Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 23-06-2009   #1
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.808
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
tổng hợp võ thuật

Đòn đánh- Khái niệm cơ bản




Trong võ thuật, đòn đánh là khái niệm dùng để chỉ những vận động của người phát lực nhằm gây ra tác động bất lợi cho đối thủ. Những tác động bất lợi đó thể hiện bằng sự tê liệt, đau đớn dữ dội, bất tỉnh, nội thương, ngoại thương hoặc cao nhất là cái chết của người bị trúng đòn.


Các dạng đòn đánh
Với mục tiêu đạt được hiệu quả tính như đã nói trên, đòn đánh bao gồm không chỉ các đòn tấn công trực diện, trực tiếp, các đòn phản công, mà thậm chí có thể tính đến cả các đòn đỡ gạt dương cương nếu các chiêu thức đó gây ra được chấn thương cho đối phương, như sự hóa giải đòn của đối phương bằng một vũ khí mạnh mẽ hơn (chẳng hạn khi bị đối phương tấn công bằng đòn chân, ta dùng tay đỡ của mình chặt mạnh hay đấm mạnh vào ống chân, đầu gối đối phương). Tuy nhiên, sẽ không được gọi là đòn đánh nếu các động tác đỡ gạt đó không gây ra chấn thương cho đối phương mà chỉ là sự triệt tiêu lực kiểu "dẫn đòn đối phương vào khoảng không" thường được các võ phái nhu quyền sử dụng, khi đó đòn đỡ gạt được gọi là đòn hóa giải.

Tên gọi của đòn đánh
Tùy cách thức thực hiện đòn đánh và tùy thuộc cả các võ phái, tên gọi của các đòn đánh có thể rất khác nhau. Trong khi có những võ phái sử dụng các tên gọi thiên về tính hình tượng và ẩn dụ thì một số võ phái khác lại sử dụng các tên dân dã và trực tiếp. Một số ví dụ sơ lược: Hoa quyền sử dụng tên Bàng long cước để chỉ đòn đá bằng cạnh bàn chân, trong khi Taekwondo chỉ đơn thuần gọi là Đá tống ngang (Yeop-chagi); hay đòn xoay tay mang tên Vân thủ (tay mây) trong Thái Cực quyền, Vịnh Xuân quyền chỉ gọi bằng tên đơn giản là Khuyên thủ (tay quay tròn). Bởi vậy, khi bàn về tên gọi của các đòn đánh hầu như không thể có một đáp số chung cho mọi chiêu thức. Trong thực tế tên gọi các đòn đánh trong tiếng Việt có thể được quy ước bằng rất nhiều dạng vắn tắt như đấm, đá, đạp, chặt, đâm, móc, đập, ép, chặn, thúc, lên gối, huých (chỏ), húc (đầu) v.v.

Sức mạnh đòn đánh:

Sức mạnh của đòn đánh trong võ thuật biểu hiện tính hiệu quả của lực tác động từ người tấn công đến mục tiêu (chẳng hạn như cơ thể đối phương). Sức mạnh đó được thực hiện bằng cách vận dụng, thu góp tất cả năng lực phát sinh ra từ sự co lại của các bắp thịt rồi dồn tất cả năng lực ấy vào mục tiêu, nhất là các yếu điểm trên cơ thể đối phương trong đó có các huyệt đạo.

Các nguyên tắc thực hiện đòn đánh:

Sức mạnh và tính hiệu quả của đòn đánh chỉ có được nhờ các yếu lĩnh, nguyên tắc đã được võ sinh tập luyện nhuần nhuyễn

Tập trung sức lực:

Trước hết, sức mạnh chỉ có được khi tập trung sức đúng lúc, đúng chỗ dựa theo nguyên tắc khi đấm hoặc đá, năng lực di chuyển từ trung tâm cơ thể tới các phần khác của cơ thể với vận tốc 1/1000 giây. Thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc động tác chỉ kéo dài khoảng 1/5 đến 1/18 giây nếu ta thực hiện đúng kỹ thuật và tập trung.

Điểm chạm:

Điểm chạm mục tiêu càng nhỏ càng tốt nhằm hỗ trợ sức xuyên thấu và tập trung lực của đòn đánh, phải đánh với diện tích tiếp xúc nhỏ nhất bằng cách tập trung lực tối đa vào đầu vũ khí sẽ tác động đến mục tiêu. Chọn loại vũ khí cơ thể phù hợp nhất cho mỗi đòn đánh, chẳng hạn các đòn x** ngón tay dẫn đạo trong Triệt Quyền Đạo hay chọt thẳng bằng nắm đấm với ngón giữa nhô lên mang tên Bam-joomeok trong Taekwondo tạo ra một diện tích tiếp xúc nhỏ, bao giờ cũng gia tăng hiệu quả đâm xuyên huyệt đạo hơn là các đòn đập bằng cạnh ngoài, cạnh trong nắm đấm hay gõ bằng lưng nắm đấm.

Độ cứng:


http://mic.edu.vn/thongtinvothuat/tu...ages/danh4.jpg


Độ cứng của món binh khí đem dùng hết sức quan trọng để giúp người ra đòn không bị chấn thương do phản lực khi đòn chạm mục tiêu, đồng thời gia tăng đặc tính xuyên phá của đòn. Độ cứng của đòn đánh ra phụ thuộc vào vật ra đòn (cạnh tay, mũi bàn tay, đầu gối, cùi chỏ v.v.), cách sử dụng nó và yếu tố quyết định là việc khổ luyện thường xuyên liên tục những phần vũ khí cơ thể đó trên những vật cứng như bao cát, gạch, ngói, gỗ bản v.v.

Vận tốc ra đòn:

Vận tốc ra đòn được đặc biệt lưu ý, trong mối tương quan với diện tích tiếp xúc, sức mạnh của đòn đánh tỷ lệ thuận với vận tốc và tỷ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc, theo đó diện tích tiếp xúc càng nhỏ, vận tốc càng lớn thì lực đánh ra càng mạnh. Một cao thủ Karate có thể đạt vận tốc tối đa là 43 feet tương đương khoảng 129m/giây, đồng thời phát ra một lực công phá khoảng 1.500 pound (tương đương với 750kg).

Giải phóng khí:

Một yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng, đó là tiếng thét vào thời điểm ra đòn. Tiếng thét đó tạo nên sự giải phóng năng lượng đã được dồn nén, tích trữ, có tác dụng cướp tinh thần đối phương và hỗ trợ phát lực hữu hiệu. Thét như một quả bom nổ sát cạnh địch thủ, để tần số âm thanh vọt lên đến 16.000 xung động một giây, nói cách khác là thét với một thời gian ngắn nhất mà cường độ âm thanh và tần số dao động cao nhất.

Các nguyên tắc khác:

Lực công phá của đòn đánh còn được hỗ trợ bởi động tác xoay hông mà không chỉ đơn thuần là lực của cơ tay hay cơ chân. Xoay hông khi tung quả đấm hay đòn đá giống như động tác xoay người của vận động viên đá cầu, phải vừa nhẹ nhàng vừa nhanh, đồng thời phải thích ứng với năng lực tung ra. Năng lực phát ra do xoay hông được truyền tới cột sống rồi đến các bắp thịt của ngực và vai, cuối cùng tới cánh tay, hoặc đến các bắp thịt của hông, đùi và từ đó truyền đến bàn chân, đầu gối.

Cũng không hiếm khi, với sự hỗ trợ của xước mã, xoáy đòn hay nhảy lên tấn công (xem Đá bay), lực đánh sẽ được tăng cường đáng kể.

Không theo lý giải của khoa học hiện đại mà dựa trên những nguyên lý, ca quyết võ thuật đúc kết nhiều đời, các võ sư cho rằng, sức mạnh của đòn đánh thể hiện sự hòa hợp của nội tam hợp (tâm hợp ý, ý hợp khí, khí hợp lực) và ngoại tam hợp (tay hợp chân, chỏ hợp gối, vai hợp háng) gọi tắt là lục hợp.

Thêm vào đó, các võ phái đều nhấn mạnh đến các yếu quyết khác nhằm gia tăng tính hiệu quả của đòn đánh ra, chẳng hạn như nguyên tắc bảo mật (không lộ ra kế hoạch tấn công và phương án phòng thủ), bảo toàn (tấn công địch với tổn thất ít sức lực nhất, giữ đều nhịp thở, ra sức vừa phải), linh hoạt (tối kị sự sáo mòn, sử dụng đòn hợp lý, chiêu thức ảo diệu, trong công có thủ, trong thủ có công), lợi thế (xác định chính xác mục tiêu, động tác ảo có thể thành thực, thực có thể thành ảo trong nháy mắt), công vi thủ (tấn công là cách phòng thủ tốt nhất).v.v...

