Chủ đề: Ngôn Từ Thơ
Xem bài viết
Cũ 23-07-2007   #8
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.442
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
THƠ & CON CÓC !

Ngoài nhạc, thơ là thể làm cho ta dễ thuộc nhất, khi gặp những câu thơ vần đìệu óng ả bác học đầy gợi ý thì việc nhiều người thuộc là lẽ đương nhiên, tuy nhiên có những câu ca dao vè…dở ẹc vẫn làm cho nhiều người nhớ và còn gây hứng cho những lời bình mang tính triết lý nhân sinh như bài thơ “ Con Cóc “, chẳng hạn:

Con cóc trong hang,
Con cóc nhẩy ra,
Con cóc nhẩy ra,
Con cóc ngồi đó,
Con cóc ngồi đó,
Con cóc nhẩy đi.


Nếu xét trên ngôn từ và ý thơ…, thì chẳng có chi cả, theo truyền thuyết chẳng qua là hai anh nhà quê nào đó trong khi nhậu nhẹt nhòe ra thơ, bằng cách mỗi người làm một câu tạo ra tuyệt tác phẳng lì… và khi tỉnh rượu tưởng mình đã trở thành Đại Thi Bá, rồi suốt ngày run sợ đến đoản trí vớ vẩn sợ chết yểu vì cho mình quá “ tài hoa” nên ‘bạc mạng”.

Chuyên kể trên chỉ là lời phụ họa để giải thích tại sao lại có bài thơ ngớ ngẩn như vậy, nhưng thử đọc thoáng qua, nó đã gây ấn tượng lên người bắt gặp những câu thơ nầy, ấn tượng dở hơi thì thật rõ ràng, nhưng vì dở hơi thì người ta phải thở vào thở ra cho thoát, và trong lúc gật gù như thế làm cho người ta nhớ là chuyện dễ hiểu.

Vả lại cái tên “ con Cóc” là làm cho ta liên tưởng ngay đến “ con cóc là cậu ông trời- Ai mà đánh nó thi trời hại cho”, mà khi còn nhỏ bập bẹ chữ Việt thì hai câu Đồng Dao nầy ai cũng biết, lớn lên có dịp tiếp xúc với nền Văn Hóa Đông Phương, ta thấy trên những trống đồng âm dương Đông Nam Á có nhiều hình tượng cóc nhái, có lẽ vì sống chuyên về nông nghiệp lúa nước, việc đồng áng lệ thuộc vào những cơn mưa mùa mà trước khi chuyển mưa thì con cóc thường hay nghiến răng báo hiệu, nhà nông nhận được tín hiệu nầy ngay, vì con cóc nó ở xó hóc nhà sống chung với con người.

Thời xưa ở nhà quê người ta ở nhà tranh, vách nền đất, nên chạng vạng tối cóc thường nhảy ra từ hang hay ngồi trong hóc (góc) nhà đưa cái lưng ra ngoài trong tư thế rất thân thiện mà người nhà nông xem như bạn hữu dụng, tương thân giúp nhau: người cho nơi ở, cóc réo gọi ông trời cho mưa thuận gió hòa, cho nên có bài hát

Trông kìa con cóc,
nó ngồi trong hóc,
nó đưa cái lưng ra ngoài,
ấy là cóc con.

Hay

Cóc tía là mẹ ông trời
Nghiến răng còn co-ọc...là trời đổ mưa


Với những liên hệ mật thiết trong việc sinh tồn, con cóc tự nhiên gây nhiều ấn tượng khi được nhắc đến, và như ai cũng hiểu ấn tượng là cảm giác của tâm hồn (cảm giác là cảm biết do ngũ quan), hình ảnh di động của con cóc trong thơ từ khi trong hang... nhảy ra...ngồi đó...nhảy đi, trông thì phẳng lì nhưng vì cảm giác gây ra đưa đẩy nên sinh ra nhiều thắc mắc nghĩ ngợi làm cho động não, do đó mà ta thấy không biết bao nhiêu giấy mực, công sức cố giải đáp một bài toán « Thơ con cóc » trong ý niệm siêu hình vô hạn, trong khi sự hữu hạn nó chấn sờ cụ thể chỉ là bài thơ có tính cách châm biếm của những người dốt mà hay nói chữ, mà thực sự nói thì sự hiểu biết nào đều có mang một sự ngu si đi kèm !?.


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
OoozinkuteooO (21-03-2010), sao_phu08 (15-04-2010)
 
Page generated in 0,03319 seconds with 15 queries