Xem bài viết
Cũ 10-06-2007   #76
Ảnh thế thân của Con Hủi
Con Hủi
-=[ Tiên Phong Đầu Lĩnh ]=-
Kiếp Nghèo Ôm Hận
Gia nhập: 07-06-2004
Bài viết: 3.009
Điểm: 481
L$B: 7.622.175
Tâm trạng:
Con Hủi đang offline
 
em đọc nó nhé, nó có ích cho em khi đi xin việc

Soát lỗi là thư khi xin việc. 8 điều cần ghi nhớ:

Lá thư xin việc là một trong những hình ảnh đầu tiên của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian và công sức vào đây, đừng chỉ coi nó như một vật vô tri vô giác.

Dưới đây là một mấu thư xin việc chứa những lỗi thường gặp trong thực tế:

Thưa Ông:

Tôi đã xem quảng cáo của ông. Đây là loại công việc mà tôi đang tìm. Tôi chắc chắn rằng mình sẽ rất yêu thích nó và công việc này cũng sẽ mang lại những kinh nghiệm tốt cho tôi. Tôi đã gửi rất nhiều thư xin việc mà chẳng nhận được chút hồi âm nào. Như ông có thể thấy, tôi có tất cả những gì ông cần. Ông sẽ thiệt nếu không chọn tôi vào vị trí này. Hãy gọi cho tôi theo số ĐT 04.874….

Ứng viên Nguyễn Văn A

Lá thư trên mắc 8 lỗi cơ bản sau:

1. Không dùng “Thưa Ông”. Nếu người đang đọc lá thư của bạn là một phụ nữ, chắc chắn họ sẽ không ấn tượng với lời chào này. Hãy tìm hiểu tên của người sẽ xem xét thư xin việc của bạn bằng cách liên lạc với phòng nhân sự của công ty. Nếu họ không cung cấp tên, hãy ghi thêm vào phần đầu là “Chú ý: Phòng nhân sự”.

2. Không được quên đề cập tới vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Nhiều công ty quảng cáo không chỉ một vị trí trong cùng một thời điểm.

3. Không gửi thư xin việc trước khi cẩn thận rà soát và chỉnh sửa nó lại một vài lượt. Các lỗi ngữ pháp, dấu câu hay chính tả sẽ gây ấn tượng rất không tốt.

4. Không tập trung vào những gì bạn muốn. Trong ví dụ trên, ứng viên nói rằng anh ta nghĩ anh ta sẽ rất yêu thích công việc và thu được kinh nghiệm. Một người chỉ biết nghĩ đến lợi ích riêng của bản thân mình chắc chắn sẽ bị cho là ích kỷ. Vì thế, hãy tập trung vào những giá trị mà bạn có thể mang đến cho công ty như làm tăng doanh thu hay giảm chi phí.

5. Không gửi một lá thư chung chung đại khái. Bạn có thể gây ấn tượng tốt hơn nhiều bằng cách đề cập đến tên công ty và nghiên cứu sơ qua. Như thế bạn có thể nói vài lời “có cánh” về công ty. Bạn cần biết đâu là cái mà công ty vẫn luôn tự hào, như về các sản phẩm được chứng nhận chất lượng cao hay các thành tích của họ. Để làm được việc này, bạn có thể truy cập vào trang web của công ty hoặc tìm kiếm thêm trên mạng, báo chí,…

6. Không tỏ ra tuyệt vọng. Tránh những câu như “Tôi đã gửi rất nhiều thư xin việc mà chẳng nhận được chút hồi âm nào”. Nhà tuyển dụng sẽ băn khoăn tự hỏi tại sao chẳng có công ty nào khác chịu đả động đến bạn. Hẳn là phải có lý do gì đây.

7. Không thách thức họ nhận bạn. Nhà tuyển dụng sẽ gạt ngay ý định đưa bạn vào công ty nếu bạn nói những điều như “Công ty sẽ thiệt hại nếu không nhận tôi”. Thay vì thế, hãy cho họ thấy tại sao bạn sẽ là một tài sản quý giá của công ty quá những thành tích đã đạt được của bạn.

8. Hãy là người chủ động liên lạc. Nhớ rằng bạn cần họ hơn họ cần bạn, dù sao bạn cũng chưa phải là một ngôi sao. Vì thế đừng "lạnh lùng" tuyên bố: "Hãy gọi cho tôi theo số điện thoại...". Họ sẽ thấy bạn thật kiêu ngạo và lố bịch.

Hãy nhớ rằng, để tạo được ấn tượng tốt, hãy đối xử với lá thư xin việc của bạn như thể nó là cuộc gặp mặt đầu tiên của bạn với vị sếp tiềm năng. Không nhiều nhà tuyển dụng dành cho bạn cơ hội thứ hai, tức là cuộc phỏng vấn, nếu bạn đã để lại trong họ ấn tượng xấu ngay từ đầu.

