Xem bài viết
Cũ 20-12-2011   #2
Ảnh thế thân của noikhocuadanong
noikhocuadanong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-12-2011
Bài viết: 19
Điểm: -4
L$B: 1.279
noikhocuadanong đang offline
 
Người Kinh sống trên khắp các vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng, gần các con sông, và tại các khu đô thị. Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số (trừ người Hoa, người Khmer, người Chăm) sống tại các vùng trung du và miền núi. Người Mường sống chủ yếu trên các vùng đồi núi phía Tây đồng bằng sông Hồng, tập trung ở Hòa Bình và Thanh Hóa. Người Thái định cư ở bờ phải sông Hồng (Sơn La, Lai Châu). Người Tày sống ở bờ trái sông Hồng (Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên), người Nùng sống ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Các nhóm dân tộc thiểu số khác không có các lãnh thổ riêng biệt; nhiều nhóm sống hòa trộn với nhau. Một số nhóm dân tộc này đã di cư tới miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam trong các thời gian khác nhau: người Thái đến Việt Nam trong khoảng từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13; người Hà Nhì, Lô Lô đến vào thế kỉ 10; người Dao vào thế kỷ 11; các dân tộc Hmông, Cao Lan, Sán Chỉ, và Giáy di cư đến Việt Nam từ khoảng 300 năm trước. Các nhóm dân tộc thiểu số ở trung du và miền núi phía Nam chủ yếu là các dân tộc bản địa và thường sống tại các lãnh thổ riêng. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, trong đó có Ba Na, Bru, và Vân Kiều, sống ở cánh Bắc Trường Sơn. Người Mnông, Xtiêng, và Mạ sống ở đầu phía Nam của dãy Trường Sơn. Các dân tộc thuộc nhóm Nam Đảo gồm Êđê, Chăm và Gia rai, đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ 2 trước Công nguyên[1]. Trong các dân tộc này, người Chăm sinh sống ở đồng bằng ven biển miền Trung, các dân tộc khác sống rải rác dọc theo dãy Trường Sơn. Người Chăm cùng với người Kinh là những dân tộc có nền văn hóa phát triển nhất với nhiều công trình nghệ thuật, chùa, đình, đền, tháp... ở việt nam là nơi rất nhiều dân tộc khác nhau, cách sống cũng rất khác nhau. Ở nhiều nơi trên dân tộc có rất nhiều đền thờ miếu,

Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,02924 seconds with 15 queries