Xem bài viết
Cũ 09-04-2008   #2
Ảnh thế thân của Giolanhdaumua_126
Giolanhdaumua_126
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 25-12-2004
Bài viết: 182
Điểm: 136
L$B: 13.163
Giolanhdaumua_126 đang offline
 
Tiểu muội xin góp một ý nhỏ thế này không biết có đúng không nữa. Người Trung Hoa trung cuốn "Văn hóa Trung Hoa về Rượu" có chia ra thành các loại người uống rượu như sau.
1. Uống rượu say để nâng cao cảm hứng và tinh thần, để kích thích tiêu hóa sau đó được làm việc tốt hơn gọi là "Tiên Tửu".
2. Uống rượu say rồi không biết gì cả, không làm được gì hết gọi là "Ngộ Tửu".
3. Uống rượu say ròi phá phách không theo bản tính lương thiện "Nhan chi sơ, tính bản thiện" gọi lag "Cuồng Tửu".
Do vậy thiết nghĩ, trong thơ ca chúng ta luôn thấy thơ và rượu đi thành một cặp như trời sinh. Cái đó là hiện tượng phổ biến, có thể nói đến nhân vật tiêu biểu như Lý Bạch được người đời gọi là Thi Tiên. Hay nói một cách gần gũi hơn một chút là Hồ CHí Minh cũng có một câu như sau:
"Ngụ trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lưỡng tiêu nại nhược hà."
(Trong tù không rượu cũng không hoa....)
Như vậy ta có thể thấy được vai trò to lớn của rượu trong cảm hứng sáng tác thơ ca.

Nhưng cũng nên xét lại. Tố Hữu không lẽ làm bài thơ "Từ ấy" cũng nhờ cảm xúc thăng hoa của rượu. Hay nói một người được xứng danh ngang hàng với Lý Bạch là Đỗ Phủ không lẽ cũng cảm nhận việc đời và nỗi khổ của thế gian thông qua cảm hứng thăng hoa của rượu.
Do vậy, tiểu muôlij như sau: Trong cuộc sống tao nhã, du khách thường mượn rượu sinh tình mà thành thơ. Nhưng với những nhà thơ cách mạng hay cách nhà thơ hiện thực thì rượu là một thứ không cần đến. Vì họ cảm nhận cuộc sống bằng chính trái tim và tấm lòng nhân đạo cao cả của họ.


Chữ ký của Giolanhdaumua_126
Lương Sơn một cảnh sắc trời in,
Bờ lau muôn vẻ rộn xuân về.

Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,02906 seconds with 15 queries