Xem bài viết
Cũ 29-04-2009   #31
Ảnh thế thân của __Phi*Tuyết__
__Phi*Tuyết__
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Ảo Mộng Vô Cực
Gia nhập: 07-04-2006
Bài viết: 4.249
Điểm: 656
L$B: 2.050.683
Tâm trạng:
__Phi*Tuyết__ đang offline
 
27.DÂN TỘC XINH MUN



Tên dân tộc: Xinh Mun (Puộc, Pụa).

Dân số: 18.018 người (năm 1999).

Ðịa bàn cư trú: Vùng biên giới Việt Lào thuộc Sơn La, Lai Châu.


Phong tục tập quán:
Ở nhà sàn, mái hình mai rùa, có hai thang lên xuống ở hai đầu hồi. Thờ cúng tổ tiên và tổ chức cúng lễ ma bản, cúng mường. Họ có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen, uống rượu cần. Hôn nhân nhà trai phải lo. Sau lễ dạm, lễ hỏi là đến lễ đi ở rể. Khi đã có vài ba con thì nhà trai mới tổ chức đón dâu, lấy chung một tên khác do cậu hoặc thầy cúng đặt. Con theo họ cha. Khi người bố chết, con trai cả giữ vai trò quan trọng. Không có tục cải táng hay tảo mộ.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer.

Văn hoá:
Họ có nhiều nghi lễ và kiêng cữ, có lễ cúng mường hàng năm là lễ chung.


Vòng Xòe của người Xinh Mun

Trang phục:
Trang phục như người Thái, Lào.

Trang phục thiếu nữ Xinh Mun

Kinh tế:
Làm nương rẫy, hái lượm, săn bắn và chăn nuôi, một số nơi làm lúa nước. Nghề đan lát khá phát triển, đồ đan đẹp và bền. Mua bán theo chế độ đổi hàng.




Lễ hội A Mương của người XInh Mun



Người Xinh Mun là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, địa bàn cư trú của họ là vùng biên giới Việt Lào và nhất là địa bàn tỉnh Sơn La. Vào những ngày mùa, dịp cuối năm sau khi thu hoạch xong họ thường cử hành nghi lễ cúng thần linh đã ban cho mùa màng bội thu. Nghi lễ ấy theo tiếng Xinh Mun là Mương A Ma và thường tổ chức từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch.

Lễ hội Mương A Ma không phải là lễ hội thường niên mà 3- 5 năm mới tổ chức một lần. Người đứng ra tổ chức, chủ trì lễ hội là những người làm thầy mo trong bản. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày khi lúa ngô đầy nhà và nuôi được nhiều gà, lợn...Đầu tiên thầy mo sẽ thành kính thay mặt dân bản cúng tế các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, để lúa sai bông, để ngô mẩy hạt, để lợn gà trâu bò không bị dịch bệnh, sinh sôi đầy chuồng, để con người khỏe mạnh không bị ốm đau, để bản mường mãi mãi hưng thịnh. Sau đó trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã cùng men rượu cần nồng say người dân khắp bản sẽ thả mình theo các điệu múa, trò chơi dân gian một cách vui vẻ. Các điệu múa truyền thống như múa Tăng bu, To luồng, múa kéo thuyền... chơi "to miếng" (đấu võ), chơi "giắc klsù" (bắt tổ ong) được các chàng trai cô gái phô diễn hết sức nhiệt tình trong tiếng hò reo của trẻ con trong bản.

Lễ hội Mương A Ma được xem là một nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Xinh Mun, là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể góp phần tích cực vào việc vun đắp tình đoàn kết cộng đồng và lưu truyền những nét văn hóa truyền thống sang các thế hệ kế tiếp. Chắc hẳn khi chưa được chứng kiến lễ hội du khách sẽ khó có thể cảm nhận hết những nét đẹp cũng như sự lạ lùng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam.



