Xem bài viết
Cũ 11-04-2012   #69
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.850
datanhan_07 đang offline
 
Truyện Sự tích trái dưa hấu* nói về đời Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương.
Triều đại Hùng Duệ Vương kéo dài 150 năm có 3 Vua trị vì là Duệ Vương, Nhị Vương, Kính Vương.
Đời Hùng Duệ Vương thứ III là Hùng Kính Vương** không có con trai nên mới nhận một thanh niên làm con nuôi đặt tên là Ma Yến biệt hiệu An Tiêm và cũng muốn tránh chữ Ma nên đời sau thường gọi là Mai An Tiêm.
Tại sao lại là họ Ma ???
Theo Ngọc phả họ Ma thì Hùng Vương thứ 18 có ba đời, bộ tộc người Tày họ Ma ở chân núi Ðọi Ðèn huyện Cẩm Khê do Ma Khê là tộc trưởng đã triệu tập binh mã giúp Hùng Vương đánh thắng giặc, giữ yên bờ cõi cho nước Văn Lang. Ma Khê được Hùng Duệ Vương phong chức "Ðại tướng quân" trấn giữ phía tây thành Phong Châu. Ðến đời Hùng Duệ Vương thứ II, do tài đức và lập nhiều công lớn, ông lại được Vua phong "Phụ Quốc Ma Vương Ðại Thần Ðại Tướng Quân".

Ma Khê sinh một trai, một gái. Con trai là Ma Xuân. Con gái gọi là nàng Huệ, Huệ Nương. Huệ Nương lấy Bảo Công là Lạc tướng đời Hùng Duệ Vương thứ III. Ma Xuân, con cả Ma Khê, cũng là tướng nhà Hùng. Ma Xuân sang sông xây thành. Vì là thành của người Tày họ Ma nên gọi là Ma Thành. Tránh từ "Ma" trong tiếng Việt nên Ma Thành gọi là Thành Mè. Ngày nay thị xã Phú Thọ vẫn có dấu tích khu vực thành Mè và chợ Mè, bến Mè là bến sông do người họ Ma lập ra.

Hùng Duệ Vương thứ III, cuối thời Hùng Vương thứ 18 không có con trai, triều đình lại lung lay, bên ngoài thì Thục Phán nhòm ngó cướp ngôi, bên trong thì rối loạn. Lạc Tướng Bảo Công, con rể Ma Khê, định củng cố thế lực đoạt ngôi Vua. Nhưng một đêm ngủ tại Ma Thành cùng anh vợ, có thần về báo mộng quở trách, nên từ bỏ ý định làm loạn.
Phải chăng theo truyền thuyết trên Hùng Duệ Vương vì cảm khái họ Ma đã có nhiều công lao nên mới đặt tên cho chàng thanh niên con nuôi là Ma Yến- An Tiêm.

Về nguồn gốc của trái Dưa hấu thì xuất xứ của nó là từ miền nam Châu Phi, sau này lan tới phía nam Đông Nam Á nên khi An Tiêm bị đày ra đảo xa*** trên biển đông, chim lạ mới tha được hạt từ phía nam thả xuống đảo, An Tiêm mới trồng được Dưa hấu trên đảo của mình ??? Hòn đảo này thuộc Biển đông, mà An Tiêm bị đày đi đảo xa thì chắc có lẽ nó là thuộc quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ thời Hùng Vương ( thế mà bị mất mới đau và tiếc chứ ).!!!

* Có truyền thuyết cho rằng vì xuất xứ trái dưa do con chim mang tới nên An Tiêm gọi là trái Qua. Sau dân Tầu ăn thấy ngon cứ kêu hẩu ( hảo ) nên người ta đọc trại thành Hấu- Dưa Hấu .

** Đời Hùng Kính Vương chỉ tồn tại có 6 năm nên trong sử sách hầu như không nhắc tới mà chỉ nêu chung là Hùng Duệ Vương.

*** Có người còn nói An Tiêm ở trên đảo Nga Sơn, sau này đảo đó gọi là Châu An Tiêm.???


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,03142 seconds with 15 queries