sẽ phát triển thôi. Điều đó còn chờ vào chính thế hệ của chúng ta
Tại hạ công nhận lý thuyết XHCN thì rất hay, rất công bằng nhưng trong thực tế thì lại không phải như vậy.

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Sakura
Còn nói tại sao 1 nước XHCN không phát triển bằng nước TB thì chưa hoàn toàn đúng. Muội học môn Giáo Dục Công Dân thì "sách" nó nói dù XHCN không phát triển bằng TB nhưng nó chưa đến thời của nó tức là trong tương lai sẽ phát triển thậm chí còn hơn cả TB.
Điều này huynh nghĩ là không có thể. Cái gì là "chưa tới thời" và "trong tương lai sẽ phát triển hơn". Sách nào viết linh tinh dữ vậy

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi HacYLangTu
Nhưng sau chiến tranh nước ta còn rất khó khăn mà quyết tâm quá độ lên XHCN nên gập rất nhiều khó khăn.
Cái câu này tại hạ nghe nhiều lắm rồi. Nhưng thử xem Đức sau 2 lần Đại Chiến Thế Giới thì còn gì nữa không? Kinh tế Đức hoàn toàn sụp đổ, lại còn nợ nần chồng chất nữa chứ. Nhưng tại sao Đức lại có thể tái thiết và phát triển kinh tế nhanh như vậy...theo tại hạ là tại Đức đã chọn đúng hướng đi và quan trọng nhất là Đức có và biết tận dụng các nhân tài. VN còn kém là vì dân trí còn quá thấp..những người có khả năng tổ chức kinh tế còn quá ít và quá kém. Muốn cho một đất nước giàu mạnh trước tiên phải nâng dân trí của Vn lên, chỉ đáng tiếc là Bộ Giáo Dục VN làm việc còn kém hiệu quả quá. Hy vọng trong tương lai sẽ có những biến chuyển khả quan trong ngành giáo dục VN.

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-02-2004   #12
Ảnh thế thân của LSB-Hacylangtu
LSB-Hacylangtu
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 30-09-2003
Bài viết: 717
Điểm: 195
L$B: 14.271
Tâm trạng:
LSB-Hacylangtu đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-VanThang
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi HacYLangTu
Nhưng sau chiến tranh nước ta còn rất khó khăn mà quyết tâm quá độ lên XHCN nên gập rất nhiều khó khăn.
Cái câu này tại hạ nghe nhiều lắm rồi. Nhưng thử xem Đức sau 2 lần Đại Chiến Thế Giới thì còn gì nữa không? Kinh tế Đức hoàn toàn sụp đổ, lại còn nợ nần chồng chất nữa chứ. Nhưng tại sao Đức lại có thể tái thiết và phát triển kinh tế nhanh như vậy...theo tại hạ là tại Đức đã chọn đúng hướng đi và quan trọng nhất là Đức có và biết tận dụng các nhân tài. VN còn kém là vì dân trí còn quá thấp..những người có khả năng tổ chức kinh tế còn quá ít và quá kém. Muốn cho một đất nước giàu mạnh trước tiên phải nâng dân trí của Vn lên, chỉ đáng tiếc là Bộ Giáo Dục VN làm việc còn kém hiệu quả quá. Hy vọng trong tương lai sẽ có những biến chuyển khả quan trong ngành giáo dục VN.
Theo tại thì một ngôi nhà muốn vững chắc thì điều đầu tiên phải nói đến là cái móng.Nền móng có vững chắc thì mới có thể nghĩ đến nên viêc xxây dưng một ngôi nhà đẹp phải không VT? Nước chúng ta đi lên XHCN từ một nước PK lạc hậu công nghệ sản xuất yếu kém vậy cái móng của chúng ta đã yếu sẵn rồi ko thể một sớm một chiều mà có thể phát triển lên được.Tất nhiên ko thể ko công nhận nước ta là một nước vô cùng yếu kém về khả năng quản lý cũng như tác phong làm việc .Nhưng chúng ta ko nghĩ rằng tại sao chúng ta ko sinh ra trong một gia đình khá giả hơn đúng ko VT dù gì bố mẹ cũng sinh thành và giáo dục chúng ta mà.Đất nưóc cũng vậy dù gì cung là nơi chôn rau cắt rốn mà.Tại hạ tin rằng những người con đi du học khắp nới trên thế giới sẽ chở về giúp đỡ ĐN ta ngày một phát triển.Dù biết rằng trở về ko phải là một điều dẽ dàng vì đất nước ta chưa đủ mạnh để ưu đãi họ.Nhưng mong rằng quê hương và lòng tự hào dân tộc sẽ là động lực thúc đẩy họ quay về thách thức với mọi khó khăn
To:VT bài này đang bàn về CNTB và CNXH đâu có gi` ko hợp với mục KH mà huynh chuyển nó lên đay vậy.Hic nẫng tay trên hả :wink:
LSB-Hacylangtu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-02-2004   #13
Ảnh thế thân của Mập
Mập
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 10-09-2003
Bài viết: 309
Điểm: 500
L$B: 13.316
Mập đang offline
 
