Xem bài viết
Cũ 11-02-2011   #5
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.675
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
..Đúng như các bạn nói, học chữ Hán cần nhiều khổ luyện, vì mặt chữ Hán rất khó nhớ. Người Trung Hoa nêu ra phép lục thư, đây là nguyên tắc cơ bản của người trung quốc cổ dùng nó để tạo ra chữ Hán, và đây là cách thức nếu ta năm bắt được có thể nhớ mặt chữ Hán dễ dàng hơn. Xét qua cấu trúc toàn bộ mật chữ ta có thể tóm lược đại thể:

.. -Vẽ hình tượng trưng một số sự vật cụ thể hay trừu tượng, để tạo
thành một số chữ căn bản
.. -rồi ghép các chữ căn bản ấy lại
..- hoặc biến đổi các nét vẽ các chữ căn bản ấy
..- hoặc biến đổi giọng đọc (thanh) của các chữ căn bản ấy để tạo ra nhiều chữ khác.

Lục thư(六書), khái quát trong sáu phép sau đây:

1- Phép tượng hình(象形文字) :

..Vẽ hình tượng trưng một vật cụ thể, với ba sọc đứng, cao thấp với vạch ngang nối liền tượng trưng cho núi, đọc là sơn ; vẽ cây, sổ một vạch ngang, rồi một sổ thẳng, thêm hai vệch thoải hai bên, tượng trưng một cây có cành ngang, rễ dọc, đọc là mộc.
........
...........sơn(núi).mộc(cây)

2 - Phép chỉ sự(指事文字) hay biểu ý(表意文字):

..Dùng hình vẽ để chỉ những sự việc trừu tượng. Như dùng một gạch ngang làm mốc, một sổ thẳng phía trên với một chấm dính vào, chỉ đây là phía trên, đọc là thượng; vẽ một gạch ngang làm mốc, một sổ phía dưới với một chấm nhỏ dính vào, chỉ đây là phía dưới, đọc là hạ :
......... ...........
sơn (trên) xia (dưới)

3 - Phép hội ý(會意文字):

..Ghép hai chữ, ý của hai chữ ấy hộp lại gợi ra một ý mới. Thí dụ :
.....+.. 鳥 = 鳴
khẩu + điểu = minh
miệng + chim = kêu
chữ khẩu(miệng) với chữ điểu (chim) tạo thành chữ minh(kêu) (chim mở miệng gợi ra ý "kêu")

4 - Phép tượng thanh(形聲文字):

..Ghép hai chữ : một phần chỉ âm và một phần chỉ ý. Thí dụ ghép chữ kim chỉ ý (vàng, kim khí), với chữ có âm lịnh , tạo thành một chữ mới đọc là linh là cái chuông gợi ý--.> chuông là một vật phát âm linh làm bằng kim khí.
.金 + 令 .= 鈴.............
Kim + lịnh= linh (chuông)

5 - Phép chuyển chú(轉注文字):

..Thêm, bớt hay dời chỗ nét vẽ của một chữ đã có sẵn, biến thành một chữ mới. Ví dụ chữ tiểu (nhỏ), nếu thêm một phảy tréo phía dưới, sẽ thành chữ thiểu(ít).
............
.....tiểu(nhỏ) thiểu(ít).
6 - Phép giả tá (假借文字):

..Mượn một chữ có sẵn, rồi biến đổi dấu giọng (thanh) của chữ ấy để tạo thành một chữ mới.
Ví dụ chữ = tương, tướng. nếu đọc:
.. - Tương= cùng--.> như: 彼此相愛 bỉ thử tương ái= đây đấy cùng yêu nhau…
.. - Tướng= coi--.> như: 相機行事 tướng cơ hành sự= coi cơ mà làm việc.

Đây là bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư. (六書).


..Khi nắm vững cách cấu tạo chữ Hán qua lục thư(tóm gọn trong hình-âm-nghĩa) và 214 bộ chủ(nhiều hay ít hơn thay đổi theo thời gian), thì việc chiết tự để nhớ mặt chữ không phải là khó, nhất là khi hiểu về triết lý vũ trụ- nhân sinh, thì nghĩa lý chiết tự chữ Hán lại càng uyên áo vì mỗi một chữ nho nó trải qua một quá trình với Tượng- Số- Đạo, từ khi Phục Hy vẽ một vạch dài liền( __ ) và hai vạch ngắn đứt đoạn( _ _ ), như là một sự phát họa hình tượng chữ nghĩa đầu tiên, đã mang ấn dấu Đạo-Lý mà hàng ngàn năm sau con cháu được dạy là: chữ nho là chữ Thánh hiền phải tôn thờ…


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Mê Ly (03-03-2011), mymap (18-02-2011)
 
Page generated in 0,03414 seconds with 15 queries