Các vũ khí cơ thể:

Vũ khí cơ thể là những bộ phận trên cơ thể được sử dụng như một thứ vũ khí trong đòn đánh. Các vũ khí cơ thể dùng để thi triển một đòn đánh rất đa dạng và tùy thuộc bộ môn võ thuật khác nhau, tuy nhiên chúng thường bao gồm những bộ phận sau:

Tay (thủ)



Những phần tác động đến đối thủ hiệu quả của tay như nắm đấm (với đấm thẳng, đấm vòng cầu, đấm chéo, đấm móc, đấm xoáy); nắm đấm búa (sử dụng các khớp xương để ký, gõ khi tay được nắm thành nắm đấm); ngón tay với các đòn x**, đâm, chọc được coi là đòn đánh bằng tay dài nhất, thường dùng một ngón (nhất dương chỉ, hai ngón (ngón trỏ và ngón giữa chập lại để tăng sức mạnh tấn công hoặc xòe hết cỡ để đâm vào hai mắt đối thủ) và cả bàn tay (khi dùng cả bàn tay thì các ngón giữa thường được co lại để tạo độ dài bằng nhau của các ngón); cạnh tay để chặt (còn được gọi là Cương đao phạt mộc trong võ cổ truyền Việt Nam, Đường lang chưởng trong võ Trung Quốc, tay Hạc trong bài Hạc Quyền thuộc hệ thống Ngũ hình quyền) có thể dùng cả cạnh bàn tay và cạnh sống bàn tay; nhượng tay thường được gọi với tên thông dụng là "chưởng" dùng đánh thẳng, đánh móc; tay trảo là các ngón tay mở ra, có các dạng được gọi là Hổ trảo hay Long quyền thường dùng để móc, bấu, véo v.v.

Trong thực tế người ra đòn thường tấn công bằng một tay, một tay khác để phòng thủ hoặc dự phòng tấn công, tuy nhiên cũng không hiếm khi thấy các đòn đánh sử dụng đồng thời cả hai tay (chẳng hạn hai tay ra đòn đấm đồng thời gọi là "Song phong quán nhĩ" (hai luồng gió thổi vào tai) trong Thái Cực Quyền hay mang tên "Song long xuất hải" (hai rồng ra biển) trong một số võ phái cổ truyền.

Các đòn đánh bằng tay thường linh hoạt và phong phú hơn hẳn các đòn đánh bằng chân. Thống kê ít nhiều có tính võ đoán cho thấy trong võ thuật số lượng đòn tay có thể nhiều gấp 7 lần đòn chân.

Cùi chỏ (chẩu):


Cùi chỏ được sử dụng bằng cách đòn chỏ tréo từ trên xuống, chỏ ngang, chỏ vòng ngang, chỏ cắm, chỏ đánh tốc ngược lên, đánh chỏ về phía sau v.v. Số lượng đòn đánh sử dụng chỏ tương đối ít phong phú do tính đặc thù của vũ khí này, đặc biệt chiêu thức ra 2 đòn chỏ đồng thời chỉ có thể thực hiện với một số trường hợp như giật hai chỏ về sau hoặc đánh tạt hai chỏ ngang.

Đòn chỏ rất có uy lực khi nhập nội và các chiêu thức dùng cùi chỏ thường được coi là tàn độc, các luật thi đấu thể thao nghiêm cấm sử dụng.

Chân (cước):




Đòn chân với những phần tấn công đến đối thủ bao gồm mũi bàn chân với các ngón chụm lại (thường dùng để đá chọt thẳng mà các võ phái cổ truyền còn gọi là Kim tiêu cước); ức bàn chân dùng đá tống trước hoặc đá vòng cầu) cạnh chân đá tống ngang; gót chân đá chẻ, đá hất ngược, đá móc vòng gót hay đá láy; mu bàn chân đá búng, đá vẩy thường tấn công thấp vào hạ bộ đối phương; ống chân thường dùng khi thực hiện các đòn quét v.v.

Đôi chân được sinh ra dùng chống đỡ sức nặng cơ thể nên tự thân nó đã rất chắc chắn, mạnh mẽ. Đó vừa là điểm hạn chế vừa là điểm ưu của đòn chân: các đòn chân ít linh hoạt hơn đòn tay nhưng lại có uy lực rất lớn. Bởi vậy, ít có công phu luyện sức mạnh của đòn chân mà thường môn sinh luyện trụ vững bằng các thế tấn, luyện sự linh hoạt cho đôi chân bằng các động tác xoạc, hất, đồng thời luyện điểm tiếp xúc, phương thức ra đòn chính xác bằng các dụng cụ hỗ trợ như bao cát, tấm nốp để đá.

Đầu gối (chàng):



Đòn đánh bằng đầu gối có sức mạnh khủng khiếp, cùng với đòn đánh bằng chỏ là hai bộ phận thường bị các luật thi đấu võ thuật, với tính chất thể thao, nghiêm cấm sử dụng.

Đòn đánh bằng đầu gối thường dùng tấn công khi nhập nội với các đòn đánh gối thẳng, đánh gối vòng cầu, đánh gối từ trên xuống, đánh gối hất từ dưới lên.

Đầu (thủ):

Đầu thường dùng để húc, đập. Có một số võ sư luyện chiêu thức Thiết đầu công, như đại lực sĩ Hà Châu là một ví dụ, tạo ra cho đòn đánh bằng đầu một uy lực cực mạnh khi tấn công đối thủ. Tuy nhiên chiêu thức tấn công bằng đầu rất khó luyện, nhạy cảm vì gắn trực tiếp với não bộ rất dễ dẫn đến chấn thương trầm trọng nên hiện cũng ít môn đồ luyện tập thành thục.

Một số vũ khí cơ thể khác:

Thật hiếm hoi khi thấy ngoài chân, tay, chỏ, gối, đầu là các vũ khí cơ thể thông dụng nhất còn có vũ khí cơ thể nào khác. Tuy nhiên, đôi khi ta vẫn thấy vai, hông được luyện tập trong các chiêu thức huých, đẩy mặc dù rất ít phổ biến như một đòn vai, đòn hông đơn lẻ mà thường sử dụng để hỗ trợ cho các đòn đánh bằng các vũ khí cơ thể khác.

Điểm đánh (mục tiêu tấn công):

Điểm đánh là những phần trên cơ thể đối phương được các vũ khí cơ thể coi như mục tiêu tấn công, hay nói khác đi, điểm đánh là cái đích của đòn đánh. Điểm đánh thường là các bộ phận nhạy cảm (như đầu, mặt, mắt, cổ, ngực, vùng tim, hạ bộ, vùng thận v.v.), các huyệt đạo (như huyệt Thái Dương, huyệt Mi Tâm, huyệt Chấn Thủy v.v.), các chỗ sơ hở trong phòng thủ của đối phương. Phần lớn các điểm đánh nguy hiểm nhất nằm trên đường thẳng trung tâm của cơ thể (còn gọi là trung lộ) hoặc các vị trí đối xứng nhau qua đường trung lộ.

Góc độ ra đòn (góc đánh):

Góc độ ra đòn là việc sử dụng hiệu quả thân pháp để di chuyển quanh đối thủ nhằm tìm vị trí tung đòn đánh tốt nhất. Nhưng không chỉ có vậy, sự cải tiến góc độ ra đòn là sự luyện tập thay đổi vị trí chiến đấu để xóa tan các đòn đánh của địch thủ trong khi tạo cho bạn một vị trí tung đòn thuận lợi hơn. Với ý nghĩa như vậy, góc độ ra đòn được nhận thức đúng đắn, thi triển hữu hiệu sẽ trở thành một trong những phương thức hỗ trợ tốt nhất để người ra đòn giành chiến thắng trong các cuộc chiến, hay nói cụ thể hơn là khi người ra đòn di chuyển quanh đối thủ và chú tâm tìm góc độ tung đòn thích hợp thì người ra đòn có cơ hội tốt nhất để tung đòn đánh vào địch và địch ít có cơ hội nhất để tung đòn đánh vào bạn. Việc luyện tập thân pháp hiệu quả cũng giúp cho bản thân bạn, trong bất cứ hoàn cảnh nào dù là trên đường phố hay trên sàn đấu, đều tốn ít năng lượng hơn khi tung đòn, di chuyển ngắn hơn và trở nên nhanh nhẹn hơn nhiều.

Góc độ ra đòn nhiều khi được quy chuẩn bằng cách chú mục vào đường thẳng trung tâm của đối thủ (trung lộ). Khi đối thủ tấn công vị trí của đường thẳng này di chuyển và người bị tấn công sẽ nhanh chóng chuyển vị để khiến đường trung lộ của đối thủ bộc lộ sơ hở. Tuy nhiên, góc độ ra đòn cũng có thể thực hiện bằng các phương thức lẩn ra sau người đối thủ.

Các phương thức luyện tập để tìm góc độ ra đòn rất phong phú, tùy thuộc vào môn võ và tùy thuộc sở trường của mỗi môn sinh, trong đó đặc biệt phổ biến các động tác bước mở (ví dụ bước chân trước chệch sang hướng tréo 45 độ về bên trái), bước khép (như bước chân trước chệch sang hướng bên phải 45 độ), bước xoay (như dồn trụ lên chân trước và tiến hành quay chân sau một góc khoảng 45 độ khi đang đứng kiềm dương tấn), bước lướt (xước mã), bước nhảy lùi về sau v.v.

Một ví dụ điển hình của việc tạo góc độ ra đòn thuận lợi: hãy tưởng tượng bạn và đối thủ đứng trên mặt đồng hồ. Bạn ở số 6 và nhìn về số 12 trong khi đối thủ đang đứng sau lưng bạn. Khi hắn tấn công và nắm lấy vai bạn từ phía sau, bạn bước lệch chân trước lên một bước rộng hơn vai hoặc có thể bước về con số 2 tưởng tượng bằng chân phải và bước chân trái về con số 10, khi đó bạn đã thoát khỏi khu vực bị kiềm chế và còn có được không gian tối ưu để phản đòn.