5 câu hỏi đầy "gai góc":

Hãy nói cho tôi biết nhược điểm lớn nhất của bạn? Công ty trả bạn 300 USD/tháng, bạn thấy thế đã đủ chưa? Liệu tôi có thể tin bạn được không? Đó là một trong những câu hỏi rất “khoai” của nhà tuyển dụng. Nhưng thậm chí bạn có thể còn gặp phải những câu “gai góc” hơn…

Thành tích nào khiến bạn tự hào nhất?

Không nên nói: Thi chứng chỉ cấp cao về piano có thể là điều mà trước giờ luôn khiến bạn hào hứng nhất khi nhắc đến. Và bạn có thể ngồi hàng giờ để kể đến từng chi tiết về cái ngày “lịch sử” ấy. Nhưng đáng tiếc, đó lại không phải là điều nhà tuyển dụng thực sự muốn biết. Quy tắc chung cho bạn là: nếu đó không phải là một kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển, hãy loại bỏ nó ngay.

Nên nói: Hãy nghĩ đến thành tích mà bạn có được nhờ sử dụng những kỹ năng mà bạn có thể phát huy trong công việc đang ứng tuyển. Bạn đã từng làm việc dưới áp lực để hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn hoặc tổ chức một sự kiện phức tạp? Hay bạn đã từng quản lý ngân sách, dù là nhỏ thôi, tại trường ĐH? Hãy kể ra để chứng minh khả năng của bạn. Còn những gì ủy mị, sướt mướt, nghệ thuật hoặc đầy cảm xúc? Hãy để dành chúng trong bài phát biểu ngày cưới.

Bạn thích làm gì ngoài giờ làm việc?

Không nên nói: Sự thực như ngủ nướng, chơi điện tử thâu đêm hoặc ra ngoài nhậu nhẹt với đám bạn. Tất cả chúng ta đều làm như thế, nhưng đó lại không phải những điều đáng để khoe. Đừng lan man quá nhiều về gia đình hay người yêu tuyệt vời của bạn, nếu không bạn sẽ tạo ấn tượng rằng bạn sẽ không sẵn sàng làm việc nhiều giờ khi được yêu cầu.

Nên nói: Hãy nghiên cứu trước về công ty bạn ứng tuyển. Nếu họ làm việc theo kiểu văn hóa: “làm hết mình, chơi nhiệt tình”, bạn có thể nói: “Một vài đồng nghiệp của tôi cũng là bạn bè thân thiết ở ngoài công sở. Vì vậy chúng tôi thích đi ăn uống cùng nhau khi có dịp”. Ngoài ra, nói rằng bạn thích chơi các môn thể thao tập thể cũng là một ý kiến hay. Một số nhà tuyển dụng tin rằng các ứng viên chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền sẽ dễ dàng thích nghi và phát huy trong các hoạt động nhóm.

Hãy bán cho tôi chiếc bút/cuốn vở mà tôi đang cầm!

Không nên nói: “Cái đó 50 xu, thưa ngài” - Một câu trả lời tệ hại. Đừng sốc, đừng cười trước lời đề nghị này của nhà tuyển dụng. Câu hỏi này nhằm mục đích chứng kiến cách bạn phản ứng với căng thẳng và bất ngờ. Nhà tuyển dụng thực chất chẳng muốn xem cách bạn bán hàng, bởi ông ấy không tuyển một người bán bút chì.

Nên nói: Đây có thể là câu hỏi ngớ ngẩn nhất mà bạn nhận được trong một cuộc phỏng vấn, nhưng bạn vẫn phải giải quyết nó. Hãy cố tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra trong đầu nhà tuyển dụng bằng cách đặt các câu hỏi: “Ý ông là tôi sẽ là một nhân viên bán hàng của công ty bút chì còn ông là một khách hàng tiềm năng hay ông chỉ muốn tôi nói về chất lượng của chiếc bút chì?”. Ở đây không có câu trả lời đúng hay sai.

Bạn có sẵn sàng vi phạm quy tắc để hoàn thành công việc không?

Không nên nói: “Quy tắc được đặt ra để được vi phạm”: Bạn muốn chứng tỏ rằng bạn linh hoạt, không phải là kẻ phiền hà, thích sinh sự. “Không bao giờ”: Chỉ có máy móc là hoàn toàn trong sạch thôi. Hãy cẩn thận. Có sự khác nhau rất lớn giữa việc vi phạm một quy tắc trong một lúc nào đó để làm lợi cho công ty và việc thường xuyên vi phạm bởi bạn thấy những quy tắc đó thật là khó chịu.

Nên nói: Giải thích rằng bạn sẽ chấp nhận phá vỡ các quy tắc chỉ khi buộc phải làm để giúp công ty tránh bị thua lỗ. Kết thúc với việc nói rằng bạn sẽ gặp thắng cấp trên và nói với họ về sự việc.

Bạn đã bao giờ bị sa thải chưa?

Không nên nói: Không nói dối. Không nói xấu sếp cũ.