Chúng ta định nghĩa như thế nào về nước XHCN và TBCN?Một cách nôm na là nền kinh tế XHCN thì toàn doanh nghiệp nhà nước còn TBCN thì toàn doanh nghiệp tư nhân phải không?Thực ra những gì chúng ta đã làm khi tiến lên XHCN vẫn còn quá mơ hồ ,chúng ta đang dò dẫm bước đi ,vừa đi vừa học tập vừa tự sửa chữa,khó vô cùng.Chế độ XHCN trước hết phải vì con người ,con người sống trong XH đó phải có được ít nhất là cơm no áo ấm ,dần dần tiến lên cơm ngon áo đẹp,có đời sống tinh thần lành mạnh và phong phú,cái đích đến là xã hội Cộng sản ,nơi người ta làm theo năng lực ,hưởng theo nhu cầu .Hiện tại cái đích đến trước mắt của chúng ta là :làm theo năng lực,hưởng theo lao động.
Với một nhà nước XHCN ,thực chất chỉ là hướng đến XHCN chứ chưa phải là XHCN thực sự.Tôi tin là nếu Bác Hồ còn sống sẽ không đổi tên VNDCCH thành CHXHCN VN.Đấy chỉ là cái tên ,là hình thức,chúng ta chưa xứng đáng được mang cái tên đó.
Những nhà nước XHCN đã và đang tồn tại được lãnh đạo bởi một Đảng theo chủ nghĩa Mark,có nhiệm vụ thúc đẩy nhanh quá trình tiến lên XHCN,nhưng đường lối của mỗi Đảng lại khác nhau,chúng ta đều đã biết những bất đồng về đường lối đã đem lại điều gì.Có thể nói ,những gì mà các nhà lãnh đạo XHCN đã làm trong những năm tháng chưa đổi mới là con số không tròn trĩnh ,thậm chí còn kéo lùi lịch sử .Nhà nước mang danh là XHCN đó thậm chí còn không bằng xã hội TBCN,nó như một nhà nước phong kiến,nơi vua quan thống trị ,mọi người không có quền tự do,không ai được phát huy sáng tạo ,có thể nói là thời kỳ nô dịch tư tưởng con người.Lý tưởng thì cao đẹp nhưng người ta đấu đá nội bộ ,mưu mô đê tiện.Thời Stalin ,người ta giết hại hoặc cho đi đày hàng triệu người không cùng chính kiến (dù cùng lý tưởng CS),thời cải cách ruộng đất và cách mạng văn hoá ,hàng chục triệu người chết đói hoặc chết oan uổng,những tên lưu manh (bè lũ 4 tên) và hồng vệ binh lũng loạn xã hội...Có nhà nước XHCN lại nghê tởm bệnh hoạn như Pon Pot ,nhà nước diệt chủng.Đấy chính là những minh hoạ cho sự sai lầm về đường lối của các nhà nước mang danh là XHCN nhưng thực chất như phát xít.
Ở nước ta do chiến tranh,do sao chép mô hình XHCN của các nước khác mà chậm phát triển.Chúng ta đi sau người ta hàng trăm năm.Chúng ta vẫn đang đứng trước những thách thức về dân chủ ,còn quá nhiều điều phải làm về vấn nạn tham nhũng ,và cả những vẫn đề phát sinh của kinh tế thị trường.
Không có gì là mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và XHCN ,chúng ta đều biết Lênin đã từng áp dụng chính sách kinh tế mới NEP ở Liên Xô.Và ngày nay ,các nhà nước TBCN cũng không còn là TBCN của thời thuộc địa,họ đang tự hoàn thiện mình,và dù là nhà nước nào thì vẫn có các doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống kinh tế của mình để điều tiết nền kinh tế.Cũng vẫn là vấn đề tương đối thôi.
Điều chúng ta hy vọng ở nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là,với những bài học trong quá khứ,chúng ta sẽ có chính sách hợp lý trong phát triển con người ,xoá đói giảm nghèo...đời sống tinh thần sẽ không bế tắc.Hy vọng là chúng ta sẽ tiến nhanh hơn vì chúng ta mang tên XHCN, từ lý luận đi được đến thực tiễn,mong là thế.


