Xem bài viết
Cũ 20-12-2011   #3
Ảnh thế thân của noikhocuadanong
noikhocuadanong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-12-2011
Bài viết: 19
Điểm: -4
L$B: 1.279
noikhocuadanong đang offline
 
Người ta uống rược cần quanh năm, suốt tháng. Người-người uống rượu, nhà-nhà uống rượu; cả làng, cả cộng đồng đều thích uống rượu. Vui cũng uống, buồn cũng uống, sống, chết đều uống. Làm rượu cần là nghề truyền thống của riêng phụ nữ. Sau mùa tuốt lúa, thóc đã đầy kho, mọi công việc nương rẫy xong xuôi, chính là mùa làm rượu cần. Đặc biệt là vào mùa hoa bít-bưng bắt đầu nở, con chim kơ-tia cất tiếng hót vang... báo hiệu mùa xuân đến là lúc đồng bào chuẩn bị cho những ngày lễ hội. Gạo được lấy làm rượu cần thỏa chí, không cần biết sau mùa lễ hội, mưa bão, hết gạo, lấy gì ăn.
Men rượu: Người Gia Rai, Ba Na lên rừng tìm cây hiam, bóc lấy vỏ mang về đập dập nát rồi bỏ vào nước ngâm. Sau đó lấy gạo, gừng, ớt giã thành bột, trộn đều rồi ngâm vào nước hiam. Vài giờ sau vắt thành viên nhỏ, đem phơi khô và treo lên sàn bếp, 10-15 ngày là có thể làm rượu cần.

Làm rượu: Nguyên liệu chính là gạo, bo bo, ngô, kê, sắn, nhưng kê và bo bo làm rượu cần ngon hơn cả. Người ta nấu thành cơm rồi lót lá rải ra cho nguội, men tán nhỏ, rắc lên, trộn đều. Đồng thời lấy trấu rửa sạch, để ráo nước trộn vào hỗn hợp nói trên. Lấy một cái gùi hay sọt, lót lá đổ cơm ấy ủ khoảng 1 đến 2 ngày. Sau đó lại đổ ra một lần nữa cho hả hơi rồi mới bỏ vào ghè bịt kín miệng, khoảng 5 đến 10 ngày sau thì uống được.

Đối với đồng bào Tây Nguyên, rượu cần trước hết là vật để dâng hiến cho các thần (Yàng), sau đó đến nhu cầu của con người. Cũng như trâu, bò nuôi chủ yếu để làm hiến sinh, sau đó mới đến con người. Ở Tây Nguyên tất cả các lễ hội không bao giờ thiếu vắng rượu cần. Ngoài giá trị vật chất, rượu cần còn biểu hiện cho văn hóa giao tiếp. Bởi uống rượu cần vào con người mới thăng hoa, âm nhạc mới bốc đến độ cao trào, mọi khả năng nghệ thuật mới được biểu hiện đến mức tuôn chảy tự nhiên. Song cái biểu hiện để nhận biết nhất ở rượu cần là sợi dây gắn kết từng cá nhân với cộng đồng. Thông qua đó mọi người hiểu biết nhau hơn, xích lại gần nhau, đoàn kết vượt qua mọi thử thách. Mỗi khi gia đình có việc, không cần mời mọc mà chỉ cần một tín hiệu như tiếng tù và hoặc hồi chiêng, trống thì cả làng đều có mặt, cùng góp rượu và vật chất để chia sẻ niềm vui những khó khăn, mất mát, đau thương.

Rượu cần đã gắn bó với các dân tộc Tây Nguyên qua bao thăng trầm của lịch sử tộc người. Rượu cần là lời chào mời thân thiết (khi gặp bạn), là điều nhắc nhở đôi trai gái phải tuân thủ những phong tục của cha ông (trong lễ cưới) là một quyết định mang tính chất hành chính (trong lễ “thổi tai” công nhận đứa trẻ vào cộng đồng), là tình cảm xót thương, li biệt của người sống với người đã chết (trong lễ Pơ thi)... Nó là sợi dây liên kết cộng đồng, trở thành một phương diện văn hóa có sức sống lâu bền trong đời sống các cư dân Tây Nguyên

Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,03126 seconds with 15 queries