(Hữu Phước )

Nguồn: Amthuc


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (01-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (07-08-2009), minh8605988 (19-03-2010), mutsu_viênminh (30-06-2009), VõVănKinhThế (13-09-2009)
Cũ 24-06-2009   #2
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.808
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Thuật luyện quyền

Thuật Luyện Quyền


Định nghĩa về Quyền:

Quyền là một chuổi động tác phối hợp giữa những đòn thế căn bản Gạt, chém, chỏ, đấm, đá mà tạo thành, nhằm giúp người tập có bản lãnh ứng xử, phản xạ tay chân linh hoạt nhanh nhẹn, có sức chịu đựng dẻo dai, tăng cường thể lực, tạo tốc độ với ý hướng bảo vệ mình và tấn công, chế ngự đối phương.. Kỷ thuật của quyền rất đa dạng, khi chậm, khi nhanh, khi mạnh, khi nhẹ, khi đánh xa, khi đánh gần, khi đánh thấp, khi đánh cao, khi đánh đòn đơn, khi đánh đòn kép, có khi đánh trực diện, có khi tung ra 2 phía, khi chập chờn đơn độc, khi tung ra liên hoàn, người đi quyền thường xuyên di chuyển, đi, nhảy, né tránh, lăn lộn.. để phù hợp với tình huống tấn công hoặc phòng thủ…


Quyền là tập hợp của những cái nhanh nhẹn, sắc bén, khéo léo, dai dẳng, hùng dũng, uyển chuyển mềm mại, quyền là một chuổi thể thức liên hoàn giúp cho người võ sĩ có một phương pháp luyện công nhất định. Ngày nay người ta đã chế ra những thế vồ, vã của Hổ, những thế trườn, uốn éo của loài rắn, những thế nhảy nhót, muá chao đảo của loài vượn … xem thì đơn giản, nhưng thật ra là cả một kỷ thuật phức tạp mà cả đời người nối tiếp qua bao thế hệ, quan sát, nghiên cứu và sáng chế ra để tạo thành, và người tập phải dày công luyện tập trải qua nhiều ngày tháng gian khổ mới hoàn thiện và thực hành có hiệu quả…

Thuật Luyện Quyền:

Muốn luyện thành, người võ sĩ phải để hết tâm trí vào kỷ thuật, hòa mình - đồng nhất với thiên nhiên, tâm phải cảm ứng với vũ trụ thì mới đạt thành. Vì: Quyền là một nghệ thuật vận động hài hoà giữa sức mạnh, sức bật, sức bền, độ dẻo, tính nhịp nhàng hoà hợp giữa thiên nhiên và con người, với tính năng thu âm, thu dương, khắc cương, khắc nhu tạo nên nếp nghĩ giúp tư tưởng người võ sĩ hướng thiện hành hiệp trượng nghĩa.

Luyện quyền là phải thấu triệt quyền, quyền chứa cái tự nhiên tự tai, vừa là tâm huyết tinh thần, vừa là hồn của hành động, vừa là khí, vừa là ứng dụng phẩm cách… cho nên người đi quyền không phải tự dưng mà đánh đẹp, đánh hay và xuất sắc được mà phải để hết tâm hồn vào từng động tác khi tung ra.

Luyện quyền phải trở thành thói quen thường nhật, và không phải giữ trong đầu óc những động tác gì?. Mà phải là những động tác tự nhiên xuất phát ra từ phản xạ của thói quen…ý lực hài hoà, chân tay linh động, vung ra như đến cỏi xa, thu vào như gom muôn cõi, tinh thần bay thoát, tâm hồn sảng khoái, chứa đựng những điều thiện, điều lành trong ý hướng hiến ích, phục vụ thế gian..

Tại sao cùng một bài quyền mà có người đánh xuất sắc trông thấy hay và hấp dẫn, có người đánh bình thường không thấy hấp dẫn chút nào?

Một bài quyền muốn đánh cho hay và xuất sắc cần đòi hỏi ở người luyện có một phẩm chất riêng, một niềm đam mê mãnh liệt, một tinh thần ý chí cao độ mới để hết tâm trí vào từng thế đánh, trải tâm hồn của mình mở rộng như cánh cửa 4 mùa đón gió, như vậy người tập mới có khả năng lĩnh hội được tính cương nhu phối triển, âm dương hoà hợp của bài quyền, khi đi quyền phải diễn tả được sự linh động, tâm thân hợp nhất, nhập mình vào từng động tác, tung đòn chính xác, nhắm thẳng mục tiêu cần đạt đến.

Cổ nhân chúng ta đã có nói:

- Dùi đánh mãi cũng không thủng được mặt trống, nhưng mũi lao nhỏ có thể đâm xuyên nó dễ dàng.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (01-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), mutsu_viênminh (30-06-2009), VõVănKinhThế (13-09-2009)
Cũ 26-06-2009   #3
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.808
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Shorinji kempo

Phần 1 - chương 1: SỨC MẠNH THỰC SỰ LÀ GÌ ?

1. Vì sao lại mong muốn trở nên mạnh mẽ?

Trong chúng ta tự bản thân không ai muốn làm việc gì xấu cả nhưng đôi khi vẫn bị người khác uy hiếp, bắt nạt, hoặc bạn bè người thân ta bị kẻ xấu bắt nạt. Khi đó bạn phải làm gì? Nếu ta có sức mạnh hơn đối phương ta có thể đánh lại kẻ xấu, giúp đỡ người bị bắt nạt. Nếu yếu đuối ta chỉ có thể hậm hực nhìn người khác bị bắt nạt mà không thể làm được gì để giúp họ. Lúc đó ta chỉ mong sao có được sức mạnh.

Để trở nên mạnh mẽ ta không chỉ cần một thân thể khỏe mạnh mà ta còn cần phải nuôi dưỡng một tinh thần kiên định bất khuất không nản lòng trước khó khăn. Để có được một sức mạnh đích thực cần phải xây dựng sự tự tin vào bản thân mình. Shorinji Kempo luôn hướng đến mục tiêu đạt được sức mạnh đích thực này.

2. Sức mạnh thực sự không phải là những miếng võ mà là sự tự tin.

Mục đích của việc luyện tập Shorinji Kempo là để phấn đấu trở thành một người có cả sức mạnh thể xác và sức mạnh tinh thần. Ta phải nhớ điều này, đừng biến mục tiêu tập võ của ta để trở thành người mạnh nhất hay để đánh bại mọi đối thủ. Vì nếu mục tiêu của ta đơn giản chỉ để đánh bại đối thủ thì ta không cần đến những kỹ thuật chiến đấu tay không mà đơn giản chỉ cần dùng đến vũ khí là đủ. Việc rèn luyện những miếng võ của Shorinji Kempo là nhằm đem đến cho ta sự tự tin vào bản thân và một sức mạnh để bảo vệ bản thân mà không cần đến vũ khí.

Sự tự tin là rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Khi định làm một việc gì nếu ta không có lòng tin thì chưa làm đã thất bại rồi. Nếu có sự tự tin thì dù có gặp thất bại ta vẫn kiên định lập trường mà tiếp tục phấn đấu để đạt được thành công. Tương tự, nếu ta gặp một kẻ địch mạnh hơn ta, trong đầu ta luôn nghĩ rằng ta sẽ không thể chống đỡ lại được thì ta sẽ thua, ngược lại nếu ta tin tưởng vào những miếng võ ra được học thì chưa chắc đã thua. Sự tự tin không có ai cho ta cũng như không thể mua được bằng tiền mà chỉ có rèn luyện mới có được.

Thông qua tập luyện Shorinji Kempo mỗi chúng ta sẽ có được lòng tự tin, sự hợp tác và hiểu được hạnh phúc chỉ trọng vẹn khi ta chia sẻ với những người xung quanh chứ không dành riêng cho một mình ai.

Phần 1 - chương 2: VÕ ĐẠO LÀ GÌ ?

Chữ Võ trong tiếng Hán là một chữ tượng hình, nó được tạo thành từ 3 chữ có nghĩa là "hai", "cây thương" và "dừng lại", nghĩa là "ngăn hai cây thương lại". Nghĩa gốc của chữ Võ không phải để đánh nhau, để thắng bại, để sát thương kẻ khác mà là ngăn chặn sự phân tranh giữa hai bên. Võ thuật không phải dùng để chứng minh ai là kẻ mạnh mà dùng để duy trì công lý và một xã hội với các giá trị đạo đức. Trong võ thuật thì "Tôn sư trọng đạo" là điều đầu tiên được nhắc đến.

1. Bu no tai và Bu no yo

Tập luyện các bài quyền, các cách tấn công, phòng thủ mới chỉ là phần hình của Võ mà thôi. Đó họi là Bu no tai.

Tập võ không chỉ phục vụ lợi ích bản thân mà phải đem phục vụ cho cộng đồng, bảo vệ cho cái lương thiện chống lại cái ác mới là ý nghĩa cao cả của võ. Đó chính là Bu no yo. Võ đạo là sự kết hợp cả hình và ý.

Võ giúp cho con người trở nên khỏe mạnh và dạy cách bảo vệ bản thân. Võ đào tạo những con người có sức khỏe, lòng can đảm, có chính nghĩa để mang lại lợi ích cho cộng đồng.

