Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

 
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 11-01-2008   #1
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.637
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngôn Ngữ Việt

Ngôn ngữ là phương tiện để con người xuyên qua đó giao tiếp, bằng cách kết hợp các từ ngữ theo các quy tắc rồi nhờ hệ âm thanh phát ra hay dùng ký hiệu diễn đạt thông báo theo thời thường hay sử dụng có tính bác học như thi ca...truyện Kiều...

PHÂN LOẠI

Trong tiếng Việt ta có thể phân làm hai loại là từ cụ thểtừ trừu tượng.

1/-Từ cụ thể gọi tên vật, vật đây là đối tượng của ngũ quan, nên âm thanh cũng xem như là vật. Giác quan khi tập trung vào đâu thì vật rõ ra có thể là con trâu hay cái sừng lúc lắc, cái đuôi đong đưa…; loại từ này lại chia làm hai nhóm:
-Nhóm thứ nhất gọi là từ cụ thể vô cảm, chỉ để gọi tên vật và không mang một ý nghĩa nào khác, ví dụ như: chó,mèo,nhà, cửa, vàng, xanh…
-Nhóm thứ hai là từ cụ thể hữu cảm khi gọi lên cho ta một cảm giác hay cảm xúc ngay, ví dụ như “ giọt mưa tí tách “ , tạo sự hữu cảm về âm thanh khi gợi lên từ tí tách do ghi nhận của lỗ tai và khi “ rầu rầu ngọn cỏ…” cũng là từ hữu cảm khi gợi lên “ rầu rầu” cho ta thấy trạng thái của ngọn cỏ có chất chứa cảm xúc của người nhìn cỏ.

2/-Từ trừu tượng cũng chia làm hai nhóm:
-Nhóm thứ nhất gọi là từ trừu tượng khái niệm, để nói lên một khái niệm như: đất nước, quê hương, dân tộc, văn hóa, khoa học, tôn giáo…
-Nhóm thứ hai là từ trừu tượng tâm trạng không tả cảnh vật mà chú ý vào diễn tả tâm trạng của con người, như: băn khoăn, bứt rứt, bịn rịn, ngẩn ngơ, bẽ bàng…

Nhìn vào cách phân loại, ta có thể thấy được tiếng Việt ta rất phong phú về từ cụ thể hữu cảmtừ trừu tượng tâm trạng và chỉ nghèo về từ trừu tượng khái niệm mà thôi… Thừ đọc bốn câu Kiều:

Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

Những ( trạng) từ đôi gạch dưới cuả bốn cãu thơ Kiều, không chỉ tả trạng thái của dòng nước, nhịp cầu, nấm đất hay ngọn cỏ, mà còn chất chứa tâm trạng, cảm xúc về kiếp phù sinh của một kiếp người trong cuộc- kiều nhi- cũng ngao ngán lòng!..., và rồi ta thử dịch ra tiếng nước ngoài sẽ thấy khó như thế nào?!...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
hatcatbui (16-02-2012)
 


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:21
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,22283 seconds with 16 queries