Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

 
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-03-2010   #36
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.667
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngô Thì Nhậm (1746–1803)

Ngô Thì Nhậm, danh sĩ cuối đời Hậu Lê đầu đời Tây Sơn, còn gọi là Ngô Thì Nhiệm hay Ngô Thời Nhiệm, tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, về sau nghiên cứu thiền học lại có hiệu là Hải Lượng.

Ông là con Ngô Thì Sĩ, cháu Ngô Thì Đạo, sinh ngày 11-9 năm Bính Dần nhằm ngày 25-10-1746 dương lịch tại làng Tả Thanh Oai tục gọi là Tó, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội).

Năm Ất Dậu (1765), ông đỗ đầu thi Hương, năm Kỷ Sửu (1769), đỗ khoa Sĩ vọng, được bổ làm Hiến sát phó sứ Hải Dương. Đến năm Ất Mùi (1775), ông đỗ tiến sĩ, được bổ làm Hộ khoa cấp sự trung, rồi thăng Giám sát Ngự sử đạo Sơn Nam, sau đổi làm Đốc đồng trấn Kinh Bắc.

Năm Canh Tý (1780), xảy ra vụ án Trịnh Tông (con Trịnh Sâm âm mưu dấy binh để giành lại ngôi chúa về tay em là Trịnh Cán). Việc bị phát giác, Ngô Thì Nhậm bị nghi ngờ là đã tố cáo; càng bị nghi ngờ hơn là sau đó ông được thăng Hữu thị lang bộ Công. Bấy giờ thân phụ ông mất (có tài liệu nói ông - NTS - bất bình việc tố cáo này uống thuốc độc chết) ông lấy cớ xin về chịu tang, tránh sự gièm pha của dư luận.

Tháng 9, năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, tháng 10 kiêu binh nổi loạn. Ông trốn về quê vợ ở Sơn Nam, Thái Bình ngày nay ẩn náu ngót 6 năm.

Năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần II, xuống lệnh tìm quan cũ Lê - Trịnh để bổ dụng. Danh sĩ Bắc Hà đã đầu quân cho nhà Tây Sơn từ trước đó mới chỉ có Trần Văn Kỉ, Ngô Văn Sở, Đặng Tiến Đông. Được Trần Văn Kỉ tiến cử, Ngô Thì Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà khác như Phan Huy Ích, Bùi Dương Lịch và các tiến sĩ Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lan, Ðoàn Nguyễn Tuấn (anh rể Nguyễn Du), Vũ Huy Tấn, Phạm Huy Lượng (tác giả "Tụng tây Hồ phú")... lần lượt ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ trọng dụng ông và từng nói rằng: "Thật là trời để dành ông cho ta vậy", phong cho ông làm Tả thị lang bộ Lại, tước Trình Phái Hầu, chức cao nhất trong Lục bộ.
Năm Canh Tuất (1790), vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư. Tuy làm ở bộ Binh, nhưng ông là người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa.

Trong thời gian phò tá Quang Trung, tài năng ông phát huy cao độ trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao. Nào ngờ chẳng đầy 4 năm, vua Quang Trung mất sau một cơn bệnh đột ngột (29-4 nhuần 1792), ông và em rể là Phan Huy Ích bàng hoàng tiếc người anh hùng tri ngộ (ông và Phan Huy Ích đều có thơ kính điếu Quang Trung) chẳng khỏi lo âu cho vận nước và vận mạng mình.

Ông được triều đình Cảnh Thịnh cử làm Chánh sứ đi báo tang và cầu phong cho vua mới. Sứ bộ lên đường ngày 10-2 âm lịch năm Quý Sửu (1793), đến Yên Kinh ngày 8-5 âm lịch và hoàn thành sứ mạng trở về tháng 9 âm lịch.

Tình hình chính trị rối ren của những năm cuối triều đại Tây Sơn, khiến ông đau xót, rút lui về quê từ năm Bính Thìn (1796), tìm lối thoát trong triết học, lập Thiền viện tại phường Bích Câu. Trong niềm đau khổ âm thầm vẫn bền giữ khí tiết.

Năm Nhâm Tuất (1802), triều đại Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn Phúc ra Bắc chiêu dụ nhân tài, ông và các bầy tôi cũ nhà Tây Sơn bị gọi đến nơi hành tại của Gia Long, để dò xét ý kiến. Sau đó không lâu ông và Phan Huy Ích bị đem ra kể tội và đánh đòn tại Văn miếu. Ông “bị đánh chết” (theo Đại Nam thực lục), có thuyết nói: sau trận đánh, về nhà không lâu thì mất, ngày 16-2 âm lịch năm Quý Hợi (9-3-1803) hưởng dương 57 tuổi.

Câu chuyện về câu đối nổi tiếng của Ngô Thì Nhậm

Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường có quen biết với nhau.
Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Nhậm thét bảo Thường: Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.

Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi vào Nam theo Nguyễn Phúc Ánh.

Sau khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường. Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:

Ai công hầu, ai khanh tướng, cuộc trần ai, ai dễ biết ai

Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:

Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế

Sau sự việc trên, ông bị đánh bằng roi tẩm thuốc độc nên chết. Trước khi chết ông có viết bài thơ gửi tặng Đặng Trần Thường. Bài thơ này như là một lời tiên đoán trước số mệnh của Đặng Trần Thường.

Tác phẩm

Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị trong kho tàng văn học cổ Việt Nam.