Nên nói: Đưa ra những lý do hợp lý về việc vì sao lại xảy ra chuyện đó. Có hai cách để bạn “hạ” câu hỏi này. Thứ nhất là đổ lỗi cho sự làm việc dưới hiệu suất bình thường của bạn là vì hoàn cảnh cá nhân như bị ốm nặng, và nhấn mạnh rằng giờ những vấn đề đó đã được giải quyết triệt để. Thứ hai là thú nhận rằng bạn đã có một quyết định nghề nghiệp không chính xác. Bạn đã nghĩ rằng công việc sẽ bao gồm X và Y, nhưng thực ra lại có A, B và C. Vì vậy bạn mất động lực và đáng bị đuổi việc. Nhưng bạn đã thu được một bài học quý: Bạn đã nghiên cứu rất kỹ về vị trí ứng tuyển này và hiểu những yêu cầu của nó, vì vậy bạn sẽ không bao giờ mất đi nhiệt huyết đối với nó.


5 sai lầm “chết người” trong buổi phỏng vấn:
- Bạn cảm thấy buổi phỏng vấn của mình không ổn lắm, nhà tuyển dụng còn thấy tệ hơn. Theo một nghiên cứu mới đây nhất, các nhà tuyển dụng thường không thể chịu nổi những kiểu sai lầm sau của các ứng viên.
1. Điều ứng viên nói (hoặc không nói)

Sai lầm số 1 mà các ứng viên gây ra liên quan đến cách giao tiếp của họ. Một số ứng viên vừa vào đã “phát” ngay những gì chuẩn bị từ trước, như diễn viên diễn theo kịch bản. Một số khác lại chỉ biết hỏi gì đáp nấy gỏn lọn, không hỏi thì ngồi im như tượng phỗng. Số khác lại quá nhiều lời, than vãn lan man vòng vo về những vấn đề cá nhân, nỗi khổ của bản thân khi không có việc làm.

Một số ứng viên lại tỏ ra thật thà “quá mức cần thiết”. Một cô nàng khi được hỏi tại sao lại chọn công ty này đã trả lời: “Thực ra tôi chọn công ty này vì bố mẹ tôi thích tôi làm việc ở đây”. Một ứng viên xin việc tại một tổ chức chăm sóc trẻ em lại nói rất vô tư rằng anh ta “ghét trẻ con”. Có ứng viên xin vào vị trí dịch vụ khách hàng lại thú nhận “Tôi không phải là người dễ gần”.

2. Cư xử thiếu lịch sự

Nhiều nhà quản lý nhân sự phàn nàn về việc các ứng viên đến muộn và không ngại ngần nghe điện thoại di động ngay trong khi phỏng vấn. Thậm chí có phụ nữ còn dắt cả con nhỏ theo, trong khi mẹ trả lời thì con nheo nhóc khóc mếu bên cạnh, hoặc đứa trẻ chạy loăng quăng trong phòng.

Còn gì tệ hơn một ứng viên giục nhà tuyển dụng hỏi nhanh nhanh một chút vì họ còn có một cuộc hẹn ở một công ty khác?

3.Ta là một, là riêng, là thứ nhất”

Ứng viên vừa nói câu trước câu sau đã tỏ ra là người biết tuốt, tràn trề năng lực. Anh ta khoe khoang đủ điều về vị trí làm cũ, mức đãi ngộ cũ,... và rằng công ty nên nhận anh ta vào làm nếu không muốn bỏ phí một nhân viên tài năng. Cái TÔI to đùng của anh ta khiến nhà tuyển dụng muốn ngộp thở.

Ngược lại, có những ứng viên đến phỏng vấn nhưng hầu như không thể hiện một chút hứng thú, nhiệt tình hay hăng hái gì với cuộc trò chuyện. Họ liên tục nhìn ngắm xung quanh, ngó lên ngó xuống, ngáp vặt và tích cực xem đồng hồ.

4. Trang phục “không giống ai”

Một bộ trang phục quá lố, một tư thế ngồi vô duyên, tay đầy hình xăm, tóc xanh đỏ, váy áo quá “xênh xang”, đeo kính đen suốt buổi phỏng vấn, miệng còn hơi men,... Đó cũng là những điều nhà tuyển dụng không thể chịu nổi ở ứng viên.

5. Ứng viên “bốc giời bỏ bị”

Biểu hiện phổ biến của sự thiếu trung thực là ba hoa, nói quá về thành tích với những bằng khen này, phần thưởng kia. Ứng viên không ngừng “khua chân múa tay” về những kiến thức đã học, về khả năng đọc thông viết thạo nhiều ngoại ngữ, tầm hiểu biết sâu rộng về nhiều vấn đề phức tạp. Sau khi anh ta kết thúc màn độc diễn, có thể nhà tuyển dụng sẽ nói rằng: “Anh quá tài năng, công ty chúng tôi không đủ tầm để anh làm việc”.


http://www6.dantri.com.vn/vieclam.vip


Chữ ký của Con Hủi
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay...

Tài sản của Con Hủi
Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,05377 seconds with 14 queries