Xem bài viết
Cũ 31-12-2010   #1
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.671
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Vài phong tục ngày Tết

Hơi thở lạnh giá của thời khắc cuối đông dường như cuốn ta vào dòng thời gian đang chảy, chậm dần, chậm dần. Rồi mở ra cho ta khoảnh khắc giao mùa đáng nhớ: Năm mới đang đến rất gần. Tự lúc nào, văn hoá đón năm mới đã du nhập vào nước ta, và bỗng nhiên, người Việt Nam thật hạnh phúc khi họ được đón năm mới tận hai lần.

Tôi có nghe kể câu chuyện phong thanh rằng. Ở phương tây, vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất, người ta được tiên tri về ngày tận thế của thế giới sẽ đúng vào khoảnh khắc giao niên 999 và 1000. Sau những phút giây ngóng lòng chờ mong, đếm ngược từng phút, từng giây, cả cộng đồng bỗng vỡ oà khi không có bất kì biến cố nào xảy ra. Họ ra đường, ôm lấy nhau, xô bồ vào nhau, trao nhau những lời chúc mừng. Từ đó, hằng năm đến khoảnh khắc này, người ta còn lưu mãi lệ đếm ngược thời gian “mười, chín, tám…” và đó là lần đầu tiên người ta biết đón năm mới.

Tôi không biết có thật hay không. Thiết nghĩ, nếu không có câu chuyện kia, thì giao thừa – năm mới sẽ vẫn là khoảnh khắc thiêng liêng lạ lùng trong mỗi con người. Cũng như, khi ta hoàn thành xong một công việc, ta thường tụ tập ăn uống chúc mừng vậy.

Đối với người Việt Nam, ta cực kì coi trọng ngày Tết cổ truyền. Bởi thời gian du nhập chưa lâu và bị chi phối bởi nét văn hoá Đông phương đặc trưng, Tết Tây khá lu mờ. Lu mờ ở đây không có nghĩa là nhạt thếch, mờ xịt. Nếu Tết Ta được chuẩn bị hằng tuần, thậm chí hằng tháng trời, thời Tết Tây chẳng được sắm sửa kĩ càng như vậy, nó đơn thuần là ngày… cả thế giới chúc mừng và… cán bộ công nhân viên chức được nhà nước cho nghỉ lễ. Giới trẻ ngày nay thịnh hành với cái mốt tây hoá. Họ cũng đứng lặng để đếm ngược thời gian, họ cũng tặng thiệp, chúc mừng, chơi bời suốt ngày tết. Theo nhận định bản thân, thì Tết Tây (ở Việt Nam) hoá ra cũng chẳng khác ngày Quốc khánh, hay ngày Giải phóng miền Nam,… là bao. Có lẽ, Tết một chút cho có không khí, đúng hơn là Tết Tây là một ngày để vui vẻ, để chúc mừng, chứ thực ra bao nhiêu tinh hoa, bao nhiêu bản sắc, bao nhiêu thụ cảm được Tết Ta trọn vẹn giữ lấy hết rồi.

Nhắc đến Tết Tây thì người ta nghĩ tới hình ảnh nào? Đó là những chùm pháo hoa bắn rực rỡ vào đêm giao thừa. Một chút chủ quan, pháo hoa là hình tượng đa sắc. Khi pháo nổ, không trung rực sáng phá vỡ bầu trời đen thẳm. Đó là xoá bỏ đi những điều xấu trong năm cũ. Đồng thời, nó lại thắp sáng thêm nhiều niềm hy vọng mới, những lời chúc phúc tốt đẹp.

Âm nhạc là thứ không thể thiếu trong mỗi dịp Tết. Dù ở đâu, trong cái không khí se se lạnh, nghe chút hương âm bài hát huyền thoại “Happy New Year” (ABBA), chợt thấy cảm xúc tràn về, không khí tết đến rất gần. Kỳ lạ ở chỗ, chỉ cần nghe thấy giai điệu, dù có cách biệt ngôn ngữ thì cảm xúc dường như vẫn không thay đổi mấy. Tết đến mới thật diệu kỳ!

Nhân một ngày Tết Tây đang đến gần, xin tản mạn vài câu như vậy. Dưới đây là bài tổng hợp được về những nét phong tục đón Năm mới của các nước. Mời huynh đệ tỷ muội cùng thưởng lãm, chúc mọi điều an lành.

Thu gọn nội dung



Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
 
Page generated in 0,08423 seconds with 15 queries