• Nhị thập nhất sử toát yếu
• Bút hải tùng đàm
• Ủng vân nhân vịnh
• Cúc hoa thi trận
• Thu cận dương ngôn
• Cẩm đường nhàn hoài
• Hoàng hoa đồ phả hay
• Hoa Trình gia ấn thi tập
• Hàn các anh hoa
• Hải Dương chí lược
• Kim mã hành dư
• Xuân thu quản kiến
• Bang giao hảo thoại
• Bang giao lục
• Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
• Tam thiên tự giải âm
• Hải Dương chí lược

Các bộ Bang giao hảo thoại, Bang giao lục... đã có những đóng góp lớn cho việc bang giao giữa triều Tây Sơn với triều Càn Long (Trung Quốc) (giúp hai nước tránh khỏi nạn chiến tranh sau khi quân Thanh đại bại ở Thăng Long năm 1789.

Bộ Hải Dương chí lược (4 quyển), chép về núi sông, phong tục, nhân vật... cả xứ Hải Dương. Theo sách Ngô gia thi phổ thì ông soạn sách này xong khoảng trước năm 1772 khi ông làm việc ở trấn Hải Dương trước khi đỗ Tiến sĩ 3 năm.

Bộ Xuân Thu quản kiến (12 quyển) do ông biên soạn về nội dung 5 truyện của kinh Xuân Thu gồm:

• Công Duyên truyện, sách truyện kinh Xuân Thu của Công Dương Cao, người nước Tề, sinh vào cuối đời Chu là học trò Tử Hạ.
• Tức là sách Tả thị xuân thu, tác giả là Tả Khâu Minh, người đồng thời với Khổng Tử.
• Cốc lương truyện, sách truyện kinh Xuân thu của Cốc Lương Xích cũng là học trò Tử Hạ.
• Hồ truyện tức là sách Xuân thu Hồ thị truyện, gồm 30 quyển, tác giả là Hồ An Quốc người đời Nam Tống cho nên trong sách phần nhiều liên hệ với thời sự.
• Trình truyện tức là sách truyện Kinh Xuân thu của Trình Tử đời Tống.

Đầu sách có bài Tựa của tác giả viết năm 1786 ghi là: Việt Nam hậu học Hy Doãn Ngô Thì Nhậm tự. Cảnh Hưng Bính Ngọ mộ xuân kí vọng, thư vu Vũ Tiên chi Lệ Trạch am, nghĩa là: Hậu học người Việt Nam là Ngô Thì Nhậm, tên tự là Hy Doãn tự đề bài tựa, ngày 16 tháng cuối xuân tháng 3 tại am Lệ Trạch ở đất Vũ Tiên.

Bắt đầu từ thân sách, dưới mỗi sự việc chép trong Kinh Xuân Thu của Khổng Tử, tác giả ghi rõ lời chú thích trích trong các sách: Tả truyện, Công dương, Cốc lương, v.v... rồi chua thêm ý kiến và lời bàn của mình, bắt đầu bằng hai chữ “quản kiến”.

Sau đây là mục lục 7 cuốn:

Cuốn 1. Từ Lỗ Ẩn Công (722-712, tr. Cng đến Hoàn Công (711-694, tr. C.ng).
Cuốn 2. Từ Trang Công (693-662, đến Mẫn Công (661-60, tr. C.ng).
Cuốn 3. Từ Hi Công (659-627) đến Văn Công (626-609, tr. C.ng).
Cuốn 4. Từ Tuyên Công (608-591 tr. C.ng.) đến Thành Công (590-573, tr. C.ng)
Cuốn 5. Từ Tương Công (572-542 tr. C.ng).
Cuốn 6. Từ Chiêu Công (641-510 tr. C.ng).
Cuốn 7. Từ Định Công (509-495 tr. C.ng) đến Ai Công (494-468 tr. C.ng).

Bộ Tam thiên tự giải âm là một quyển sách dạy vỡ lòng cho người mới học chữ Hán, ước chừng 3.000 chữ thông thường. Sách ấy đã từng có tác dụng quan trọng trong việc truyền dạy chữ Hán và ngày nay cũng còn giúp ích cho chúng ta trong việc nghiên cứu ngôn ngữ, văn tự của nước ta.

Về tác giả thì bản in nói trên và cả hai bản khác có chung nguồn gốc với nó là sách Tam thiên tự giải dịch quốc ngữ của nhà Liễu Văn Đường và sách cùng tên của Tổng Đường Phát Diệm. Tuy vậy, trong bản khắc năm 1831 nói trên ta thấy có in một tên gọi khác của sách ấy là Tự học toản yếu. Xem sách Kim mã hành dư của Ngô Thì Nhậm (trong bộ Ngô gia văn phái, kí hiệu A. 117), ta thấy có bài tựa sách Tự học toản yếu, trong đó Ngô Thì Nhậm nói rõ về việc ông đã soạn sách này. Đọc bài tựa ấy, chúng ta có thể xác định sách Tam thiên tự giải âm, hay còn gọi là Tự học toản yếu, chính là công trình biên soạn của Ngô Thì Nhậm đã hoàn thành và đem in lần thứ nhất vào cuối thế kỉ XVIII.
Khi đặt tên cho sách này, có lẽ Ngô Thì Nhậm chịu ảnh hưởng sách Tam thiên tự của Từ Côn Ngọc (Trung Quốc) mà Nguyễn Huy Oánh đã in trong sách Sơ học chỉ nam.

Tài sản của LSB-Sun
 


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 08:42
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,77638 seconds with 16 queries