2. Quan niệm sai lệch về Võ đạo

Một số môn phái võ cho rằng võ thuật chân chính là phải đánh bại được mọi đối thủ. Họ luyện võ với một mục đích duy nhất là để tự khẳng định mình luôn là người chiến thắng. Họ luyện võ chỉ với mục đích phục vụ cho danh vọng và lợi ích cá nhân, họ đề cao những người đạt được danh hiệu vô địch trong các cuộc thi và một số người lấy đó làm mục tiêu để tập võ.

Giá trị thật sự của võ đạo không phải ở sức mạnh mà là ở khía cạnh tinh thần. Một người giỏi võ mà không có đạo đức thì chỉ là một kẻ võ phu, ỷ mình có võ để trấn áp kẻ khác thì so với bọn côn đồ lưu manh chẳng có gì khác biệt.

3. Giá trị của võ thuật là ở tay không

Thưở sơ khai con người chỉ sử dụng chân tay để tự bảo vệ mình chống lại sự tấn công của muông thú. Trải qua hàng trăm năm, con người tìm ra lửa và sắt, và từ đó các loại vũ khí ra đời. Từ gươm đao, giáo mác, cung tên đến súng ống, đại bác toàn những thứ có thể lấy đi mạng sống chỉ trong nháy mắt, với những loại vũ khí tối tân, với sức hủy diệt kinh khủng như vũ khí hạt nhân thì việc giết hàng ngàn người trong khoảnh khắc từ khoảng cách xa hàng trăm kilômét chỉ đơn giản là một nút bấm khai hỏa. Vậy thì ở đây đặt ra một câu hỏi liệu ta có nên uổng phí khi bỏ ra khoảng thời gian 5 năm chỉ để học cách chiến đấu tay không ? Việc tập luyện chỉ vì mục đích đánh bại kẻ khác liệu có còn ý nghĩa không khi với súng đạn chỉ cần bóp cò là đủ để làm điều đó.

Con người xấu hay tốt, thiện hay ác tùy vào sự suy nghĩ của chính bản thân họ. Sự ganh ghét đố kị, sự hằn thù chỉ xuất hiện khi bản thân chúng ta muốn thế. Nếu thế giới này không có sự phân tranh, mọi dân tộc sống hòa bình với nhau thì lúc đó những vũ khí giết người tối tân chỉ có thể xếp vào kho mà thôi. Trong thực tế, sự bất công, sự phân tranh vẫn tồn tại và xảy ra trước mắt chúng ta hàng ngày và chúng ta - những người tập võ phải cố gắng dùng một phần sức của mình để làm cho cuộc sống xung quanh ngày một tốt đẹp hơn. Vì thế, võ đạo là cách giúp ta hiểu được võ thuật không phải dùng để đánh bại hay giết kẻ khác mà thông qua nó rèn luyện, hoàn thiện bản thân vì một mục đích là được sống và giúp cho người khác sống tốt hơn.

Phần 1 - chương 3: SHORINJI KEMPO LÀ GÌ ?

Shorinji kempo là một phương pháp rèn luyện cả thể xác và tinh thần. Mục đích chính của việc tập luyện Shorinji Kempo bao gồm 3 nội dung:

1. "Goshin rentan" tức là làm cho con người có dũng khí và sức mạnh để bảo vệ bản thân trong mọi tình huống.

2. "Seishin syuyo" tức là làm cho con người có một tinh thần kiên định, lòng tin vào chính nghĩa và công lý

3. "Keiko zoshin" tức là làm cho con người có sức mạnh phi thường

Shorinji Kempo mong muốn đem lại cho mọi người có sức khỏe, sự can đảm, lòng tự tin sống sao cho ra sống, giáo dục con người cách suy nghĩ và hành động theo lẽ phải, cách sống không phải chỉ biết đến bản thân mà phải biết nghĩ cho những người xung quanh, nhờ những con người như vậy chúng ta mới tạo ra được một xã hội lý tưởng. Khẩu hiệu của Shorinji Kempo là "Live haft for yourseft and haft for others" nghĩa là hãy học cách "Sống vì mình và vì mọi người xung quanh".

Phần 1 - chương 4: NGUỒN GỐC và MỤC ĐÍCH SÁNG LẬP

1. Lịch sử của Shorinji Kempo

Truyền thuyết kể lại khoảng 1500 năm trước có một nhà sư Ấn Độ tên là Boddhidhamar (Bồ Đề Đạt Ma) trên đường truyền bá đạo Phật đến Trung Quốc đã dừng chân ở chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn. Tại đây ông đã truyền dạy cho các nhà sư phương pháp luyện tập thân thể và kỹ thuật tự vệ của mình, đó chính là tiền thân của võ Thiếu Lâm.

Năm 1928, ông Kaiso Doshin đến Trung Quốc với mong muốn cháy bỏng được học môn võ này. Ông đã ở lại chùa Thiếu Lâm 17 năm, trong khoảng thời gian này ông đã được học nhiều hệ phái võ cổ truyền và đã kế thừa sư phụ Tai Zong Wen trở thành trưởng môn đời thứ 21 của Thiếu Lâm Bắc Phái. Năm 1945, Nhật Bản bị đánh bại trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Năm 1946, ông trở về nước, lúc này xã hội Nhật Bản thời hậu chiến vô cùng hỗn loạn, không có luật pháp. Mọi giá trị của cuộc sống đều bị xâm hại. Cảm nhận sự thống khổ đó, ông nhận ra mọi giá trị vật chất hay tinh thần, mọi tư tưởng hay tôn giáo đều bắt nguồn từ con người và tùy vào con người mà nó trở nên tốt đẹp hay xấu xa. Vì vậy để xây dựng lại xã hội thì trước tiên phải nuôi dưỡng những con người có sức khỏe, can đảm, lấy chính nghĩa là nòng cốt, từ đó nhân rộng ra thành một tổ chức phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn. Ông lấy đó làm động cơ để sáng lập Shorinji Kempo.

Tháng 10 năm 1947 ông đã thành lập một võ quán ở quê nhà ông ở thị trấn Tadotsu, tỉnh Kagawa với mục đích thông qua võ thuật mà ông đã trải nghiệm tổng hợp được thu hút mọi người đến luyện tập và truyền dạy những giáo lý tư tưởng của đạo Phật.

Năm 1980, sau 33 năm phấn đấu với mục đích đào tạo được ngày càng nhiều người trẻ tuổi khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần để xây dựng xã hội, ngày 12 tháng 5 năm 1980 ông qua đã qua đời sau một cơn đau tim. Kế tục sự nghiệp của cha, con gái ông là Yuki So đã đảm nhiệm cương vị chủ tịch Liên đoàn Shorinji Kempo quốc tế, tiếp tục dẫn dắt Shorinji Kempo đi theo con đường đã lựa chọn.

2. Về cái tên của Shorinji Kempo

Cái tên Shorinji Kempo (Thiếu Lâm Tự Quyền Pháp) bắt nguồn từ 2 lý do:
Phần 1 - chương 1: SỨC MẠNH THỰC SỰ LÀ GÌ ?

1. Vì sao lại mong muốn trở nên mạnh mẽ?

Trong chúng ta tự bản thân không ai muốn làm việc gì xấu cả nhưng đôi khi vẫn bị người khác uy hiếp, bắt nạt, hoặc bạn bè người thân ta bị kẻ xấu bắt nạt. Khi đó bạn phải làm gì? Nếu ta có sức mạnh hơn đối phương ta có thể đánh lại kẻ xấu, giúp đỡ người bị bắt nạt. Nếu yếu đuối ta chỉ có thể hậm hực nhìn người khác bị bắt nạt mà không thể làm được gì để giúp họ. Lúc đó ta chỉ mong sao có được sức mạnh.

Để trở nên mạnh mẽ ta không chỉ cần một thân thể khỏe mạnh mà ta còn cần phải nuôi dưỡng một tinh thần kiên định bất khuất không nản lòng trước khó khăn. Để có được một sức mạnh đích thực cần phải xây dựng sự tự tin vào bản thân mình. Shorinji Kempo luôn hướng đến mục tiêu đạt được sức mạnh đích thực này.

2. Sức mạnh thực sự không phải là những miếng võ mà là sự tự tin.

Mục đích của việc luyện tập Shorinji Kempo là để phấn đấu trở thành một người có cả sức mạnh thể xác và sức mạnh tinh thần. Ta phải nhớ điều này, đừng biến mục tiêu tập võ của ta để trở thành người mạnh nhất hay để đánh bại mọi đối thủ. Vì nếu mục tiêu của ta đơn giản chỉ để đánh bại đối thủ thì ta không cần đến những kỹ thuật chiến đấu tay không mà đơn giản chỉ cần dùng đến vũ khí là đủ. Việc rèn luyện những miếng võ của Shorinji Kempo là nhằm đem đến cho ta sự tự tin vào bản thân và một sức mạnh để bảo vệ bản thân mà không cần đến vũ khí.

Sự tự tin là rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Khi định làm một việc gì nếu ta không có lòng tin thì chưa làm đã thất bại rồi. Nếu có sự tự tin thì dù có gặp thất bại ta vẫn kiên định lập trường mà tiếp tục phấn đấu để đạt được thành công. Tương tự, nếu ta gặp một kẻ địch mạnh hơn ta, trong đầu ta luôn nghĩ rằng ta sẽ không thể chống đỡ lại được thì ta sẽ thua, ngược lại nếu ta tin tưởng vào những miếng võ ra được học thì chưa chắc đã thua. Sự tự tin không có ai cho ta cũng như không thể mua được bằng tiền mà chỉ có rèn luyện mới có được.