Lễ cơm mới của người Xinh Mun



Lễ cơm mới là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống của người Xinh Mun và thường được tổ chức vào tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch khi mùa màng đã thu hoạch xong.
CôngThương - Người Xinh Mun sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa nếp và ngô là chính. Có loại nương chọc lỗ tra hạt giống, có nương dùng cuốc và có nương dùng cày để canh tác. Một số nơi có ruộng nước. Hái lượm và săn bắn góp phần quan trọng cho đời sống đồng bào. Nghề đan lát khá phát triển, đồ đan đẹp và bền, đồng bào thường đổi đồ đan cho người Thái, người Lào để lấy một phần đồ mặc và đồ sắt. Người Xinh Mun có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen, uống rượu cần, thích gia vị cay.

Do sinh sống bằng canh tác trên nương là chính nên người Xinh Mun tiến hành nhiều nghi lễ nông nghiệp cầu cúng các thế lực siêu nhiên. Lễ cơm mới là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống của người Xinh Mun và thường được tổ chức vào tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch khi mùa màng đã thu hoạch xong. Lễ cơm mới được tổ chức theo từng gia đình, lúa nhà nào chín trước thì ăn trước, lúa nhà nào chín sau thì mừng cơm mới sau.

Khâu chuẩn bị cho lễ cơm mới được tiến hành khá công phu, có sự phân công rõ ràng và cụ thể: đàn ông đi săn bắn, chuẩn bị các loại thịt thú phơi khô cất trên gác bếp hoặc muối chua - đàn bà đi hái lượm các loại củ quả, rau màu trong rừng và trên nương. Ngoài các món ăn như thịt thú rừng, canh cá, canh rau, cơm xôi, khoai sọ, khoai lang còn có vải trắng, vòng bạc trầu cau, rượu cần. Ngoài ra, trong các lễ vật nhất thiết phải có con dế (dế mèn hoặc dế núi) vì đồng bào quan niệm đó là “con lợn” của ma nhà. Lễ vật được đặt trên mâm bằng gỗ hoặc bằng mây có lót lá chuối tươi. Lễ cơm mới của người Xinh Mun được tiến hành vào buổi tối. Trước khi cúng, người ta đốt củi gỗ thông cho thơm và mang ý nghĩa thông báo với tổ tiên, thần linh rằng ngày lễ cơm mới đã đến. Trong khi làm lễ, họ dùng các bài cúng nhằm dâng lễ vật cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu làm ăn khấm khá, mùa màng bội thu; cầu mong cho bếp luôn đỏ lửa,

gia đình có nhiều gạo, thịt để nấu; cầu mong mưa thuận gió hoà…

Khác với không khí trang nghiêm của phần lễ, ở phần hội mọi người xếp thành hàng, đầu tiên là bà chủ nhà, các thành viên nữ, các thành viên nam… Vừa đi vừa nhảy múa xung quanh mâm lễ hoa màu luộc chín (khoai lang, khoai sọ, bí đỏ..). Trong tiếng trống rộn ràng, mỗi người bốc một nắm bôi vào người nhau thể hiện sự phân phát hạnh phúc với lời chúc cho ông bà, anh chị luôn gặp nhiều điều may mắn.

Kết thúc phần hội, người ta lại thi nhau trong cuộc vui uống rượu cần. Bà chủ nhà uống đầu tiên, sau đó tới khách quý và kế tới là cuộc thi uống rượu cần của từng tốp một hết sức vui nhộn, tinh thần của họ được thăng hoa, mọi lo toan thường nhật phút chốc tan biến, mọi người thả mình theo những điệu múa dân gian rất vui vẻ, diễn tả hiện thực cuộc sống của cộng đồng.

Tuy là của các gia đình, song lễ cơm mới lại có tính cộng đồng rất cao, mang đậm nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của đồng bào dân tộc Xinh Mun, là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể lành mạnh, thắm tình đoàn kết, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi trong cộng đồng người Xinh Mun. Góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc Việt Nam.


Chữ ký của __Phi*Tuyết__
Gió bay nỗi nhớ qua cầu
Cho lòng sông rối đục ngầu nước trôi
Tình yêu chỉ mỗi mình thôi
Tương tư gãy ánh trăng côi cút sầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến __Phi*Tuyết__ vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (29-04-2009), Tú_Yên (29-04-2009)
 
Page generated in 0,04136 seconds with 15 queries