Chữ ký của Mập




Tài sản của Mập
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-02-2004   #14
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.049
LSB-VanThang đang offline
 
TGPN..huynh đâu nói là ngành giáo dục Việt Nam không có tương lai.. mà huynh nói là trong thời gian qua (vài chục năm qua) ngành giáo dục đã làm quá nhiều sai lầm và thiếu hiệu quả. Trong giáo dục có quá nhiều "tệ nạn", kể cả 2 phía học sinh và giáo viên. Chưa nói tới chương trình giảng dạy của mình chỉ có lượng mà thiếu chất... đây chính là điều cần phải cấp thiết thay đổi.
Cộng sản theo đúng nghĩa thì tài sản của một đất nước thuộc về nhân dân, thí dụ trong thời bao cấp sau chiến tranh chống Mỹ là điển hình cho Cộng Sản. Nhưng những thay đổi hiện nay trong kinh tế VN có chiều hướng tư bản hoá.. nghĩa là người dân được phép có tài sản riêng, ai làm bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Đã qua thời bao cấp chúng ta cũng biết chính sách này không thể thực thi và trước sau cũng dẫn tới phá sản quốc gia. Ở Đông Đức trước năm 90 (trước khi thống nhất Đức) cũng theo chế độ bao cấp, nghĩa là mỗi tháng mỗi người chỉ sống theo tiêu chuẩn bao nhiêu quả chuối, bao nhiêu kg gạo..v.v.. người làm nhiều cũng chỉ hưởng bằng ngừoi làm ít nên người dân chẳng ai nổ lực làm việc, tiếp theo là các kế hoạch sản xuất đều theo một khuôn khổ đã thống nhất từ trước mà không hề theo nhu cầu nhân dân và thị trường. Thí dụ chẳng ai cần mua áo khoác nhưng theo kế hoạch đã định sẵn thì vẫn sản xuất... sau đó thì chẳng có ai dùng lại tống vào kho. Trên đây chỉ là 2 lý do tại hạ đơn cử mà thôi, ngoài ra còn nhiều lý do khác mà chính sách bao cấp không thể thực thi.

*Hắc Y: Tại hạ cũng đâu có nói là VN cần phải phát triển nhanh và giàu như Đức. Ý tại hạ là chúng ta đã làm sai nhiều việc trong quá trình phát triển.. chưa tận dụng được các mặt mạnh của đất nước và chưa phát triển đúng hướng. Đơn cử là bộ phận quản lý chúng ta quá kém hiệu quả cũng như thiếu khả năng. Nước muốn giàu mạnh, muốn có chính sách đúng đắn nghiêm túc thì nhất thiết cần một bộ máy quản lý đầy đủ năng lực và sáng suốt.

