Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 30-09-2011   #1
Ảnh thế thân của TichLichHoa_Tan Minh
TichLichHoa_Tan Minh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-09-2011
Bài viết: 13
Điểm: 1
L$B: 2.196
Tâm trạng:
TichLichHoa_Tan Minh đang offline
 
Sự Thật Về Phật Sơn Hoàng Phi Hồng

Hoàng Phi Hồng là một võ sư của nền võ thuật Trung Quốc, sinh năm 1847 ở làng Lộc Đan, núi Tây Triều, thuộc phủ Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, mất 1924. Ông còn là một danh y với hiệu thuốc Bảo Chi Lâm. Ông là một anh hùng dân tộc (folk hero) của Trung Hoa, là nhân vật trong nhiều bộ phim.

Tiểu sử:Xuất thân là con nhà võ. Cha của ông là Hoàng Kỳ Anh, từng theo học Thiếu Lâm Phúc Kiến (Nam Thiếu Lâm) với thiền sư Lục A Thái. Theo cha từ năm 5 tuổi tập võ nghệ, đến khi 13 tuổi, Hoàng Phi Hồng cùng cha đi đến Quảng Châu - Phật Sơn để biểu diễn võ thuật và bán thuốc (thường gọi là "Sơn Đông mãi võ")

Trong thời gian này, Hoàng Phi Hồng đã học thêm nhiều danh sư các môn võ khác nhau, do đó tài nghệ của ông còn lấn lướt hơn cả cha mình. Đương thời có người lớn thách đấu, Hoàng Phi Hồng đã sử dụng côn pháp để chiến thắng, nhờ thế nổi tiếng khắp nơi. Tuyệt chiêu của Hoàng Phi Hồng bao gồm Hổ Hạc Song Hình quyền, Thiết Tuyến quyền, Cung Tự Phục Hổ quyền, Vô Ảnh cước,Tử Mẫu đao,Đơn song hổ trảo,Tứ Lượng Tiêu Long côn,Song phi đà,La Hán bào. Ngón Vô Ảnh cước là do Hoàng Phi Hồng trao đổi với Hồng Đông Huy - bù lại, Hoàng Phi Hồng phải truyền lại cho Huy bài Hổ hạc song hình và công tự phục hổ quyền.

Một trong những điểm đáng chú ý của Hoàng Phi Hồng là tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, người ta nói rằng ông còn học võ của bà vợ cả là một danh thủ thuộc một môn phái khác.

Hoàng Phi Hồng mở hiệu thuốc Bảo Chi Lâm ở đường Nhân An, chuyên bán thảo dược trị thương. Mặc dù là võ sư dân gian nhưng cuộc đời Hoàng Phi Hồng vẫn gắn liền với lịch sử Trung Quốc cận đại, dấu chân của mãnh hổ này đã in lên nhiều nơi. Năm 1885, tướng quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc tấn công quân Pháp ở Việt Nam. Năm sau danh tướng Lưu Vĩnh Phúc được điều động về Phúc Kiến làm tổng binh. Hoàng Phi Hồng được Lưu Vĩnh Phúc chọn làm trưởng ban huấn luyện.

Năm 1895 Chiến tranh Trung-Nhật nổ ra, Hoàng Phi Hồng theo Lưu Vĩnh Phúc đến Đài Loan. Quân nhà Thanh đại bại, triều đình cắt Đài Loan cho Nhật, quân dân Đài Loan khởi nghĩa và phong Hoàng Phi Hồng lên làm "Điện Tiền Tướng Quân" thống lãnh. Sau này Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, Lưu Vĩnh Phúc mời Hoàng Phi Hồng làm "giáo luyện dân đoàn tỉnh Quảng Đông".

Hoàng Phi Hồng từng đặt chân đến Hồng Kông, gặp lại môn đồ Lục Chính Cương và được mời đến võ đường của Lục Chính Cương tham quan. Thời gian ở đây do bất bình trước cảnh một người cô thế bị uy hiếp, Hoàng Phi Hồng ra tay can ngăn và bị một đám đông có vũ khí bao vây. Một mình đánh bại cả chục người, Hoàng Phi Hồng trở thành vị cứu tinh của những người bị áp bức. Bị triều đình truy nã, Hoàng Phi Hồng phải chạy trốn. Về sau Lục Chính Cương tìm đến nơi trú ẩn của Hoàng Phi Hồng, kể lại chuyện người phương Tây đem chó berger đến khiêu chiến và nhiều nhà sư bị chó tấn công. Hoàng Phi Hồng đùng đùng nổi giận lập tức đến Hương Giang đập gãy xương sống con chó hung thần ấy. Ngày hôm sau báo chí Hồng Kông chạy tên bài đỏ về tin này và gọi đó là "chí khí người Trung quốc".


Bảo tàng Hoàng Phi Hồng ở Phật Sơn, Quảng ĐôngTrở về Quảng Đông, Hoàng Phi Hồng mở thêm một nhà thuốc nữa ở Phật Sơn, trở thành một trong 4 vị thầy thuốc lớn nhất Quảng Đông bấy giờ. Thời gian này ông gặp người vợ thứ 4, đây cũng là lúc ông sống sung túc nhất. Về chuyện tình cảm, ta thường thấy bên cạnh Hoàng Phi Hồng (trong các phim) là dì Mười Ba. Sự thật Hoàng Phi Hồng có 4 người vợ, người vợ cả là một võ sư như đã nói trên. Riêng chuyện gặp người vợ thứ tư đã là một giai thoại thú vị: năm đó Quế Lan 19 tuổi, một lần đi xem vía Phật có Hoàng Phi Hồng trình diễn võ thuật, không biết trời xui đất khiến thế nào mà khi múa bài chĩa ba vũ gia, lại văng chiếc giày vào mặt Quế Lan. Cho là xúc phạm, Quế Lan liền leo lên khán đài tát vào mặt Hoàng Phi Hồng một cái, nói: "một võ sư nổi tiếng như ông không thể phạm sai lầm như thế, đây là chiếc giày nếu là vũ khí thì sao". Kính phục, Hoàng Phi Hồng xin cưới nàng làm vợ.

Ngày 8 tháng 8 năm 1924 thương đoàn Quảng Đông, đoàn tự vệ vũ trang Quảng Đông tổ chức cuộc bạo loạn chống chính quyền Tôn Trung Sơn, đi đến đâu tổ chức này cũng thực hiện hành vi cướp phá. Bảo Chi Lâm cũng bị tổ chức này thiêu rụi, quá tức giận, Hoàng Phi Hồng ngã bệnh rồi qua đời, hưởng thọ 77 tuổi. Thi thể ông được quàn tại Quảng Đông...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 14:10
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,03903 seconds with 17 queries