Thông qua tập luyện Shorinji Kempo mỗi chúng ta sẽ có được lòng tự tin, sự hợp tác và hiểu được hạnh phúc chỉ trọng vẹn khi ta chia sẻ với những người xung quanh chứ không dành riêng cho một mình ai.

Phần 1 - chương 2: VÕ ĐẠO LÀ GÌ ?

Chữ Võ trong tiếng Hán là một chữ tượng hình, nó được tạo thành từ 3 chữ có nghĩa là "hai", "cây thương" và "dừng lại", nghĩa là "ngăn hai cây thương lại". Nghĩa gốc của chữ Võ không phải để đánh nhau, để thắng bại, để sát thương kẻ khác mà là ngăn chặn sự phân tranh giữa hai bên. Võ thuật không phải dùng để chứng minh ai là kẻ mạnh mà dùng để duy trì công lý và một xã hội với các giá trị đạo đức. Trong võ thuật thì "Tôn sư trọng đạo" là điều đầu tiên được nhắc đến.

1. Bu no tai và Bu no yo

Tập luyện các bài quyền, các cách tấn công, phòng thủ mới chỉ là phần hình của Võ mà thôi. Đó họi là Bu no tai.

Tập võ không chỉ phục vụ lợi ích bản thân mà phải đem phục vụ cho cộng đồng, bảo vệ cho cái lương thiện chống lại cái ác mới là ý nghĩa cao cả của võ. Đó chính là Bu no yo. Võ đạo là sự kết hợp cả hình và ý.

Võ giúp cho con người trở nên khỏe mạnh và dạy cách bảo vệ bản thân. Võ đào tạo những con người có sức khỏe, lòng can đảm, có chính nghĩa để mang lại lợi ích cho cộng đồng.

2. Quan niệm sai lệch về Võ đạo

Một số môn phái võ cho rằng võ thuật chân chính là phải đánh bại được mọi đối thủ. Họ luyện võ với một mục đích duy nhất là để tự khẳng định mình luôn là người chiến thắng. Họ luyện võ chỉ với mục đích phục vụ cho danh vọng và lợi ích cá nhân, họ đề cao những người đạt được danh hiệu vô địch trong các cuộc thi và một số người lấy đó làm mục tiêu để tập võ.

Giá trị thật sự của võ đạo không phải ở sức mạnh mà là ở khía cạnh tinh thần. Một người giỏi võ mà không có đạo đức thì chỉ là một kẻ võ phu, ỷ mình có võ để trấn áp kẻ khác thì so với bọn côn đồ lưu manh chẳng có gì khác biệt.

3. Giá trị của võ thuật là ở tay không

Thưở sơ khai con người chỉ sử dụng chân tay để tự bảo vệ mình chống lại sự tấn công của muông thú. Trải qua hàng trăm năm, con người tìm ra lửa và sắt, và từ đó các loại vũ khí ra đời. Từ gươm đao, giáo mác, cung tên đến súng ống, đại bác toàn những thứ có thể lấy đi mạng sống chỉ trong nháy mắt, với những loại vũ khí tối tân, với sức hủy diệt kinh khủng như vũ khí hạt nhân thì việc giết hàng ngàn người trong khoảnh khắc từ khoảng cách xa hàng trăm kilômét chỉ đơn giản là một nút bấm khai hỏa. Vậy thì ở đây đặt ra một câu hỏi liệu ta có nên uổng phí khi bỏ ra khoảng thời gian 5 năm chỉ để học cách chiến đấu tay không ? Việc tập luyện chỉ vì mục đích đánh bại kẻ khác liệu có còn ý nghĩa không khi với súng đạn chỉ cần bóp cò là đủ để làm điều đó.

Con người xấu hay tốt, thiện hay ác tùy vào sự suy nghĩ của chính bản thân họ. Sự ganh ghét đố kị, sự hằn thù chỉ xuất hiện khi bản thân chúng ta muốn thế. Nếu thế giới này không có sự phân tranh, mọi dân tộc sống hòa bình với nhau thì lúc đó những vũ khí giết người tối tân chỉ có thể xếp vào kho mà thôi. Trong thực tế, sự bất công, sự phân tranh vẫn tồn tại và xảy ra trước mắt chúng ta hàng ngày và chúng ta - những người tập võ phải cố gắng dùng một phần sức của mình để làm cho cuộc sống xung quanh ngày một tốt đẹp hơn. Vì thế, võ đạo là cách giúp ta hiểu được võ thuật không phải dùng để đánh bại hay giết kẻ khác mà thông qua nó rèn luyện, hoàn thiện bản thân vì một mục đích là được sống và giúp cho người khác sống tốt hơn.

Phần 1 - chương 3: SHORINJI KEMPO LÀ GÌ ?

Shorinji kempo là một phương pháp rèn luyện cả thể xác và tinh thần. Mục đích chính của việc tập luyện Shorinji Kempo bao gồm 3 nội dung:

1. "Goshin rentan" tức là làm cho con người có dũng khí và sức mạnh để bảo vệ bản thân trong mọi tình huống.

2. "Seishin syuyo" tức là làm cho con người có một tinh thần kiên định, lòng tin vào chính nghĩa và công lý

3. "Keiko zoshin" tức là làm cho con người có sức mạnh phi thường

Shorinji Kempo mong muốn đem lại cho mọi người có sức khỏe, sự can đảm, lòng tự tin sống sao cho ra sống, giáo dục con người cách suy nghĩ và hành động theo lẽ phải, cách sống không phải chỉ biết đến bản thân mà phải biết nghĩ cho những người xung quanh, nhờ những con người như vậy chúng ta mới tạo ra được một xã hội lý tưởng. Khẩu hiệu của Shorinji Kempo là "Live haft for yourseft and haft for others" nghĩa là hãy học cách "Sống vì mình và vì mọi người xung quanh".

Phần 1 - chương 4: NGUỒN GỐC và MỤC ĐÍCH SÁNG LẬP

1. Lịch sử của Shorinji Kempo

Truyền thuyết kể lại khoảng 1500 năm trước có một nhà sư Ấn Độ tên là Boddhidhamar (Bồ Đề Đạt Ma) trên đường truyền bá đạo Phật đến Trung Quốc đã dừng chân ở chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn. Tại đây ông đã truyền dạy cho các nhà sư phương pháp luyện tập thân thể và kỹ thuật tự vệ của mình, đó chính là tiền thân của võ Thiếu Lâm.

Năm 1928, ông Kaiso Doshin đến Trung Quốc với mong muốn cháy bỏng được học môn võ này. Ông đã ở lại chùa Thiếu Lâm 17 năm, trong khoảng thời gian này ông đã được học nhiều hệ phái võ cổ truyền và đã kế thừa sư phụ Tai Zong Wen trở thành trưởng môn đời thứ 21 của Thiếu Lâm Bắc Phái. Năm 1945, Nhật Bản bị đánh bại trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Năm 1946, ông trở về nước, lúc này xã hội Nhật Bản thời hậu chiến vô cùng hỗn loạn, không có luật pháp. Mọi giá trị của cuộc sống đều bị xâm hại. Cảm nhận sự thống khổ đó, ông nhận ra mọi giá trị vật chất hay tinh thần, mọi tư tưởng hay tôn giáo đều bắt nguồn từ con người và tùy vào con người mà nó trở nên tốt đẹp hay xấu xa. Vì vậy để xây dựng lại xã hội thì trước tiên phải nuôi dưỡng những con người có sức khỏe, can đảm, lấy chính nghĩa là nòng cốt, từ đó nhân rộng ra thành một tổ chức phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn. Ông lấy đó làm động cơ để sáng lập Shorinji Kempo.

Tháng 10 năm 1947 ông đã thành lập một võ quán ở quê nhà ông ở thị trấn Tadotsu, tỉnh Kagawa với mục đích thông qua võ thuật mà ông đã trải nghiệm tổng hợp được thu hút mọi người đến luyện tập và truyền dạy những giáo lý tư tưởng của đạo Phật.

Năm 1980, sau 33 năm phấn đấu với mục đích đào tạo được ngày càng nhiều người trẻ tuổi khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần để xây dựng xã hội, ngày 12 tháng 5 năm 1980 ông qua đã qua đời sau một cơn đau tim. Kế tục sự nghiệp của cha, con gái ông là Yuki So đã đảm nhiệm cương vị chủ tịch Liên đoàn Shorinji Kempo quốc tế, tiếp tục dẫn dắt Shorinji Kempo đi theo con đường đã lựa chọn.

2. Về cái tên của Shorinji Kempo

Cái tên Shorinji Kempo (Thiếu Lâm Tự Quyền Pháp) bắt nguồn từ 2 lý do:

* Một là Kaiso đã có một khoảng thời gian dài học võ ở chùa Thiếu Lâm và sư phụ của ông - Tai Zong Wen cũng đã truyền lại chức chưởng môn cho ông tại đây. Kaiso muốn duy trì cái tên Thiếu Lâm Tự (Shorinji) để tưởng nhớ tới vị tổ sư sáng lập Thiền môn Bồ Đề Đạt Ma, người đã tạo ra một phương pháp rèn luyện cả thể chất và tinh thần tuyệt vời. Đó là sự kết hợp giữa Thiếu Lâm quyền thuật và triết lý đạo Phật.

