Xem bài viết
Cũ 01-04-2013   #1
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.703
sao_phu08 đang offline
 
Vài dòng nhỏ

Tư Mã Ý cùng Khổng Minh có thể nói là kỳ phùng địch thủ . Đánh trận tất có thắng thua , đến Khổng Minh dưới ngòi bút họ La quán thế biết bao cũng có lúc phải nương nhờ Đông Ngô cứu chủ thành thử chỉ dùng con số hay thành bại để luận thật sự rất khó cân đo tài năng hai vị này . Tuy nhiên có một điểm chúng ta khách quan phải thừa nhận , Tư mã Ý tài vẫn thấp hơn Khổng Minh một bậc ( riêng việc Gia Cát chết dọa Trọng Đạt sống chạy mất mật đã rõ ) . Song cuối cùng Khổng Minh cũng không cứu được nhà Hán mạt vận . Trong khi đó Tư Mã Ý lại mở ra một tân triều khác . Vậy mấu chốt nằm ở đâu ?

Phủ tôi cho rằng nằm ở việc nương nhờ chủ .

Gia Cát Lượng được Lưu Bị cầu cạnh về phò tá để cho ông tự quyền điều binh khiển tướng . Phải nói Lượng ở với Bị là kẻ dưới một người trên vạn người . Đến Lưu Bị lúc van xin Gia Cát Lượng tha cho Quan Vũ ( thả Tào Tháo ở Hoa Dung Đạo ) cũng phải quỳ xuống lấy tính mạng để van xin . Việc này chứng minh Lưu Bị tin dùng Gia Cát Lượng không chút nghi ngờ .

Tào Tháo sau trận Xích Bích mới gặp Tư Mã Ý . Tư Mã Ý lúc đó dùng hết lý luận phân tích thời cuộc hòng mong Tháo trọng dụng . Tuy nhiên Tào Tháo chỉ dùng Tư Mã Ý để dạy dỗ các con mình . Vì sao vậy ? Không phải là Tháo không biết tài của Tư Mã , chỉ là ông không tin Ý mà thôi . Nếu bỏ thì sợ mất đi một nhân tài . Nếu dùng lại e ra cái họa nuôi hổ trong nhà . Thành ra dùng mà không dùng lại là kế vẹn toàn nhất . Nếu hỏi Tư Mã Ý sợ ai nhất thì bản thân Phủ tin không phải Gia Cát Lượng , chính Tào Tháo mới là người mà Trọng Đạt sợ nhất .

Lưu Bị đến cùng cũng chỉ là kẻ mượn danh nhân nghĩa dối trá . Ông ta cũng chỉ muốn cướp đất kẻ khác dựng cơ đồ . Tính tình lại nhu nhược không quyết đoán . Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến Khổng Minh . Người ta nói " Chủ Nào Tớ Nấy " không sai chút nào . Nếu ta theo dõi bộ Tam Quốc Diễn NGhĩa của La Quán Trung , để ý kỹ , càng ngày , Lượng càng không còn tánh quyết đoán . Bính Bất Yếm Trá , là kẻ đại trí tất biết nhiều lúc không gian trá là không được . Đã biết vậy sao còn nề hà chút danh nhân nghĩa ?

Riêng Tào Tháo không chỉ là bậc đại gian hùng mà còn là bậc đại trí dũng . Ông ta cầm được buông được , biết lúc nào phải tác quyền , lúc nào phải nhún nhường . Thường thì cái uy của ông ta át hết chư tướng lẫn văn quan dưới trướng . Phủ tôi thích nhất cái đoạn ông ta làm bộ muốn chém Hứa Chữ khiến họ Hứa cùng bá quan một phen xanh mặt . Nhưng rốt cuộc ông có chém đâu . Ông chỉ muốn họ Hứa biết phải sửa đổi và lại muốn bá quan thấy được ân uy .

Chút diễn giải nhỏ để thấy sự ảnh hưởng của " chủ và tớ " . Thành ra Tư Mã nín nhịn chờ thời đến khi hậu duệ họ Tào thất thế mới một bước thâu tóm hết . Còn Lượng cứ mãi mê đi theo giấc mơ phục hưng nhà Hán của Bị để đến khi nhắm mắt oán hận không biết để vào đâu .

Thành ra nếu đem thành tựu so sánh thì Gia Cát không bằng Tư Mã được , nhưng nếu đem thao lược ra so dưới ngòi bút họ La thì Trọng Đạt rõ ràng còn thua Lượng một bậc . Tuy nhiên :

Chớ lấy thiệt hơn đo quân tử
Đừng đem thành bại luận anh hùng


Phủ thì thích vế đối của hai tiền nhân nước Nam ta :

Ai công hầu , ai khanh tước , giữa trần ai ai dễ biết ai
Thế chiến quốc , thế xuân thu , gặp thời thế thế thời phải thế


Ngẫm lại số phận hai kỳ tài trên không phải ứng nghiệm với vế đối đó chăng ?


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
Con Hủi (01-04-2013)
 
Page generated in 0,03291 seconds with 14 queries