Xem bài viết
Cũ 29-10-2011   #3
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.880
datanhan_07 đang offline
 
Con người ta sống trên đời tuân theo một quy luật Sinh ra-Già đi-Bệnh tật-Chết ( Sinh Lão Bệnh Tử ). Trên đường đời mỗi người có một con đường riêng nhưng có những ngã rẽ coi như là cột mốc căn bản chung.
Đầu tiên là đến tuổi trưởng thành phải xác định chuyện học hành, có người học xong Trung học phổ thông không đủ điều kiện vào Đại học nên phải bỏ ngang, đó là ngã rẽ đầu tiên - biết đường đi mà không đi được. Ai có điều kiện thì học tiếp Đại học đó là đến ngã rẽ thấy đường rồi rẽ và đi tiếp. Người không có điều kiện học khi đi làm chỉ làm lao động phổ thông. Người được học sau khi học xong đến lúc xác định nghề nghiệp, nghề nghiệp thì lại liên quan đến lúc đầu đi học là học môn nào nghành gì ? Đại học Dược-Y-Bách khoa nó khác với Sư phạm, sư phạm thì học Toán Lý Hóa lại khác với Văn Sử Địa... Tóm lại nghề nghiệp phụ thuộc vào kiến thức lúc đi học. Làm Bác sỹ-Dược sỹ-Kỹ sư điện,cơ khí chế tạo khác với Thầy cô giáo dạy Toán Lý Hóa và lại càng khác với dạy Sử Địa. Lương bổng không giống nhau dẫn đến điều kiện sống vật chất và nhiều thứ khác nhau. Nhất là lại có chút chức tước thì lại càng khác. Sau khi có sự nghiệp thì phải tính đến chuyện vợ chồng con cái.
Đến ngã rẽ cột mốc thứ hai là tuổi già. Già thì phải an nhàn dưỡng lão. Tuổi già sướng hay khổ lại phụ thuộc vào lúc trẻ học và làm như thế nào, giàu sang hay nghèo hèn.
Già thì phải bệnh, tất nhiên khi trẻ mà lao lực cuộc sống vất vả thiếu thốn hoặc no ấm dư thừa thì tuổi già đến bệnh tật nó cũng không giống nhau. ( Loại trừ những trường hợp ngoại lệ do bệnh bẩm sinh hay tai nạn.....).
Khi chết thì đương nhiên không thoát khỏi điều kiện lúc sống người ta sống như thế nào, đám ma to hay nhỏ, chết để danh thơm muôn thưở hay tiếng xấu để đời.
Vậy nói đơn giản thì cái ngã rẽ cuộc đời đầu tiên là sự học hành rất quan trọng, kế đến là việc lập nghiệp và tạo dựng một gia đình riêng ( Cũng lại phải loại trừ những ngoại lệ khi không học mà vẫn có quyền có chức vẫn giàu có cao sang do gặp may mắn hoặc bon chen thủ đoạn như Cao Cầu trong truyện Thủy Hử ).
Người ta thường nói trong đời gặp may hơn khôn, không hiểu câu này có phải lúc nào cũng đúng không ?


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Long Phi Vũ (06-11-2011), nhocyeutinh (29-10-2011), philongthusinh (31-10-2011)
 
Page generated in 0,03843 seconds with 14 queries