*Hai là võ thuật của Shorinji Kempo tuy là một môn võ đã được Kaiso tổng hợp nghiên cứu và hệ thống lại nhưng vẫn giữ trong đó những kỹ thuật chiến đấu tay không đặc trưng của chùa Thiếu Lâm, đó là Thiếu Lâm Trường Quyền và Thiếu Lâm Cẩm Nã Thủ

* Một là Kaiso đã có một khoảng thời gian dài học võ ở chùa Thiếu Lâm và sư phụ của ông - Tai Zong Wen cũng đã truyền lại chức chưởng môn cho ông tại đây. Kaiso muốn duy trì cái tên Thiếu Lâm Tự (Shorinji) để tưởng nhớ tới vị tổ sư sáng lập Thiền môn Bồ Đề Đạt Ma, người đã tạo ra một phương pháp rèn luyện cả thể chất và tinh thần tuyệt vời. Đó là sự kết hợp giữa Thiếu Lâm quyền thuật và triết lý đạo Phật.

*Hai là võ thuật của Shorinji Kempo tuy là một môn võ đã được Kaiso tổng hợp nghiên cứu và hệ thống lại nhưng vẫn giữ trong đó những kỹ thuật chiến đấu tay không đặc trưng của chùa Thiếu Lâm, đó là Thiếu Lâm Trường Quyền và Thiếu Lâm Cẩm Nã Thủ


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (01-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), mutsu_viênminh (30-06-2009)
Cũ 26-06-2009   #4
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.808
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
nghệ thuật trong võ

Có lẽ chẳng cần xem xét rằng trong ngành Võ có nghệ thuật hay không. Bởi, trong dòng sinh hoạt thường hằng nghề ngành gì lại chẳng cần, có, hoặc liên quan tới nghệ thuật. Nghệ thuật là chỉ chung những việc làm có tính chuyên môn, đòi hỏi sự giỏi giang, khéo léo, nhằm đưa tới cái hoàn hảo nhất, cái đẹp. Có cả nghệ thuật mua bán, giao tế; nghệ thuật cắm hoa xẻ gỗ; thậm chí nghệ thuật khóc, cười, nghệ thuật nấu một cái … lẩu lươn kia mà. Điều cần bàn ở đây là vai trò của nghệ thuật trong Đạo và nghệ thuật của Võ như thế nào.


Trong Đại Nam Quốc Âm tự vị, khi định nghĩa chữ võ, Huỳnh Tịnh Của có ghi: “Coi chữ Vũ” (QATV quyển hạ, trang 555, cột Phải). Khi định nghĩa chữ Vũ, tác giả lại ghi: “Coi chữ Võ” (QATV quyển hạ, trang 562, cột Phải). Hán tự, khi ta phát ra quốc âm có những chữ đọc trại đi, thành dị âm đồng nghĩa (những cặp Huỳnh – Hoàng, Nghinh – Nghênh, Giái – Giới, .v.v..). Chữ Vũ được đọc ra chữ Võ (Võ thuật hay Vũ thuật). Nhưng Võ đây có định nghĩa rõ ràng trong hầu hết các từ điển là: “Luyện gân cốt, nghề chiến đấu” (QATV – Huỳnh Tịnh Của); là: “Thuộc về dùng sức, dùng quân đội” (Tự điển Việt Nam, Ban Tu Thư Khai Trí – 1971 – trang 922); là: “Chỉ chung việc làm dựa trên sức mạnh – chỉ việc quân sự” (Hán – Việt Tân tự điển Nguyễn Quốc Hùng, trang 796); là: “Art of fighting – nghệ thuật chiến đấu” (Vietnamese English dictionary, Bùi Phụng – trang 947).

Vậy, Võ (Vũ) không có ý nghĩa múa (Dance). Tuy nhiên về mặt ngoại hình, Vũ (múa) không có nội dung võ, nhưng võ lại có sự biểu trưng của múa, vờn. Do vậy từ lâu trong dân gian, trừ những lúc thượng đài (đấu võ), hoặc đang tranh đấu với ai đó (đánh võ), người ta gọi luôn là múa võ, múa quyền. Ngay cả khi có trang bị vật dụng binh khí, võ cụ, cũng gọi là múa roi, múa kiếm, múa gậy … Như vậy, trong một chừng mực nào đó, võ có cách múa. Chính điểm này, võ có khả năng trình diễn như một nghệ thuật thể hình.

Trong quan hệ xã hội người, lúc hãy còn thiếu từ ngữ (hoặc trường hợp dị ngôn) thoạt kỳ thủy con người phải ra dấu, thay tiếng, bằng mắt, miệng, tay, chân. Bằng vào ý nghĩa ngôn tự, vào sắc thái tình cảm, mà sự ra dấu khác nhau. Lúc hạnh phúc, mừng rỡ, tán đồng, người ta vui vẻ bắt tay, ôm nhau, vỗ tay; thậm chí vờn múa hả hê. Vạn vật cũng có cách múa của nó khi vui vầy: con công xòe đôi cánh, chó vẫy đuôi, bầy én chao liệng mùa xuân, chim đá cá trừng. Một khi bất đồng, phản kháng, giận dữ, con người có sự chỉ trỏ, xô đẩy, thủ thế, những sinh vật khác cũng không ngoài qui luật tự vệ, sinh tồn, nên chó, mèo, cọp, khỉ mỗi loài đều có mỗi thế “võ” của chúng. Tóm lại, võ là khoa học về phương pháp tự vệ, hoặc tấn công kẻ khác bằng sức mạnh, hay phương tiện tạo ra sức mạnh. Có sức mạnh thì có sự tàn phá. Để hạn chế sự tàn phá của Võ, đã có Đạo.

Võ không chỉ có kim chỉ nam là Đạo, mà cần có cái Nền, là Thuật. Thuật đây gồm kỹ, mỹ và nghệ thuật. Kỹ thuật là cái kỹ năng, là phần khoa học trong trong lãnh vực dạy võ, học võ, hành võ; là phương pháp xử lý sao cho chính xác, đạt hiệu quả cao nhất trong hoàn cảnh. Mỹ thuật là tinh thần thượng võ, cái nhân bản sáng tỏa bên trong, và thể hình sức lực bên ngoài. Người lực sĩ, võ sĩ, trước tiên phải đẹp từ trong cốt cách tinh thần mới ra ngoài hành động; từ cuộc sống bình thường tới lúc thượng võ đài. Chính cái đẹp bên trong chủ đạo cái đẹp hành động bên ngoài. Tổng thể thẩm mỹ này có ý nghĩa bảo chứng cho sức sống của Võ.

Vậy nghệ thuật ẩn tàng chỗ nào trong võ? Đó là sự hòa quyện, kết tinh giữa kỹ thuật và mỹ thuật để tạo khởi một nội dung thuần khiết, đưa tiến trình hành động tới chỗ cao hơn, hoàn chỉnh; đẩy tới chỗ phần hữu hình của Đạo. Kỹ thuật là phần nâng cao, làm rộng sức mạnh. Nghệ thuật là phần tinh túy của võ. Nghệ thuật càng thâm sâu, càng huyền nhiệm, thực tế của võ càng đơn giản, nhưng tinh vi huyền ảo; thậm chí gọi rằng “vô chiêu”. Lúc ấy, sử dụng không khí, hóa gió, khiển mây, dùng thanh thay lực; sử dụng những thành phần ấy như từng sử dụng binh khí.

Để giải thích chỗ này, có người bảo rằng võ thuật Đông Phương có nền móng trong cái nôi của nền văn hóa Tâm Thức. Cái Tâm và cái Thức ấy nằm trong ba dòng nguồn cội: Phật, Lão, Khổng. Nó thể hiện trọn vẹn, dứt khoát sự Xuất Nhập; hoặc giả nhập mà man mác như xuất, xuất mà hiện hữu như nhập. Cho nên, võ thuật đã mang không ít tính siêu nhiên và ý nghĩa siêu hình. Võ sư có khi là Đạo sĩ, Thiền giả. Võ nghệ cao cường lại sản sinh trong chùa chiền. Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Võ là hiện thực của đấu tranh, lắm khi lại nhuộm màu Lão Trang, nên nghệ thuật Sống, trong Võ, rất thênh thang cao khiết. Hành trình của võ thuật Đông Phương không thông qua – nếu không muốn nói là phó mặc – cái gọi là khoa học duy lý, mà là Tâm Đạo. Có người hành võ mà tầm ra đạo, đi từ bên này bến mê sang được bờ giác bên kia, thông qua đại ngộ.

Từ tâm thức ảo diệu trên, chúng ta khó tìm thấy môn võ xuất hiện ở phương Đông có lối đánh hùng hục như Boxe, cho dù đó là những môn võ “son trẻ” được hiện đại hóa, kết hợp Đông Tây như Nhu Đạo, Karatedo, Thái Cực Đạo, Vovinam … Võ Phương Đông nói chung, và Việt Nam nói riêng, có những đặc trưng sau đây – cũng là nội dung nghệ thuật – là: lấy nhu trị cương, dứt khoát mà tinh tế; hoành mà tung, kinh mà quyền (hay ngược đảo lại); cái hiểm ẩn tàng trong sự uyển chuyển; vẻ đẹp thể hiện trong bước quyền, cước; chỗ thượng thừa thì tâm, linh, trí, lực quyện làm một; và khả năng đích thực của Võ Thuật là đưa tới sự chinh phục, hoàn thiện một hoàn cảnh hay một tình thế, hơn là có ý nghĩa triệt hạ, tàn sát.

