Xem bài viết
Cũ 31-05-2011   #4
Ảnh thế thân của minhcloud
minhcloud
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 31-05-2011
Bài viết: 10
Điểm: 5
L$B: 1.231
minhcloud đang offline
 
Bây giờ là xét về vấn đề chính, đó là dụng ý của tác giả Kim Dung khi viết tiểu thuyết: "Lộc Đỉnh Ký". Thứ nhất, ông muốn khắc họa một xã hội Trung Quốc khi đang loạn lạc khi bị người ngoại tộc xâm chiếm để nêu lên quốc tính của người Trung Hoa. Trong cả câu chuyện, ta thấy Khang Hy là một vị vua vô cùng anh minh, thật sự cả triều đại nhà Minh tàn ác không một vị vua nào bằng nửa ông, vậy tại sao triều nhà Thanh lại bị người dân phản đối? đó chính là do người Trung Quốc luôn coi dân tộc mình là nhất và coi những người ngoại tộc là man di mọi rợ, không xứng đáng để đứng lên đầu họ, và cũng là do sự ngu trung của họ, mà sự ngu trung đó được Kim Dung thể hiện vô cùng sâu sắc và mỉa mai qua nhân vật Trần Cận Nam, một con người văn võ vẹn toàn nhưng vô cùng ngu trung, đã biết Trịnh Khắc Sảng muốn hại chết mình nhưng vẫn đâm đầu đi theo nhà Trịnh, cuối cùng chết một cách thảm thương. Thứ hai, Trung Quốc phong kiến thực chất có 2 giai cấp là nông dân và quan lại, "quốc tính" của nông dân đã được nhà văn Lỗ Tấn thực tả vô cùng sâu sắc qua nhân vật AQ, và Kim Dung đã học tập Lỗ Tấn, thực tả nốt giai cấp quan lại thông qua nhân vật Vi Tiểu Bảo. Đây mới thực là dụng ý của nhà văn Kim Dung khi viết LĐK. Tiếng thở dài của Kim Dung ở đây thực chất là thở dài về con người Trung Quốc, luôn coi dân tộc mình là nhất, là số một và phê phán sự ngu trung một cách mù quáng của người trung quốc, chứ không phải như chủ thớt nói đâu

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến minhcloud vì bài viết hữu ích này:
hoangthanh_mobi (13-06-2011), LamKinhVu (22-02-2013), TC NGUYỄN (01-06-2011)
 
Page generated in 0,02909 seconds with 15 queries