Chủ đề: Ngôn Ngữ Việt
Xem bài viết
Cũ 29-01-2008   #8
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.667
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Ngôn Ngữ Việt (tiếp)

Qui luật và cấu tạo:

I.- Ngữ Việt

Ngôn ngữ Việt khi nói ra hay viết xuống có có tính tổng thể và "tôi" là đại diện cho tổng thể đó, hay nói khác hơn "tôi" có liên hệ chung với mọi người mà tùy theo đó khi nói hay viết phải nhìn quanh chọn từ cho thích hợp, đưa đến việc từ "tôi" phải thay đổi cho phù hợp với mệnh đề muốn nói tới, đó là ai..., thí dụ:

1.1/- Không cần chia thì, ta vẫn có thể hiểu chính xác nghĩa động từ trong câu: “anh đi rồi…” là đủ, chỉ trừ phi ta muốn nhấn mạnh “anh đã đi rồi…”, hay ta nói “chừng này sang năm tôi đã ở Mỹ”,mà không cần phải nói “chừng này sang năm tôi sẽ đã ở Mỹ” nghe rườm rà làm sao ấy và hai cách nói cũng không thay đổi nghĩa câu để hiểu lầm!

1.2/-Không cần dùng từ của, hay, và vẫn tròn ý không thể hiểu lầm như trong các câu nói :
- Em tôi tên là tuyết --> thay vì Em của tôi…
- Anh em đứa nào rảnh qua nhà tao-->thay vì Anh hay em…
- Tôi nó đi chơi đây-->thay vì Tôi nó…

1.3/-Chữ dẫu là thành phần nhỏ nhất cũng là thành phần chung toàn thể không tách rời, cho nên không biến dạng nhiều hay ít, ta nói:
- Hai con chim--.> không ai nói Hai con chims

1.4/- Mỗi chữ trong tiếng Việt có tính liên kết nhau, tự nó nói lên ý nghĩa như đối đáp nhau khi có người hỏi:
- Anh tên gì?
- Tôi tên Hoàng
Không cần từ "là" vào cho dài dòng văn tự…

II.- Ngữ Anh

Ngôn ngữ Anh có tính biệt lập, “Tôi” là “I” tự nó có nghĩa không thay đổi, lời "tôi" nói ra là nó bao gồm toàn bộ phận “ngữ nghĩa” trong đó:

2.1/- Động từ phải chia (to be-- > is/are…)

2.2/- Bạn tôi thì -- > my friend hay frienh of mine không thể nói friend I hoặc cup of tea không thể nói cup tea vì bản chất liên hệ phải nêu rõ giữa friend với I, cup với tea , chúng tự có nghĩa trong cùng cụm từ…

2.3/- Từng chữ theo nhau như two oranges, liên hệ rồi tự tách ra riêng rẽ khi là one orange vậy là orange là thành phần không chỉ lệ thuộc vào two!

2.4/- Sự cấu tạo chữ Anh như bộ phận của máy móc phải đâu ra đó mới có nghĩa, thí dụ ta phải nói my name is Smith…

Từ những trình bày trên ta thấy tính tổng thể của tiếng Việt tạo ra những biến dạng thành những danh xưng tùy trực hệ tôn tộc hay hoàn cảnh môi trường…đã đưa đến những hệ lụy tốt hay xấu khó luận, trải qua nhiều thời kỳ không chung kết…


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN

Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 19-02-2008 lúc 13:17.
Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,03143 seconds with 15 queries