*Map: huynh đài nói "chúng ta đang dò dẫm bước đi ,vừa đi vừa học tập vừa tự sửa chữa,khó vô cùng" là không được, điều này chứng tỏ bộ máy quản lý của mình kém nên mới cần vừa làm vừa sửa sai. Nếu lãnh đạo sáng suốt thì sẽ khác đó. Tại hạ tin chỉ cần bác Hồ chưa mất thì Vn đã không mắc nhiều lỗi như trong quá khứ và hiện tại. Điều này dẫn chứng rõ ràng nhất cho bộ máy quản lý chúng ta thiếu năng lực.

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-02-2004   #15
Ảnh thế thân của Sakura
Sakura
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Bình tâm lại...
Gia nhập: 05-09-2002
Bài viết: 888
Điểm: 664
L$B: 233.897.086
Tâm trạng:
Sakura đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-VanThang
Điều này huynh nghĩ là không có thể. Cái gì là "chưa tới thời" và "trong tương lai sẽ phát triển hơn". Sách nào viết linh tinh dữ vậy
Sách "Giáo dục con dâu" do Sakura biên soạn đấy, sao không ? Nói thiệt nè, sách "tài liệu Giáo Dục Công Dân" của Nhà Xuất Bản Giáo Dục ạ, huynh muốn biết nữa thì đi hỏi 4 ông : Hoàng Chí Bảo, Trân Chương, Nguyễn Tiến Cường, Phạm Thế Kể - những người biên soạn lên sách đó nhá . Xuất bản năm 2003, cần thì muội đưa tem cho :twisted: Oài, lâu rùi chưa viết dài, nay cho huynh mỏi mắt lun.

Đây, nguyên văn mà muội học được (hay muội viết sai ?)

