Xem bài viết
Cũ 02-08-2011   #47
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.306
Bách Việt 18 đang offline
 
Thiên Nam ngữ lục nếu được viết theo yêu cầu của chúa Trịnh thì ... cần được coi là chính sử vì đây rõ ràng là một công trình nghiêm túc, được cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước xem xét. Sử viết cho vua hay viết cho chúa thì cũng là sử của dân tộc. Nhất là những thông tin về thời cổ đại, chẳng liên quan đến nhà Lê, chẳng ảnh hường gì tới vua Lê chúa Trịnh, thì giá trị sử liệu của Thiên Nam ngữ lục cần được coi ngang hàng với Đại Việt sử ký toàn thư.

Triệu Đà không đóng đô ở Thăng Long nhưng những dẫn chứng đưa ra cho thấy đã có cả thư tịch và di tích nói về việc Triệu Đà đã dựng hành cung ở đây. Hơn thế nữa Giao Chỉ là quê vợ ông ta (Đồng Xâm, Thái Bình), là nơi ông ta khởi nghiệp (Long Châu - Long Xuyên khi đó thuộc Giao Chỉ). Không có lẽ nào ông ta không tới Giao Chỉ.

Nếu quả thật chuyện Lý Công Uẩn đặt tên Thăng Long là quá rõ ràng từ trước thì Thiên Nam ngữ lục làm sao có thể "đạo sử" trước bàn dân thiên hạ thời đó được? Đây thực sự vẫn là một câu hỏi: ai đã đặt tên thành Thăng Long? và Thăng Long bao nhiệu năm tuổi (1000 hay 2000 năm?).


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (04-08-2011)
 
Page generated in 0,02804 seconds with 15 queries