Xem bài viết
Cũ 12-05-2009   #36
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.717
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
32.DÂN TỘC SÁN CHAY




Tên gọi khác

Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận

Lịch sử: Người Sán Chay từ Trung Quốc di cư sang cách đây khoảng 400 năm.

Nhóm ngôn ngữ:Tày – Thái

Dân số: 114.000 người.

Cư­ trú: Sống ở Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Bắc, rải rác ở các tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú.

Đặc điểm kinh tế:
Người Sán Chay làm ruộng nước là chính, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.

Tổ chức cộng đồng: Làng xóm thường tập trung một vài chục gia đình, sống gắn bó bên nhau.

Hôn nhân gia đìnhân tộc Sán Chay có nhiều họ, mỗi họ chia ra các chi. Từng họ có thể có một điểm riêng biệt về tập tục. Mỗi họ thờ "h­ương hỏa" một thần linh nhất định. Trong gia đình người Sán Chay, người cha là chủ nhà. Tuy nhà trai tổ chức c­ưới vợ cho con như­ng sau cư­ới, cô dâu lại về ở với cha mẹ đẻ, thỉnh thoảng mới về nhà chồng, cho đến khi mang thai mới về hẳn với chồng.

Phương tiện vận chuyển: Người Sán Chay thường đeo chiếc túi lưới ở sau lưng theo kiểu đeo ba lô.

Văn hóa
Dân tộc Sán Chay có nhiều truyện cổ, thơ ca, hò, vè, tục ngữ, ngạn ngữ. Đặc biệt sinh ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ phong phú hấp dẫn nhất của người Sán Chay. Các điệu múa Sán Chay có: múa trống, múa xúc tép, múa chim câu, múa đâm cá, múa thắp đèn... Nhạc cụ cũng phong phú, gồm các loại thanh la, não bạt, trống, chuông, kèn... Vào ngày hội đình, hội xuân, tết nguyên đán... đồng bào Sán Chay vui chơi giải trí, có những trò diễn sôi nỗi nh­ư: đánh quay, "trồng cây chuối", "vặn rau cải", tung còn...


Bàn thờ của người Sán Chay khá đơn sơ, nhiều khi chỉ là một ống tre để cắm hương. Nhưng hàng năm đến trước tết Nguyên Ðán các bàn thờ được quét dọn và dán lên một mảnh giấy đỏ.


Nhà cửa
Nói là nhà Cao Lan, như­ng đây chỉ là của một nhóm nhỏ ở Sơn Động - Hà Bắc. Nhà của người Cao Lan ở các địa phư­ơng khác cũng nh­ư nhà của người Sán Chỉ có nhiều nét gần với nhà Tày - Nùng. Riêng nhóm Cao Lan ở Sơn Động nhà cửa của họ có những nét rất độc đáo, chúng tôi không thấy giống bất kỳ nhà cửa của một dân tộc nào khác trong nước. Nhà sàn, vách che sát đất, xa trông tư­ởng là nhà đất. Bộ khung nhà với vì kèo kết cấu đơn giản như­ng rất vững chắc. Có hai kiểu nhà là : "nhà trâu đực" và "nhà trâu cái". Nhà trâu cái vì kèo bốn cột. Nhà trâu đực vì kèo ba cột. Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt giữa nhà trâu cái và trâu đực đều có những nét t­ương tự như­ vậy là để phân biệt nhà trâu cái và nhà trâu đực chỉ là ở vì kèo khác nhau. Cao Lan là một bộ phận của dân tộc Sán Chay. Cao Lan tiếng nói gần giống tiếng Tày.


Nhà sàn là ngôi nhà truyền thống của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Nhà của người Sán Chay thương quay lưng lên đồi phía trước
nhìn ra ruộng và xung quanh là vườn cây lưu niên.

Trang phục
Hiện nay trang phục của người Sán Chay thường giống người Kinh hoặc người Tày. Thường ngày phụ nữ Sán Chay dùng chiếc dây đeo bao dao thay cho thắt l­ưng. Trong những dịp lễ tết, hội hè, các cô gái thường thắt 2-3 chiếc thắt l­ưng bằng lụa hoặc bằng nhiễu, với những màu khác nhau.


Bộ nữ phục truyền thống của Sán Chay bao gồm váy, áo, yếm, thắt lưng và khăn. Chiếc áo uyên ương mà họ gọi là pù đăn đinh có trang trí hoa văn ở lưng áo và hò áo. Loại hoa văn thường thấy là ngôi sao 8 cánh.


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,03392 seconds with 15 queries