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi tài liệu Giáo Dục Công Dân -11
Chủ nghĩa xã hội thế giới đang ở trong thời kì phát triển quanh co, phức tạp, đang chịu đựng những tổn thất to lớn và những thất bại tạm thời, nhưng xét đến cùng tương lai vẫn thuộc về chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa tư bản tuy vẫn đang còn tiềm lực phát triển nhưng không thể giai quyết được những vấn đề nan giải, những căn bệnh thuộc về bản chất của nó : bóc lột và áp bức, thất nghiệp và các tệ nạn xã hội... Chỉ có CNXH mới có thể giải phóng được con người và XH ra khỏi tình trạng đó. Khủng hoảng của CNXH chỉ là khủng hoảng về mô hình xây dựng chứ không thuộc về bản chất. Khó khăn của CNXH chỉ là những khó khăn tạm thời trên con đường phát triển. Nhất định CNXH sẽ tìm được hướng đi và giải pháp đúng để tiếp tục phát triển lành mạnh trên cơ sở kinh nghiệm và bài học đã tích luỹ được trong lịch sử
Đấy, nguyên văn đấy đại ca, đọc thì hiểu.
Còn nói về cái XHCN nhá, nói để hiểu ở lịch sử vào khoảng cuối thế kỷ XIX các đại gia tư bản bây giờ ngày xưa muốn lên XHCN nhưng có được đâu (thất bại hết). Ngay như Liên Xô, từ khi lên XHCN và cùng với đường lối của V.I. Lê Nin đã là một cường quốc đứng thứ 2 trên thế giới. Và cái CNTB chỉ là cái đời trước của CNTB. Thử xem qua hàng trăm năm CNTB tồn tại còn CNXH thì còn quá non trẻ với chỉ mới vài chục năm (Từ Cách Mạng tháng Mười - Nga cho đến nay cũng chỉ hơn 100 năm) Sau CM-Tháng Mười Nga thì Liên Xô đã tiến bộ như thế nào ? Xóa nạn mù chữ cho cả nam và nữ chỉ trong gần 20 năm, phát triển về công nghiệp và chỉ đứng sau Mĩ. Vậy nói thành công của XHCN là ở tương lai hay ở Quá Khứ đây hả tỷ Khả Hân ?
Thậm chí vào những năm 20 - 50 của thế kỉ XIX, các nước trên thế giới "thi nhau" đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội (có cả Mĩ, Anh, Pháp, Đức,... ) và làn sóng XHCN lan tràn trên toàn Trái Đất, vậy ta đã hiểu tầm quan trọng của nó chưa ?
Trích dẫn:
TQ phát triển KT chỉ khoảng 30% toàn quốc, còn 70% nông dân và những tầng lớp công nhân thấp hoàn toàn không có cơ hội ngoi đầu lên mà ngược lại còn phải làm việc vất vả và khó khăn hơn.. . ."
Cái này thì còn phụ thuộc vào chính sách, TQ có rất nhiều thuận lợi, như có nguồn khoáng sản dồi dào ở Miền Tây nhưng miền Tây có quá ít người dân ở (90 % dân TQ sống ở Miền Đông -mới học nên nhớ lắm) nên việc khai thác là không thể. Sao ko dựa vào đó mà phát triển công nghiệp chứ ? XHCN ở Trung Quốc phải nói là không nói đến nhưng công cuộc lãnh đạo, đường lối còn chưa rõ ràng (tấm gương là Liên Xô ấy) - cái này muội không nói đến chính sách đâu ha - muội nhớ cô giáo nói thía :P
Trích dẫn:
Cái câu này tại hạ nghe nhiều lắm rồi. Nhưng thử xem Đức sau 2 lần Đại Chiến Thế Giới thì còn gì nữa không? Kinh tế Đức hoàn toàn sụp đổ, lại còn nợ nần chồng chất nữa chứ. Nhưng tại sao Đức lại có thể tái thiết và phát triển kinh tế nhanh như vậy...theo tại hạ là tại Đức đã chọn đúng hướng đi và quan trọng nhất là Đức có và biết tận dụng các nhân tài. VN còn kém là vì dân trí còn quá thấp..những người có khả năng tổ chức kinh tế còn quá ít và quá kém. Muốn cho một đất nước giàu mạnh trước tiên phải nâng dân trí của Vn lên, chỉ đáng tiếc là Bộ Giáo Dục VN làm việc còn kém hiệu quả quá. Hy vọng trong tương lai sẽ có những biến chuyển khả quan trong ngành giáo dục VN.
Xin lỗi nhé, muội đọc muội thấy chướng lắm. Ai chả biết sau thế chiến I & II Đức gần như kiệt quệ, muội biết chứ. Muội đồng ý là cái gì cũng có cái đường lối của nó nhưng nói thiệt với huynh VN còn kiệt quệ hơn rất nhiều. Việt Nam từ thời nhà Nguyên (Nguyễn Ánh) vị vua này đã sợ bị Pháp xâm lược (Khoảng năm 60 thế kỉ XVIII) và đã đóng cửa nhà nước, không giao tiếp với bên ngoài. Rồi Pháp xâm lược, đô hộ gần 100 năm, Nhật và Mĩ cũng xông vào mà xâu xé. VN còn gì ? đến năm 75 khi nước nhà hoàn toàn thống nhất VN mới đi vào "sửa sang", xóa bỏ tàn dư của chiến tranh và mới gần đây mới có thể đi vào công cuộc phát triển. Còn Đức thì sao ? Thế chiến thứ I và thứ II cũng do Đức đầu têu rồi hậu quả để lại ? Tất nhiên là còn nhiều khó khăn như đền bù thiệt hại, trả nợ,... đồng ý đi nhưng huynh nói VN không biết tận dụng những nhân tài là sai. Thử hỏi nhé, chiến tranh VN cũng cử sinh viên đi nước ngoài với mục đích học được những cái mới từ thế giới nhưng có những người thấy "sung sướng" rồi nên ko về. Nói đến Đức biết sử dụng những nhân tài, ok luôn, huynh cũng là 1 thành viên ở Đức mà, liệu huynh có nghĩ đến việc ở lại và làm việc luôn không ? À, ở lại chứ, đồng lương cao, cuộc sống hiện đại, tội gì mà về VN cho nó mệt, mà lại thiệt. Hờ, sao không nghĩ cho nhà nước đi hay chỉ biết nghĩ là sau này sẽ làm gì, kiếm bao nhiêu tiền, sắm 1 cô vợ Đức nữa là ok, hết, thế là xong. Những sinh viên du học ở nước ngoài đều là những người tài tiếc là có quá ít người chịu nghĩ cho nước nhà.

