Chủ đề: Học vị ngày xưa
Xem bài viết
Cũ 27-08-2004   #2
Ảnh thế thân của LSB-LuTuanNghia
LSB-LuTuanNghia
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
Tại hạ xin đóng góp một chút gọi là về vấn đề thi cử ngày xưa
Kỳ Khảo Hạch: khi có chiếu vua ban về việc mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài, cá làng xã lập bản khai những người có học nộp lên huyện, huyện nộp cho Ty Thừa, Tý Hiến (coi sóc giáo dục) rà soát lại.
Người có học thì cũng rất nhiều, bất kể già trẻ, lớn bé, nên danh sách này rất dài (tránh chuyện bỏ sót nhân tài). Quan Thừa Sứ, Hiến Sát Sứ phải tổ chức khảo hoá hay còn gọi là thi Khảo Hạc để chọn lọc.
Bài thi là môn Ám Tả (Đọc cho thí sinh chép, xem mặt chữ đúng hay sai) và một đoạn Tứ Thư hay Ngũ Kinh do thí sinh phải học thuộc, tự viết lấy.
Thi Hương: Qua được thi Khảo Hạch, thì tiếp tục Thi Hương. Trường thi Hương tổ chức ở các Đạo, Trấn địa phương nơi sĩ tử cư ngụ.
Khoa thì gồm 4 kỳ nên gọi là Tứ Trường, gồm:
Trường 1: Kinh Nghĩa -> Diễn giải nghĩa lý của Tứ Thư, Ngũ Kinh.
Trường 2: Chiếu, Chế, Biểu -> Tự soạn, đặt ra một bài chiếu chỉ của vua ban bố một mệnh lệnh nào đó. Một bài chế của vua khi được ban thưởng công thần, cuối cùng là bài biểu tấu của dân trình lên vua về việc gì đó.
Trưởng 3: Thơ, Phú -> Đặt thơ, làm phú xem có nắm vững niêm luật hay không.
Trường 4: Văn Sách -> Ra đề bài, thường là vấn đề việc nước, thí sinh tự trình bài cách giải quyết để thể hiện kiến thức, mưu lược của mình.
Thi Hội: Đỗ được kì thi Hương thì qua năm sau bước vào thi Hội. Chỉ có duy nhất một trường thi Hội, được dựng ở kinh đô do bộ Lễ đảm trách. Ngày thi, đức vua ngự giá đến khai lễ, bá quan chầu hầu đông đủ. Thi Hội cũng gồm 4 kỳ như thi Hương nhưng mức độ khó hơn.
Thi Đình: Trúng cách kỳ Hội rồi, một hai tháng sau được bước vào thi Đình. Sĩ tử vào đến vòng này, không sợ bị loại nữa. Vì Đình thí mục đích là phân định tài học câo thấp giữa các thí sinh còn lại để cấp học vị mà thôi. Ngày thi, vua ngồi trên ngai vàng, đặt giữa điện Kính Thiên. Văn võ bá quan đứng chàu hai bên. Dọc theo sân rồng là lều của thí sinh. Quan tuyên chế đọc bài chê của vua khen ngợi sĩ tử, tiếp đó quan Tuần xước dẫn thí sinh vào lều thi. Đề thi (thường do vua soạn) được ban ra. Cuộc thi bắt đầu cũng là lúc lễ hoàn tất, nhà vua hồi cung.
Sơ đò cấp học và khoa thi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn:
Tiểu học: Thầy đồ, thầy khoá dạy lớp mông học, ấu học.
Trung học: Ông Tú, ông Cử, ông Nghè dạy hạng Trung Tập.
Cao Học: Trường Quốc Tử Giám ở kinh đô và Đốc Học, Giáo Thụ, Huấn Đạo dạy ở tỉnh, trấn, phủ.
Cống sĩ: Tên gọi thí sinh qua vòng khảo hạch, được đi thi Hương.
Sinh Đồ (Tú Tài): Chỉ những người đỗ tam trường (3 kỳ) của khoa thi Hương, được ghi tên vào Bảng Mai (Tiểu Khoa), nếu không đỗ trường tư (kỳ 4) thì phải chờ khoa thi sau, thi lại từ đầu. Sinh đồ được học tiếp ở trường Phủ, Trấn.

[center:84254357d5]KHOA THI[/center:84254357d5]
HẠCH: Khảo thí ở địa phương để chọn lọc
HƯƠNG THÍ:
- BẢNG HỔ: Giải nguyên á nguyên hương cống (còn gọi là cử nhân)
- BẢNG MAI: Sinh đồ (còn gọi là Tú Tài) không được Thi hội.
HỘI THI:
- HỘI NGUYÊN: Là người đỗ đầu kì thi hội.
- Số còn lại chỉ là trúng cách thi hội, chờ thì Đình xong mới định ra thứ hạng.
ĐÌNH THÍ: (BẢNG RỒNG)
- Đệ nhất giáp tiến sĩ gồm Tam Khôi ( Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa) hay còn gọi là tiến sĩ cập đệ.
- Đệ nhị giáp tiến sĩ gồm tiến sĩ xuất thân, hoàng giáp.
- Đệ tam giáp tiến sĩ gồm đồng tiến sĩ xuất thân.
Hương cống hay Hương tiến: Qua được cả 4 trường của khoa thi Hương bây giờ là Ông Cử Nhân, tên đề Bảng Hổ (Trung Khoa). Đứng đầu gọi là Giải Nguyên, đứng nhì gọi là Á Nguyên. Hương Cống được vào học Quốc Tử Giám, được cấp lương tiền.
Cống sinh: Tên gọi những người đỗ Cử Nhân, được vào thi Hội.

Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,03404 seconds with 15 queries