Nghệ thuật trong võ thuật có tác dụng gạn lọc, loại bỏ những hành vi thô bạo, thế tục, vụ lợi. Do quan niệm khắt khe – và do cái thực tế không kém phần thô bạo của một số võ quan, võ sĩ – mà ngày xưa ông bà ta có trọng văn khinh võ; xem con nhà võ là thành phần tổng hợp bởi những cơ bắp, dọa dẫm kẻ yếu bằng những thứ binh khí rổn rảng chốn võ biền.

Ngày nay quan niệm trọng văn khinh võ đã trở nên xa lạ, trong một xã hội mong muốn hòa bình, nhưng mỗi con người phải có khả năng chinh phục, và không dễ dàng bị chinh phục. Võ thuật đã là một khoa học của sức mạnh mang tính nhân văn. Do nhu cầu sinh hoạt của con người mà có, vậy võ thuật sẽ được cải tiến, tồn tại mãi cùng với những sinh hoạt hữu ích khác. Mỗi cá nhân được may mắn tiếp cận với võ thuật, là con nhà võ, nếu cố gắng tu luyện, sẽ đạt tới chỗ lành mạnh, cân bằng, điều hòa tâm, sinh, thể, trí. Ở chừng mực nào đó, võ thuật có vai trò làm sáng tỏ, chứng minh rằng xã hội con người hãy còn tồn tại lòng vị tha bác ái, đức tính dũng cảm, chân thật.

Nghệ thuật nào cũng có một mục đích duy nhất là phục vụ cho Nghệ thuật Sống. Mà nghệ thuật sống, có một ý nghĩa tích cực và triệt để, là làm sao cho mỗi cá nhân trong mỗi xã hội càng ngày càng tiến tới hoàn chỉnh chất Người. Mong rằng trong đó có đóng góp của võ thuật, một nghệ thuật của khoa học sức mạnh, khác với thế giới chữ nghĩa, nhưng hoàn toàn không đối lập, mà đầy đậm bản chất nhân văn.

Cung Tích Biền

Trích “Làng võ Việt Nam” 1992.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (01-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), lykhaiky (07-08-2009), mutsu_viênminh (30-06-2009)
Cũ 26-06-2009   #5
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.808
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Vài giai thoại về tiếng thét trong võ thuật

Từ xưa đến nay, các môn phái võ thuật thường có điểm tương đồng là dùng tiếng thét phát ra với thời gian ngắn nhất mà cường độ âm thanh và tần số dao động cao nhất để cướp tinh thần đối phương. Người đạt trình độ cao khi vận khí lực từ đan điền mà thét thì những người gần bị chói tai thủng màn nhĩ … Với những người chưa đủ khả năng làm chấn thương kẻ thù bằng tiếng thét thì tiếng thét lúc tung đòn có tác dụng hỗ trợ cho đòn thế rất nhiều. Người Trung Hoa gọi môn nội công đó là “Nội công tâm pháp thượng thừa”, còn người Nhật Bản gọi đó tiếng thét “Kiai”.


Chuyện kể rằng, năm 1939 Gogen Yamaguchi – môn đồ của Đại sư Chojun Myagi – người sáng lập môn phái Goju Ryu tại Nhật Bản, bị người Mãn Châu bắt giam và quăng vào chuồng cho cọp xé xác. Với một tiếng gầm kinh dị, ông lao thẳng vào ác thú, kèm theo một cú đá vào mũi, tung đòn cùi chỏ vào ngang tai, và phóng lên lưng con ác thú vòng tay xiếc cổ. Những người chứng kiến thấy rõ toàn thân ông co rút lại khi xiết cổ con thú với một tiếng hét giữ dội. Dư âm tiếng thét vừa dứt thì con cọp cũng tắt thở.

Hoặc như thiếu tá Patrick Dwyer, viên sĩ quan khá giỏi Quyền Anh, đã từng ấn chứng võ thuật với võ sư Ichi Watanabé trong thời gian ở Nhật Bản. Ông dùng Quyền Anh tấn công võ sư bằng những cú đấm cực mạnh và nhanh nhẹn như trước đây đã từng hạ nhiều địch thủ. Nhưng kỳ lạ thay, trong cả ba lần tấn công ông đều thấy mình ê ẩm, hai tai nóng rát vì một tiếng thét kỳ dị mà ông chưa từng nghe.

Điều ấy ông đã được kể lại: “Tiếng thét làm cho tôi hoảng loạn, tay chân bủn rủn, mất hết khả năng chiến đấu và bị quật ngã dễ dàng”. Vì vậy, trước kỳ hạn chấm dứt nhiệm vụ ở Nhật Bản, ông thỉnh cầu võ sư Ichi Watanabé biễu diễn lần cuối cùng. Sau tiếng thét sắc gọn của võ sư, 12 trong số 16 ly “sâm banh” bị vỡ đôi, vỡ ba, bốn ly còn lại khi lấy đũa tre gõ nhẹ cũng bị vỡ như những ly khác. Sự kỳ diệu này được Patrick Dwyer thuyết trình tại Đại học đường nổi tiếng (Haward - Hoa Kỳ) và đã gây nên một tiếng vang lớn. Lần theo dấu vết của lịch sử thì trước đây nước ta từng sử dụng công phu này. 12 bậc cao thủ của danh tướng Lý Thường Kiệt với trình độ nội công thượng đẳng, thay phiên vận khí đan điền mà phát ra những câu thơ bất hủ:

“Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư…”

Tiếng thơ âm vang xa nhiều dặm nhưng không tổn thương quân mình (tức là sử dụng nội lực đến mức thâu phát tùy ý), mà làm cho quân địch hoang mang lo sợ …

Thời xa xưa còn có bao nhiêu tiếng hét làm khuất phục kẻ thù như chàng Hector ở thành Troie. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, các chiến sĩ Ailen đã dùng tiếng hét làm triệt thoái đoàn quân địch. Nói như thế chứ không phải tiếng thét chỉ dùng để giết người mà còn dùng để cứu người. Điều đó tùy thuộc vào sự phát khí của người hét điều chỉnh có lợi hay có hại. Để biễu diễn cho võ sư John F.Gilbey, người có ơn cứu mạng con mình, Junze Hirose – một ngươi rất tinh thông y võ cổ truyền đã tát người phụ tá của mình một cái vào mặt mạnh như búa bổ làm cho anh chàng chảy cả máu mũi, và khi tiếng thét chói tai vang lên thì máu ngừng chảy ngay. Tổ sư Bodhidharma (Bồ Đề Đạt ma) đã từng chứng kiến cảnh các môn đồ ngồi thiền dưới trời rét lạnh, gương mặt họ đỏ lừ, nhiều người nghiến chặt răng, tay bắt ấn quyết trong cử chỉ kìm chế tối đa. Nếu tình trạng ấy kéo dài, ông biết rằng các môn đồ không đủ nội lực chống lại thời tiết khắc nghiệt, có thể bị nội thương, ảnh hưởng đến tính mạng. Thế là một tiếng thét vang lên như xé không gian âm thanh dội, vang rền tận cành cây hốc đá làm tuyết đổ lá bay, 30 môn đồ giật mình xả thiền, mở mắt ra đã thấy Tổ sư đứng sừng sững trước mặt, oai nghiêm vững chãi như núi Thái Sơn. Tiếng thét tưởng như hung hãn, nhưng có mãnh lực làm máu huyết lưu thông, tăng cường nội lực … giúp các môn đồ có khả năng tiếp tục công việc của mình.

(Hữu Phước)

(Nguồn: Aiki - viet)


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (01-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), mutsu_viênminh (30-06-2009)
Cũ 26-06-2009   #6
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.808
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Quả đấm thôi sơn xứ Ấn (phần 1)

Ta đến ngươi chỉ với ngón tay cái

Võ khí gươm dao ta không lý tới

Danh dự đời ta một khi xúc phạm

Ngón cái ta đây rửa hận đủ rồi


Khi nói đến võ thuật, người ta thường nhắc đến Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên với những môn Công phu Thiếu Lâm, Nhu Đạo, Không Thủ Đạo, Taekwon-Do, v.v.. Không mấy ai biết rằng võ thuật và môn cận chiến là thành trì của nước Ấn Độ, và chỉ nội môn đô vật độc đáo và hùng liệt cũng đủ tôn vinh nước Ấn như một xứ sở của điền kinh và võ thuật rồi. Lý do là vì quyền thuật ở Ấn không được phổ biến rộng rãi, nó được giữ bí mật tuyệt đối.

Quyền thuật chỉ xuất hiện trong những cuộc tranh giải hằng năm tại Bénares. Các cuộc tranh tài được diễn ra dưới cả hai hình thức giao đấu cá nhân và tập thể. Sau đây là câu chuyện do võ sư tiến sĩ John Gilbey kể lại.

