Xem bài viết
Cũ 07-10-2011   #23
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.273
Bách Việt 18 đang offline
 
Dịch học là triết học của người Việt từ thủa sơ khai, khi còn chưa có chữ viết, ngôn ngữ chưa đầy đủ. Từ đó mới hình thành nên ngôn ngữ, đi vào lịch sử, là nền tảng của văn hóa Việt, đến nỗi người Việt không nhận ra những gì mình đang nghĩ là theo Dịch học.

Ví dụ Tết Nguyên Đán như bàn ở đây được dịch theo tiếng Tàu: Nguyên là ban đầu, Đán là buổi sáng, Nguyên Đán là buổi sáng sớm đầu tiên. Còn Tết là Tiết trong tiếng Hán. Giải thích như vậy thì càng khó hiểu. Buổi sáng sớm thì liên quan gì đến ngày Tết?

Hiểu theo tiếng Việt một cách nôm na: Tết nghĩa là Tiếp, chỉ lúc giao thời. Nguyên Đán có thể là nguyên đơn, tức là Mồng một tháng một (nguyên = 1, đơn = 1), là ngày đầu tiên trong năm, thật quá rõ ràng, chẳng phải nghĩ gì.

Người ta bảo "Nôm na là cha mách qué", tức là:
- Nôm = Nam
- na nghĩa là na ná. Nôm na là na ná như tiếng Nam.
- cha là thầy mách bảo
- qué là quẻ trong Dịch học.
Cả câu "Nôm na là cha mách qué" có nghĩa là cứ đọc giống tiếng Nam thì là chỉ dẫn cho các quẻ của Dịch. Như vậy ai biết tiếng Việt (tiếng Nam hay Nôm) chẳng là thầy mách quẻ của Dịch học.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Tí Táu (07-10-2011)
 
Page generated in 0,02828 seconds with 15 queries