Ai bảo huynh VN nền giáo dục còn kém ? Giải quốc tế môn Toán, Sinh, Tin,... cũng có chứ sao không ? Huynh nói nên GD của VN kém sao huynh không tự hỏi người dạy có trình độ không (muội ko nói là ko có trình độ đâu á) nhưng trình độ chưa cao ? Huynh có chắc là một ngày nào đó huynh sẽ về VN và truyền cái gọi là "trình độ cao" cho học sinh ở đây không ? Hay chỉ biết nói này nói nọ, vậy những người đi học những cái tân tiến, cao siêu ở nước ngoài thì VN mãi mãi không phát triển được, nói thật đấy. Và VN chỉ đang trên đà phát triển, đang đi đến Xã Hội Chủ Nghĩa mà thôi.


Tỷ Tống Giang Phu Nhân : Muội còn đang đi học và xét theo cái "sách vở" thì không có gì sai trái cả. Muội được dạy như thế nào thì muội nghĩ thế đó và ngoài ra còn thêm chút suy nghĩ mà thôi. Ta phải dựa vào những căn bản, những dẫn chứng để chứng minh. Lôi từ sách vở ra cũng chỉ là 1 cách để chứng minh chứ chỉ biết nói, biết khẳng định thì sá gì ?


Chữ ký của Sakura
I'm in the middle of nothing...

Tài sản của Sakura
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-02-2004   #16
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.674.002
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
He he he .... Bổn tiên tử không có ý định nhảy vào tranh luận mấy cái nhức đầu này nhưng thấy các vị chuẩn bị bước vào cuộc chiến rồi đấy.

Sakura muội muội: muốn nói đến tài nguyên và sự kiệt quệ thì tỷ e rằng có nước còn có hậu quả nặng nề hơn đấy. Thầy tỷ đã hỏi lớp tỷ một câu: "Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, bị thiên hoạ triền miên, lại bị chiến tranh tàn phá. Vậy tại sao Nhật Bản lại trở thành một cường quốc ???".

Câu hỏi này giành lại cho các vị. Bổn tiên tử hiểu vì sao, nhưng tiếc là không thể trả lời cho rõ ràng mạch lạc mà không gây hiểu lầm. Vì thế nên thà đừng nói còn hơn. :twisted:


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-02-2004   #17
Ảnh thế thân của LSB-Kaiser
LSB-Kaiser
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 30-11-2003
Bài viết: 7.981
Điểm: -1798
L$B: 169.179
Tâm trạng:
LSB-Kaiser đang offline
 
he he nói rằng nước ta đi theo lý thuyết của huyet le vo tinh thì là sai hoàn toàn chúng ta
đang thực hiện chính sách bóc lột của kẻ bóc lột
hiện chính nhân đân bị các chủ doanh nghiệp bóc lột nhưng nhà nước chúng ta lại bóc lột họ bằng
cách thu thuế nhưng vấn đề giải quyết cái bóc lột ra sao còn ở các vị lãnh đạo từ trên đến bé
số tiền ấy có quay về với nhân dân hay ko, vào sử dụng chúng cho xây dựng cơ sở hạ tầng như thế nào?
và chính nhà nước ta bị bóc lột bởi những kẻ tham nhũng ,các chính sách giải quyết vấn đề như thế nào (đây thuộc vấn đề nhà nước không bàn )

