Chủ đề: kinh dịch
Xem bài viết
Cũ 19-03-2011   #11
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.416
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi lão Nông Xem bài viết
Thời
...ngày nay nói đến Dịch là nghĩ ngay đến bói...
Học kinh dịch mà trong tâm niệm cho rằng đấy là sách bói toán và đi theo con đường này thì e rằng ta lại mần mò ngược trở về cái thời ăn lông ở lỗ, lúc ấy con người chưa phân biệt được gìữa triết học và vu thuật(bói toán). Ngày nay khi học dịch lý là đi vào triết học, đạo học uyên thâm của nó…

Từ cuối thời Xuân thu, Khổng Tử đã san định lại kinh dịch, viết nên Thập Dực, biến Dịch lý thành môn triết học, nằm trong ngũ kinh dùng làm sách gối đầu giường, và kinh dịch là kinh đứng đầu “Dịch vi ngũ kinh chi nguyên(易爲五經之元)”. Thuyết quái truyện lại càng viết rõ dịch dạy con người hiểu cái lý tánh cùng tận của muôn vật, từ đó giúp con người đạt đến định mạng của chính mình ”Dịch chi vi thư, cùng lý tận tính, dĩ chí ư mệnh(易之爲書窮理盡性以至於命)”

Xét trên bình diện triết trong dịch truyện, luôn đặt chủ yếu đến sự tìm hiểu cội nguồn của Vũ Trụ trên hai nguyên lý âm được biểu thi bằng hai vạch đứt ( __ __ ), dương một vạch liền( __ ), chồng lên và đắp đổi qua lại với nhau thành Tứ tượng, bát quái rồi 64 quẻ, bằng vào những tượng hình vô ngôn này, các nhà đại tư tưởng Trung Quốc tùy theo thời đã tán rộng ra theo tư duy chủ quan của mình, và ngay cả những người bình thường nếu cảm nhận được cái lý lẽ huyền ảo nào đó cũng có quyền viết ra thành sách, và cứ thế ngày nay là một rừng dịch lý, và đây chính là kẽ hở con người có thể bị lôi vào con đường ma thuật, Dịch trở thành môn bói toán là vậy!.

Thực chất Dịch lý xưa cũng như nay tự nó mang tính triết học. Từ thời Phục Hy khi chưa có chữ viết, đã dùng hình tượng những vạch dài ngắn khác nhau làm thành Tượng hình quẻ, để ghi dấu lại cho đời sau về những chiêm nghiệm suy tư về Vũ trụ, Nhân sinh, đấy là lý dịch vô ngôn(thời này chưa có chữ viết). Cho đến đời lập quốc nhà Chu, Cơ Xương(Chu Văn Vương) khi bị Trụ đày ở Dữu Lý- lúc này chữ viết đã hình thành-, mới phổ lại những hình tượng của thời Phục Hy bằng ngôn từ, qua tư tưởng, đưa đến tư duy mang tính chính trị nội hàm, đã tự quay các quẻ của đồ hình Tiên thiên thành Hậu thiên, cho hợp với nơi ông bị cầm tù, và chứng minh cho dân tình biết ông được ủy thác(mandate) của trời, chuẩn bị cho Cơ Phát(Vũ Vương) con ông “thế thiên hành đạo” diệt Trụ lên ngôi vua sau này, và nhờ sự tuyên tuyền rộng khắp quần chúng, ông đã thành công đưa con mình lên ngôi thiên tử, tức Vũ Vương, sáng lập ra đế chế nhà Chu. Đến đây Dich từ Vô ngôn biến thành Hữu Ngôn, và cũng là nguyên lý của Dịch trong Âm có Dương và ngược lại, trưởng tiêu, tiến triển theo thuận nghịch biến hoá nhưng bất dịch, thâm ảo vô lường của chữ Đạo…

Ta thấy rõ khi nghiên cứu Dịch theo lý Triết, sẽ chiêm nghiêm thấy được sự bao trùm của nó lên vũ trụ vạn vật có mang ẩn số khoa học về vũ trụ-nhân sinh, bao hàm ý nghĩa từ cái Vô-hữu/-ngôn qua lại, nhờ đó con người có thể tự giải ra đáp số hướng dẫn cho chính đời mình- khi còn là hiện hữu- tùy theo cảm nhận được, còn bói toán chỉ là bóng mờ bối cảnh phía sau- nhỏ nhoi, đoản khúc- của lý giải triết học mà thôi?!...


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
LamKinhVu (19-04-2011)
 
Page generated in 0,04176 seconds with 15 queries