Chủ đề: Tin tức chung
Xem bài viết
Cũ 05-05-2009   #15
Ảnh thế thân của Thần Chết
Thần Chết
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Thiên Chi Kiều Tữ
Gia nhập: 19-10-2007
Bài viết: 3.111
Điểm: 200
L$B: 39.216.678
Tâm trạng:
Thần Chết đang offline
 
Người "truyền lửa" cho võ cổ truyền ở La Gi-Bình Thuận

20 tuổi mới bắt đầu những động tác cơ bản của võ cổ truyền, vì… tự ái là dân quê Bình Định mà không biết võ. Vậy rồi say mê, liên tục mang thành tích về cho phong trào địa phương, trở thành người giữ và truyền lửa cho võ cổ truyền ở La Gi; võ sư Lê Bá Toàn bộc bạch một cách chân thành cơ duyên đưa mình đến với môn võ thuật dân tộc này.



Võ sinh võ đường Lê Bá Toàn biểu diễn trong ngày thành lập võ đường
47 tuổi, nhưng trông anh rắn rỏi, khỏe mạnh và… nhanh nhẹn như thanh niên ngoài 30. Anh cười với phong thái rất… con nhà võ: Nói quê ở Bình Định, nhưng thực tế đó chỉ là nguyên quán. Còn anh sinh ra và lớn lên ở Hàm Tân cũ, và bây giờ… hộ khẩu thường trú là phường Phước Hội, thị xã La Gi, Bình Thuận. Chàng thanh niên 18 tuổi hồi đó đi học võ chỉ vì tự ái chuyện bạn bè ghẹo, thế rồi anh gặp được cố võ sư Nguyễn Bá Ngọc, cũng là người cùng quê sống ở Hàm Tân tận tình dìu dắt, huấn luyện, truyền lửa đam mê suốt 10 năm. Đến năm 1989, võ đường Lê Bá Toàn được thành lập từ nguyện vọng của thầy, và mong muốn có một nơi rèn luyện sức khỏe cho thanh thiếu niên của Phòng VHTT huyện Hàm Tân cũ. Hồi đó trăm thứ khó khăn, ngay cả sân tập cũng tạm bợ, huấn luyện viên thì quá trẻ, chưa tạo được lòng tin với phụ huynh, vốn là những ngư dân quanh năm ăn sóng nói gió với biển. Thế nhưng, lửa nhiệt tình của anh Toàn đã truyền đam mê cho lớp võ sinh ban đầu, rồi tiếng lành đồn xa. Võ đường trở thành nơi các bậc phụ huynh tin tưởng, gửi con em học võ sau những giờ học văn hóa ở trường. Bây giờ không chỉ có học sinh mà những thanh niên lao động biển, thanh niên nông thôn, người buôn bán, thậm chí cả thợ hồ cũng tìm đến võ đường Lê Bá Toàn học võ cổ truyền.
Không cầu kỳ, cũng không quá khó, do vậy mà nhiều năm nay, thanh thiếu niên La Gi say mê võ cổ truyền. Thầy Toàn dạy rất kỹ đạo đức, phong thái người học võ, phải biết lấy nhu thắng cương, học võ để làm việc nghĩa, để rèn luyện sức khỏe, tự bảo vệ mình. Hơn 20 năm phát triển, lò võ Lê Bá Toàn đã có gần 2.000 thanh thiếu niên theo học. Nhiều vận động viên trưởng thành, mang thành tích cao về cho phong trào thể dục thể thao địa phương, như VĐV Lương Văn Khương, Lê Thiện Bá Tước, Lê Ngọc Kim Khải… Chỉ riêng bảng thành tích từ năm 2000 đến nay của lò võ Lê Bá Toàn đã là 9 huy chương vàng, 25 huy chương bạc và 33 huy chương đồng tại các giải tỉnh, giải quốc gia và khu vực. Thầy Toàn thì từ năm 1993, đã mang huy chương đồng toàn quốc đầu tiên về cho võ cổ truyền Bình Thuận.
Từ ngọn lửa đầu tiên là võ đường Lê Bá Toàn, phong trào dạy và học võ cổ truyền nhân rộng ở La Gi. Đến nay thị xã có 5 điểm tập võ cổ truyền thu hút bình quân khoảng 400 võ sinh đủ các lứa tuổi mỗi năm. Có các điểm tập võ, thanh thiếu niên, học sinh có nơi rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí, tránh xa những cám dỗ không lành mạnh, ông Phùng Phú Quý, Trưởng Phòng Văn hóa - Du lịch - Thể thao thị xã phấn khởi cho biết. La Gi nhiều năm là mũi nhọn đào tạo và cung cấp VĐV thành tích cao cho tỉnh. Võ sư Lê Bá Toàn được tin tưởng giao nhiệm vụ đào tạo lớp năng khiếu của tỉnh có phân hiệu tại La Gi. Cũng hơn 10 năm nay, anh là trọng tài quốc gia tham gia tất cả các giải võ cổ truyền cấp quốc gia, và hiện là Ủy viên Ban kỹ thuật của Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam.
30 năm học võ, 20 năm làm thầy, võ sư Lê Bá Toàn luôn nhận được sự quý trọng của học trò, bà con làng xóm và sự tin tưởng của chính quyền địa phương. Bà Nguyễn Thị Lệ Chi, Phó Chủ tịch UBND phường Phước Hội cho biết: Đáng quý nhất ở võ sư Lê Bá Toàn là gắn bó nghĩa tình với địa phương. Tất cả các hoạt động phong trào, dù chỉ ở cấp khu phố, cũng đều động viên học trò tham gia tích cực. Năm nào võ đường cũng dành 5-6 suất học bổng tặng học sinh nghèo của phường, ngoài việc dạy võ miễn phí cho hàng chục em có hoàn cảnh khó khăn. Thầy Toàn còn tổ chức một đội lân bán chuyên nghiệp, biểu diễn phục vụ các hoạt động của địa phương như dịp trung thu, lễ, tết. Ông Huỳnh Hữu Thọ, phụ huynh của một võ sinh thì cảm động: Lò võ thầy Toàn đã góp phần giáo dục con cháu chúng tôi trở thành người hữu ích.
Võ đường Lê Bá Toàn giờ là ngôi nhà chung. Học trò của anh có người đã trưởng thành, đi học tập, đi làm ăn xa nhưng mỗi năm cứ đến ngày thành lập là tụ họp, cùng dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung, một truyền nhân được cho là khai sáng võ cổ truyền Bình Định. Thầy Toàn thì luôn tâm niệm: Còn thở là tôi còn tập và dạy võ cổ truyền. Nhiều năm nay, ngoài đào tạo, anh còn tìm “truyền nhân” để võ cổ truyền trên đất La Gi không bị thất truyền.
Theo Báo Bình Thuận


Chữ ký của Thần Chết

Tài sản của Thần Chết
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Thần Chết vì bài viết hữu ích này:
mutsu_viênminh (17-02-2010)
 
Page generated in 0,03616 seconds with 14 queries