tư bản thì muôn đời là tư bản nhưng theo từng chế độ thì lại có quan điểm khác nhau về phía bên kia
và chúng ta ở việt nam chỉ nhìn đưọc một phía do các nhà chính trị ở nước ta thảo ra .nhưng dù ở
chế độ nào thì cũng có mặt tốt mặt xấu .thế giớ tư bản ngày nay đang bóc lột một cách tinh vi hơn
thể hiện ở nhưng người vô gia cư thất nghiệp v.v.v

nói chung nước ta đang phát triển rất mạnh cứ thử so sánh với hai chục năm về trước khi còn bao cấp
các vị thấy nước ta phát triển nhanh như thế nào từ một đónh đổ nát sau chiến tranh đến một cơ ngơi như
ngày nay .chỉ số kinh tế của chúng ta là hơn 7% chúng ta chỉ đứng sau trung quốc đó là sự thẻ hiện về
sự phát triển kinh tế của nước ta


Chữ ký của LSB-Kaiser

Tài sản của LSB-Kaiser
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-02-2004   #18
Ảnh thế thân của Sakura
Sakura
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Bình tâm lại...
Gia nhập: 05-09-2002
Bài viết: 888
Điểm: 664
L$B: 233.897.086
Tâm trạng:
Sakura đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Vô tình tiên tử 2008

Sakura muội muội: muốn nói đến tài nguyên và sự kiệt quệ thì tỷ e rằng có nước còn có hậu quả nặng nề hơn đấy. Thầy tỷ đã hỏi lớp tỷ một câu: "Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, bị thiên hoạ triền miên, lại bị chiến tranh tàn phá. Vậy tại sao Nhật Bản lại trở thành một cường quốc ???".
He he, muội hiểu vì sao mà tỷ. Hậu quả của Nhật Bản cũng không kém đâu vì Nhật Bản cũng tham gia chiến tranh mà. Nói chung vấn đề tỷ hỏi muội cũng đã học gùi nên có thể trả lời được
Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, đồng bằng có rất ít, dân số lại quá đông trên 1 quần đảo nhỏ hẹp. Thế nhưng con người Nhật Bản lại rất năng động và rất có ý thức trong làm việc. Và với cái ý thức cao, nghiêm túc chính là cái điểm mấu chốt quan trọng cho việc phát triển kinh tế. Chính vì khí hậu khắc nghiệt, nghèo về tài nguyên, thậm chí còn rất nhiều thiên tai như lũ lụt, đồng đất,... đã khiến cho người dân Nhật thêm ý chí, ý thức lao động và sản xuất có nhiều ngành đứng thứ nhất, nhì trên thế giới mặc dù chỉ nhập khẩu nguyên, nhiên liệu.
Tuy nhiên, cái hồi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ sợ sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước XHCN khác nên Mĩ đã âm mưu phục hồi lại 1 nước Nhật TBCN phương Đông để cân bằng lại lực lượng giữa hai khối TB và XHCN. Lợi dụng quyền kiểm soát của mình do Đồng Minh giao cho trên đất Nhật, Mĩ đã ra sức viện trợ cho Nhật khôi phục lại nền kinh tế đã suy sụp. Và Nhật đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình. Thay vì để Mĩ lợi dụng mình, Nhật đã lợi dụng lại Mĩ, đây là cái khôn của Nhật. Và cũng còn dựa vào đường lối phát triển của Nhật nữa chứ, nhưng muội rất phục người dân Nhật, họ thật có ý chí, kiên cường,... Hết chuyện để nói gùi


Chữ ký của Sakura
I'm in the middle of nothing...

Tài sản của Sakura
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tiện ích
Chế độ hiển thị

Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 12:39
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09396 seconds with 14 queries