Xem bài viết
Cũ 20-12-2011   #3
Ảnh thế thân của noikhocuadanong
noikhocuadanong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-12-2011
Bài viết: 19
Điểm: -4
L$B: 1.279
noikhocuadanong đang offline
 
hi hoàng hôn bắt đầu nhuộm hồng mặt hồ là lúc các thiếu nữ chèo thuyền ra chọn những búp sen đẹp nhất, lén bỏ vào trong một dúm trà nhỏ. Hôm sau, bình minh còn chưa kịp lên, những dúm trà ướp đầy hương sen đã được cẩn thận mang về. Trà được pha bằng thứ nước tinh khiết hứng từ những giọt sương đọng trên lá sen. Đó chính là thiên cổ đệ nhất trà.

Uống trà là một nét văn hoá lâu đời trong phong tục của người Việt. Từ xa xưa, trà đã được sử dụng hàng ngày như một thứ nước giải khát. Các gia đình trong làng thường luân phiên pha trà mỗi tối để thiết đãi cả làng. Cầm chén trà bên bếp lửa hồng, họ nói những câu chuyện về cuộc sống. Uống trà trở thành cách hun đúc tình làng, nghĩa xóm, làm con người trở nên thân thiện và gẫn gũi nhau hơn. Dần dần, trà trở thành một phương tiện giao tiếp, mở đầu cho những cuộc gặp gỡ, giao đãi người thân, bạn bè, đối tác… Trà giống như một lễ nghi giữ vai trò giao lưu giữa các giai tầng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, đẳng cấp.

Trà Việt Nam được chia thành ba loại theo 3 cách thưởng thức trà khác nhau: trà hương, trà mạn và trà tươi. Trà tươi là cách uống trà cổ xưa nhất của người Việt, có lẽ cũng là cổ xưa nhất trên thế giới. Trà được sử dụng hàng ngày thay cho nước lọc, rất phổ biến trong các gia đình ở miền Trung Việt Nam. Trà mạn là cách uống trà không ướp hương, chú trọng đến tinh thần và cách thưởng trà. Trà mạn có những tiêu chuẩn phức tạp về trà, ấm uống trà, cách pha trà và bạn thưởng trà. Trà hương là trường phái đặc trưng nhất của trà Việt Nam. Đây cũng là loại trà đặc biệt được người dân vùng đất kinh kỳ Hà Nội rất ưa thích. Các loại hoa thường dùng để ướp trà hương là hoa Sói, hoa Ngâu, hoa Cúc, hoa Sứ và hoa Sen. Điển hình nhất cho nền văn hoá trà hương của Việt Nam chính là trà Sen. Người Việt Nam luôn tự hào với công phu tẩm ướp, pha trà và thưởng trà Sen.

Khâu phức tạp nhất nhưng quyết định đến chất lượng của trà Sen là khâu ướp trà. Một cân trà phải dùng đến hơn 1000 bông hoa sen, mà phải là sen ở đầm Đồng Trị, Thuỷ Sứ, làng Quảng Bá, Hồ Tây. Sen ở đây nổi tiếng với những bông to và thơm hơn hẳn những nơi khác. Hoa sen phải được hái trước lúc bình minh. Bông sen còn đẫm sương được tách lấy phần nhụy hay còn gọi là gạo sen rồi rải đều, cứ một lớp trà là một lớp gạo sen, sau cùng phủ một lớp giấy bản. Ướp như vậy 5 – 6 lần, mỗi lần ướp xong lại sấy khô rồi mới ướp tiếp. Công phu hơn là cách ướp trà trực tiếp lên những bông sen trên hồ của các bậc trà nhân cổ.

Có được một ấm trà ngon, thật không dễ dàng, bởi vậy mà cách thưởng trà cũng không thể đơn giản. Người ta thường dùng nước mưa hoặc nước giếng đá ong để pha trà. Thứ nước này thường ít mùi tanh và không lẫn nhiều tạp chất. Cầu kỳ hơn cả, các bậc trà nhân còn sử dụng một thứ nước được hứng từ những giọt sương đêm đọng trên lá sen. Nó được coi là một thứ nước tinh khiết đã ướp hương sen.

Có nước pha trà rồi, người thưởng trà cũng rất kỹ tính khi chọn bộ đồ trà. Theo cách truyền thống, một bộ đồ như thế gồm có 1 ấm, 1 lồng, 1 chuyên, 4 chiếc quân, 1 khay, 1 hoả lò, 2 ấm đun nước bằng đồng tú. Thông thường, một bữa trà thường sử dụng “Nhất tống tam quân” (1 ấm ba chén). Tuy vậy, tối đa người xưa cũng chỉ khuôn lại 4 người dùng trà để hạn chế tạp khách làm mất đi cái tao nhã của bữa trà.

Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,03233 seconds with 15 queries