Xem bài viết
Cũ 20-09-2011   #7
Ảnh thế thân của sophanbapbenh
sophanbapbenh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 20-09-2011
Bài viết: 2
Điểm: 4
L$B: 957
sophanbapbenh đang offline
 
Tiếp ý cho thằng em minhcloud:

Vi Tiểu Bảo là người duy nhất Khang Hy không thể tìm thấy trong đống quần thần của mình.

Đọc kỹ nhé, Khang Hy rất hiểu Vi Tiểu Bảo và CHỈ giao cho Tiểu Bảo những công việc rất đặc biệt. Tại sao? Vì với những công việc đặc biệt thì chỉ có người đặc biệt mới giải quyết được. Trong 1 xã hội với những con người được giáo dục, đào tạo GIỐNG NHAU THEO KIỂU RẬP KHUÔN, thì những người đặc biệt sẽ làm nên những kỳ tích. Đã nhiều lần Khang Hy thổ lộ ra rằng ông ta rất tự hào cùng với VTB là cập quân thần tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả. Hoài bão của Khang Hy không đơn giản chỉ muốn dừng lại ở những kết quả đã xong, ông ta chắc chắn còn ôm nhiều tham vọng nữa (lúc bình định xong ông ta còn rất trẻ), chính vì vậy, một người như VTB có tạo ra những đột phá, những thứ có thể thỏa mãn tham vọng của Khang Hy (đã có những việc như vậy khi Khang Hy gọi VTB về giải quyết việc với nước Nga La Sát). Vậy chăng chuyện Khang Hy cần và muốn tìm VTB còn vượt qua ngoài giới hạn của tình bạn?(Cái này có chút nào làm cho ta phải suy ngẫm về thời cuộc không?)

Cái hay của Lộc Đỉnh Ký là tạo ra cặp nhân vật này, vậy nên chớ tách VTB ra để sảng khoái với 1 mình anh ta. Cũng giống như đậu phụ phải chấm mắm tôm, gà luộc phải có muối chanh vậy, thưởng thức phải đồng bộ. Quan hệ chủ đạo của LĐK phải nói là quan hệ giữa VTB và Khang Hy (quan hệ này giải quyết xong là kết thúc câu truyện, mặc dù với cái tuổi trẻ của VTB thì chắc chắn sau này còn đầy câu chuyện hấp dẫn xảy ra). Hầu như tất cả những quan hệ khác của VTB đều xoay quanh quan hệ này (do đó cái tầm của LĐK - mà Kim Dung cảm thấy đây là bộ đỉnh nhất để có thể gác bút - là cái tầm của QUỐC GIA, QUỐC TÍNH).

Cái lợi hại của Tra lão gia là phù phép một bộ kiếm hiệp thành một bộ truyện kinh điển (cũng như thời xưa Thi Nại Am biến câu truyện Thủy Hử - một câu truyện về các anh hùng hảo hán hay bây giờ gọi là các nhân sĩ võ lâm - thành một tác phẩm kinh điển). Nếu người đọc lúc đầu càng khoái trá với những sự hào sảng của các anh hùng hảo hán bao nhiêu thì càng thấm thía được cái khung cảnh xã hội của việc "Thế Thiên Hành Đạo" bấy nhiêu. Ở LĐK, dù chỉ có 1 mình VTB nhưng ta nhận thấy những diễn biến của nhân vật này thật sự hấp dẫn thì càng thấy được sự biến ảo của Tra lão gia.

Tôi không biết so sánh Thủy Hử với LĐK có nhiều sự khập khiễng hay không, nhưng mô hình chung đó là: từ những chi tiết bên ngoài ảo diệu làm ta phấn khích, ta có thể đi vào sâu lớp trong cùng ý nghĩa để trầm trồ một bức tranh mộc mạc giản dị nhưng khiến ta phải suy tư, trầm lắng. Sự ảo diệu là ở chỗ đấy. Sự phản biện giữa bên trong và bên ngoài; Sử dụng những tình huống nhỏ tinh vi để thể hiện bức tranh đơn giản nhưng là tổng thể chung nhất, xuyên suốt của cả xã hội; Sử dụng những mối quan hệ phức tạp để thể hiện bản tính của một cá thể nhưng lại là cá thể đặc trưng... Thật sự như ngọc trong đá, đá trong ngọc, lại thêm hòn ngọc cực phẩm bên trong.

""Tuổi trẻ đọc sách như là nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài". Do từng trải nhiều hay ít mà sở đắc nhiều hay ít". Và cũng vì vậy, một tác phẩm đỉnh cao là một tác phẩm có chiều sâu để người ta đọc đi đọc lại, càng đọc càng thấm thía, càng ngộ ra những tầm mới.

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sophanbapbenh vì bài viết hữu ích này:
Tử Lăng (20-09-2011), TC NGUYỄN (11-12-2011)
 
Page generated in 0,03263 seconds with 15 queries