Các hảo thủ thường tập luyện bàn tay cứng đến độ đấm vỡ tan quả dừa và đá tảng. Vì vậy không giống như Không Thủ Đạo, các trận đấu này đụng chạm nhau mãnh liệt, và bạo lực là chuyện không thể tránh khỏi. Từ đó đi đến chỗ chết chóc, khiến cảnh sát phải ngăn cấm những cuộc tranh tài

Năm 1952, tôi đến thẳng thành phố Bénares, không có đủ thì giờ ngắm cảnh Shangri La, mà cũng chẳng ghé được Calcutta. Tôi lân la tiếp xúc với các giáo sư đại học, giới tài xế taxi, những kẻ coi kho, bồi bàn, và một viên thư ký của hội Cơ Đốc thanh niên (YMCA) hỏi xem họ biết nơi nào có một vị võ sư quyền thuật không. Ai nấy đều trả lời không biết.

Mãi đến một hôm, tôi dùng cơm tối với ông Rodgers, một người Anh vui tính đang làm quản lý cho một công ty luyện kim. Rodgers rất hâm mộ môn quyền Anh, nên chúng tôi thường thảo luận với nhau về đề tài đó.

Hôm ấy, tôi đưa ra câu hỏi tại sao Ấn Độ lại không chú ý đến môn quyền Anh, Rodgers giải thích rằng người Ấn xem việc đeo găng tay là một điều phạm thượng, làm nhơ bẩn thiên nhiên. Thiên nhiên đòi hỏi rằng quả đấm khi cần thiết đem ra sử dụng không được phép lấy vật êm ái để ngăn trở nó.

Tôi hỏi phải chăng ông ngụ ý rằng Ấn Độ còn có môn võ truyền thống của họ. Ông đáp là họ có một môn võ tuyệt hết chỗ chê. Môn võ đó thực chẳng may đang hồi hấp hối, giẫy chết. Sự can thiệp của cảnh sát đã hạn chế những cuộc giao đấu và bóp nghẹt những mầm non đang lên của nghệ thuật. Hơn nữa, số võ sư hiếm hoi còn lại không muốn quảng bá môn võ giữa dòng người nước ngoài. Đối với người Ấn, môn võ đó gần như một thứ lễ nghi tôn giáo, không thể khinh suất được.

Tôi nhận thấy Rodgers có vẻ biết khá về môn võ này. Nếu quả môn võ đó bí mật như thế, làm sao ông lại biết đến nó được! Ông cười khoái trá, rồi bằng một giọng thân tình, ông tiết lộ cho tôi biết một bậc võ sư lừng lẫy nhất của thành Bénares, của Ấn Độ và cả thế giới nữa! Đó là một viên đốc công làm trong xưởng đúc thuộc công ty của ông, người đã dạy võ cho ông mỗi tuần 2 lần trong suốt năm năm trời.

Thế là tôi chỉ còn việc nêu lý do nghiên cứu cùng mối quan tâm sâu sắc của tôi về võ thuật cho Rodgers biết nữa là xong.

Đêm hôm sau, chúng tôi đã có mặt tại nhà riêng của vị võ sư, ông Dunraj Seth, ở vùng ngoại ô thành phố.

Thoạt trông, ngoại hình vị võ sư không lấy gì làm lôi cuốn cho lắm. Ông cao 1 thước 73 phân, nặng khoảng 81 kí-lô, người hơi có bụng, nhưng trông ông trang trọng và vồn vã lắm. Khi được giới thiệu với chủ nhân, tôi tuôn ra hàng tràng sáo ngữ thường rất làm đẹp lòng người Á Đông. Nhưng ông đã ngắt lời tôi bằng Anh ngữ rất trôi chảy.

- “Đánh trúng không quan trọng. Đánh trúng và gây tổn thương mới quan trọng. Thưa ông, cái lúc tuyệt diệu nhất để đánh trúng một người chính là khi hắn đang nói!”

Nghe thế, tôi ngượng chín người, vội ngồi xuống trong lúc ông Seth vẫn tiếp tục nói:

- “Một cơ hội bằng vàng khác là khi người ta đang ăn hay đang hút thuốc. Nói tóm lại, bất cứ khi nào họ không chuẩn bị. Tôi không dám nói rằng đầu con người ta có thể hóa giải được sức đấm mà không bị tổn thương gì. Ông Max Baer luyện tập để tranh giải bằng cách cho bạn bè đánh vào đầu mãi đến khi ông ta quay mòng mòng và đầu cứ vang vang những tiếng chuông hư vô. Nhưng người ta vẫn có thể sử dụng đầu, nếu khéo léo, nó vẫn có thể giảm thiểu được hiệu năng những quả đấm của một đối thủ sừng sỏ. Nếu địch thủ kém cỏi, một bậc thầy lại còn có thể sử dụng đầu để phản đòn hắn nữa là khác. Bây giờ xin mời ông đứng lên”.
Tôi đứng lên, trong dạ rất hoang mang.

- “Xin ông hãy đấm hết sức mạnh lên đầu tôi, bất cứ vào chỗ nào. Đừng ngại cho tôi. Tôi biết căn cơ của ông mà. Các võ sĩ Trung Hoa và Nhật Bản đã lần lượt thử thách cả rồi. Bây giờ đến lượt ông. Nếu tôi nhận ra ông đấm có phần nới tay thì cuộc thảo luận của chúng ta chấm dứt ngay đó”.

Tôi phải làm sao bây giờ? Ông ta dứt khoát thái độ. Tôi nhìn Rodgers, cầu cứu, nhưng ông ta chỉ khẽ mỉm cười. Tôi đành xuống tấn Không thủ đạo, hét tiếng “kiai”, rồi đấm thẳng vào miệng ông.

Ông ta không hề nhúc nhích, nhìn tôi với ánh mắt tinh quái.

- “Ông có sức lực khá đấy. Bây giờ mời ông ngồi, chúng ta nói chuyện tiếp”.

Thật khó mà tin được. Tôi đành ngồi xuống và bàng hoàng lắng nghe kỳ tích của môn võ công này.

- “Đó là cách mà tôi và các học trò của tôi khởi sự. Muốn tấn công, ta phải có khả năng phòng thủ trước đã. Khả năng chịu đựng được một đòn đấm ác liệt là một phần của sự phòng thủ. Tuy nhiên, khả năng đó đòi hỏi chúng ta phải mất nhiều năm khổ luyện, chứ không phải là chuyện một sớm một chiều. Nếu không rồi chúng ta cũng đến nếm mùi kinh nghiệm của ông Baer kia mà thôi”.

Giơ nắm tay gồ ghề, rắn chắc lên, ông tiếp tục:

- “Đây là nắm tay, là vũ khí, dụng cụ. Ta phải nắm nó thật chặt. Giờ đây ông đã có vũ khí rồi. Nhưng sử dụng nó thế nào? Có hai cách: trước hết, nói về cách thông thường, nó giống như một sự căng thẳng người ra, nhất là cánh tay. Nhưng còn một cách khác. Nắm tay có thể “chìm” trong cánh tay như thể mũi ngọn giáo, nếu có thể ví von như vậy. Ở đây thì không phải nắm tay mà chính cánh tay mới là vũ khí. Trong lối tấn công này, cánh tay cần phải thật thẳng và khuỷu tay không cong. Năng lực phát ra trong thế công “trường” này thật khủng khiếp, nhưng hẳn ông đoán thấy lối đánh này chắc chắn sẽ bị lối tấn công “sát đòn” chế ngự và cũng dễ cho địch thủ chống đỡ”.
Khi ông tấn công, không thể có chuyện tình cờ may rủi được. Một đòn đánh ra phải có mục tiêu, và mỗi mục tiêu phải có lý của nó. Thông thường thái dương, tùng thái dương và háng là những mục tiêu đích đáng nhất, vì một đòn hữu hiệu nhắm vào các khu vực đó sẽ là đòn trí mạng.

“Tôi không nhấn mạnh đến đòn chân. Có nhiều phương pháp hay, nhưng chỉ có 24 giờ một ngày. Nếu tôi đá được, tôi sẽ đấm kém. Và dù hết sức khiêm tốn, tôi cũng xin thưa với ông rằng quyền pháp của tôi không đến nổi tệ lắm đâu”.

Theo tìm hiểu võ thuật tập 6 , 1991


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (01-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), michael_boy_2 (03-07-2009), mutsu_viênminh (30-06-2009)
Cũ 27-06-2009   #7
Ảnh thế thân của nii
nii
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 02-09-2007
Bài viết: 133
Điểm: 12
L$B: 13.339
nii đang offline
 
HTS pót lắm vậy, đọc xong cũng thấy mệt.bạch hổ quyền gì mà giốg ĐẢ HẠ BỘ QUYỀN thì có. hơi bị ác.axaxax


Chữ ký của nii
don't rain for me ...
because i'm bad

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-06-2009   #8
Ảnh thế thân của shotokakarate
shotokakarate
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-05-2009
Bài viết: 160
Điểm: 20
L$B: 10.403
Tâm trạng:
shotokakarate đang offline
 
nhung bai post cua Br qua co y nghia. Cam on vi bai nay minh da biet them trai dat rong nay cang rong lon them nua


Chữ ký của shotokakarate
Đời Không Cần Tình.
Nhưng tình yêu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-07-2009   #9
Ảnh thế thân của leminhtoan
leminhtoan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 09-09-2007
Bài viết: 375
Điểm: 43
L$B: 17.664
leminhtoan đang offline
 
Thâtf ra sức mạnh đâu mà họ có
1: do luyện
2: 1 phần khả năng tiềm ẩn trong bản thân khi sinh ra đã có
3:họ có tiềm năng nhưng kô bộc lộ nhỏ, và những trường hợp nguy cấp khả năng đó bộc phát

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:59
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,18173 seconds with 15 queries