Xem bài viết
Cũ 05-07-2008   #30
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.043
m0ney đang offline
 
18.Tam Nhựt


võ sư Hàn Bái (1889-1928)

Theo các bật tiền bối võ học Việt Nam, sau khi đàn áp phong trào kháng chiến võ trang của dân tộc ta, thực dân Pháp đã ban hành một đạo luật cấm hoạt động võ thuật dưới mọi hình thức. Các thấy võ bị truy lùng , những người tập võ bị bắt bớ...khiến phong trào võ thuật Việt Nam đầu thế kỷ XX hấu như bị chựng lại bởi lẽ thực dân Pháp nhận chân được rằng lực lượng kháng chiến Việt Nam hầu hết đều xuất thân từ dân nhà võ, nhất là những vị lãnh tụ
Tuy nhiên, từ những năm 1925 trở đi, khi các cao trào kháng Pháp phát triển ngày một sâu rộng và liên tục hơn, cùng với nhiếu môn thể dục thể thao (TDTT) khác, võ thuật được thực dân Pháp cổ động mọi người tập luyện, nhất là thanh niên. Mục đích sâu xa của thực dân Pháp là dùng các hoạt động TDTT để ru ngủ thanh niên Việt Nam hầu tránh xa các hoạt động chính trị yêu nước, gây bất lợi cho họ. Chính trong giai đoạn này, làng võ Việt Nam đã rực sáng tên tuổi của ba võ sư: Ba Cát, Bảy Mùa và Hàn Bái. Đây là những vị xuất thân từ dòng dõi võ tướng của triều đình nhà Nguyễn, tinh thông võ thuật truyền thống dân tộc, từng dự các kỳ thi cử nhân võ sau cùng của triều đình Huế cũng như học thêm một số kỹ thuật của võ thuật Trung Quốc. Ba vị võ sư này nổi tiếng cả nước, là ngọn đuốc dẫn đường cho mọi người yêu chuộng võ thuật truyền thống Việt Nam lúc đó. Nhiếu ngườ đã gọi ba vị là " tam nhựt" tức 3 vầng thái dương rọi sáng sự hồi sinh võ học dân tộc sau thời gian dài cấm đoán.
Ba vị "tam nhựt" chào đời vào những năm cuối TK XIX và đều học thêm võ thuật Trung Hoa với quyền sư Triệu Quang Chảo, một người hoa sống ở tỉnh Vân Nam( Trung Quốc). Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu về võ sư Ba Cát, còn võ sư Nguyễn Văn Mùa (Bảy Mùa) sinh năm 1879, gốc người Nam bộ, từng làm thông phán tại sở công chánh Sài Gòn thời thuộc Pháp. Về võ sư Lê Bái (Hàn Bái) ,ông sinh năm 1889, là con của một quan Lãnh binh triều đình Huế. Từ tuở nhỏ. Lê Bái đã được phụ thân truyền dạy võ thuật và sớm nổi tiếng là thần đồng trên lãnh vực này. Bước vào tuổi 20, ông làm việc tại sở Hỏa xa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).Nhờ vậy, ông có dịp học võ Trung Quốc với vợ chồng quyền sư Lý Quân (phụ trách huấn luyện cho quân đội Trung Quốc ở tỉnh Phúc Kiến) và quyền sư Triệu Quang Chảo (Ở Vân Nam). Sau gần 10 năm sống trên đất nước Trung Quốc, năm 1918, Lê Bái trở về nước và mở võ quán Hàn Bái Gia tại Hà Nội với niềm kỳ vọng phục hưng truyền thống hào hùng của võ thuật Việt Nam. Các môn đệ trưởng tràng của ông là Nguyễn Văn Đắc, Vũ Bá Oai...Đáng tiếc thay! Ông Lê Bái thực hiện ước Mơ của mình chỉ được 10 năm và bất ngờ qua đời ngày 06/3/1928, hưởng dương 39 tuổi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,03157 seconds with 15 queries