Chủ đề: Ngôn Ngữ Việt
Xem bài viết
Cũ 22-04-2008   #18
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.852
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
.
Ngôn ngữ và nhà thơ
...
D-. Thi sĩ/ vàThơ

Như ta đã thấy, thơ là sự cưỡng chế ngôn-ngữ-từ một cách tùy tiện của người tạo thơ- thi sĩ - cho nên không có một định nghĩa chung cho thơ, vì một định nghĩa thuyết phục không thể mang tính áp đặt, nên mỗi bài thơ chính là một định nghĩa cho thơ, cho ta một cái nhìn soi rọi xuyên thấu Thượng-đế khi làm thơ, mà khi viết văn xuôi ta không bắt gặp “Văn xuôi thuộc phía Con người, Thơ ca thuộc phe Thượng đế”(J-P.Sartre)…nói lên việc sáng tạo ngôn-ngữ-từ của nhà thơ được tôn vinh ngang hàng với sự sáng tạo của chúa…

Như vậy ngữ pháp của thơ có một kiểu cách(stype) riêng kinh qua sự trải nghiệm về khía cạnh nhìn phân vân, âm và nghĩa trở nên hỗn mị tạo nên một chức năng thẩm mỹ càng nhìn…càng chiêm nghiệm… càng đẩy xa, “Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó” (Jacobson).

Thi pháp và thẩm mỹ thơ thay đổi theo từng thời đại, nhưng thơ bao giờ cũng là tiếng lòng trân trọng của con người vì khi tạo thơ mục đích chính là tiếng lòng thủ thỉ ve vuốt cho chính “mình nói mình nghe” và khi được dẫn truyền ra bên ngoài người thưởng ngoạn- cũng nòi đồng điệu- thì cái thẩm mỹ đã vuột khỏi tầm tay người tạo thơ…và cứ thế loan truyền tạo nên ngôn-từ thơ…

Đúng như J-P. Sartre nói: “…Thơ ca thuộc phe Thượng đế”, vì trong thơ mang hồn dân tộc bằng vào ngôn từ thơ làm hiện ra trong sự đa diện toàn thể của nhân loại trong cái đại đồng chung cho dù có nhiều ngôn ngữ cách chia( miễn là thông hiểu) khi đọc đến ta đều cảm nhận được “ tiếng lòng” qua cấu trúc ngôn từ đều để lại một ấn dấu triết lý nhân sinh sâu xa đẹp đầy dẫy tu từ ảo diệu mới lạ chảy vào mỗi một dòng thơ đi vào ký ức âm vang trong lòng người ...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,02979 seconds with 15 queries